In Sweden, the most common age to leave home is between 18 and 19, compared to the EU average of 26
It’s a sparsely-decorated studio – just a few photos and a wire butterfly hanging on the wall – around 30 sq m in size. She has a long-term rent-controlled contract that costs her around $850 (8,000 kronor) a month, which she pays from her salary working for a security firm. Her parents and two younger siblings live about an hour away on the other side of the city.
Đó là một căn phòng thiết kế mở studio bài trí đơn giản- chỉ có vài bức ảnh và một con bướm dây treo trên tường – diện tích khoảng 30 mét vuông. Cô có hợp đồng thuê dài hạn với tiền thuê khoảng 850 đô la (8.000 kronor) mỗi tháng. Cô trả bằng tiền lương làm việc cho một công ty an ninh. Cha mẹ và hai em trai cô sống cách đó khoảng một giờ, ở phía bên kia thành phố.
“To know I can look after myself and I have power over my own life, without being guided by my family or my siblings and their timetable,” are the main benefits, she argues.
“Để biết được tôi có thể tự chăm sóc bản thân và tôi nắm cuộc sống mình trong tay, mà không cần gia đình hoặc anh chị em và thời gian biểu của họ dẫn dắt” là những lợi ích chính, cô nói.
More than half of Swedish households are single-person, the highest proportion in the EU
The norm of moving out at a young age has even persisted during a major housing squeeze. Long queues for rent-controlled accommodation and a pricey subletting market have made it harder to find affordable apartments in major cities and forced some to delay fleeing the nest. But the proportion of young people living by themselves has barely changed since 2011, according to Statistics Sweden.
Nguyên tắc ra ở riêng khi còn trẻ thậm chí vẫn xảy ra khi thị trường nhà ở khan hiếm trầm trọng.
Nhiều người xếp hàng chờ đợi để được có chỗ ở với tiền thuê được kiểm soát và thị trường cho thuê lại đắt đỏ đã khiến việc tìm kiếm căn hộ giá vừa phải ở các thành phố lớn trở nên khó khăn hơn, và điều này buộc một số người phải gác lại việc ra riêng vào lúc khác. Nhưng tỷ lệ thanh niên sống một mình hầu như không thay đổi kể từ năm 2011, theo Statistics Sweden.
“It is special in Sweden – and the Nordics – that there is much less variation in leaving age than other countries,” explains Gunnar Andersson, professor of demography at Stockholm University.
“Điều đặc biệt ở Thụy Điển – và các nước Bắc Âu – là sự đa dạng về độ tuổi thoát ly thấp hơn hơn so với các quốc gia khác,” ông Gunnar Andersson, giáo sư nhân khẩu học tại Đại học Stockholm, giải thích.
“In other parts of Europe it’s not considered problematic to depend on your family and in southern Europe it should even be considered a goal – if you don’t, it would be like rejecting your family,” he says. “In Sweden…it’s the goal to create an independent individual…there’s seen to be something wrong if the child stays at home.”
“Ở những nơi khác ở Châu Âu, việc phụ thuộc vào gia đình thì không bị coi là có vấn đề, và ở Nam Âu việc đó thậm chí còn được xem là mục tiêu – nếu không thế thì bạn giống như là khước từ gia đình mình vậy,” ông nói. “Ở Thụy Điển… mục tiêu là tạo ra một cá nhân độc lập… mọi người sẽ thấy là có vấn đề nếu như đứa con cứ ở nhà.”
In Sweden…it’s the goal to create an independent individual…there’s seen to be something wrong if the child stays at home – Gunnar Andersson
Liberating or lonely?
But while many young Swedes enjoy the kind of social and financial freedom that might sound like fantasy to many global peers, there are concerns that fleeing the nest so soon can have its downsides.
Giải phóng hay cô đơn?
