Seite auswählen

Tổng Công Tố Đức điều tra về việc mật vụ Việt Nam đe dọa các nhà bất đồng chính kiến ở Đức

Hiếu Bá Linh

Hôm qua ngày 30/10/2018 hàng loạt tờ báo và các phương tiện truyền thông của Đức như các kênh truyền thanh và truyền hình đã đồng loạt có những bài tường thuật, các cuộc phỏng vấn về đề tài mật vụ Việt Nam đe dọa các nhà bất đồng chính kiến Việt Nam ở nước Đức:

– Với tựa đề “Mật vụ Việt Nam đang làm gì ở Berlin?”, kênh phát thanh Radio Eins đã phỏng vấn ông Torsten Mandalka, thuộc nhóm phóng viên đài truyền hình RBB điều tra và thực hiện phóng sự về vụ này.

– Trang báo mạng Finanzen.net đăng bài “Đe dọa các nhà bất đồng chính kiến người Việt ở Berlin – Viện Công tố Liên bang vào cuộc”.

– Chương trình truyền hình RBB24 đã đăng bài phỏng vấn ông Christian Mihr, Giám đốc điều hành của tổ chức “Phóng viên không biên giới” với tựa đề “Mật vụ Việt Nam hoạt động rất tích cực ở nước ngoài”.

– Trên trang web của đài ARD, đài truyền hình có tầm vóc Liên bang và lớn nhất nước Đức, đăng bài tường thuật với tựa đề “Các nhà bất đồng chính kiến Việt Nam trong tầm ngắm của chế độ”.

– Vào lúc 13 giờ trưa, chương trình truyền hình RBB24 chiếu phóng sự (bản rút ngắn) “Đe dọa người Việt Nam ở nước ngoài – Nỗi sợ hãi mật vụ Việt Nam”.

– Kênh phát thanh Inforadio đã phỏng vấn ông Jan Wiese, thuộc nhóm phóng viên đài truyền hình RBB điều tra và thực hiện phóng sự về vụ này. Cuộc phỏng vấn mang tiêu đề: “Nhà báo Việt Nam ở Berlin đang bị nguy hiểm đến tính mạng“.

– Nhật báo Der Tagesspiegel đăng bài “Những nhà báo lưu vong trong tầm ngắm của mật vụ Việt Nam“.

– Cao điểm là trong chương trình thời sự Abendschau vào lúc 19:30 giờ tối, đài truyền hình RBB của bang Berlin và Brandenburg đã chiếu phóng sự (bản đầy đủ) “Mật vụ Việt Nam hoạt động tại Berlin – Tôi sợ rời khỏi căn hộ của tôi”

Phóng sự của đài truyền hình RBB hôm 30.10.2018. Nếu muốn xem bản có lồng tiếng Việt, thì bấm vào đây.

Sau đây là lược dịch những phần quan trọng trong phóng sự này:

“Tôi không dám vào đó vì sợ rằng tôi không thể ra khỏi đó – giống như nhà báo Ả Rập Saudi ở Istanbul”,ông Lê Trung Khoa vừa nói vừa chỉ vào Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin-Treptow ở phía sau lưng ông.

Lê Trung Khoa phải gia hạn hộ chiếu Việt Nam, sắp hết hạn trong một vài ngày tới, vì vậy ông ta phải đến Đại sứ quán. Đó chính là Đại sứ quán, nơi mà vào mùa hè năm 2017 Trịnh Xuân Thanh đã bị nhốt trong vài ngày -sau khi bị bắt cóc ở Tiergarten- trước khi mật vụ Việt Nam đưa ông ra khỏi nước Đức.

Lê Trung Khoa sống ở Đức từ năm 1993, ông đã tường thuật chi tiết và chỉ trích phê bình về vụ bắt cóc này. Ông là tổng biên tập và chủ nhiệm tờ báo mạng chuyên về tin tức thoibao.de, mà ông sáng lập. Trang web của ông đạt tới 2,7 triệu lượt truy cập mỗi tháng, chủ yếu từ Đức và Việt Nam.

