Seite auswählen

Past child development research often ignored fathers. But new studies are finding that non-maternal caregivers play a crucial role in children’s behaviour, happiness, even cognitive skills.

Việc nghiên cứu trước đây về phát triển trẻ em thường bỏ qua người cha. Nhưng các nghiên cứu mới phát hiện ra rằng những người chăm sóc không phải là mẹ đóng một vai trò quan trọng trong cách cư xử, hạnh phúc, thậm chí là kỹ năng nhận thức của trẻ.

 

The Aka tribesmen in the Central African Republic often look after their young children while the mothers are out hunting. They soothe, clean and play with their babies, and spend more time holding them than fathers in any other society. Their devotion has earned them the title of “the world’s best dads” from online commentators  which is somewhat ironic given that the Aka are strictly egalitarian and shun rankings.

Still, it shows just how dramatically the wider view of being a “good father” has changed over time.

Bí quyết làm một người cha tốt

Fouad Kuyali plays with his children Mazen and Julie in their home in Dubai Fouad Kuyali reads to his children Mazen and Julie in their home in Dubai, where he moved from Aleppo, Syria (Credit: Gabriele Galimberti/INSTITUTE)

 

“There was a lot of focus on how relationships with mothers were very important, and there was very little thought about other social relationships,” says Michael Lamb, a psychologist at the University of Cambridge who has been studying fathers since the 1970s. “The most obvious of those was the father-child relationship – a relationship that was viewed as more important as children grow older, but was always viewed as secondary to the mother-child relationship.”

“Nghiên cứu tập trung nhiều vào tầm quan trọng của mối quan hệ với người mẹ và ít chú ý đến các quan hệ xã hội khác,” Michael Lamb, một nhà tâm lý học tại Đại Học Cambridge, người nghiên cứu về những người cha từ những năm 1970, nói. “Trong đó quan hệ rõ ràng nhất là quan hệ cha con- một mối quan hệ được xem là quan trọng hơn khi trẻ lớn hơn lên, nhưng luôn bị xem là thứ yếu trong mối quan hệ mẹ con.”

Or as Marian Bakermans-Kranenburg of Vrije Universiteit Amsterdam, who is doing a series of studies on new fathers and family relations, puts it: “Half of parents are fathers, yet 99% of the research on parenting focuses on mothers.”

Hay như Marian Bakermans-Kranenburg của Vrije Universiteit Amsterdam, người đang thực hiện một loạt nghiên cứu về người cha mới và về quan hệ trong gia đình, có nói: “Trong cha mẹ thì cha chiếm 1/2, nhưng 99% nghiên cứu nuôi dạy con cái tập trung vào người mẹ.

Now, new research is showing that the social world of children is much richer, and more complex, than previously thought.

It is not just dads who have moved into the spotlight. Grandparents, same-sex parents, step-parents and single parents have also helped researchers understand what really makes a child thrive – and that it’s not just about one caregiver.

Giờ đây, nghiên cứu mới chỉ ra rằng thế giới xã hội của trẻ em là phong phú và phức tạp hơn so với suy nghĩ trước đây.

Đó không chỉ là việc người cha nhảy vào cuộc. Ông bà, cha mẹ đồng giới, cha mẹ kế/ghẻ và cha mẹ đơn thân cũng đã giúp các nhà nghiên cứu hiểu được điều gì thực sự khiến đứa trẻ phát triển mạnh – và nó không chỉ là về việc một người chăm sóc.

“Part of the argument that I’ve been trying to make for the past 45 years is that actually, no, there are multiple important factors,” says Lamb. “We do want to recognise differences in their importance, but we also need to recognise that – to quote that cliché – it does take a village, and that there are a lot of important relationships that shape children’s development.”

“Một phần của lập luận mà tôi đã cố gắng đưa ra trong 45 năm qua là trên thực tế có rất nhiều yếu tố quan trọng,” Lamb nói. Chúng ta muốn thừa nhận sự khác biệt về tầm quan trọng của chúng, nhưng chúng ta cũng cần nhận ra điều đó – để trích dẫn câu nói râp khuôn – đúng là ‘phải cần cả làng để dạy một đứa trẻ’, và có rất nhiều mối quan hệ quan trọng hình thành nên sự phát triển của đứa trẻ.”

A range of recent studies show how flexible parenting roles can be. Psychologist Ruth Feldman of Israel’s Bar-Ilan University has found that, just like mothers, fathers experience a hormonal boost when caring for their babies, which helps the bonding process. When dads are the main caregivers, their brains adapt to the task.  

And emotional involvement matters. Babies with emotionally engaged dads show better mental development as toddlers and are less likely to have behavioural problems later on, compared to babies whose dads behave in a more detached way. Older children benefit, too. Those whose fathers, or father figures, are more emotionally supportive, tend to be more satisfied with life and have better relationships with teachers and other children.

Một loạt các nghiên cứu gần đây cho thấy vai trò nuôi dạy trẻ linh hoạt như thế nào. Nhà tâm lý học Ruth Feldman của Đại Học Bar Bar-Ilan, Israel, phát hiện ra rằng, giống như người mẹ, người cha cũng trải nghiệm sự tăng nội tiết tố khi chăm sóc con nhỏ, nó giúp cho quá trình gắn kết. Khi cha là người chăm sóc chính, bộ não của họ cũng thích nghi với nhiệm vụ đó.

Và sự liên quan tình cảm là quan trọng. Các đứa trẻ có những người cha chăm sóc có tình cảm sẽ thể hiện sự phát triển tinh thần tốt hơn khi chập chững biết đi và sau này ít có vấn đề về cách cư xử, so với những đứa trẻ có bố hay xa lánh hơn. Trẻ lớn hơn cũng có lợi. Những trẻ có cha, hoặc người thay cha, hỗ trợ nhiều hơn về cảm xúc, sẽ có xu hướng hài lòng hơn với cuộc sống và có mối quan hệ tốt hơn với giáo viên và những đứa trẻ khác.

Michael Chamorro Suarez works nights so can spend time with his children during the day Because Michael Chamorro Suarez works nights at his pizzeria in Cahuita, Costa Rica, he can spend time with his children during the day (Credit: Gabriele Galimberti/INSTITUTE)

“The factors that lead to the formation of relationships are exactly the same for mother and father,” says Lamb. “It really comes down to the emotional availability, recognising the child’s needs, responding to those, providing the comfort and support that the child needs.”

“Các yếu tố dẫn đến sự hình thành các mối quan hệ là hoàn toàn giống nhau đối với người mẹ và người cha,” Lamb nói. “Điều đó thực sự phụ thuộc vào tình thương, việc biết nhu cầu của đứa trẻ, đáp ứng nhu cầu đó, tạo ra sự thoải mái và sự hỗ trợ mà đứa trẻ cần đến.”

Past research has found that mothers and fathers do tend to interact differently with small children: mothers bond more through gentle caretaking, while fathers typically bond through play. But that, Lamb says, has less to do with gender and more with the division of childcare.

Studies of same-sex couples and stay-at-home dads have shown that regardless of gender, it is the parent who works during the day, and comes home in the evening, who tends to play wilder games, like picking up their baby and swinging them around. The parent who looks after the baby all day is likely to interact with them more calmly.

Nghiên cứu trước đây phát hiện ra rằng các bà mẹ và các ông bố thường có xu hướng tương tác khác nhau với trẻ nhỏ: các bà mẹ gắn kết nhiều hơn thông qua việc chăm sóc nhẹ nhàng, trong khi ông bố thường gắn kết thông qua chơi đùa. Nhưng điều đó, Lamb nói, ít liên quan đến giới tính và nhiều hơn là với việc phân chia chăm sóc trẻ.

Các nghiên cứu về các cặp vợ chồng đồng tính và các ông bố nghỉ ở nhà đã chỉ ra rằng, không phụ thuộc vào giới tính, người cha/mẹ đi làm ban ngày và về nhà vào buổi tối, thì người đó có xu hướng chơi trò chơi bạo hơn, như bế trẻ lên cao và xoay văng tròn xung quanh. Còn người ở nhà chăm sóc em bé cả ngày thì tương tác với trẻ điềm tĩnh hơn.

 

One of Jhonny Labossière’s favourite activities with his daughter is playing in the water Living near the river in Haiti, one of Jhonny Labossière’s favourite activities with his daughter is playing in the water (Credit: Gabriele Galimberti/INSTITUTE)

 

In heterosexual couples, the parent who takes on most of the care during the day is often still the mother for a range of social and economic reasons.

One is to do with parental leave. While all OECD countries except the US provide nationwide, publicly-funded, paid maternity leave, only half provide paid paternity leave that lasts for at least two months. Meanwhile, given the persisting gender wage gap, it often simply makes economic sense for new mothers rather than fathers to stay at home. Across the OECD, women earn 13.8% less than men (based on median earnings).

Ở các cặp vợ chồng dị tính, người cha/mẹ chăm sóc hầu hết thời gian trong ngày thường vẫn là người mẹ vì một loạt lý do kinh tế và xã hội.

Một lý do là việc nghỉ phép của cha/mẹ để trông con. Trong khi tất cả các nước OECD, ngoại trừ Mỹ, áp dụng nghỉ thai sản rộng rãi, có hưởng lương bằng quỹ công, thì chỉ 1/2 số nước có chế độ bố nghỉ phép chăm trẻ ít nhất là 2 tháng. Trong khi đó, với khoảng cách tiền lương giới tính vẫn còn, thì hợp lý hơn về kinh tế là phụ nữ ở nhà hơn là đàn ông. Ở tất cả các nước OECD, phụ nữ kiếm được ít hơn 13,8% so với nam giới (dựa trên thu nhập trung bình).

This helps to explain why parental leave alone is not the answer. In the UK, where shared parental leave is available, as few as 2% of couples take it.

Điều này giúp giải thích tại sao chỉ riêng vấn đề nghỉ phép của cha/mẹ sẽ không phải là câu trả lời. Ở Anh, có nghỉ phép chia sẻ giữa cha/mẹ, chỉ 2% các cặp vợ chồng thực hiện.

Restaurant critic Jordi Luque often brings his four-year-old son Rai to tastings Barcelona-based restaurant critic Jordi Luque often brings his four-year-old son Rai to tastings as a way to educate him in good food (Credit: Gabriele Galimberti/INSTITUTE)

 

In fact, even among the much-praised Aka, the women do the majority of the childcare. They hunt and forage with their babies snuggled against them in a sling. But no-one yet has declared them the world’s best mothers.

But involving dads more from the start can have many benefits, research has shown. And play, regardless of whether it’s calm or boisterous, is particularly beneficial.

Trên thực tế, ngay cả với người Aka được ca ngợi, thì phụ nữ vẫn làm phần lớn việc chăm sóc trẻ em. Họ săn bắn và hái rau quả mà vẫn địu con bên mình. Nhưng đến nay chưa ai tuyên bố họ là những bà mẹ tốt nhất thế giới.

Nhưng nghiên cứu chi tiết việc người cha tham gia ngay từ đầu có thể có nhiều cái lợi. Và các trò chơi, bất kể là nhẹ nhàng hay dữ dội, là đặc biệt có lợi.

“Play is the language of childhood: it’s the way children explore the world, it’s how they build relationships with other children,” says Paul Ramchandani, who studies play in education, development and learning at the University of Cambridge. He and his team observed fathers playing with their babies in the first months of life, then tracked the children’s development. They found that early father-baby interactions are much more important than previously assumed.

“Chơi đùa là ngôn ngữ của thời thơ ấu: đó là một cách để trẻ em khám phá thế giới, đó là cách để chúng xây dựng mối quan hệ với những đứa trẻ khác,” Paul Ramchandani, người nghiên cứu việc chơi đùa trong giáo dục, phát triển và học tập tại Đại Học Cambridge, nói. Ông và nhóm của mình đã quan sát những người cha chơi với con mình trong những tháng đầu đời, sau đó theo dõi sự phát triển của những đứa trẻ này. Họ phát hiện ra rằng các tương tác sớm giữa cha-con là quan trọng hơn rất nhiều so với trước đây giả định.

Babies whose dads were more active and engaged during play had fewer behavioural difficulties at age one compared to those with more distant or detached dads. They also did better in cognitive tests at two, for example in their ability to recognise shapes.

These outcomes were independent of the mother’s relationship with the child.

Những đứa trẻ có bố hoạt động và tham gia nhiều hơn trong khi chơi sẽ có ít khó khăn hơn về cư xử khi 1 tuổi so với những đứa trẻ có bố ở xa hoặc ít gần chúng. Chúng cũng làm tốt hơn ở các bài kiểm tra nhận thức khi 2 tuổi, thí dụ như ở khả năng nhận dạng hình dạng vật thể.

Làm sao để luôn thấy bằng lòng với cuộc sống

Những kết quả này là độc lập với mối quan hệ của người mẹ với đứa trẻ.

Rizwan Shaikh plays with his daughters in their home in the Wadala slum of Mumbai, India Rizwan Shaikh and his daughters in their home in the Wadala slum of Mumbai, India; he hopes three-year-old Zafinah will become a doctor (Credit: Gabriele Galimberti/INSTITUTE)

 Ramchandani cautions that the results should not be interpreted as a clear causal link. Instead of directly affecting their children’s development, the distant dads’ behaviour could, for example, be a sign of other problems in the family. Still, he sees the study as an encouragement to play with your child long before they can crawl and talk: “Some dads don’t do that when the babies are young because they’re unsure about what they should do, or unsure if they’re doing the right things.” Of course, new mothers may feel similarly hesitant.

Ramowderani báo trước rằng các kết quả này không nên được hiểu là một liên kết nhân quả rõ ràng. Thay vì ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con cái họ, việc ở xa con của người cha, thí dụ, có thể là dấu hiệu của những khó khăn khác trong gia đình. Tuy nhiên, ông coi nghiên cứu này là một sự khuyến khích để chơi với con mình từ lâu trước khi chúng có thể bò và nói: “Một số người cha không làm điều đó khi con còn rất nhỏ bởi vì họ không chắc chắn về những gì nên làm, hoặc không chắc chắn làm thế có đúng không.” Tất nhiên, những bà mẹ mới sinh có thể cảm thấy do dự tương tự.

But Ramchandani says it can be as simple as sitting the baby on your lap, making eye contact, and observing what they enjoy.

“It’s the getting involved that’s the most important thing, because you’ll get better at it if you practice it. It’s not something that comes naturally to everybody. Some people are really good at it, but for most people it takes practice,” he says.

Nhưng Ramowderani nói rằng nó có thể đơn giản như là việc để đứa bé ngồi trên đùi mình, cùng nhìn nhau và quan sát những gì bé thích.

“Việc tham gia vào là quan trọng nhất, vì nếu bạn thực hành thì bạn sẽ giỏi hơn. Đó không phải là thứ gì tự nhiên đến với mọi người. Một số người thực sự giỏi việc này, nhưng phần lớn cần sự luyện tập,” ông nói.

Davide Woods’s musical instruments have become playthings for his children A musician living in Florence, Italy, Davide Woods’s musical instruments have become playthings for his children Noah and Ian (Credit: Gabriele Galimberti/INSTITUTE)

In many ways, fathers are more involved than ever. There are fathers’ playgroups, dads-only baby massage classes, and hugely popular online videos of dad-and-baby dance ensembles.

Theo nhiều cách, ngày nay các ông bố tham gia vào nuôi dạy trẻ nhiều hơn bao giờ hết. Có các nhóm chơi đùa bố-con, các lớp học mát-xa dành riêng cho các ông bố, và các video trực tuyến cực kỳ ưa thích về nhảy tập thể cha-con.

Visit a typical weekday baby group in even a relatively progressive neighbourhood in London, however, and the picture quickly changes. Yes, there are usually one or two dads around, and they are just as competent as the mums. But the bulk of parenting still seems to fall to women. Around the world, women spend up to 10 times more time on unpaid care work – including childcare – than men.

Tuy nhiên, hãy ghé thăm trong tuần một nhóm em bé điển hình trong một khu phố tương đối tiến bộ ở London, và bức tranh sẽ thay đổi ngay. Vâng, thường có 1 hoặc 2 ông bố ở đó, và họ cũng giỏi như các bà mẹ. Nhưng phần lớn việc nuôi dạy con cái dường như vẫn thuộc về phụ nữ. Trên khắp thế giới, phụ nữ dành thời gian gấp 10 lần cho công việc chăm sóc không được trả lương – bao gồm cả chăm sóc trẻ em – so với nam giới.

“I think we’re at a crossroads in terms of how we view fathers,” says Anna Machin, an anthropologist and author of The Life of Dad, a book on modern fathering.

Machin argues that while most dads want to be more active at home, the workplace has not really adapted to this. “That’s where the tension is for men at the moment: between needing and wanting to care, and also needing to still provide,” she says.

“Tôi nghĩ rằng chúng ta đang ở ngã ba về cách quan niệm về người bố,” Anna Machin, một nhà nhân chủng học và tác giả của ‘Cuộc Đời Người Cha’, một cuốn sách về cách làm cha hiện đại.

Machin lập luận rằng mặc dù hầu hết các ông bố muốn hoạt động nhiều hơn ở nhà, nhưng nơi làm việc thực sự không thích hợp cho điều này. “Đó là điểm gây căng thẳng cho đàn ông vào lúc này: giữa cần và muốn chăm sóc, và cả sự cần tiếp tục cung cấp,” bà nói.

 

Takeshi Masuma works 40-hour weeks as an accountant in Tokyo

Takeshi Masuma works 40-hour weeks as an accountant in Tokyo. In his little spare time with his daughters, he likes to take them to karaoke (Credit: Gabriele Galimberti/INSTITUTE)

Given the financial pressures many families face, Machin fears there could actually be a reversal to more traditional roles: “If you’re a dad now, if you want to be involved, you have to be a bit of a pioneer in the workplace. You have to go against all that culture of, ‘men go back to work’. You have to be the one to go, ‘Actually, I want to assert my rights’.

“And that’s quite a hard thing to do.”

Trước áp lực tài chính mà nhiều gia đình phải đối mặt, Machin lo ngại thực tế sẽ có thể có một sự quay ngược trở lại với trách nhiệm truyền thống: “Bây giờ nếu bạn là một người cha, nếu bạn muốn tham gia nuôi dạy trẻ, bạn phải chút ít là người tiên phong ở nơi làm việc. Bạn phải đi ngược lại tất cả văn hóa ‘đàn ông quay trở lại làm việc’. Bạn phải là người thực hiện, ‘Thật ra, tôi muốn khẳng định quyền của mình’.

“Và đó là một điều hoàn toàn khó.”

A more equal division can have many long-term benefits. Researchers led by sociologists Helen Norman and Colette Fagan at the University of Manchester found that fathers were more likely to be involved when the child was aged threeif they shared childcare equally when the child was nine months old. In Scotland, a study of more than 2,500 families showed that supportive father-child relationships matter as much as mother-child relationships for children’s wellbeing. In another sign of change, the study included father-figures such as stepfathers, whose impact has often been side-lined.