Nhưng trong khi nhiều thanh niên Thụy Điển yêu thích tự do xã hội và tài chính mà đối với bạn bè đồng trang lứa trên khắp thế giới nghe giống như điều huyễn hoặc, có lo ngại rằng việc thoát ly gia đình sớm có thể có những mặt trái.
Karin Schulz, general secretary of the Swedish mental health charity Mind, argues that while “it’s great for young people to be able to be independent,” Sweden’s focus on moving out after high school can have a damaging impact on those who are not yet mentally equipped to live alone.
Karin Schulz, tổng thư ký của tổ chức từ thiện sức khỏe tâm thần Thụy Điển Mind, lập luận rằng “mặc dù việc người trẻ có thể tự lập là điều tuyệt vời, nhưng thoát ly gia đình sau khi xong trung học có thể có tác động tai hại đối với những người chưa chuẩn bị về tâm lý để sống một mình.”
“For some they’re not really ready for it…You have a lot of things to think about, a lot of decisions to make and it is a struggle for many,” she explains.
“Đối với một số người họ chưa thực sự sẵn sàng… Có rất nhiều thứ phải suy nghĩ, rất nhiều quyết định để đưa ra và đó là một cuộc vật lộn đối với nhiều người,” cô giải thích.
Ida Staberg, now 21, experienced problems with budgeting and administrative tasks when she first moved into her apartment in Vällingby.
Ida Staberg, hiện 21 tuổi, đã gặp vấn đề về tiền bạc và các công việc hành chính khi lần đầu tiên cô chuyển đến căn hộ của mình ở Vällingby.
In the beginning I didn’t even know how to pay a bill and then there’s also the stress of getting money together yourself – Ida Staberg
According to Schulz, “emotional loneliness” is another challenge. While most teenagers have active social lives and large networks on social media, she says some can struggle with moving out if they don’t have a close friend or relative “to really talk about their life and their emotions to”.
Theo Schulz, cảm giác cô đơn về tình cảm là một thử thách khác.
Mặc dù hầu hết thanh thiếu niên có cuộc sống xã hội tích cực và mạng lưới quan hệ rộng lớn trên mạng xã hội, cô nói rằng một số người có thể phải vật lộn khi chuyển ra sống riêng nếu họ không có bạn thân hoặc họ hàng “để thực sự chia sẻ về cuộc sống và cảm xúc”.
Despite Sweden’s global reputation for prioritising family life when children are small, Schulz believes that parents are often more focused on offering “practical rather than emotional” support once their offspring move out. A 2017 study by Statistics Sweden found that more than 55% of 16 to 24 year-olds don’t socialise with any close relatives.
Bất chấp danh tiếng toàn cầu của Thụy Điển về việc ưu tiên cuộc sống gia đình khi con cái nhỏ, Schulz tin rằng các phụ huynh thường tập trung nhiều hơn vào việc hỗ trợ thực tế thay vì hỗ trợ tình cảm khi con cái rời gia đình.
Một nghiên cứu của Statistics Sweden hồi năm 2017 cho thấy hơn 55% trong số những người từ 16 đến 24 tuổi không giao tiếp với bất kỳ người họ hàng thân thiết nào.
“We hear a lot that they [young people] don’t have any adults that are courageous enough and open enough to really talk to them and take the initiative to really ask them how they are.”
“Chúng tôi nghe phàn nàn rất nhiều rằng họ [những người trẻ] không có bất kỳ người lớn nào đủ mạnh dạn và cởi mở để thực sự nói chuyện với họ, chủ động hỏi họ xem họ thế nào.”
Schulz says it’s not possible to draw clear links between loneliness and specific mental health diagnoses. But the number of young adults aged 16 to 24 given treatment for psychiatric illness in Sweden has risen by nearly 70% over the past decade, according to figures released by Sweden’s National Board of Health and Welfare in 2018.
Cuộc sống buồn hơn?
