Seite auswählen

We often think that self-control comes from within, yet many of our actions depend just as much on our friends and family as ourselves. Those we surround ourselves with have the power to make us fatter, drink more alcohol, care less about the environment and be more risky with sun protection, among many things.

Tại sao chúng ta hành xử giống những người xung quanh?

Getty ImagesGETTY IMAGES

Chúng ta thường nghĩ rằng việc tự kiểm soát là đến từ bên trong, tuy nhiên nhiều hành động của bạn lại phụ thuộc vào bạn bè và gia đình cũng nhiều như phụ thuộc vào chính bản thân bạn.

Những người xung quanh bạn có sức ảnh hưởng khiến bạn mập hơn, uống nhiều chất cồn hơn, ít quan tâm đến môi trường hơn và đi nắng liều lĩnh hơn cùng với nhiều thứ khác nữa.

This is not simply peer pressure (áp lực bạn bè hay nhóm), in which you deliberately act in a certain way to fit in with the group. Instead, it is largely unconscious. Beneath your awareness, your brain is constantly picking up on cues from the people around you to inform your behaviour. And the consequences can be serious.

Chuẩn mực xã hội

Đó không chỉ đơn giản là áp lực của người cùng trang lứa mà khi đó bạn cố tình hành động theo một cách nào đó để hài hòa với mọi người. Hành động đó chủ yếu là không ý thức. Bên dưới nhận thức của bạn, bộ não cứ liên tục tiếp nhận những gợi nhắc từ những người xung quanh để bảo bạn phải làm như thế nào. Và hậu quả có thể nghiêm trọng.

It is now well accepted that our personal sense of self is derived from other people. “The more of your identity you draw from a group, even when you’re not around that group, the more likely you are to uphold those values,” says Amber Gaffney, a social psychologist from Humboldt State University. “If a big part of how you identify is as a student from a certain university, or like me an academic, then that’s what you take with you into most interactions with others. I see things first through my lens as an academic.” Students, for instance, tend to have stronger attitudes towards things like legalising drugs or supporting environmental sustainability than the rest of the population.

Việc cảm giác cá nhân về bản ngã của chúng ta phát xuất từ những người khác giờ đây đã là một sự thật được chấp nhận rộng rãi.

“Bạn càng xây dựng bản sắc của mình từ những người xung quanh nhiều như thế nào, ngay cả khi bạn không có mặt trong nhóm những người đó, thì càng nhiều khả năng là bạn tuân theo những giá trị đó,” ông Amber Gaffney, nhà tâm lý xã hội ở Đại học Humboldt State, nói.

“Nếu bạn chủ yếu nhìn nhận mình là sinh viên của một trường đại học nào đó, hay là một học giả giống như tôi, thì đó sẽ là điều bạn mang theo trong hầu hết các cuộc tiếp xúc với người khác. Tôi nhìn sự vật trước hết thông qua lăng kính của tôi với tư cách nhà khoa học.”

Chẳng hạn như các sinh viên có xu hướng có thái độ mạnh mẽ hơn đối với những thứ như hợp pháp hóa ma túy hay ủng hộ sự bền vững môi trường so với phần còn lại của xã hội.

These are called social norms. And while these norms are usually stable, some interesting things happen if just one person in the associated group acts out of character.

 Những điều này được gọi là chuẩn mực xã hội. Và tuy chuẩn mực thường bền vững, nhưng một số điều thú vị sẽ xảy ra nếu chỉ cần một người trong nhóm liên quan hành xử khác biệt.

(Credit: Getty Images)

Environmental options like cycling are popular among students – but hearing a single dissenting voice can alter your perceptions of the social norm (Credit: Getty Images)

 

Consider the following study, which found that people were likely to change their opinion on green travel if they found out their peers were acting hypocritically.

Hãy xem nghiên cứu sau đây, là nghiên cứu cho ra kết quả là mọi người nhiều khả năng sẽ thay đổi ý kiến về du lịch xanh nếu họ thấy rằng bạn bè họ hành xử một cách đạo đức giả.