Bị tấn công mạng

Nhưng kể từ khi ông Lê phê bình chính phủ độc đảng cộng sản Việt Nam trong những bài báo của ông, thì ở quê hương ông, tờ thoibao.de chỉ có thể truy cập bằng đường vòng (vượt tường lửa). Và ở Đức, cổng thông tin của ông đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công mạng. “Nó xảy ra ngày càng thường xuyên hơn làm trang web của chúng tôi bị tê liệt trong nhiều giờ và không ai có thể tiếp cận được”, ông Lê kể. Ông đã nhiều lần tố cáo với sở Cảnh sát hình sự bang Berlin.

Trong thời gian vừa qua, Tổng Công tố viện Liên bang cũng tiến hành điều tra vụ này. Thông thường Tổng Công tố viện Liên bang chỉ vào cuộc, khi an ninh nội bộ hoặc bên ngoài của nước Cộng hòa Liên bang Đức bị ảnh hưởng nghiêm trọng – ví dụ như do các hoạt động gián điệp nước ngoài.

Trách nhiệm điều tra các cuộc tấn công mạng ở Đức là cơ quan Bảo Hiến Liên bang (Verfassungsschutz, một trong những nhiệm vụ của cơ quan này là phản gián, phòng thủ trong nước). Một phát ngôn viên của cơ quan Bảo Hiến không muốn trả lời câu hỏi rằng cơ quan này có biết về những vụ tấn công mạng mà có thể là do các đơn vị Việt Nam thực hiện hay không.

Dân biểu đảng Xanh: “Phản gián của chúng ta phải trở nên tốt hơn”

Về vấn đề này, theo quan điểm của dân biểu Konstantin von Notz (thuộc đảng Xanh) – ông là thành viên Ủy ban Quốc hội Liên bang Đức kiểm tra hoạt động gián điệp – thì cũng có thể là một vấn đề về cấu trúc. Bởi vì khả năng phòng thủ trên mạng của cơ quan Bảo Hiến vẫn còn quá hạn chế.

“Số lượng các vụ việc vượt quá khả năng phòng thủ nhiều lần và chúng ta cần cải thiện trong lĩnh vực này”, ông von Notz nói. Ông yêu cầu của Chính phủ Liên bang cũng như cơ quan Bảo Hiến Liên bang, “trong lĩnh vực chống gián điệp và phòng thủ chống lại sự gây ảnh hưởng bất hợp pháp ở Đức cũng phải được thiết lập nghiêm ngặt hơn và rõ ràng hơn”.

Dân biểu Konstantin von Notz nói rằng phản gián của Đức không được thiết lập đầy đủ

Vào mùa xuân năm nay, Cảnh sát hình sự bang Berlin đã hướng tới ông Lê và mời ông ta đến một cuộc nói chuyện về vấn đề an ninh, như theo lời ông Lê kể. Lý do cho cuộc nói chuyện này: Cảnh sát đã nhận được một lá thư nặc danh, trong đó cảnh báo về một âm mưu ám sát ông Lê, mà đã được lên kế hoạch. Nó sẽ được thực hiện giống như một tai nạn, người gửi giấu tên viết. Ông Lê đã đưa biên bản (về cuộc nói chuyện với cảnh sát) cho đài rbb xem. Cảnh sát không muốn bình luận về điều này.

Đe dọa qua Facebook

Nhưng trực tuyến qua Facebook, ông Lê cũng nhận được sự đe dọa giết chết. Người gửi là một đồng hương sống ở Munich (München). Trong một tin nhắn, người đàn ông này đã mời ông Lê đi ăn “tiết canh ngan”. Cụm từ này ở Việt Nam là tiếng lóng ám chỉ “Tao giết mày”, ông Lê nói.