Schulz nói rằng không thể xác lập mối liên hệ rõ ràng giữa sự cô đơn và các chẩn đoán sức khỏe tâm thần cụ thể. Nhưng số thanh niên từ 16 đến 24 tuổi được điều trị tâm thần ở Thụy Điển đã tăng gần 70% trong thập kỷ qua, theo số liệu được công bố bởi Hội đồng Quốc gia Thụy Điển về Y tế và Phúc lợi năm 2018.
The number of young adults given treatment for psychiatric illness in Sweden has risen by nearly 70% over the past decade
“It tore on my mental health a bit and I felt more isolated than ever in my life,” he says. “I lost energy, and was feeling a bit more sad and not as excited in the morning or when the sun rose. I just wanted to make time go faster and get through the day.”
“Nó tổn hại một chút đến sức khỏe tinh thần của tôi và tôi cảm thấy bị cô lập hơn bao giờ hết trong đời mình,” anh nói. “Tôi bị mất năng lực, và cảm thấy buồn hơn một chút và không hứng khởi vào buổi sáng như trước hoặc khi mặt trời mọc. Tôi chỉ muốn làm cho thời gian qua nhanh và mau hết ngày.”
He shared a house with friends during travels in Australia and says he found this less of a challenge. “There is a lot of pressure on young people [in Sweden] to be an adult and act like an adult,” he argues. “But it is more difficult to live by yourself than with friends and family.”
Anh ở chung nhà với bạn bè lúc đi du lịch đến Úc và cho biết anh thấy điều này ít thách thức hơn. “Có rất nhiều áp lực đối với người trẻ [ở Thụy Điển] để trở thành người trưởng thành và cư xử như người trưởng thành,” anh nói. “Nhưng sống một mình khó hơn sống chung với bạn bè và gia đình.”
He says he feels better since making a good group of friends at work and joining sport activities. “I still feel lonely sometimes, but it is a bit less now.”
Anh nói rằng anh cảm thấy tốt hơn kể từ khi kết giao một nhóm bạn tốt trong công việc và tham gia các hoạt động thể thao. “Đôi khi tôi vẫn cảm thấy cô đơn, nhưng bây giờ thì đỡ hơn chút đỉnh.”
For Ida Staberg, the novelty of being independent also wore off quickly, and mental health problems she’d experienced as a younger teenager started to resurface. “I felt alone and did not have anyone close by,” she explains. “It was like an emptiness…It became easy to start thinking bad things about myself, or destructive thoughts.”
Đối với Ida Staberg, sự mới lạ của việc độc lập cũng nhanh chóng tan biến và vấn đề tâm lý mà cô từng gặp phải khi còn nhỏ bắt đầu trỗi dậy. “Tôi cảm thấy cô độc và không có ai ở gần,” cô giải thích. “Nó giống như sự trống rỗng… Dễ bắt đầu những suy nghĩ tiêu cực về bản thân, hoặc những suy nghĩ phá hoại.”
Chưa có cuộc khảo sát nào về sự cô đơn trên toàn quốc kể từ năm 2013, nhưng nghiên cứu của Statistics Sweden cho thấy 16,8% các thanh thiếu niên 16 đến 24 tuổi cho biết họ đã ‘cảm thấy cô đơn trong hai tuần qua’. Chỉ những người Thụy Điển trong nhóm trên 75 tuổi là có mức độ cô đơn cao hơn (17,4%).
Dr Filip Fors Connolly, a sociologist at Umeå University in northern Sweden and co-author of the book chapter The Swedish Loneliness, argues that living alone is “definitely a factor” when it comes to perceived levels of emotional loneliness among young Swedes.
Tiến sĩ Filip Fors Connolly, nhà xã hội học tại Đại học Umeå ở miền bắc Thụy Điển và là đồng tác giả của chương sách ‘Sự cô đơn Thụy Điển’, lập luận rằng sống một mình ‘chắc chắn là một nhân tố’ khi nói về mức độ cô đơn cảm xúc của người trẻ Thụy Điển.
