Mục lục
ASEAN họp về Miến Điện: Việt Nam im lặng
Người biểu tình ở Yangon, Miến Điện hôm 3/3/2021 Reuters
Không khác gì “cua gặp ếch”, ngoại trưởng Phạm Bình Minh gần như bị “át vía” không còn là chính mình trước những biến động dữ dội do cuộc đảo chính quân sự gây ra ở Miến Điện. Bài đít-cua nhạt thếch của ông Phó thủ tướng kiêm Ngoại trưởng đọc từ Hà Nội hôm 2/3 không dám đề cập trực tiếp đến các tình huống nóng bỏng ở thủ đô Naypyidaw và trên hầu hết các thành phố lớn của Miến Điện.
Ông Minh chỉ phát biểu lấy lệ, đề cập chung chung về “bạo lực và căng thẳng ở Myanamar”, không vạch rõ ai là những kẻ gây ra bạo lực đó và phải làm gì để giảm căng thẳng hiện nay. Ông Minh cũng không hề có đề xuất cụ thể gì, lại càng không dám hoà đồng cùng tiếng nói với xu thế dân chủ và tiến bộ của các thành viên từ những quốc gia hải đảo như Nam Dương, Singapore và Mã Lai.
Ba nước hải đảo nói trên đã mạnh mẽ lên án cuộc đảo chính quân sự ngày 1/2 ở Naypyitaw với những lập luận rõ ràng. Những lời chỉ trích gay gắt của các nước cộng hòa hải đảo đã đưa ra đúng thời điểm và được quốc tế ủng hộ, phản ánh tầm nhìn chính trị xuyên suốt của ba nước này đối với hiện trạng cũng như tương lai của Miến Điện.
Nam Dương đã tỏ ra là nước đàn anh của khối và ngoại trưởng Retno Marsudi là phụ nữ duy nhất trong số các đồng nghiệp ở ASEAN. Bà nữ ngoại trưởng đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của vấn đề Miến Điện đối với di sản ngoại giao của Hiệp hội. Thông qua chính sách ngoại giao con thoi của mình, bà Retno Marsudi đã tạo được không gian đối thoại, dù kết quả chỉ là đồng ý thảo luận về Miến Điện, nhưng các bên vẫn giữ ý kiến của mình. Singapore vẫn nổi bật với vai trò cầm chịch trong quá trình thiết lập quỹ đạo cho toàn khối. Cả Thủ tướng Lý Hiển Long và Ngoại trưởng Vivien Balakrishnan đều đã xây dựng và giữ vững lập trường chống lại tập đoàn quân phiệt Miến Điện và đã giành được nhiều lời khen ngợi nhờ khát vọng dân chủ của quốc đảo “bé hạt tiêu”.
Hình minh hoạ. Cuộc họp trực tuyến Ngoại trưởng các nước ASEAN hôm 2/3/2021. AFP
Mã Lai kêu gọi ASEAN phản ứng mạnh mẽ hơn đối với cuộc đảo chính ở Miến Điện. Ngoại trưởng Hishamuddin Hussein đã đưa ra khá nhiều đề xuất để ASEAN và Miến Điện tham khảo, bao gồm việc thành lập một “Troika ASEAN” về tình hình ở Miến Điện. Nam Dương, Singapore và Mã Lai đều muốn thấy Liên hợp quốc phát huy vai trò dẫn dắt thông qua đặc phái viên của họ, bà Christine Schraner Burgener. Bà đặc phái viên là một sự “kết nối” tốt, vì bà được phép vào Miến Điện để gặp gỡ tất cả các bên liên quan. Bà cũng có thể chuyển tải thông điệp của ba nước kêu gọi trả tự do cho những người bị giữ lại trong cuộc đảo chính.
Tại sao Việt Nam lại im lặng?