Người Việt Nam mà đưa ra lời đe dọa trên dường như có những mối quan hệ tốt. Trên Facebook người ta tìm thấy những bức ảnh thể hiện người này với ông Đại sứ Việt Nam tại Berlin Đoàn Xuân Hưng: uống bia và chơi golf cùng nhau. Cho đến khi đăng bài báo này, ông Đại sứ Việt Nam đã không trả lời các câu hỏi của đài RBB.

“Sách lược lung lạc, đe dọa”

Ông Mihr, Giám đốc điều hành của tổ chức “Phóng viên không biên giới” đã không lấy làm ngạc nhiên về những đe dọa này có liên quan với nhau. Cho đến nay, mặc dù không có các cuộc tấn công bạo lực đối với các nhà báo lưu vong Việt Nam ở Đức, tuy nhiên, “nguy cơ đối với ông Lê được xem là rất khẩn thiết, một điều gì đó có thể xảy ra với ông ấy”. Và đồng thời, nó phù hợp với “khuôn mẫu” của sự đe dọa trực tuyến trên Facebook.

“Chúng tôi biết rằng các nhà phê bình chế độ Việt Nam đặc biệt bị đe dọa từ Facebook. Ngoài ra mật vụ Việt Nam cũng hoạt động rất tích cực ở nước ngoài”, ông Mihr nói. “Và đó là lý do tại sao các mối đe dọa mà ông Lê nhận được cũng cùng một “khuôn mẫu” giống như vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh năm ngoái, như một sách lược có hệ thống: lung lạc, đe dọa đối lập lưu vong”.

Trả lời phỏng vấn của chương trình truyền hình RBB24 “Mật vụ Việt Nam hoạt động rất tích cực ở nước ngoài”, ông Christian Mihr nêu rõ: “Ở Việt Nam các phương tiện truyền thông đều bị kiểm duyệt. Các nhà báo phê bình chế độ phải đối mặt với án tù. Mật vụ Việt Nam cũng gây áp lực lên những người đã rời bỏ đất nước đến Berlin”.

“Chúng tôi biết rằng các nhà báo Việt Nam lưu vong tại Berlin cũng bị đe dọa. Trước hết nó diễn ra trên mạng trực tuyến. Và chúng tôi có ấn tượng rằng các cơ quan an ninh Đức coi các mối đe dọa này là quan trọng chứ không phải là trò đùa“, ông Mihr nói.

“Kể từ vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh năm ngoái, những người Việt Nam mà chúng tôi liên lạc tại Berlin đã ở trong tình trạng sợ hãi. Họ lo lắng rằng những gì đã xảy ra năm ngoái có thể xảy ra với bất cứ ai khác. Điều đó làm cho họ rất không yên tâm. Về khía cạnh này, đó có lẽ cũng là mục tiêu của hành động đe dọa: nhằm gây ra cảm giác không an toàn, bên cạnh việc bắt cóc cụ thể”, ông Mihr giải thích.

Ông Christian Mihr, Giám đốc điều hành của tổ chức “Phóng viên không biên giới”

Trong danh sách toàn cầu về tình trạng tự do báo chí của tổ chức “Phóng viên không biên giới”, Việt Nam hiện xếp hạng 175 trên tổng số 180 nước. Mặc dù Hiến pháp bảo đảm tự do ngôn luận, nhưng những sự chỉ trích vào Đảng Cộng sản cầm quyền thì không được dung thứ, tổ chức này viết. Thay vào đó, các phương tiện truyền thông bị kiểm soát rất kỹ lưỡng. Do đó, các blogger và nhà báo phải đối mặt với những cáo buộc tùy tiện và bị vô hiệu quá bằng cách bắt giam. Họ thường bị tạm giam điều tra rất dài, trong khi phiên tòa diễn ra rất ngắn và bị tuyên các án tù dài hạn.