Một sự phân chia bình đẳng hơn có thể có nhiều lợi ích lâu dài. Các nhà nghiên cứu do các nhà xã hội học Helen Norman và Colette Fagan tại Đại học Manchester dẫn đầu đã phát hiện ra rằng những người cha có nhiều khả năng sẽ tham gia dạy dỗ khi đứa trẻ 3 tuổi nếu như họ chia sẻ ngang bằng nhau việc chăm sóc con khi đứa trẻ 9 tháng tuổi. Ở Scotland, một nghiên cứu hơn 2.500 gia đình cho thấy các mối quan hệ hỗ trợ cha-con cũng quan trọng như mối quan hệ mẹ-con. Ở một dấu hiệu khác của sự thay đổi, nghiên cứu bao gồm những người thay thế cha như cha dượng, mà tác động của họ thường được đặt sang một bên.

“People did take note, and it’s helping to maintain or increase the profile of fathers in a range of policy discussions,” says Paul Bradshaw, director of the Scottish Centre for Social Research, which undertook the study on behalf of the Scottish government.

“Mọi người đều có ghi chép, và điều đó góp phần gìn giữ hoặc làm tăng hồ sơ của những người cha trong một loạt các cuộc thảo luận chính sách,” Paul Bradshaw, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Xã Hội Scotland thực hiện nghiên cứu thay mặt cho chính phủ Scotland, nói.

 

Eight-year-old Renate loves to help her father Eriks Oficier, a carpenter in Kuldiga Eight-year-old Renate loves to help her father Eriks Oficier, a carpenter in Kuldiga, Latvia, and comes in whenever she doesn’t have school (Credit: Gabriele Galimberti/INSTITUTE)

 

Perhaps one day, a male chief executive with a baby sling will be as common a sight as a group of Aka men carrying their infants back from the hunt. In the meantime, dads can take comfort in the fact that there are countless ways of being a good parent.

Có lẽ một ngày nào đó, một man giám đốc điều hành địu một đứa con sẽ là một cảnh tượng thông thường như cảnh một nhóm đàn ông Aka địu con trở về sau chuyến đi săn. Trong khi chờ đợi, các ông bố có thể cứ thoải mái với thực tế là có vô số cách để trở thành một người cha tốt.

 “One of the points we’ve learned is that there isn’t a model of the ideal father. There isn’t a recipe for what the father needs to do or what sorts of behaviour he needs to emulate,” says Lamb.

“Một trong những điểm chúng tôi đã học được là không có một mô hình về người cha lý tưởng. Không có một công thức về những gì người cha cần phải làm hoặc những cách cư xử nào mà người cha phải theo,” Lamb nói.

“Họ cần phải làm điều đó theo cách họ nghĩ là đúng, điều đó thật lòng hơn, điều đó cho phép họ tham gia đầy đủ và mạch lạc vào mối quan hệ với con mình.”

Ultimately, he says, it’s about being emotionally available, and meeting the child’s needs. “Different people do that in different ways. There’s been a lot of talk about, ‘do dads need to do that in a masculine way?’ And the answer is no, they don’t need to.

“They need to do it in a way that makes sense for them, that feels authentic, that allows them to be fully and coherently engaged in the relationship with their child.”

Cuối cùng, ông nói, đó là việc phải luôn có cảm xúc, và đáp ứng nhu cầu của đứa trẻ. “Những người khác nhau làm điều đó theo những cách khác nhau. Người ta tranh luận nhiều về vấn đề ‘các ông bố hãy làm điều cần làm theo một cách nam tính?’ Câu trả lời là không, không cần phải thế.

“Họ cần phải làm điều đó theo cách họ nghĩ là đúng, điều đó thật lòng hơn, điều đó cho phép họ tham gia đầy đủ và mạch lạc vào mối quan hệ với con mình.”