Hẳn nhiên, Việt Nam có nhiều lý do để giữ một lập trường cố tránh không tuyên bố bất cứ điều gì to tát, gợi sự quan tâm chú ý quá nhiều của quốc nội cũng như quốc tế đối với tình hình Miến Điện. Thậm chí đã có bình luận hài hước trên truyền thông nói rằng, quân đội Miến Điện ước được “tự tung tự tác” như các lực lượng vũ trang Việt Nam (điều 3 ngàn quân đánh úp 1 thôn ở ngay ngoại thành Hà Nội lúc nửa đêm mà trong nước lẫn quốc tế không dám phản ứng gì).
Trong khi đó thì nhiều người lại ao ước khi nào thì dân Việt giác ngộ được như dân Miến, nhiều lượt hàng trăm ngàn người xuống đường từ hôm đầu tháng đến nay mà các cuộc biểu tình phản đối giới quân phiệt chưa có dấu hiệu thoái lui. Sau Hong Kong, giờ đến lượt người dân Miến Điện xuống đường liên tục như thế… làm sao có thể bảo ngoại trưởng Phạm Bình Minh dám mạnh miệng ủng hộ các cuộc biểu tình và đòi thả các nhà lãnh đạo chính quyền dân sự, lên án cuộc đảo chính phản dân chủ ở Miến Điện?
Lại có người cho rằng cuộc đảo chính hôm 1/2 có sự hỗ trợ phía sau của Trung cộng, quốc gia từng không hài lòng khi nhìn thấy Miến Điện, hay bất cứ một lân bang nào khác, tiến lên trên con đường dân chủ và nhích ra xa khỏi ảnh hưởng của mình. Hơn nữa, đây còn là một “phép thử” của Bắc Kinh đối với chính phủ mới của Mỹ, bên cạnh nhiều “phép thử” khác về Biển Đông, Hoa Đông và Đài Loan. Nếu đúng đây là “kịch bản” của Trung cộng thì Bộ ngoại giao Việt Nam càng kín tiếng bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Không phải đầu lại phải tai – Trí khôn sống bên cạnh kẻ vũ phu và thâm hiểm dạy thế!
Dù sao mặc lòng, dư luận vẫn tin rằng con đường dân chủ hóa của Miến Điện dù có gập ghềnh, khi tiến khi lùi, nhưng chí ít dân tộc Miến Điện vẫn còn may mắn, vì họ giữ được sự thiện lương, tử tế và nhất quyết không chịu cúi đầu làm nô lệ cho ngoại bang. Theo đánh giá của BBC, nhiều người từng đến thăm Miến Điện đều nhận xét như thế.
Miến Điện là một quốc gia đa sắc tộc, đa tôn giáo nhưng phần lớn vẫn là Phật giáo, trong cách sống của họ thấm đượm tư tưởng của Phật. Xã hội Miến Điện dù cũng từng trải qua một chế độ độc tài sắt máu, nhưng may mắn là không bị một thứ chủ nghĩa cộng sản “giả cầy” phá nát đến tận gốc rễ từ văn hóa, đạo đức xã hội, tính thiện trong con người cho tới các mối quan hệ gia đình, kỷ cương, luật pháp… như Trung cộng, Việt Nam, Bắc Triều Tiên. Xây dựng lại từ đầu trên một cái phông nền con người, xã hội như vậy có phần đỡ hơn.
Tính đến nay, ngày 4/3 là ngày đẫm máu nhất ở Miến Điện: Ít nhất 38 người biểu tình thiệt mạng. Vụ bạo động mới nhất diễn ra một ngày sau khi các nước láng giềng của Miến Điện thúc giục quân đội kiềm chế. Chưa bao giờ vai trò “trung tâm” của ASEAN bị các quốc gia toàn trị như Miến Điện, như Việt Nam đem ra diễu cợt như thế. Tuy nhiên, cuộc đảo chính và dùng bạo lực đàn áp các cuộc biểu tình sẽ tiếp tục bị quốc tế lên án, dù quân đội Miến Điện cho đến nay vẫn phớt lờ.
