We know the Arctic is melting – but it’s also on fire. And these wildfires could transform the pace, and scope, of global warming in ways that could affect us all.
By Zoe Cormier
BBC Future
The Arctic is transforming before our eyes: the ice caps are melting, the tree-line is shifting northwards, starving polar bears wander into cities. The region is warming twice as fast as the rest of the planet due to climate change, largely due to changes in albedo – the loss of sunlight-reflecting ice and snow, replaced by sunlight-absorbing ocean and soil. This is driving a dangerous positive feedback cycle where heating spirals into more heating.
Mục lục
Bắc Cực bốc cháy: Tai họa đối với khí hậu toàn cầu
Bắc Cực đang biến đổi trước mắt chúng ta: những tảng băng đang tan chảy, hàng cây đang dịch chuyển về phía bắc, những con gấu Bắc Cực đói rã lang thang vào thành phố.
Khu vực này đang nóng lên nhanh gấp đôi so với phần còn lại của hành tinh do biến đổi khí hậu. Tốc độ này phần lớn là do thay đổi trong tỷ lệ phản chiếu ánh sáng – sự mất đi băng tuyết vốn phản chiếu ánh sáng mặt trời và thay vào là mặt đất và đại dương vốn hấp thụ ánh sáng mặt trời.
Điều này đưa đến chu kỳ phản hồi nguy hiểm khi mà sự nóng lên leo thang tiếp thành nóng hơn nữa.
And, now, the Arctic isn’t only losing its ice. It is being set ablaze.
Và, giờ đây, Bắc Cực không chỉ mất băng. Nó đang bốc cháy.
Gargantuan forest fires in Siberia, which burned for more than three months, created a cloud of soot and ash as large as the countries that make up the entire European Union. More than four million hectares of Siberian taiga forest went up in flames, the Russian military were deployed, people across the region were choked by the smoke, and the cloud spread to Alaska and beyond. Fires have also raged in the boreal forests of Greenland, Alaska and Canada.
Hỏa hoạn hoành hành
Cháy rừng lớn ở Siberia, vốn hoành hành trong hơn ba tháng, đã tạo ra một đám mây bồ hóng và tro bụi có diện tích lớn bằng các quốc gia tạo nên toàn bộ Liên minh châu u.
Hơn bốn triệu hectare rừng taiga Siberia bốc cháy, quân đội Nga được triển khai, người dân khắp vùng bị ngộp khói và đám mây khói bụi lan sang Alaska và xa hơn nữa.
Hỏa hoạn cũng hoành hành ở các khu rừng phương bắc của Greenland, Alaska và Canada.
These are all the things we have been predicting for decades – Philip Higuera
Though images of blazing infernos in the Arctic Circle might be shocking to many, they come as little surprise to Philip Higuera, a fire ecologist at the University of Montana, in the US, who has been studying blazes in the Arctic for more than 20 years.
Mặc dù hình ảnh của những đám cháy dữ dội ở Vòng Bắc Cực có thể gây sốc cho nhiều người, nhưng đối với Philip Higuera, nhà hoả sinh thái học tại Đại học Montana, Mỹ, người đã nghiên cứu về các đám cháy ở Bắc Cực trong hơn 20 năm, thì điều này không có gì bất ngờ.
“I’m not surprised – these are all the things we have been predicting for decades,” he says.
“Tôi không lấy làm ngạc nhiên – đây là tất cả những điều chúng tôi đã dự đoán trong hàng chục năm qua,” ông nói.
Higuera and his team predicted in 2016, based on sophisticated computer modeling, that fires in the boreal forests and Arctic tundra would increase by up to four times by 2100.
Higuera và đội ngũ của ông hồi năm 2016 đưa ra dự đoán dựa trên mô hình máy tính tinh vi, rằng tình trạng bốc cháy ở các khu rừng phương bắc và lãnh nguyên Bắc Cực sẽ tăng gấp bốn lần cho đến năm 2100.
A key tipping point, he says, is an average July temperature of 13.4C over a 30-year period. Much of the Alaskan tundra has been perilously close to this threshold between 1971 and 2000, making it particularly sensitive to a warming climate. The number of areas near to and exceeding this tipping point are likely to increase as the climate continues to warm in the coming decades, says Higuera.
Một điểm đảo chiều quan trọng, ông nói, là nhiệt độ trung bình tháng Bảy trong khoảng thời gian 30 năm là 13,4 độ C.
Đa phần lãnh nguyên Alaska đã tiến gần một cách nguy hiểm đến ngưỡng này trong khoảng thời gian từ 1971 cho đến 2000, khiến nó đặc biệt nhạy cảm với khí hậu nóng lên.
Số lượng các khu vực tiến gần và vượt quá điểm đảo chiều này có khả năng tăng lên trong khi khí hậu tiếp tục ấm lên trong những thập niên tới, Higuera nói.
“Across the circumpolar Arctic, the take-home message is that there are distinct thresholds above which you start to see the tundra burning – it’s like a binary switch,” says Higuera. “This threshold relationship is part of what makes the Arctic so sensitive: areas will stay below this threshold for years, off our radar for fire activity – and then all of a sudden with a change in temperature it will start to burn.”
“Trên khắp Bắc Cực, thông điệp để ghi nhớ là có những ngưỡng đặc trưng riêng mà khi vượt qua ngưỡng đó, chúng ta sẽ bắt đầu thấy lãnh nguyên cháy – nó giống như công tắc nhị phân,” Higuera giải thích.