However, he warns that the bigger picture is more complex. For example, young people may tend to report feeling lonelier than more mature single household dwellers regardless of their objective social situation because they are “more insecure in themselves” at that age.
Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng nếu nhìn toàn cảnh thì mọi việc phức tạp hơn. Ví dụ, những người trẻ có thể có xu hướng cho biết họ có cảm giác cô đơn hơn những người sống cô độc trưởng thành, bất chấp hoàn cảnh xã hội khách quan của họ, bởi vì ở độ tuổi đó họ ‘bất an hơn về bản thân’.
Plus it could be that young Swedes are increasingly raising concerns about loneliness because they are more comfortable talking about their needs and feelings than previous generations. Fors Connolly says it is therefore “not clear that the present generation feels lonelier compared to previous generations”.
Meanwhile, other research suggests that the tendency to live alone in Sweden has not left it a lonelier nation than European neighbours. In fact, the latest European Social Survey, released in 2014, found that only 5% of Swedes experienced frequent loneliness, slightly lower than the European average of 7%.
A new kind of shared living?
Yet despite a lack of hard data on the issue, loneliness as a potential social and health problem for young Swedes is increasingly generating discussion.
Một kiểu sống chung mới?
Mặc dù thiếu dữ liệu cứng về vấn đề này, sự cô đơn như là một vấn đề xã hội và sức khỏe tiềm tàng đối với người Thụy Điển trẻ đang ngày càng gây ra tranh luận.
Sweden’s largest daily newspaper Dagens Nyheter recently ran the headline ‘Is loneliness among young people a new epidemic?’, while the Red Cross has increased resources for tackling loneliness among different age groups. One Nordic start-up, No Isolation, has been campaigning for the government to appoint a loneliness minister. The issue is also having an impact on discussions about integration; Sweden frequently comes close to the bottom of global rankings when it comes to the ease of making new friends.
Nhật báo lớn nhất Thụy Điển Dagens Nyheter gần đây đã chạy tít “Sự cô đơn trong giới trẻ có phải là dịch bệnh mới?”
Trong khi đó, Hội Chữ Thập Đỏ đã gia tăng nguồn lực để đối phó nỗi cô đơn trong các nhóm tuổi khác nhau. Một công ty khởi nghiệp Bắc Âu, No Isolation, đã vận động chính phủ bổ nhiệm một bộ trưởng theo dõi vấn đề cô đơn. Vấn đề này cũng tác động lên các cuộc thảo luận về hội nhập; Thụy Điển thường xuyên tiến gần đến cuối bảng xếp hạng toàn cầu trong lĩnh vực kết bạn mới.
There is a slow-burning public debate about whether shifts in Swedish housing and socialising habits might help tackle the issue. In larger cities, this includes a bubbling movement championing shared living.
In 2011, one of Stockholm’s limited medieval townhouses, named Hus 24, became the first property in the Nordics to be formally branded a co-living space. Launched by Lisa Renander, an entrepreneur who felt lonely when she moved back to Sweden from Silicon Valley, the building has 12 spots for young professionals looking for a shared home. A sister property, K9, was launched five years later – a disused hotel renovated to hold 50 professionals who have so far included lawyers, consultants, teachers, bartenders and professional dancers alongside start-up workers.
Vào năm 2011, một trong những ngôi nhà phố thời trung cổ ít ỏi của Stockholm, có tên là Hus 24, đã trở thành bất động sản đầu tiên ở Bắc Âu được chính thức đặt tên là ‘không gian sống chung’.
Được Lisa Renander, một doanh nhân cảm thấy cô đơn khi cô từ Thung lũng Silicon trở về Thụy Điển, trình làng, tòa nhà có 12 chỗ dành cho những người trẻ có trình độ đang tìm kiếm một ngôi nhà chung.