The students from Humboldt State University reside in a small, socially liberal town in northern California which takes pride in its environmental credentials. The students there are largely very environmentally conscious, too. You would expect that a peer’s disregard for carbon emissions would not go down well.

Các sinh viên của Đại học Humboldt State sống ở một thị trấn nhỏ và có quan điểm xã hội cấp tiến ở miền bắc California vốn tự hào về những thành tích môi trường. Các sinh viên ở đó phần lớn cũng rất ý thức bảo vệ môi trường. Bạn có thể nghĩ rằng một sinh viên nào đó không quan tâm đến phát thải carbon sẽ không dễ dàng hòa hợp với cuộc sống ở đó.

 After listening to an interview with a student at the university who stressed the importance of walking or cycling short distances rather than taking a car, and then later admitting to driving to the interview, the participants were asked about their own environmental views. They did this while sat next to an actor. The actor took the role of either a third student wearing a university sweatshirt, or a professional in smart clothing. When the hypocrisy of the interviewee was revealed, the actor either made a negative remark about their behaviour or stayed quiet.

Ngồi chung với ai?

Sau khi lắng nghe một cuộc phỏng vấn với một sinh viên ở trường đại học, người nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đi bộ hay chạy xe đạp những khoảng ngắn thay vì đi xe hơi, nhưng sau đó thừa nhận rằng mình đã lái xe đến cuộc phỏng vấn này, những người tham dự được hỏi về quan điểm môi trường của họ.

Trong lúc đó, họ ngồi kế một diễn viên. Người diễn viên này đóng vai hoặc là một sinh viên đang mặc chiếc áo ấm có in logo của trường hoặc là một người đi làm trong trang phục chỉn chu. Khi bộ mặt đạo đức giả của người được phỏng vấn được phơi bày, người diễn viên này hoặc là đưa ra bình luận tiêu cực hoặc ngồi im lặng.

How the participants judged the importance of walking or cycling short distances was dependent on who they listened to the interview with, and how that person reacted. When sat with someone they thought was another student, and who shared their environmental values, the participants reiterated the importance of cycling. When sat with an outsider it wasn’t so clear cut.

Những người trên ghế khán giả đánh giá tầm quan trọng của việc đi bộ hay đạp xe khoảng ngắn như thế nào tùy thuộc vào họ ngồi nghe cuộc phỏng vấn đó với ai và người đó phản ứng như thế nào.

Nếu ngồi với người mà họ cho là một sinh viên cùng trang lứa và cũng chia sẻ với họ những giá trị về môi trường thì họ sẽ lặp lại về tầm quan trọng của việc đạp xe. Còn nếu ngồi với người ngoài thì mọi chuyện không rõ ràng như thế.

An outsider who commented on the hypocrisy of the interviewee elicited (gợi ra) the strongest environmental feelings in the participants. By defending the interviewee from criticism, they reinforced their own view that cycling was important. This is perhaps because they felt the interviewee might normally be more environmentally responsible. Conversely, if the outsider stayed quiet, the participants judged the importance of cycling the lowest. So, how an outsider judges our peers has a big impact on whether we back them up or not.

Một người ngoài bình luận về đạo đức giả của khách mời sẽ gây ra tình cảm môi trường mạnh mẽ nhất ở khán giả. Bằng cách biện hộ cho vị khách mời trước những lời chỉ trích, họ tái củng cố lập trường bản thân họ rằng đạp xe là quan trọng. Đây có lẽ là do họ cảm thấy vị khách mời bình thường có lẽ có trách nhiệm hơn về môi trường.

Trái lại, nếu vị khách lạ đó ngồi im, các khán giả sẽ đánh giá tầm quan trọng của việc đạp xe ở mức thấp nhất.

Như vậy, cách người ngoài đánh giá bạn bè chúng ta như thế nào sẽ có tác động lớn đối với việc chúng ta có ủng hộ bạn bè mình hay không.

