Seite auswählen

Cung cấp thông tin, chuẩn bị cho cuộc Hội thảo EVFTA Nhân Quyền và Thương mại tại Stuttgart

David Hutt

Vũ Ngoc Chi dịch

Từ trang Asia Times: Vietnam FTA: EU is more pragmatic than principled

24.7.2019

Vào ngày 30 tháng 6, sau gần bảy năm thảo luận và đàm phán, cuối cùng, Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu – Việt Nam – hay EVFTA, như thường được biết đến, đã được ký kết. Các biện minh kinh tế là rõ ràng cho thỏa thuận này, thỏa thuận thương mại tự do thứ hai Brussels đã đạt được với một quốc gia Đông Nam Á, sau hiệp định với Singapore vào đầu năm nay. Theo số liệu chính thức, EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, sau Hoa Kỳ và năm ngoái, xuất khẩu của Việt Nam vào khối này trị giá 42,5 tỷ USD, trong khi Việt Nam nhập khẩu hàng hóa trị giá 13,8 tỷ USD từ EU. Một số ước tính cho rằng xuất khẩu từ Việt Nam vào EU sẽ tăng lên 20% vào năm 2020 nhờ thỏa thuận này, mà rồi đây sẽ loại bỏ 99% tất cả thuế quan đối với thương mại, và tăng GDP Việt Nam lên tới 3,25% trong một vài năm.

Tuy nhiên, ít chính đáng hơn là lý do tại sao EU lại chọn Việt Nam là quốc gia để thực hiện “thỏa thuận thương mại tự do tham vọng nhất từng được ký kết với một quốc gia đang phát triển”, như ủy viên thương mại của EU, bà Cecilia Malmström đã nói như vậy. Việt Nam được cho là quốc gia vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất khu vực, và nó không thể chối cãi vẫn là một quốc gia độc đảng do một Đảng Cộng sản ngày càng hung tợn. Đã có sự phản đối mạnh mẽ trong Nghị viện châu Âu (vẫn có thể nhận chìm thỏa hiệp này) về việc EU về cơ bản ban thưởng cho một quốc gia phi dân chủ, độc đoán. Nó tiếp nối một điều nhục nhã của Ủy ban châu Âu về việc ký kết một thỏa thuận thương mại vào đầu năm nay với Singapore, một thành quốc Đông Nam Á được điều hành bởi chỉ một đảng cho tới giờ kể từ khi độc lập vào những năm 1960 và một thỏa thuận khác được ký kết vào ngày 28 tháng 6 với Mercosur, khối hải quan Nam Mỹ, bị chỉ trích bởi các nhà hoạt động môi trường.

Thỏa thuận của EU với Việt Nam bị nhiều quốc gia châu Á coi là đạo đức giả. Dù sao đi chăng nữa, vào tháng Hai, EU đã bắt đầu một quá trình 18 tháng có thể loại bỏ Campuchia khỏi chương trình ưu đãi mọi thứ ngoại trừ vũ khí (EBA) do nước này tuộc giốc về vấn đề dân chủ trong những năm gần đây. EU có thể làm điều tương tự với Myanmar. Nhưng sự kìm kẹp chính trị của Đảng cầm quyền ở Campuchia bao trùm đất nước trong hai năm qua không tồi tệ như điều kiện chính trị ở Việt Nam, nơi Đảng Cộng sản chưa bao giờ tán thành ý tưởng về một thể chế đa đảng và bận rộn hơn bao giờ hết bắt giữ những người phê bình nó.

Trợ cấp các chương trình thương mại ưu đãi và thỏa thuận thương mại tự do là các thực thể khác nhau. Cái nói trước thường đi kèm với điều kiện chính trị trong khi cái sau thì không. Và EU có thể lập luận rằng, họ thậm chí còn có nghĩa vụ pháp lý để điều tra vị trí của Campuchia, trong kế hoạch EBA, vì nó dựa trên tiến trình nhân quyền. Tuy nhiên, nhiều người ở châu Á sẽ nhớ rằng EU đã ban thưởng cho một quốc gia và trừng phạt một quốc gia khác vì dường như cùng một điều tương tự, và EU không thể đảo ngược các quyết định của mình.