Một ngôi nhà tương tự, K9, cũng được ra mắt năm năm sau đó – một khách sạn không còn sử dụng nữa được cải tạo để có chỗ ở cho 50 người đi làm bao gồm luật sư, chuyên gia tư vấn, giáo viên, nhân viên pha chế và vũ công chuyên nghiệp cùng với các nhân viên khởi nghiệp.
The latest venture to make waves, Colive, opened its first 11-person property in May 2019 in an airy converted attic in Södermalm, one of Stockholm’s hippest city-centre neighbourhoods. Here, the cost of a small double bedroom is around the same as Ida Staberg’s studio in Vällingby (around $850 a month).
Công ty mới nhất trong làn sóng này, Colive (có nghĩa là Sống chung), vừa khai trương bất động sản đầu tiên dành cho 11 người vào hồi tháng 5/2019, trong một khu tầng áp mái thoáng đãng tại Södermalm, một trong những khu vực tân tiến nhất ở trung tâm thành phố. Tại đây, giá thuê căn hộ một phòng ngủ đôi cỡ nhỏ có giá vào khoảng tương đương với mức thuê căn studio như của Ida Staberg ở Vällingby (khoảng 850 đô la một tháng).
“Co-living (provides) a social arena for a lot of people that get lonely,” argues co-founder Katarina Liljestam Beyer. She says that addressing loneliness is a major goal of the company, alongside providing a solution to Stockholm’s long queues for affordable apartments – and its long winters.
“Sống chung cung cấp một môi trường xã hội cho rất nhiều người đang cảm thấy cô đơn,” đồng sáng lập loại hình kinh doanh này, Katarina Liljestam Beyer nói. Bà nói rằng việc xử lý tình trạng cô đơn là mục tiêu chính của công ty, bên cạnh việc cung cấp giải pháp cho tình trạng hàng dài những người chờ đợi để có được căn hộ với giá phải chăng ở Stockholm và cho những mùa đông kéo dài ở thành phố này.
“In Sweden it’s really dark in the evenings (during the winter) and you don’t feel like going out during the week, which makes some people feel isolated. If you already live with other people, you have your dinner company under the same roof as your own room. If you don’t want to socialise, you can just close your door.”
“Ở Thụy Điển trời rất tối vào buổi tối (vào mùa đông) và bạn không cảm thấy muốn ra ngoài trong tuần, điều này khiến một số người cảm thấy bị lẻ loi. Nếu bạn sống cùng người khác, bạn có người ăn tối cùng dưới một mái nhà như là phòng riêng của bạn. Nếu không muốn giao tiếp, bạn chỉ cần đóng cửa lại.”
“As far as quality of life goes, it just gives much more joy to be around other people – especially if they’re like-minded,” agrees 25-year-old Katrine Bimell, a virtual reality architect who is one of the initial housemates, carefully screened from hundreds of applicants.
“Về mặt chất lượng cuộc sống, việc có người khác bên cạnh mang lại rất nhiều niềm vui – đặc biệt là nếu họ có cùng chung suy nghĩ,” cô Katrine Bimell, 25 tuổi, kiến trúc sư thực tế ảo, một trong những người được vào ở ban đầu vốn được sàng lọc cẩn thận từ hàng trăm ứng viên, nói.
She says she was “feeling alright” when she lived alone in her late teens and early 20s, but experienced a major shift in her mood when she started co-living. “There was such a contrast… because then the life at home became much more colourful.”
Không hợp tư duy Thụy Điển?
Cô nói rằng cô ‘cảm thấy ổn’ với việc sống một mình ở tuổi thiếu niên và đầu những năm 20 tuổi, nhưng đã trải qua sự thay đổi lớn trong tâm trạng khi cô bắt đầu sống chung. “Có một sự tương phản như thế… bởi vì khi đó cuộc sống ở nhà trở nên đa sắc hơn.”
Colive wants to create tens of thousands of co-living units within a decade, aimed at 18- to 30-year-olds from all backgrounds, and believes there is a strong market. A 2014 report by innovation consultancy United Minds suggested almost half of 18 to 35 year-olds in Stockholm would be interested in sharing with friends or others outside their immediate family and Katarina Liljestam Beyer says the company’s own research has backed up the findings.
Một phúc trình hồi năm 2014 của công ty tư vấn sáng tạo United Minds cho rằng gần một nửa số người từ 18 đến 35 tuổi ở Stockholm muốn chia sẻ với bạn bè hoặc những người khác ngoài những người thân yêu nhất của họ và Katarina Liljestam Beyer nói rằng nghiên cứu của chính công ty đã chứng minh cho điều này.
It is perhaps no coincidence that the co-living trend has emerged in tandem with a boom in apps finding other innovative ways to encourage Swedes to socialise. These include Panion, which allows users to search for friends with similar interests and join group activities, and GoFrendly, a women-only platform that matches users with like-minded people in their area. The number of co-working spaces has also mushroomed, reflecting the growing numbers of Swedes starting their own businesses or joining the gig economy, yet seeking the community of a shared space.
Có lẽ không phải là điều trùng hợp khi xu hướng sống chung đã xuất hiện song hành với sự bùng nổ trong các ứng dụng tìm ra những cách sáng tạo mới để khuyến khích người Thụy Điển kết giao.
Các ứng dụng này bao gồm Panion, vốn cho phép người dùng tìm kiếm bạn bè có cùng sở thích và tham gia các hoạt động nhóm, và GoFrendly, một nền tảng dành cho nữ kết nối người dùng với những người đồng cảm trong cùng khu vực.
But just how mainstream co-living will become in Sweden remains up for debate. Housemate Katrine Bimell says people have been discussing the concept at parties “since a few years back” and is hopeful it will continue to grow.
“There is a reaction going on in people who are looking for a different context from living on their own,” she reflects. “It’s [happening] among different communities as well, with different values. It seems they [co-living spaces] are spreading here and all over the city.”
However demography professor Gunnar Andersson believes it is unlikely that collective housing projects will become mainstream any time soon, due to Sweden’s deep-rooted culture of individualism. Previous generations have also tested the idea, without it taking off on a large scale.
Giáo sư nhân khẩu học Gunnar Andersson tin rằng không có khả năng các dự án nhà ở tập thể sẽ sớm trở thành dòng chính, do văn hóa chủ nghĩa cá nhân bắt rễ sâu ở Thụy Điển. Các thế hệ trước cũng đã thử ý tưởng này, nhưng nó không được phát triển thành quy mô lớn.
In Sweden we like to feel like individuals. I think it’s a good thing – we are not as co-dependent as others – Jonna Lundin
Her boyfriend has recently moved in, but she says she was rarely lonely or bored while living solo and couldn’t imagine returning to her parents or living in collective housing if her relationship didn’t work out.
Bạn trai của cô gần đây cũng chuyển đến ở chung, nhưng cô cho biết cô hiếm khi cảm thấy cô đơn hoặc buồn chán khi sống một mình và không thể hình dung sẽ trở về với bố mẹ hoặc sống trong nhà ở tập thể nếu quan hệ tình cảm của cô đổ vỡ.
And back in Vällingby, Ida Staberg argues that even after her own struggles with loneliness, she wouldn’t change what she’s been through. “Even if it is tough sometimes and difficult and feels lonely… it teaches you a lot and develops you a lot,” she says. “So I think it is something positive”.
Quay trở lại Vällingby, Ida Staberg nói rằng ngay cả sau khi thời gian vật lộn với nỗi cô đơn, cô sẽ không thay đổi những gì cô đã trải qua. “Ngay cả khi có lúc nó rất khó khăn và cô đơn… nó dạy cho bạn rất nhiều và giúp bạn lớn lên rất nhiều,” cô nói. “Do đó, tôi nghĩ rằng đó là điều tích cực.”
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Worklife.
Her words recall an old Swedish proverb: “ensam är stark” – “alone is strong”.