“This was an interesting study,” adds Gaffney, “because we were able to make some people care less about the environment. Normally this isn’t something that we would actively want to do, but understanding where these views come from could help us to nudge people in the other direction.”

“Đó là một nghiên cứu thú vị,” Gaffney nói thêm, “bởi vì chúng ta có thể làm cho ai đó ít quan tâm hơn về môi trường. Bình thường đây không phải là điều chúng ta muốn làm, nhưng hiểu được những quan điểm này xuất phát từ đâu có thể giúp ích cho chúng ta thúc mọi người đi theo chiều hướng khác.”

In the face of criticism by a stranger, we might come to the aid of (trợ giúp, giúp đỡ) our peers. But if left to form our own opinions, we interpret the hypocritical behaviour as a sign that we can relax our own views. This is called vicarious dissonance.

Mâu thuẫn khách thể

Khi đối mặt với chỉ trích của người lạ, chúng ta có thể tìm cách hỗ trợ bạn bè. Nhưng nếu được để cho tự hình thành quan điểm của mình, chúng ta có thể diễn giải rằng hành vi đạo đức giả là dấu hiệu cho thấy chúng ta có thể thả lỏng quan điểm của mình. Điều này được gọi là ‘mâu thuẫn khách thể thay thế’.

“Vicarious dissonance is when you see someone behave in a way inconsistent with your attitudes, so you change your attitudes,” says Gaffney. “I should be embarrassed by seeing you act in a non-environmental way, but that doesn’t always happen. I won’t necessarily start copying you, but I will change my attitudes to reflect your behaviour because I feel similar to you and I see you as an extension of myself.”

“Mâu thuẫn khách thể thay thế là khi bạn thấy ai đó hành xử không nhất quán với thái độ của họ thì bạn thay đổi thái độ của mình,” Gaffney giải thích. “Tôi sẽ cảm thấy xấu hổ khi thấy bạn có hành vi phản môi trường, nhưng không phải lúc nào cũng như vậy. Tôi không nhất thiết bắt đầu bắt chước bạn, nhưng tôi sẽ thay đổi thái độ của mình để phản ánh hành vi của bạn bởi vì tôi cảm thấy mình giống bạn và tôi xem bạn là bản ngã mở rộng của chính tôi.”

This study was inspired by several pieces of work in Australia on vicarious dissonance around sun protection use. Again, someone acting hypocritically would relax people’s attitudes around applying protection, where the norm is to be extremely vigilant.

 Nghiên cứu này được khơi gợi từ vài công trình ở Úc về mâu thuẫn khách thể thay thế trên vấn đề sử dụng sản phẩm chống nắng. Một lần nữa, ai đó hành xử đạo đức giả có thể giúp thả lỏng quan niệm của mọi người về việc sử dụng kem chống nắng mà chuẩn mực ở đây là cực kỳ lưu tâm.

(Credit: Alamy)

The dangers of sun exposure are well known – but our friends’ behaviour can lead us to forget the risks (Credit: Alamy)

 

How we talk about our health choices with friends can also have a significant impact on our decisions, both positively and negatively. Talking about an anti-smoking campaign with friends reduced people’s cigarette intake, perhaps because those conversations gave smokers the opportunity to work out which information was most relevant to their lifestyles – and then act on it. This is supported by a meta-analysis of 28 studies totalling 139,000 participants.

Cách chúng ta trao đổi với bạn bè về các lựa chọn chăm sóc sức khỏe cũng có tác động lớn đến quyết định của chúng ta, cả tích cực lẫn tiêu cực. Nói về chiến dịch vận động không hút thuốc với bạn bè sẽ làm giảm lượng thuốc lá tiêu thụ, có lẽ vì những cuộc trò chuyện như thế này đem đến cho những ai hút thuốc cơ hội để xem xét thông tin nào là có liên hệ đến lối sống của họ nhất và dựa vào đó để hành động. Điều này được chứng minh trong công trình phân tích 28 nghiên cứu với tổng cộng 139.000 người tham gia.