Chống lại những chỉ trích về thỏa thuận này, EU tuyên bố EVFTA có “một cam kết mạnh mẽ, ràng buộc về mặt pháp lý đối với sự phát triển bền vững, bao gồm tôn trọng nhân quyền, quyền lao động, bảo vệ môi trường và cuộc chiến đấu chống biến đổi khí hậu.” Chẳng hạn, trong đó có một chương thúc đẩy Việt Nam phê chuẩn các công ước cốt lõi của Tổ chức Lao động Quốc tế mà sẽ tự do hóa nền kinh tế, trong khi đó, một “thỏa thuận hợp tác” đặt ra các cấu trúc đối thoại mới cho EU để thảo luận về các vấn đề nhân quyền với chính phủ Việt Nam. Bà Malmström nói với Đài Á Châu Tự Do vào đầu tháng Bảy, “Chúng tôi lo ngại về một số tình huống nhân quyền ở Việt Nam, và tất nhiên, một hiệp định thương mại sẽ không dẹp được tất cả những vấn đề đó, nhưng nó tạo ra một nền tảng cùng với thỏa thuận hợp tác để tiếp tục tham gia, thúc đẩy và làm việc với chính quyền Việt Nam để cải thiện tình hình.”

Tuy nhiên, đọc giữa các dòng, rõ ràng các nhà lãnh đạo EU hiểu lý do tại sao họ bị chỉ trích vì ưu tiên thương mại hơn nhân quyền. Nhưng đó là một sự hy sinh đáng để thực hiện, dường như là thông điệp, đặc biệt là nếu có một sự thay đổi cơ bản trong chính sách đối ngoại của châu Âu, vì hầu như mọi chính trị gia và quan sát viên của EU đều nghĩ rằng phải có.

Toomas Hendrik Ilves, cựu tổng thống Estonia, đã nói về điều gì đó, khi nói chuyện vào năm ngoái, ông lưu ý rằng theo truyền thống “các quốc gia thành viên thích nhường công việc bẩn thỉu cho EU để khiển trách các quốc gia về nhân quyền” trong khi họ theo đuổi quan hệ thương mại của riêng nước mình với quốc gia bị đặt vấn đề. Nhưng năng động này đang thay đổi. Trong hai năm qua, EU đã gấp rút thực hiện các thỏa thuận thương mại tự do, với những nước như Canada, Mexico, Singapore, Nhật Bản và bây giờ là Việt Nam, và đang đàm phán sâu đậm với Ấn Độ, Úc và New Zealand, cùng với các quốc gia khác. Nó cũng hy vọng sẽ sớm ký các thỏa thuận với Indonesia, nền kinh tế lớn thứ tư châu Á, theo GDP (PPP) và Malaysia. Một FTA với toàn bộ khối Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã được nói đến nhưng giờ đây dường như bị tắt tiếng vì các thỏa thuận với các quốc gia riêng lẻ.

Điều khác biệt so sánh với trước đây, khi EU thực hiện “công việc bẩn thỉu” về việc chỉ trích nhân quyền, Brussels hiện vẫn phải thực hiện những lời chỉ trích đó cùng lúc với việc mở rộng lợi ích thương mại của chính mình với những kẻ vi phạm, như trường hợp của Việt Nam cho thấy. Theo nhiều cách, tất cả đều quay trở lại các mục tiêu chính sách đối ngoại đã nêu của EU như được nêu trong “Chiến lược toàn cầu cho Chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu”, công bố vào tháng 6 năm 2016. “EU sẽ thúc đẩy một trật tự toàn cầu dựa trên các quy tắc. Chúng tôi quan tâm đến việc thúc đẩy các quy tắc đã được thống nhất để cung cấp hàng hóa công cộng toàn cầu và đóng góp cho một thế giới hòa bình và bền vững”, trong khi nói thêm rằng, bảo vệ nhân quyền và dân chủ là điều tối quan trọng. “Chính sách thương mại phải được dẫn dắt bởi các giá trị của chúng tôi”. Đây là một điệp khúc thường được nói bởi Malmström. Tuy nhiên, chiến lược toàn cầu thêm vào: “chủ nghĩa thực dụng có nguyên tắc sẽ hướng dẫn hành động đối ngoại của chúng ta trong những năm tới.”