Phản ứng trước những vụ bắn chết người hôm 4/3, Anh quốc kêu gọi một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vào thứ Sáu cuối tuần, trong khi Mỹ cho biết họ đang xem xét có hành động thích ứng tiếp theo với quân đội Miến Điện. Vậy là từ bên ngoài, thế giới có lẽ sẽ không để mặc Miến Điện, dù Việt Nam lên tiếng hay im lặng.
Tiếc là, tinh thần “gắn kết và chủ động thích ứng” – được cho là đột phá khẩu trong chính trị đối ngoại của Việt Nam năm 2020 – đã tỏ ra không hề đột phá, thậm chí hoàn toàn bị lu mờ tại cuộc họp của ngoại trưởng 10 nước thành viên ASEAN vào ngày 02/3/2021.
Thái Bảo RFA (04.03.2021)
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
Miến Điện: Chính quyền quân sự thẳng tay trấn áp, 38 người biểu tình tử vong
Miến Điện vừa trải qua ngày đẫm máu nhất từ sau cuộc đảo chính với ít nhất 38 người biểu tình tử vong theo thẩm định của Liên Hiệp Quốc.
Đám tang của một cô gái 19 tuổi bị bắn vào đầu khi lực lượng an ninh nổ súng vào đoàn biểu tình. Ảnh chụp ngày 04/03/2021 tai thành phố Mandalay (Miến Điện). REUTERS – STRINGER
Hôm qua 03/03/2021, quân đội nã súng vào các đoàn biểu tình. Đại diện của Liên Hiệp Quốc về Miến Điện, bà Christine Shraner Burgener cho biết, có « ít nhất 38 người chết » trong số này có một nạn nhân mới 14 tuổi. Từ đầu cuộc đảo chính hôm 01/02/2021 đến nay đã có hơn 50 người thiệt mạng và « hàng chục người bị thương ». Đảng Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ của bà Aung San Suu Kyi treo cờ rủ tại các văn phòng của đảng này trên toàn quốc để tưởng niệm các nạn nhân.
Hôm nay, 04/03/2021 người biểu tình tiếp tục xuống đường cho dù số người tham dự có phần thưa thớt hơn như tường thuật của thông tín viên RFI, Juliette Verlin tại chỗ :
« Mặc dù số thương vong hôm qua lên rất cao người biểu tình vẫn tập hợp trên đường phố Rangoon trong ngày hôm nay. Cho tới hiện tại, tình hình khá yên ắng. Một phụ nữ đang chung tay với dân phố dựng một rào cản trên con đường ở khu vực San Chaung tại Rangoon. Người ta khiêng tất cả những gì tìm thấy được ở một công trường gần sát cạnh đây để dựng rào cản bảo vệ. Nào là bao xi-măng, gạch, đá, và kể cả lốp xe …
Phần đông là các thanh niên trang phục như đi ra trận. Người thì mang mặt nạ chống hơi cay, người thì đem theo khiên gỗ hay bằng nhựa và thậm chí họ mang theo cả ăng-ten chảo để chống đạn và dùi cui của cảnh sát.
Ở phía trước những người biểu tình là cảnh sát. Người biểu tình tìm cách thương lượng và giải thích với nhân viên an ninh là không muốn gây sự với cảnh sát mà chỉ muốn « hỏi tội » tướng Min Aung Hlaing mà thôi. Một phụ nữ biểu tình hơi thất vọng vì số người tham gia không đông lắm, nhưng đây là điều dễ hiểu sau biến cố đẫm máu hôm qua.
Rào cản đầu tiên của phe biểu tình đã bị một máy ủi phá vỡ trong vài phút, nhưng một rào cản thứ nhì đã nhanh chóng được dựng lên thay thế ngay sau khi cảnh sát quay lưng đi. Một chuỗi người chuyền tay nhau những bao ny-long đựng nước để dập hơi cay. Hôm qua, đến cuối ngày cảnh sát mới bắn vào người biểu tình. Mọi người lo ngại kịch bản này tái diễn hôm nay ».