“The leading cause of death is preventable health behaviours like smoking and obesity, and we have access to a vast amount of information online but we still smoke and we still don’t exercise,” says Christin Scholz of the University of Amsterdam. “Anything our friends do influences us in ways that we are conscious of or not. Their presence can decide whether we act on that health information or ignore it.”

Tối đa giá trị

“Nguyên nhân tử vong hàng đầu là những thói quen về sức khỏe có thể tránh được như hút thuốc và béo phì, và chúng ta có thể tiếp cận rất nhiều thông tin trên mạng nhưng chúng ta vẫn hút thuốc và chúng ta vẫn không tập thể dục,” Christin Scholz từ Đại học Amsterdam, nói.

“Bất cứ điều gì bạn bè chúng ta làm đều có ảnh hưởng đến chúng ta bằng cách mà chúng ta có thể ý thức được hoặc không. Sự góp mặt của họ có thể quyết định liệu chúng ta có hành động với thông tin sức khỏe đó hay không hay là bỏ qua nó.”

Scholz asked college students in the US if they had talked to anyone about a recent experience involving alcohol, and whether those conversations were positive or negative. If they had talked positively about alcohol consumption they were more likely to drink more the next day, and vice versa. These patterns are highly influenced, though, by the social circumstances that we find ourselves in.

Scholz hỏi các sinh viên đại học ở Mỹ rằng họ có nói chuyện với ai về trải nghiệm gần đây có liên quan đến chất cồn hay không và liệu những cuộc nói chuyện này là tích cực hay tiêu cực. Nếu đó là cuộc trao đổi tích cực về tiêu thụ rượu bia thì nhiều khả năng họ sẽ uống nhiều hơn vào ngày hôm sau và ngược lại. Tuy nhiên, những xu hướng này bị ảnh hưởng rất nhiều bởi những hoàn cảnh xã hội của chúng ta.

When we make decisions we are constantly reassessing the value we might get from each choice – a process called value maximisation. Our decision to take the stairs rather than a lift is dependent on how much we ate at lunch, if we have already been for our daily run and whether we walked into the building with our triathlete colleague. No effect of a conversation with friends can ever be viewed in isolation. And that is why our willpower fluctuates.

Khi chúng ta đưa ra quyết định, chúng ta sẽ liên tục đánh giá lại giá trị mà chúng ta có thể có được từ mỗi lựa chọn – một quá trình được gọi là tối đa hóa giá trị. Quyết định đi thang bộ thay vì đi thang máy tùy thuộc vào chúng ta đã ăn bao nhiêu vào bữa trưa, chúng ta đã chạy bộ mỗi ngày rồi chưa, và chúng ta có bước vào tòa nhà với người đồng nghiệp là vận động viên ba môn phối hợp hay không. Không có tác động của cuộc đối thoại nào có thể được xem xét một cách độc lập. Đó là lý do tại sao ý chí của chúng ta dao động tùy hoàn cảnh.

“Say I have a conversation with a friend the day before about some of the negative sides of alcohol but the next day I am in a bar with other people – I would still argue that conversation has some form of influence on me,” says Scholz. “However, it’s a pretty simple representation of human decision making. We’re not always [very] rational – we make these decisions pretty quickly. The importance of certain types of information changes through the day.”

“Ví dụ như tôi có cuộc trò chuyện với một người bạn vào ngày hôm trước về một số các tác động tiêu cực của bia rượu nhưng ngày hôm sau tôi đã ở quán bar với người khác – tôi vẫn có thể lập luận rằng cuộc trò chuyện đó có ảnh hưởng gì đó đối với tôi,” ông Scholz nói.

“Tuy nhiên, đó là mô hình tương đối đơn giản của việc ra quyết định ở con người. Chúng ta không phải lúc nào cũng lý tính – chúng ta ra những quyết định rất nhanh chóng. Tầm quan trọng của một số loại thông tin thay đổi theo thời gian trong ngày.”