Ông Mihr cũng lên tiếng chỉ trích phê bình đường lối ngoại giao của chính phủ Đức: “Nước Đức, cũng như chính phủ Đức hành xử như thế nào với một chế độ như Việt Nam? Ở điểm này chúng tôi có ấn tượng rằng đôi khi chính phủ Đức thiếu sự rõ ràng để có thể đặt vấn đề một cách phân minh, ví dụ như việc cải thiện các quan hệ thương mại phải ràng buộc với những điều kiện về nhân quyền. Và đồng thời phải lên án rõ ràng hơn nữa rằng các hoạt động ở nước ngoài của mật vụ Việt Nam là bất lợi cho sự hợp tác giữa 2 nước”.

Trở lại phóng sự của đài truyền hình RBB: Tổng biên tập tờ báo mạng thoibao.de có lẽ không phải là người Việt Nam duy nhất ở Berlin bị đe doạ. Theo nghiên cứu tìm hiểu của đài rbb, có ít nhất một blogger Việt Nam quan trọng khác ở thủ đô Đức (Bùi Thanh Hiếu – Người Buôn Gió) bị đe doạ giết chết.

Hiếu Bá Linh (Tổng hợp)

 

“Der vietnamesische Geheimdienst ist sehr aktiv im Ausland”

30.10.18

In Vietnam werden Medien zensiert. Kritische Journalisten müssen mit Gefängnisstrafen rechnen. Der Geheimdienst des Landes übe auch auf diejenigen Druck aus, die sich nach Berlin abgesetzt haben, sagt Christian Mihr von Reporter ohne Grenzen im Interview.

rbb|24: Wie frei können vietnamesische Journalisten arbeiten, die hier von Berlin aus kritisch über Vietnam berichten?

Christian Mihr: Wir wissen, dass die Journalisten, die sich aus Vietnam ins Exil nach Berlin begeben haben, hier durchaus Drohungen ausgesetzt sind. Die finden vor allen Dingen online statt. Wir haben bislang nichts von physischen Angriffen mitbekommen. Aber wir kennen Fälle von Bloggern oder Bürgerjournalisten im Exil, denen physische Drohungen online übermittelt wurden. Und wir haben den Eindruck, dass die deutschen Sicherheitsbehörden diese Drohungen ernst nehmen.

Im vergangenen Jahr wurde am helllichten Tage ein ehemaliger Parteifunktionär von einem Geheimdienstkommando im Berliner Tiergarten entführt und nach Vietnam verschleppt. Wie hat dieses Ereignis die Journalisten beeinflusst, mit denen Reporter ohne Grenzen in Kontakt steht?

Seit dem Entführungsfall im vergangenen Jahr hat bei den Vietnamesen, mit denen wir hier in Berlin im Kontakt sind, eine Verängstigung eingesetzt. Sie sorgen sich, dass das, was im vergangenen Jahr passiert ist, jedem anderen auch passieren könnte. Das hat sie sehr verunsichert. Insofern ist das wahrscheinlich auch ein Ziel dieser Aktion gewesen:Verunsicherung auszulösen, neben der konkreten Entführung.

Der vietnamesische Journalist Trung Khoa Le lebt und arbeitet in Berlin und betreibt eine Online-Zeitung mit 2,5 Millionen Aufrufen pro Monat. Er geht davon aus, dass seine Website gezielt angegriffen wird, eine Morddrohung per Facebook-Chat hat er auch schon erhalten. Wie schätzen Sie das vor dem Hintergrund der allgemeinen Situation vietnamesischer Journalisten ein?

Ich denke, man muss die Drohungen sehr ernst nehmen. Man muss das Risiko für Herrn Le sehr ernst nehmen, dass ihm auch physisch etwas passiert. Und gleichzeitig fügt es sich in ein Muster von Online-Bedrohungen ein. Wir wissen, dass gerade vietnamesische Kritiker des vietnamesischen Regimes ganz besonders über Facebook bedroht werden.  Außerdem ist der vietnamesische Geheimdienst sehr aktiv im Ausland. Und deswegen sind die Drohungen, die Herr Le erhalten hat, in demselben Muster zu verstehen wie die Entführung im vergangenen Jahr. Nämlich als eine systematische Strategie der Einschüchterung von Oppositionellen im Exil. Das haben wir selber bei Veranstaltungen schon öfters erlebt, die wirklich immer hoch gesichert waren.