Phán ứng quốc tế
Tổng thống Pháp kêu gọi giới tướng lãnh cầm quyền tại Miến Điện « ngưng ngay lập tức » việc đàn áp phong trào phản kháng. Hoa Kỳ kêu gọi Trung cộng dùng ảnh hưởng của mình để thuyết phục giới tướng lĩnh Miến Điện dừng tay.
Hiện tại Trung cộng và Nga, không chính thức lên án cuộc đảo chính tại Miến Điện và vẫn xem đây là « cộng việc nội bộ » của quốc gia Đông Nam Á này.
RFI (04.03.2021)
Đảo chính ở Miến Điện: ‘Mọi thứ sẽ ổn thôi’ – Người biểu tình trẻ khóc thương
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS Chụp lại hình ảnh, Hình ảnh Angel trong chiếc áo phông với khẩu hiệu ‘Mọi thứ sẽ ổn’ đã sốt trên mạng
Hàng trăm người tham dự tang lễ của cô gái trẻ thiệt mạng trong các cuộc biểu tình ở Miến Điện
Đám đông tề tựu ở Mandalay hôm thứ Năm để dự tang lễ của cô bé 19 tuổi bị bắn chết trong cuộc biểu tình chống đảo chính ở Miến Điện một ngày trước đó.
Kyal Sin, được biết đến với cái tên Angel, đã mặc một chiếc áo phông có dòng chữ “Mọi thứ sẽ ổn” khi cô bé ngã xuống.
Những lời ca tụng ngập tràn trên mạng xã hội, nhiều người gọi cô là người hùng.
Kể từ cuộc đảo chính ngày 1/2, Miến Điện nổ ra các cuộc biểu tình lớn dai dẳng đòi chấm dứt chế độ quân sự và trả tự do cho các nhà lãnh đạo dân cử bị giam cầm.
Theo Văn phòng Nhân quyền LHQ, cho đến nay, hơn 54 người đã thiệt mạng trong các cuộc biểu tình. Dù những báo cáo khác đưa ra con số cao hơn nhiều. Thứ Tư là ngày đẫm máu nhất kể từ khi cuộc đảo chính xảy ra, với 38 người biểu tình bị sát hại ở các thành phố và thị trấn trên khắp cả nước.
Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc Michelle Bachelet kêu gọi các lực lượng an ninh “dừng đàn áp tàn ác đối với những người biểu tình ôn hòa”.
Hàng chục quốc gia hiện đã lên án bạo lực ở Miến Điện, dù điều này phần lớn đã bị các nhà lãnh đạo cuộc đảo chính phớt lờ.
Đại sứ Miến Điện tại LHQ, người mà quân đội nói họ đã sa thải sau khi ông khẩn cầu sự giúp đỡ để khôi phục nền dân chủ, đã kêu gọi “những hành động quốc tế mạnh mẽ nhất” nhắm vào quân đội.
Kyaw Moe Tun nói với chương trình Newshour của BBC World Service trong cuộc phỏng vấn đầu tiên kể từ khi ông bị sa thải trong vòng 3-4 ngày qua: “Các bạn thấy 3-4 ngày qua, có bao nhiêu sinh mạng vô tội và trẻ tuổi của chúng ta đã bị cướp đi. Những gì chúng tôi muốn dành cho người dân Miến Điện là sự bảo vệ.”
#Trong khi đó, cấp phó của ông là Tin Maung Naing, người được quân đội bổ nhiệm thay ông, nói ông đã từ chức và Kyaw Moe Tun vẫn còn là đại sứ.
Chuyện gì đã xảy ra với Angel?
Hôm thứ Năm ở Mandalay, người dân xếp hàng dài trên tuyến đường làm lễ tiễn đưa Angel.
Hãng tin Reuters đưa tin, những người đưa tang đã hát những bài hát cách mạng và hô vang các khẩu hiệu chống đảo chính.
Hình ảnh cô gái trẻ mặc chiếc áo phông có dòng chữ “Mọi thứ sẽ ổn” tại cuộc biểu tình đã lan truyền mạnh mẽ.
Nhận thức được sự nguy hiểm khi tham gia các cuộc biểu tình, cô gái đã viết chi tiết nhóm máu của mình trên Facebook và yêu cầu hiến tạng trong trường hợp cô qua đời.
Myat Thu, người có mặt cùng cô trong cuộc biểu tình hôm thứ Tư, nói cô đã đá vỡ các ống nước để những người biểu tình có thể rửa hơi cay ở mắt. Cô cũng đã cố gắng giúp đỡ anh khi cảnh sát nổ súng.
“Cô ấy nói với tôi” Ngồi xuống! Đạn sẽ bắn trúng bạn“, anh nói với Reuters. “Cô ấy đã chăm lo và bảo vệ người khác.”
Anh nói cảnh sát đã xịt hơi cay vào họ và rồi hàng loạt phát súng bay tới.
Myat Thu cho biết Angel, người đã tự hào bỏ phiếu trong cuộc bầu cử lần đầu tiên vào năm ngoái, là một “cô gái vui tươi”.
“Cô ấy yêu quý gia đình của mình và gia đình cô cũng rất yêu thương cô,” anh nói. “Chúng ta không đang trong chiến tranh. Không có lý do gì để sử dụng đạn thật bắn vào người dân”.
Mọi người cũng dành sự tôn vinh cho Angel trên mạng xã hội. Một người bạn viết trên Facebook: “Trái tim tôi cảm thấy rất đau đớn.”
Một người khác nói: “Hãy yên nghỉ nhé bạn tôi ơi. Chúng ta sẽ chiến đấu với cuộc cách mạng này đến cùng.”
Những người biểu tình bất tuân đoàn kết
Trong một đoạn video chiếu lại những giây phút cuối cùng của Kyal Sin, người ta thấy cô dẫn đầu một nhóm biểu tình trẻ tuổi. Khi hơi cay được và đạn bắn ra xối xả từ lực lượng an ninh ở đầu đường bên kia, tất cả đều tỏ ra lo lắng nhưng cô đã hét lên: “Chúng ta đoàn kết chứ?”, Và họ hô vang “Đoàn kết, Đoàn kết”. Một người bạn của gia đình sau đó nói rằng cô là một nhà lãnh đạo thực sự truyền cảm hứng.
Kyal Sin là một trong số những thanh thiếu niên đã giã từ cuộc đời vào thứ Tư. Gen Z, như họ được gọi, tin rằng tương lai của họ không được định hình bởi một chế độ quân sự. Nhưng cũng cùng một đội quân lại gây ra hành vi bạo tàn ngay cả trong các khu vực đô thị, nơi mọi người ghi hình trên điện thoại di động của họ.
Một người biểu tình nói với tôi rằng anh ta chưa bao giờ thấy sự tàn ác vô nhân đạo như thế này vì cảnh sát và binh lính đang bắn những người biểu tình trong tay không tấc sắt bằng đạn thật, nhiều người trong số đó bắn vào đầu. Nhưng anh khẳng định họ sẽ không im lặng và hành động man rợ của quân đội càng khiến anh quyết chí hơn.
Tại tang lễ của Kyal Sin, dì của cô cũng thề rằng: “Tôi cảm thấy buồn nhưng bọn chúng phải sớm lụn bại. Cuộc chiến của chúng ta nhất định phải thắng”.
Những điểm mới nhất về các cuộc biểu tình là gì?
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES Chụp lại hình ảnh, Người biểu tình yêu cầu trả tự do cho nhà lãnh đạo bị giam giữ Aung San Suu Kyi
Không nhục chí trước những người ngã xuống vào hôm thứ Tư, những người biểu tình đã tiến ra các đường phố ở Yangon và Mandalay – hai thành phố lớn nhất của đất nước – cũng như các thành phố và thị trấn khác.
Theo trang tin Miến Điện Now, hàng chục nghìn người đã biểu tình ở thị trấn Myingyan, nơi một người biểu tình bị bắn chết một ngày trước đó.
Hãng tin Reuters cho biết cảnh sát đã nổ súng và sử dụng hơi cay để giải tán những người biểu tình ở Yangon và thị trấn Monywa.
Người dân nói rằng 5 máy bay chiến đấu đã bay thấp trong đội hình qua Mandalay vào đầu ngày thứ Năm, như có vẻ là để phô trương sức mạnh quân sự.
Bà Bachelet cho biết hơn 1.700 người, bao gồm các thành viên quốc hội và những người biểu tình, đã bị giam giữ kể từ cuộc đảo chính. Bà nói, các vụ bắt giữ đang gia tăng với việc 29 nhà báo bị giam giữ trong những ngày gần đây.
Bà cảnh báo các con số có thể cao hơn nhiều do quy mô lớn của các cuộc biểu tình và khó để theo dõi diễn biến.
Hôm thứ Tư, cảnh sát và binh lính được cho là đã nổ súng bắn đạn thật ở một số thành phố và thị trấn mà ít có cảnh báo.
Những người biểu tình cho biết họ đã sử dụng đạn cao su nhưng cũng bắn cả đạn thật.
Đặc phái viên LHQ tại Miến Điện, Christine Schraner Burgener, nói một video clip cho thấy cảnh sát đánh đập một tình nguyện viên y tế không vũ trang.
Tại sao người dân biểu tình?
Quân đội Miến Điện đã nắm chính quyền sau khi lật đổ chính phủ của bà Aung San Suu Kyi và ban bố tình trạng khẩn cấp.
Chỉ vài ngày sau, phong trào bất tuân dân sự bắt đầu nổi lên, với việc nhiều người từ chối trở lại làm việc.
Phong trào nhanh chóng bắt đầu có đà và không lâu sau hàng trăm nghìn người bắt đầu tham gia các cuộc biểu tình trên đường phố.
Một cuộc đàn áp bạo lực khởi đầu kể từ các cuộc biểu tình ôn hòa vào cuối tuần trước.
Quân đội chưa đưa ra bình luận về những người tử vong.
Moe Myint, BBC Miến Điện
Sơ lược về Miến Điện
- Miến Điện, còn được gọi là Miến Điện, độc lập khỏi Anh quốc vào năm 1948. Trong phần lớn lịch sử hiện đại của Miến Điện, nước này nằm dưới sự cai trị của quân đội
- Các hạn chế bắt đầu được nới lỏng từ năm 2010, dẫn đến bầu cử tự do vào năm 2015 và việc thành lập chính phủ do nhà lãnh đạo đối lập kỳ cựu Aung San Suu Kyi khởi xướng vào một năm sau đó
- In 2017, Miến Điện’s army responded to attacks on Năm 2017, quân lính thuộc nhóm dân tộc Rohingya đã tấn công các đồn cảnh sát, và quân đội Miến Điện cùng các nhóm phật tử địa phương đã đáp trả bằng một cuộc đàn áp chết người, được cho là đã giết chết hàng nghìn người Rohingya. Hơn nửa triệu người Rohingya chạy trốn qua biên giới sang Bangladesh, và Liên Hiệp Quốc sau đó gọi đây là “ví dụ kinh điển về thanh lọc sắc tộc”by Rohingya militants with a deadly crackdown, driving more than half a million Rohingya Muslims across the border into Bangladesh in what the UN later called a “textbook example of ethnic cleansing”
Theo BBC (04.03.2021)