Our choices are influenced by who we are with when we are asked the question, how those people reacted, any conversations we might have had beforehand and our fundamental understanding of what is normal for that group of friends. But, if we’re still in doubt, the easiest thing to do is to look at what others are doing and copy them. We do this all the time, and we might not realise the impact it has.

Bắt chước người khác

Lựa chọn của chúng ta bị ảnh hưởng bởi việc chúng ta đang bên cạnh ai khi chúng ta được hỏi câu hỏi đó, cách phản ứng của những người này, các cuộc trao đổi mà chúng ta có thể có trước đó, và hiểu biết cơ bản của chúng ta về điều gì là bình thường trong nhóm bạn đó.

Tuy nhiên, nếu chúng ta vẫn còn nghi ngờ thì điều dễ nhất để làm là nhìn vào việc người khác đang làm gì và bắt chước họ. Chúng ta luôn làm việc này và chúng ta có lẽ không nhận thức được tác động của nó.

When we eat with people who eat a lot, we eat more

“When we eat with others we have a natural tendency to use their behaviour as a guide,” says Suzanne Higgs, who studies the psychobiology of appetite at the University of Birmingham. “Lots of studies have shown that when we eat with people who eat a lot, we eat more. People aren’t often aware they are being influenced in that way. They might say it was the taste or the price or hunger levels rather than the people around them.”

 “Khi chúng ta ăn cùng với người khác, chúng ta có khuynh hướng tự nhiên xem ứng xử của họ như là kim chỉ nam,” bà Suzanne Higgs, vốn nghiên cứu tâm sinh lý khẩu vị tại Đại học Birmingham, nói. “Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy khi chúng ta ăn với những người phàm ăn, chúng ta sẽ ăn nhiều hơn. Mọi người không thường nhận ra rằng mình bị ảnh hưởng theo cách đó. Họ có thể nói rằng chính là hương vị món ăn hay giá tiền hay cái đói chứ không phải người xung quanh khiến họ ăn nhiều.”

(Credit: Getty Images)

The other diners at a restaurant may decide whether you eat your veg (Credit: Getty Images)

 

The phenomenon was first described based on an analysis of food diaries by John de Castro in the 1980s. These detailed diaries listed what people ate, but also where, when and who with. He was then able to control for the effects of celebratory meals, whether alcohol was consumed, if the meal took place at the weekend and any other factors that might have influenced the amount of food eaten.

Hiện tượng này được mô tả lần đầu tiên dựa trên phân tích nhật ký ẩm thực của John de Castro vào những năm 1980. Những cuốn nhật ký chi tiết này liệt kê những gì mọi người ăn và còn ăn ở đâu, khi nào và ăn với ai nữa. Sau đó ông có thể kiểm soát tác động của các yếu tố như tiệc ăn mừng, có thức uống có cồn hay không và bữa ăn đó có diễn ra vào dịp cuối tuần hay không và bất cứ nhân tố nào khác có khả năng ảnh hưởng đến lượng thức ăn được tiêu thụ.

These effects have since been repeated in laboratories. Higgs asked students to eat lunch either with a friend or in isolation in a lab. It appears to happen even when you are eating with one other friend in a very controlled environment. But, this effect only occurs with people that you know well.

Từ đó những tác động này đã được lặp lại trong phòng thí nghiệm. Higgs yêu cầu các sinh viên ăn trưa hoặc là cùng với bạn hoặc là ăn một mình trong phòng thí nghiệm. Có vẻ như là điều này cũng xảy ra khi bạn ăn cùng với một người bạn khác trong một môi trường hết sức có kiểm soát. Tuy nhiên, tác động này chỉ xảy ra với những người mà bạn biết rõ.

The presence of another person clouds our ability to pick up on cues from our bodies that we are satisfied

Higgs suggests that the presence of another person clouds our ability to pick up on cues from our bodies that we are satisfied. The normal process of feeling full is disrupted by feeling stimulated by our friends. Other distractions, like watching TV, have been shown to increase food consumption.

Khuyến khích hành động tích cực

Bà Higgs cho rằng sự hiện diện của người khác làm lu mờ khả năng của chúng ta bắt được những tín hiệu từ cơ thể rằng chúng ta đã thỏa mãn rồi. Quy trình cảm thấy no thông thường bị gián đoạn bởi cảm giác bị bạn bè kích thích. Những sự xao nhãng khác, như xem tivi chẳng hạn, đã được chứng minh là khiến chúng ta ăn nhiều hơn.

 Next, Higgs took her research into the field to see if eating behaviours could be influenced by other social cues. She wanted to encourage people to choose vegetable side dishes by providing information about the choices of other diners using posters. “Of course we know that explicitly saying ‘Vegetables are good for you’ doesn’t work,” says Higgs. Instead, the posters displayed fabricated data about which side dishes most customers bought. Higgs put a vegetable side dish at the top.

Kế đó, Higgs đưa nghiên cứu của bà ra thực tế để xem liệu thói quen ăn uống có bị ảnh hưởng bởi các tập quán xã hội khác hay không. Bà muốn khuyến khích mọi người chọn món phụ là món rau củ bằng cách sử dụng các áp phích trên đó có thông tin các thực khách khác chọn món như thế nào.

“Đương nhiên chúng tôi biết rằng nếu nói thẳng ra ‘rau quả tốt cho sức khỏe của bạn’ thì sẽ không có tác dụng gì,” Higgs giải thích. Thay vào đó, các áp phích được treo lên ngụy tạo số liệu về món ăn kèm nào mà thực khách gọi nhiều nhất. Higgs đưa món rau lên hàng đầu.

“These posters just described the behaviour of other people – and that’s enough for some,” says Higgs. “When we enter a new environment, we look for cues about how to behave. So, to see that a certain choice is the most popular really helps us out.”

The effect was seen even after the posters were taken down. Higgs had created a new norm.

“Những áp phích này chỉ mô tả hành vi của người khác – và đối với một số người như thế là đủ,” bà nói. “Khi chúng ta bước vào một môi trường mới, chúng ta tìm kiếm những chỉ dẫn phải cư xử như thế nào. Do đó, việc thấy được món ăn nào đó được ưa chuộng nhất thật sự có ích cho chúng ta.”

Tác động này cũng xảy ra ngay cả sau khi tấm áp phích được tháo xuống. Higgs đã tạo ra một quy chuẩn mới.

“There is good reason to believe that when we use normative behaviour it makes us feel good because we’re connecting with a social group,” says Higgs. “If you are with a new social group, you are more likely to imitate behaviours.”

“Có nguyên nhân tích cực để tin rằng khi chúng ta ứng xử chuẩn mực thì chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái bởi vì chúng ta đang kết nối với một cộng đồng xã hội,” Higgs cho biết. “Nếu bạn ở trong một cộng đồng xã hội mới, thì có nhiều khả năng bạn sẽ bắt chước hành vi.”

Our decisions might not always be in our hands. But this also means we can use our influence for good. “The same way a negative behaviour can spread through a network of people a positive one can spread through a network,” says Scholz. “We’ve evolved to live in a group to spread positive actions and to seek the approval of others.”

Quyết định của chúng ta không phải lúc nào cũng ở trong tay chúng ta. Tuy nhiên điều đó cũng có nghĩa là chúng ta có thể sử dụng ảnh hưởng theo chiều hướng tốt.

“Cũng giống như cách mà hành vi tiêu cực lan truyền trong một nhóm người, hành vi tích cực của có thể lan truyền như thế,” Scholz giải thích.

“Chúng ta tiến hoá để sống trong một nhóm xã hội nhằm làm lan toả các hành động tích cực và nhàm tìm kiếm sự chấp thuận của những người khác.”