Herr Le ist nicht der einzige Fall hier in Berlin. Gibt es da eine Tendenz, dass der vietnamesische Geheimdienst hier immer aktiver wird?

Das würde ich jetzt nicht unterstreichen, dass der vietnamesische Geheimdienst deutlich aktiver geworden ist. Ich glaube, die Entführung im vergangenen Jahr war vielleicht ein Höhepunkt. Aber wir beobachten schon seit vielen Jahren Aktivitäten des Geheimdienstes hier und Drohungen des Geheimdienstes gegen Menschen im Exil.

Welche Konsequenzen müssen deutsche Behörden daraus ziehen?

Ich denke, deutsche Behörden nehmen an vielen Stellen diese Drohungen ernst. Den positiven Eindruck habe ich. Wir unterstützen viele Journalisten hier im deutschen Exil, die leider unter ständigem Personenschutz arbeiten, und da hab ich ganz selten den Eindruck, dass deutsche Behörden das nicht ernst nehmen. Eine andere Frage ist die politische: Wie Deutschland, wie die Bundesregierung mit einem Regime wie Vietnam umgeht. Und da haben wir den Eindruck, dass es manchmal an Deutlichkeit fehlt, solche Fragen eindeutig anzusprechen und zum Beispiel eine Verbesserung der Handelsbeziehungen an eindeutige Bedingungen bei Menschenrechtsfragen zu knüpfen. Und gleichzeitig auch deutlicher zu verurteilen, dass sich Auslandsaktivitäten des vietnamesischen Geheimdienstes nicht gut vertragen mit einer partnerschaftlichen Zusammenarbeit.

Pressefreiheit in Vietnam

Auf seiner weltweiten Liste zum Zustand der Pressefreiheit führt die Organisation Reporter ohne Grenzen Vietnam derzeit an 175. Stelle von insgesamt 180 [externer Link]. Obwohl die Verfassung Meinungsfreiheit garantiere, werde Kritik an der regierenden kommunistischen Partei nicht geduldet, schreibt die Organisation. Stattdessen würden Medien sehr genau kontrolliert. Unliebsame Blogger und Journalisten werden demnach mit schwammigen Vorwürfen konfrontiert und durch Untersuchungshaft kaltgstellt. Auf lange andauernde Untersuchungen folge meist ein kurzer Prozess, bei dem lange Haftstrafen ausgesprochen werden.

Das Interview führten Torsten Mandalka und Jan Wiese

Sendung: Inforadio, 30.10.2018, 8.20 Uhr

Zur Person

Christian Mihr, ist seit 2012 Geschäftsführer von Reporter ohne Grenzen. Die Organisation setzt sich international für eine freie Presse und Meinungsfreiheit ein. Inwieweit Journalisten mit Zensur oder Einschränkungen zu kämpfen haben, ergibt sich aus einer Länderrangfolge, die Reporter ohne Grenzen jedes Jahr neu veröffentlicht. Deutschland liegt derzeit auf Platz 15.

 

 

Vietnamesische Dissidenten

Im Visier des Regimes

Von Adrian Bartocha, Torsten Mandalka und Jan Wiese, RBB

Vietnamesische Regimekritiker in Berlin berichten von Einschüchterung, Morddrohungen und Cyberattacken – mutmaßlich durch den Geheimdienst. Die Bundesanwaltschaft ist alarmiert.

“Ich traue mich da nicht rein, weil ich Angst habe, dass ich da nicht mehr rauskomme – so wie dieser saudi-arabische Journalist in Istanbul”, sagt Trung Khoa Le und zeigt auf die vietnamesische Botschaft in Berlin-Treptow hinter ihm.

Trung Khoa Le muss seinen vietnamesischen Pass verlängern. Die Frist läuft in wenigen Tagen ab. Dafür muss er in die Botschaft. Es ist die selbe Botschaft, in der im Sommer 2017 der im Tiergarten entführte vietnamesische Geschäftsmann Trinh Xuan Thanh noch einige Zeit verbracht haben soll, bevor ihn der vietnamesische Geheimdienst heimlich außer Landes brachte.

Trung Khoa Le, der seit  1993 in Deutschland lebt, hat über diesen Entführungsfall ausführlich und kritisch berichtet. Er ist Chefredakteur und Herausgeber der von ihm gegründeten Online-Nachrichtenplattform thoibao.de. Bis zu 2,7 Millionen Aufrufe erzielt seine Seite monatlich, vor allem aus Deutschland und Vietnam.

Polizisten bringen den mutmaßlich entführten Vietnamesen Thanh zum Gericht in Hanoi.

Angriff aus dem Netz

Doch seit Le in seinen Berichten die kommunistische Ein-Partei-Regierung in seiner Heimat kritisch hinterfragt, ist thoibau.de dort nur noch auf Umwegen erreichbar. Und in Deutschland ist sein Nachrichtenportal zum Ziel von Cyberangriffen geworden. “Es passiert immer häufiger, dass unsere Seite für Stunden lahmgelegt und für niemanden mehr erreichbar ist”, erzählt Le, der bereits mehrere Anzeigen beim Berliner Landeskriminalamt erstattet hat.

Mittlerweile befasst sich auch der Generalbundesanwalt mit dem Fall. Der schaltet sich üblicherweise nur ein, wenn die innere oder äußere Sicherheit der Bundesrepublik beeinträchtigt wird – zum Beispiel durch ausländische Geheimdienste.

Spionage gegen Dissidenten

Unter IT-Fachleuten ist es längst kein Geheimnis mehr, dass Vietnam offenbar im großen Stil Cyberspionage betreibt. Erst im vergangenen Jahr wurde die Gründung einer 10.000 Mann starken Cyber-Armee, der “Force 47”,  bekannt. Das erklärte Ziel: stärkere Kontrolle sozialer Netzwerke und das Löschen kritischer Berichte.

Die amerikanische Cybersicherheitsfirma FireEye identifizierte unlängst eine geheime Hackergruppe, die aus Vietnam heraus weltweit “Spionageaktivitäten gegen Dissidenten und andere Personen” durchführte. Das bestätigte Ben Read, Analyst für Cyberspionage bei FireEye, dem rbb.

Die Attacken auf regierungskritische Webseiten nehmen seit Jahren zu. Allein gegen die beiden unabhängigen Onlinemedien viettan.org und baotiengdan.com wurden zwischen April und Mai dieses Jahres zehn Attacken gefahren, um die Seiten zu überlasten und für ihre Leser unerreichbar zu machen. Hinter den Cyberangriffen wird immer wieder der vietnamesische Geheimdienst vermutet.

Manipulierte Tastatur-Software

Die Geschichte der gezielten Unterdrückung unliebsamer Meinungen begann schon 2010. Damals registrierte Google, dass mit Hilfe einer manipulierten vietnamesischen Tastatur-Software weltweit zehntausende Computer gekapert wurden, um sie anschließend für Attacken gegen kritische Blogs und Websites einzusetzen.

Für die Aufklärung von Cyberattacken ist in Deutschland das Bundesamt für Verfassungsschutz zuständig. Ob das Bundesamt überhaupt von möglichen Attacken durch vietnamesische Einheiten weiß, wollte ein Sprecher auf Nachfrage nicht beantworten.

Grüne: “Wir müssen besser werden”

Dahinter könnte nach Ansicht von Konstantin von Notz (Grüne), der als Mitglied des parlamentarischen Kontrollgremiums des Bundestages die Geheimdienste kontrolliert, auch ein strukturelles Problem stehen. Denn in Sachen Cyberabwehr seien die Kapazitäten des Verfassungsschutzes noch zu begrenzt.

 

“Die Anzahl von Problemfällen übersteigt die Leistungsfähigkeit bei der Verteidigung  um ein Vielfaches. Und wir müssen in diesem Bereich besser werden”, sagt von Notz. Von der Bundesregierung wie vom Verfassungsschutz fordert er, “sich auch in diesem Bereich der Spionageabwehr und der Abwehr von illegitimen Einflussnahmen hier in Deutschland schärfer und klarer aufzustellen”.

Fotos der Kinder im Internet

Kurz nachdem Le Trung Khoa einen BBC-Reporter in einem Restaurant unweit des Berliner Hauptbahnhofs getroffen hatte, tauchten Fotos dieses Treffens im Internet auf. Le fühlt sich überwacht und überlegt mittlerweile, wo er sein Auto parkt und welchen der drei Ausgänge seines Wohnblocks er nimmt, wenn er das Haus verlässt. Die Sorgen sind berechtigt. Le ist verheiratet und hat zwei Kinder.

Die Namen und Fotos seiner Kinder tauchten inzwischen im Internet auf. Auf den diesjährigen, bereits bezahlten Sommerurlaub musste die Familie deshalb verzichten. Die Berliner Polizei riet dem vietnamesischen Journalisten, Deutschland vorerst nicht zu verlassen und die Namensschilder von seinen Wohnungstüren zu entfernen.

Das Landeskriminalamt hatte sich im Frühjahr an Le gewendet und ihn zu einem Sicherheitsgespräch eingeladen, wie er berichtet. Anlass für dieses Treffen: Bei der Polizei war ein anonymer Brief eingegangen, in dem vor einem geplanten Mordanschlag auf Le gewarnt wurde. Es sollte wie ein Unfall aussehen, teilte der anonyme Absender mit, wie Le gegenüber dem rbb zu Protokoll gab. Die Polizei wollte sich dazu nicht äußern.

Drohungen über Facebook

Eine Morddrohung erhielt Le aber auch direkt und zwar per Facebook. Der Absender ist ein in München lebender Landsmann. Dieser lud ihn in einer Nachricht zum Essen von “Entenfleisch mit frischem Blut” ein. Diese Formulierung steht in Vietnam für “Ich töte Dich”, sagt Le.

Der Vietnamese, der die Drohung in Umlauf gebracht hatte, scheint gute Beziehungen zu haben. Auf Facebook finden sich Fotos,  die ihn mit dem in Berlin residierendem Botschafter Doan Xuan Hung zeigen: gemeinsam Bier trinkend und Golf spielend. Auf Nachfragen hat er bis zur Veröffentlichung nicht reagiert.

“Strategie der Einschüchterung”

Christian Mihr, Geschäftsführer von Reporter ohne Grenzen, überraschen diese Zusammenhänge nicht. Bisher habe es zwar noch keine tätlichen Übergriffe auf vietnamesische Exiljournalisten in Deutschland gegeben, gleichwohl sei das “Risiko für Herrn Le sehr ernst zu nehmen, dass ihm auch physisch etwas passiert.” Und gleichzeitig füge es sich in ein Muster von Onlinebedrohungen ein.

“Wir wissen, dass gerade vietnamesische Kritiker des vietnamesischen Regimes ganz besonders über Facebook bedroht werden. Außerdem ist der vietnamesische Geheimdienst sehr aktiv im Ausland”, sagt Mihr. “Und deswegen sind die Drohungen, die Herr Le erhalten hat, in demselben Muster zu verstehen wie die Entführung im vergangenen Jahr, nämlich als eine systematische Strategie der Einschüchterung von Oppositionellen im Exil.”

Der Chefredakteur der Online-Plattform thoibao.de ist wohl nicht der einzige Vietnamese in Berlin, der gefährdet ist. Nach Recherchen des rbb gibt es in der deutschen Hauptstadt mindestens noch einen anderen kritischen, vietnamesischen Blogger, dem mit Mord gedroht wurde.

 

https://www.tagesschau.de/inland/vietnamesischer-geheimdienst-101.html