Seite auswählen

„Suy nghĩ đúng là luyện ý chí và tạo nội lực. Khi chúng muốn chúng ta sợ hãi để bẻ gãy ý chí đấu tranh trong chúng ta thì chúng ta cần rèn luyện nội lực để lật đổ chúng nó. Không có nội lực thì dù cơ hội có đến cũng không làm gì được. Vụ việc bắt đầu bằng một bước rất nhỏ – Đừng gọi nó là bác! Con bà nó!

 

TS Phạm Đình Bá

  

Nó là sản phẩm của giòng yêu nước loay hoay tìm đường chống Pháp cứu nước rồi dần dần trở thành nô lệ cho những ủy ban đối ngoại của các đảng nước ngoài. Cải cách ruộng đất mà nó thực hiện theo kiểu của chúng nó bên Tàu những năm 1948 đến 1955 làm chết cả hàng vạn người và hàng vạn người khác tù đày với gia đình tan tác. 

Cuộc chiến anh em tương tàn mà nó chủ trương và lãnh đạo trong gần 20 năm từ năm 1955 đến năm 1975 tàn hại khoảng 2 đến 4 triệu dân ta. Phương pháp của nó là khủng bố! Nó giết hại tập thể dân ta ở Huế vào tết Mậu Thân 1968 là để làm dân sợ. Phương pháp của nó là làm cho dân sợ chúng nóbẻ gãy đi ý chí của dân để dân không dám chống chúng nó.

Nó đã chết đi nhưng di hại của việc nó làm thì còn rất dài. Nó đã và đang tiếp tục hủy hoại hàng hàng thế hệ trẻ vừa qua, sắp đến và nếu không có gì thay đổi, sẽ hủy hoại những thế hệ tới, có thể cả hàng trăm năm trong tương lai. Nói cho đơn giản, nó là tội đồ lớn nhất của dân tộc.

Tôi 12 tuổi ở Huế sống qua cái hãi hùng của tết Mậu Thân 1968, lần đầu tiên hiểu về tác hại của việc nó làm. Tôi trải qua những sợ hãi lớn lên trong chiến tranh ở miền Trung từ năm 1968 cho đến năm 1974, nhất là chứng kiến dân di tản từ Quảng Trị vào Đà Nẵng trong mùa hè đỏ lửa năm 1974. 

Tôi sống trong kinh hoàng khi chúng chiếm Sài Gòn năm 1975. Rồi những kinh hoàng kế tiếp mà chúng gieo rắt với mức độ vô cảm khôn cùng, học tập cải tạo hàng trăm ngàn người, xua đẩy gần một triệu dân ra biển Đông để lấy vàng làm giàu cho chúng nó, xâm chiếm Campuchia, đánh nhau với đồng bọn của nó ở biên giới phía Bắc, và cai trị đất nước thụt lùi và lạc hậu so với những nước chung quanh. 

Với chúng nó, không có hy vọng gì nhiều trong tương lai cho đại đa số người dân. Đất nước sẽ thụt lùi so với những nước trong vùng, như Nam Hàn, Đài Loan và Singapore. Nếu chúng ta không đứng lên cho tương lai, ai sẽ đứng lên?

Tôi vượt biên năm 1983 rồi đến định cư ở Gia Nã Đại vào năm 1984 – 27 năm trên quê hương và 38 năm tha phương. Đời sống bây giờ có phần ổn định để suy ngẫm về những việc nó và chúng nó làm, cũng như nghĩ về tương lai một cách khách quan của một người ngoại cuộc, nhưng lòng yêu nước thì không giảm chút nào. Tôi nghĩ về cách chúng làm, hệ quả của cách làm đó, và cách chúng ta có thể làm để giảm đi những tác hại của việc chúng làm, cũng như nói một cách thẳng thắng theo ý tôi, lật đổ chúng đi.

Ở đây, tôi đi tập thể dục hàng ngày vào buổi sáng sớm với một nhóm bạn gồm 7 người địa phương. Câu chuyện hằng ngày là chửi rủa người lãnh đạo chính phủ và luôn tìm cách nào để lật đổ chính phủ của ông ấy. Có người thì bảo ông ấy không tồi, có người bảo hắn rất tồi, có người khi này khi khác. 

Đã kích việc hắn làm lãnh đạo và chủ trương lật đổ hắn đi là chuyện bình thường mỗi ngày của những người đã nghỉ hưu nhưng vẫn còn năng động. Chúng tôi thường xuyên tìm cách làm cho hắn yếu đi qua thảo luận, viết email đã kích đến văn phòng của hắn, quyên góp tiền cho những nhóm đối lập với hắn, làm việc cho những nhóm đối lập, viết email chống đối hắn trong những chính sách mà hắn khởi xướng, cũng như những cạnh tranh khác. Tất cả chúng tôi đều tin vào đổi thay để làm chính phủ làm việc tốt hơn. Nói cho đơn giản, hoạt động lật đổ chính quyền là chuyện bình thường.

Tôi vẫn nhớ những nỗi lo sợ đối với sự tàn ác của chúng nó lúc tôi còn ở nhà. Phương pháp khủng bố của chúng nó có hiệu quả. Không hiệu quả sao được khi chúng cam tâm giết hàng vạn, trăm ngàn và triệu người để đạt kết quả chúng muốn. Bởi vậy tôi ngưỡng mộ những người bất đồng với chúng nó. 