Nhưng EU, nếu đóng vai trò chi phối nhiều hơn trong các vấn đề thế giới, sẽ không bao giờ có khả năng cân bằng các nguyên tắc và chủ nghĩa thực dụng của mình – hoặc cho phép chính sách thương mại được xác định bởi các giá trị – giống như bất kỳ cường quốc nào khác, kể cả Mỹ cũng không thể, mà thường phải thực hiện các giao dịch với các đối tác xấu xa. Thật vậy, nếu quyết định của EU về việc ký kết EVFTA không phải là vì nguyên tắc, nó chắc chắn là vì thực dụng. Những bình luận của Malmström chắc chắn nghe có vẻ thực dụng, nếu không muốn nói là chính trị thực dụng. Bà ta nói vào đầu tháng này, “Với Việt Nam, chúng tôi biết rằng có những vấn đề trong lĩnh vực nhân quyền. Không ai phủ nhận điều đó bằng bất kỳ cách nào. Nhưng chúng tôi vẫn nghĩ rằng, một thỏa thuận thương mại thì tốt về kinh tế.”

Những cuộc tranh luận như vậy sẽ chỉ trở nên phổ biến và quan trọng hơn khi EU tăng cường cam kết với các đối tác toàn cầu, nhiều nước trong số đó không phải là một nước dân chủ, và khi họ cố gắng loại bỏ hình ảnh chỉ là một quyền lực mềm trên thế giới. EU không còn muốn như vậy, theo lời cựu bộ trưởng ngoại giao Đức Sigmar Gabriel, “là một người ăn chay trong một thế giới ăn thịt.” Cho thấy, họ đã chuẩn bị để làm việc với các quốc gia phi dân chủ nhưng cũng đòi hỏi tiến bộ nhân quyền – như trường hợp với thỏa thuận tại Việt Nam – sẽ khiến EU trông có vẻ ăn tạp hơn một chút.

PDF bản gốc

Xem thêm: Việt Nam – EU (EVFTA)

Tóm lược chung về Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA)

 

Trang 13 tờ PDF:

6. Thương mại và Phát triển bền vững
EVFTA bao gồm một chương khá toàn diện về thương mại và phát triển bền
vững, bao gồm một số nội dung quan trọng như:
– Cam kết thực thi hiệu quả các tiêu chuẩn cơ bản của Tổ chức Lao động Thế
giới (ILO), các Công ước của ILO (không chỉ các Công ước cơ bản), các
Hiệp định Đa phương về Môi trường mà mỗi Bên đã ký kết/gia nhập;
– Cam kết gia nhập/ký kết các Công ước cơ bản của ILO mà mỗi Bên chưa
tham gia;
– Cam kết sẽ không vì mục tiêu thu hút thương mại và đầu tư mà giảm bớt
các yêu cầu hoặc phương hại tới việc thực thi hiệu quả các luật về môi
trường và lao động trong nước;
– Thúc đẩy Trách nhiệm xã hội (CSR) của doanh nghiệp, có dẫn chiếu tới
các thông lệ quốc tế về vấn đề này;
– Một điều khoản về biến đổi khí hậu và các cam kết bảo tồn và quản lý bền
vững đa dạng sinh học (bao gồm động thực vật hoang dã), rừng (bao gồm
khai thác gỗ bất hợp pháp), và đánh bắt cá.
– Các cơ chế tăng cường sự tham gia của các tổ chức, đơn vị liên quan
vào việc thực thi Chương này, cả từ góc độ nội địa (tham vấn các nhóm tư
vấn nội địa) và song phương (các diễn đàn song phương);
– Các điều khoản tăng cường minh bạch và trách nhiệm giải trình.

 

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen