Mục lục
LỂ THƯỢNG KỲ HOA KỲ- VNCH VÀ TRAO NGHỊ QUYẾT CỜ VÀNG TẠI VƯỜN TRUYỀN THỐNG VIỆT
San Jose (Ý Dân): Gần 300 người đã tham dự Lễ thượng kỳ Hoa Kỳ – VNCH và Lễ Trao Nghị Quyết Công Nhận Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ từ phái đoàn dân biểu của tiểu bang Californa cho cộng đồng VN tại Vườn Truyền Thống Việt, tọa lạc 1499 Robert Ave, San Jose, Ca 95122 vào 9 giờ sáng ngày thứ bảy đầu tháng 3-8-2024 vừa qua.
Buổi lễ đã được Ban Đại Diện Cộng Đồng Việt Mỹ Bắc Cali, Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải NgoạI, Liên Đoàn Hướng Đạo Diên Hồng và Ủy Ban Phụng Sự Cộng Đồng tổ chức.
Chúng tôi nhận thấy có sự hiện diện của các dân biểu Evan Low, Ash Kahra, Jennifer Nguyễn cùng Biện lý Sacramento Hồ Văn Thiên Vũ, nghị viên Biên Đoàn, ông La Phong Thẩm Định Viên của Alameda County, thị trưởng Saratoga Yan Zhao, các bà Cẩm Vân, Betty Dương, Hiền Nguyễn, Tara Đặng, Ngọc Bích, Nguyễn Thị Cúc, Maria Phạm, Cao Thị Tình, các ông Ls Nguyễn Bích, Phan Quang Nghiệp, Bảo Tố, Lê Văn Ý, Brian Cộng Đỗ, Văn Tuấn, Dương Hạ Phong, Trần Chánh Tùy, Phạm Đức Vượng,Trần Song Nguyên, Hoàng Thưởng, Lê Văn Hải, Trần Đức Túc, Nguyễn Bạch Túc, Đặng Long, Nguyễn Hồng Dũng, Cao Hồng, Hồ Quang Nhựt, Trần Trung Chính v..v.. cùng đại diện của các hội quân nhận, đoàn thể và giới truyền thông gồm có các ông Nghê Lữ, Lê Đình Bì, Lê Bình, Nguyễn Vạn Bình, Duy Văn v.v..
Sau nghi thức thượng kỳ Hoa Kỳ, VNCH cùng một phút mặc niệm tưởng nhớ các chiến sĩ VNCH đã hy sinh vì chính nghĩa Quốc Gia được diễn ra một cách trang trọng, Ban Tổ Chức đã nhường lời cho bà Cẫm Vân để điều khiển buổi lễ trao nghị quyết. Dịp nầy bà Cẩm Vân đã đọc Nghị Quyết ACR-195 được Quốc Hội tiểu bang California thông qua vào ngày 30-5-2024 bằng tiếng Anh và tiếng Việt. Bản nghị quyết do dân biểu Evan Low cùng một số đồng viện là tác giả có nội dung như sau:
XÉT RẰNG, vào ngày 30 tháng Tư, 1975, Việt Nam Cộng Hòa bị chế độ cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm, trong một sự kiện hiện được biết đến rộng rãi và được gọi là “Sài Gòn thất thủ và “Tháng Tư Đen”; và
XÉT RẰNG Sài Gòn thất thủ là một ngày Quốc Hận được tổ chức rất lòng trọng trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt trên khắp Hoa Kỳ vào và khoảng ngày 30 tháng 4 hàng năm; và
XÉT RẰNG, Kể từ khi Sài Gòn thất thủ, hơn 1.000.000 người tị nạn và người nhập cư từ Việt Nam Cộng Hòa trước đây đã di cư đến Hoa Kỳ và Tiểu bang California đã trở thành nơi sinh sống của hơn 798.624 cư dân Việt Nam, với cộng đồng người Việt lớn nhất được thành lập tại thành phố San Jose và Quận Cam,được gọi là “Little Saigon”; và
XÉT RẰNG, cộng đồng người Mỹ gốc Việt công nhận, đón nhận và trân trọng Lá cờ Truyền thống và Tự do Việt Nam, còn được gọi là lá cờ của Việt Nam Cộng Hòa trước đây, gồm ba sọc ngang màu đỏ trên một nền vàng, là lá cờ Truyền thống của cộng đồng người Mỹ gốc Việt và là biểu tượng cho mối liên hệ trang trọng của cộng đồng với Việt Nam và gia đình, bạn bè vẫn đang sinh sống tại đó và cuộc đấu tranh liên tục của họ cho tự do và dân chủ cho người dân Việt Nam.
Nghị quyết được chấp thuận bởi Hạ Viện và Thượng viện của tiểu bang California nay đồng ý, công nhận rằng văn hóa và lịch sử của người Mỹ gốc Việt nên được phân biệt và tôn vinh qua Lá cờ Truyền thống và Tự do Việt Nam; và hơn thế nữa
Cơ quan lập pháp đã công nhận Cờ Truyền Thống và Tự do Việt Nam là lá cờ của cộng đồng người Mỹ gốc Việt và là biểu tượng cho cuộc đấu tranh liên tục của cộng đồng vì sự tự do và quyền tự do cho người dân Việt Nam, tưởng niệm Ngày Sài Gòn thất thủ vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, và thừa nhận và ghi nhận sự cam kết của cộng đồng người Mỹ gốc Việt đối với các nguyên tắc dân chủ, công lý, bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền mà Hoa Kỳ được thành lập; và hơn nữa
Nghị Quyết được, Chánh Thư Ký của Hạ Viên California chuyển các bản sao của nghị quyết này cho tác giả để phân phối phù hợp.
Trong phần phát biểu, dân biểu Evan Low cho biết đây là một ngày tốt đẹp cho cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng Sản tại California. Đây là nghị quyết rất chính đáng mà cộng đồng người Việt đã đấu tranh ròng rã từ 19 năm qua, nay mới có kết quả.Ông cho rằng lá cờ vàng ba sọc đỏ là lá cờ truyền thống và biểu lộ sự tự do, dân chủ của người Việt tỵ nạn Cộng sản.
Dịp nầy dân biểu Ask Kalra cũng chúc mừng cho cộng đồng Việt Nam
Dân biểu Jennifer Nguyễn từ Orange County cho biết gia đình của cô là gia đình tỵ nạn cộng sản.Cô cho biết cô rất hãnh diện đứng dưới lá cờ VNCH, một lá cờ đã có hàng triệu người đã phục vụ và cũng đã đổ máu ra hy sinh bảo vệ. Nó chính là biểu tượng của sự tự do. Với tư cách là một dân cử người Việt, cô phải có nhiệm vụ bảo vệ, trân trọng lá quốc kỳ nầy của dân tộc Việt Nam.
Các ông La Phong, thẩm định viện của quận Alameda đã nhớ lại hồi còn nhỏ ông có hỏi ông nội cùng cha của ông là tại sao người Việt tỵ nạn Cộng sản lại trân qúy lá quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ vậy? Ông nội của ông đã trả lời rằng nếu cháu ở Hoa Kỳ và người Mỹ mất lá quốc kỳ Hoa Kỳ thì cháu nghĩ sao?
Biện Lý của Sacramento Hồ Văn Thiên Vũ lên tiếng là gia đình của ông là gia đình tỵ nạn cộng sản. Ông rất vui mừng khi biết Quốc Hội tiểu bang California đã thông qua nghị quyết ACS-195.
Sau đó, dân biểu Evan Low đã lần lượt trao bản nghị quyết ACS-195 cho ông Triệu Hà, chủ tịch của Ban Đại Diện Cộng Đồng Việt Mỹ.Liền khi đó, ông Triệu Hà đã mời các thành viên trong Ban Đại Diện Cộng Đồng lên chụp hình kỷ niệm. Nhưng đột nhiên nghị viên Biên Đoàn và thị trưởng Saratoga là bà Yan Zhao cũng muốn lên chụp hình chung. Nhưng bà Cẩm Vân đã đến giải thích với bà Yan Zhai thì bà đã đứng ra khỏi hàng.Tiếp theo, bà Cẩm Vân nói to qua micro bằng Anh ngữ mời nghị viên Biên Đoàn ra khỏi hàng, vì ông Biên Đoàn không phải là thành viên của Ban Đại Diện Cộng Đồng. Nếu ông Biên Đoàn muốn chụp hình thì sẽ chụp hình sau. Nhưng ông Biên Đoàn vẫn đứng yên không chịu ra khỏi hàng.
Tiếp đến, dân biểu Evan Low cũng lần lượt trao bản nghị quyết ACR-195 cho các ông Văn Tuấn đại diện cho Liên Hội Cựu Quân Nhân và ông Lưu Hải Đằng đại diện cho tổ chức AVVA/Chapter 201.
Buổi lễ đã kết thúc tốt đẹp vào 10 giờ 30 trưa cùng ngày./
Hạ Viện Tiểu Bang Công Nhận Lá Cờ Tự Do và Truyền Thống Việt Nam
Được công nhận là Lá Cờ Truyền Thống và Văn Hóa của Cộng Đồng Người Mỹ gốc Việt
Ngọn Nguồn Nghị Quyết Cờ Vàng
Việt Báo
Ra tòa, vị chánh án đã phán quyết rằng việc trưng những biểu tượng cộng sản là quyền tự do phát biểu quan điểm của một công dân và được Tu Chính Án số 1 trong Hiến Pháp Hoa Kỳ bảo vệ.
Nhưng hiến pháp cũng bảo vệ quyền biểu tình của người dân.
Vì thế đã có biểu tình trước cửa tiệm trong 53 ngày đêm liền, có lúc số người tham dự lên đến hai chục nghìn. Những cuộc biểu tình chỉ chấm dứt sau khi hình ông Hồ và cờ đỏ sao vàng trong tiệm được gỡ xuống.
Từ vụ việc trên, đến cuộc triển lãm hình ảnh về ông Hồ Chí Minh của C. David Thomas tại một phòng tranh tư và cuộc hội thảo tại thành phố Oakland, cộng thêm đôi lần cộng đồng tổ chức lễ lạc mà không xin được phép chính quyền địa phương cho treo cờ vàng, nên có nhiều người Việt khi thấy biểu tượng cộng sản xuất hiện thì lên tiếng phản đối. Các cơ quan chức năng thường lắng nghe ý kiến rồi quyết định bỏ cờ đỏ đi, như trong trường hợp tờ quảng cáo dịch vụ bưu điện Hoa Kỳ, trong máy bán vé số, tại lễ tốt nghiệp, hay trên những phông vẽ treo bên đường quảng cáo cho nét đa chủng của một thành phố.
Tại quốc hội bang Virginia là nơi một dự luật về cờ vàng (HB 2829) được đệ trình đầu tiên ở Hoa Kỳ bởi dân biểu tiểu bang Robert D. Hull, thuộc đảng dân chủ. Dự luật được tiểu ban quy chế chấp thuận 8-6 và hạ viện Virginia thông qua với tỉ số 68 ủng hộ, 27 phản đối vào ngày 30 tháng 1 năm 2003. Nhưng nghị quyết này đã không được thượng viện Virginia thông qua, vì thế không thành luật.
Trong kỳ bầu cử tháng 11 năm 2002, với sự đắc cử của một số ứng viên gốc Việt tại quận Cam và vùng San Jose, người Việt đã dùng sức mạnh chính trị và cơ sở pháp lý để bảo vệ lá cờ qua Chiến Dịch Cờ Vàng.
Từ thành phố Westminster, do sự đề xuất của tân nghị viên Andy Quách, nghị quyết vinh danh cờ vàng đầu tiên được thông qua vào tháng 2 năm 2003, rồi dần lan ra gần 100 thành phố và một số tiểu bang như Louisiana, Florida, Georgia, Colorado, Texas. Mới đây nhất, sau thành phố San Jose, Hội Đồng Giám Sát Quận Cam cũng đã thông qua nghị quyết cờ vàng vào ngày 7 tháng 6.
Tiểu bang đầu tiên có luật về cờ vàng là Louisiana. Sau khi được thượng viện và hạ viện biểu quyết chấp thuận, thống đốc bang này đã ký ban hành luật SB 839 ngày 12 tháng 7 năm 2003.
Ở bang California nghị quyết tuy có được trình quốc hội, nhưng hai năm qua đã không được đưa ra biểu quyết. Nhiều vị dân cử e ngại ảnh hưởng của nghị quyết đối với giao thương hai nước vì bang này có nhiều thương vụ với Việt Nam.
Sau khi được sửa đổi, có thêm khoản xác minh việc thừa nhận cờ vàng “sẽ không làm cản trở hay can thiệp vào những quan hệ chính thức đang có giữa Hoa Kỳ và Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” thì nghị quyết SCR-17 được thượng viện California thông qua vào ngày 2 tháng 6 với tỉ số 22 ủng hộ, 0 phản đối.
Sau khi tán dương những đóng góp của hơn 400 nghìn người Việt cho sự phồn vinh, đa sắc, đa dạng của bang California, cũng như tinh thần yêu chuộng tự do, dân chủ, kiên cường của người Việt tị nạn và sự hy sinh cho tự do của hơn 58 nghìn chiến binh Hoa Kỳ và 250 nghìn binh sĩ Việt Nam Cộng Hoà, đoạn chính của nghị quyết viết:
“Thượng Viện California, với Hạ Viện cùng tán đồng, quyết nghị rằng Lập Pháp thúc đẩy tiểu bang chính thức công nhận cờ Việt Nam Cộng Hoà cũ, với ba sọc đỏ trên nền vàng, là biểu tượng của cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại tiểu bang, và cho phép treo cờ này tại công ốc tiểu bang, cũng như trong những buổi lễ do tiểu bang kiểm soát hay bảo trợ, hay trong những sinh hoạt tổ chức bởi cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại tiểu bang, tùy thuộc vào những điều kiện phép tắc của địa phương nơi tổ chức.”
Bản nghị quyết giờ đã được chuyển qua hạ viện để thảo luận và biểu quyết trong những ngày tới.
Chính quyền Việt Nam đã tìm cách ngăn chặn nghị quyết bằng những kháng thư ngoại giao và gởi những đoàn quốc hội đến thủ phủ Sacramento vận động, gần đây nhất là vào tháng Tư năm 2005 do đại biểu Phùng Hữu Phú hướng dẫn.
Trong hai năm qua, những nỗ lực từ phía Việt Nam, cùng sự không tán đồng của bộ ngoại giao Hoa Kỳ, đã ít khi đem lại kết quả cho Hà Nội.
Đó là nguyên tắc tản quyền trong tổ chức công quyền và nếp sinh hoạt dân chủ ở Hoa Kỳ. Vì quyền lợi và nguyện vọng của cư dân, địa phương vẫn có những chính sách không nhất thiết phải đồng ý với liên bang.
Nhiều người Việt ủng hộ nghị quyết cờ vàng là để xác định quan điểm chính trị không cộng sản của họ.