Tôi nghĩ đến những dân oan đi khiếu kiện để chúng nó không tự tung tự tác trong việc tịch thu nhà dân. Tôi nghĩ đến những công nhân đình công để chúng không thể chèn ép lương hàng tháng, ăn chận phụ chi cho bữa ăn trưa và tịch thu phụ trả tiền xăng cho công nhân đi làm. Tôi nghĩ đến những sinh viên khởi xướng nghiệp đoàn sinh viên Việt Nam để bắt đầu những suy nghĩ và hành động độc lập với việc chúng làm. Tôi nghĩ đến những nhà giáo dạy theo sự thật trong vòng kiểm soát và sự giả dối của chúng. Tôi nghĩ đến những nhà báo theo đuổi và viết về những tác hại qua những chính sách, bất công, tham nhũng và vô cảm của chúng. 

Khi nghĩ đến sự sợ hãi lúc còn bên nhà, tôi thán phục những tấm gương to lớn – Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn, Nguyễn Thúy Hạnh, Ngụy Thị Khanh, Lê Anh Hùng, Nguyễn Bắc Truyển, Đặng Đình Bách, Cấn Thị Thêu, Huỳnh Đức Thanh Bình, Lê Trọng Hùng, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, Phan Kim Khánh, Hoàng Đức Bình, Trần Hoàng Phúc, Nguyễn Duy Hướng, Phạm Thanh Nghiên, Trần Thị Xuân và hàng trăm người khác mà tôi được biết. Theo kiểu hiểu đơn giản của tôi, họ là những người có sợ, suy nghĩ và trở nên không sợ. Chúng nó thì sợ họ.

Tôi là người ngoại cuộc nhưng lo cho tương lai đất nước. Tôi sẽ không càm ràm gì nếu chúng quản trị đất nước tốt. Nhưng tôi ghê tởm khi nghĩ đến thiểu số chúng nó, tham nhũng, vơ vét của dân và của công, lạc hậu trong suy nghĩ là trầm cảm triền miên trong hành động của chúng nó. Đại dịch vạch mặt sự tác hại của chúng và di sản của nó để lại cho quê hương.

Chúng nó nói phét là chỉ cần 20 năm để nước ta bắt kịp nhịp sống của Nhật Bản sau 1975. Bây giờ là 2022, 47 năm sau, theo Ngân Hàng thế giới, nếu chúng nó cứ tiếp tục cầm quyền, sẽ mất khoảng 30 năm để dân ta đạt được tổng sản phẩm quốc nội trên đầu người hiện nay của Hàn Quốc. Không lật đổ chúng nó mới là chuyện bất bình thường.

Tôi ở xa không hiểu nhiều. Dân ta có muốn đời sống bảo đảm với an sinh xã hội tốt không? Dân ta có muốn luật lệ bảo đảm tư hữu nhà cửa và đất đai không? Dân ta có bị quấy rầy thường xuyên bởi tham nhũng không? Dân ta có quyền lên tiếng khi chúng làm việc tồi tệ không? Giàu có đến từ phát triển có được chia sẻ đồng đều cho mọi người không? 

Tôi xin nói với dân mình rằng – nếu người Việt tha phương cầu thực có hết những quyền lợi ở trên nơi đất khách quê người, tại sao dân mình bị tước đoạt những quyền lợi ấy? Câu trả lời là rất đơn giản – chúng nó là cội nguồn của đau thương và nó là tội đồ của dân tộc.

Thế thì phải làm gì? Phải làm gì mà không đi tù? Tôi xin đề nghị hãy lấy chuyện to rồi bẻ thành nhiều miếng nhỏ. Lật đổ chúng nó là chuyện to. Suy nghĩ chút đỉnh về chuyện ấy là việc khởi đầu rất nhỏ. Suy nghĩ thì chúng nó không truy tố mình được. Suy nghĩ để tạo nội lực. Tiên đề số một là – Nó là tội đồ của dân tộc. Tiên đề số hai là lật đổ chúng nó là chuyện phải làm. Suy nghĩ để lật đổ chúng nó là tất yếu. 

Suy nghĩ đúng là luyện ý chí và tạo nội lực. Khi chúng muốn chúng ta sợ hãi để bẻ gãy ý chí đấu tranh trong chúng ta thì chúng ta cần rèn luyện nội lực để lật đổ chúng nó. Không có nội lực thì dù cơ hội có đến cũng không làm gì được. Vụ việc bắt đầu bằng một bước rất nhỏ – Đừng gọi nó là bác! Con bà nó!

Tôi xin tạm dừng ở đây và sẽ viết tiếp khi có dịp. Những chuỗi suy nghĩ kế tiếp cũng không to tát gì. Phản động là chuyện bình thường. Chạy đua tránh chúng nó đi anh em ơi – Cuba 0, Trung cộng 0, Bắc Hàn 0, Việt Nam 1. Chúng nó là ba không – KHÔNG Độc lập, Chẳng tự do, Không HẠNH PHÚC! Lật đổ nhà nước là chuyện bình thường. Bọn Ma Giáo đang lộng hành. Ai là Nhạc Bất Quần trong chúng nó? Cần chửi thề khi qua lăng nó. Nghiệp đoàn độc lập là dân giàu nước mạnh. Mày không được đụng nhà tao. Ban ngoại vụ đảng cướp bên Tàu. Đây là một chuỗi suy nghĩ không mạch lạc. Nhưng xin hẹn bạn trong dịp tới để nói về những suy nghĩ này.

 

Viết từ Toronto, Gia Nã Đại ngày 28 tháng 7, năm 2022

Ts Phạm Đình Bá

VNTB