“Sự tồn tại hai ngưỡng này là một phần khiến Bắc Cực nhạy cảm đến vậy: các khu vực sẽ nằm dưới ngưỡng cháy này trong nhiều năm mà chúng ta không hề hay biết để phòng chống hỏa hoạn – và sau đó bất thình lình khi nhiệt độ thay đổi nó sẽ bắt đầu cháy.”
Though fires are a natural component of all ecosystems, including in the far north – they foster biodiversity and facilitate nutrient cycling – to see them on this scale in the Arctic is unprecedented and highly unusual.
Mặc dù cháy là thành phần tự nhiên của tất cả các hệ sinh thái, kể cả ở phía bắc xa xôi – nó giúp nuôi dưỡng đa dạng sinh học và tạo điều kiện cho chu kỳ dinh dưỡng – nhưng chứng kiến các đám cháy ở quy mô như thế này ở Bắc Cực là chưa từng có và rất bất thường.
“It’s an indication of how much we humans are kicking the system,” says Higuera. “And changing [the] global climate is a very big kick to the system.”
“Đó là chỉ dấu cho thấy con người chúng ta đang tác động hệ sinh thái nhiều đến mức nào,” Higuera nói. “Thay đổi khí hậu toàn cầu là sự tác động rất lớn đối với hệ thống.”
Part of the reason for the explosion in fires is that this increased heat is drying the soil and melting the permafrost. But there are more surprising reasons, too – such as that the warming climate is leading to more lightning strikes, which are causing more forest fires.
Một phần lý do cháy rừng bùng nổ là nhiệt độ tăng đang làm khô đất và làm tan băng vĩnh cửu. Nhưng cũng có nhiều lý do đáng ngạc nhiên hơn – chẳng hạn như khí hậu ấm lên khiến sét đánh nhiều hơn, gây ra nhiều vụ cháy rừng hơn.
Slow burn
“Working in the field in Alaska this summer in a hot and smoky environment, you could literally feel the impacts of a number of fires that were happening in different places all over the landscape,” says Sue Natali, associate scientist with the Woods Hole Research Center, a Massachusetts-based organisation that researches climate change science and solutions. “You could also see the long-term impacts of fires that had happened years beforehand. We were walking on ground that was literally collapsing as a result of permafrost thaw brought on by previous fires.”
‘Tủ lạnh trữ carbon’
“Làm việc trên cánh đồng ở Alaska vào mùa hè này trong một môi trường nóng và khói, bạn có thể cảm nhận được theo đúng nghĩa đen tác động của một số đám cháy đang xảy ra ở nhiều chỗ khác nhau trên khắp nơi,” Sue Natali, nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu Woods Hole, một tổ chức có trụ sở ở Massachusetts chuyên nghiên cứu các giải pháp và khoa học về biến đổi khí hậu, nói.
“Chúng ta cũng có thể thấy những tác động lâu dài của các vụ cháy đã xảy ra nhiều năm trước đó. Chúng ta đang đi trên mặt đất mà đúng nghĩa là đã sụp xuống do kết quả của việc tan băng vĩnh cửu trong các đám cháy trước đó.”
If simmering permafrost isn’t surprising enough, this summer she saw something even more shocking.
Nếu băng vĩnh cửu cháy sôi sục vẫn là chưa đủ để gây ngạc nhiên, thì mùa hè này bà đã chứng kiến được điều thậm chí còn choáng váng hơn.
“I worked in a wetland that had burned,” says Natali.
“Tôi làm việc ở một vùng ngập nước bị cháy,” Natali nói.
The fires are impacting entire ecosystems in the north. The air is polluted, droughts are endemic, and in response new assemblages of plants and trees are growing in unexpected places. A report last year found, for example, that warming in the Arctic, and attendant vegetation changes, have caused caribou populations to plummet by half – due to the animals being unable to locate their normal food sources of lichen.
Các đám cháy đang tác động đến toàn bộ hệ sinh thái ở phía bắc. Không khí bị ô nhiễm, hạn hán trở nên đặc hữu, và trước hoàn cảnh đó xuất hiện một loạt những cây cỏ và cây cối mới ở những nơi không ngờ tới.
Chẳng hạn như một báo cáo năm ngoái đã nhận thấy rằng thời tiết ấm lên ở Bắc Cực và sự thay đổi thảm thực vật kèm theo đã khiến quần thể nai sừng tấm giảm một nửa – do chúng không thể tìm được chỗ có nguồn thức ăn bình thường của chúng là địa y.
Fires in the Arctic also have huge implications for the global climate. Boreal forests and Arctic tundra cover 33% of the global land surface, and hold an estimated 50% of the world’s soil carbon – more carbon than is stored in all the world’s vegetation, and equal in size to the amount of carbon in the atmosphere.
Hỏa hoạn ở Bắc Cực cũng gây hậu quả rất lớn đối với khí hậu toàn cầu. Rừng cực bắc và lãnh nguyên Bắc Cực bao phủ 33% diện tích đất bề mặt toàn cầu và lưu trữ khoảng 50% lượng carbon trong lòng đất trên thế giới – nhiều hơn lượng carbon nằm trong trong tất cả thực vật trên thế giới và tương đương với lượng carbon trong khí quyển.
Because conditions in the north are so cold, microbial growth and decomposition are much slower than in the tropics, so carbon is stored in layers of permafrost rather than recycled back into the nutrient cycle through vegetation growth.
Điều kiện ở miền bắc rất lạnh khiến cho sự phát triển và phân hủy của vi sinh vật chậm hơn nhiều so với ở vùng nhiệt đới, do đó carbon được lưu trữ trong các lớp băng vĩnh cửu thay vì tuần hoàn trở lại chu kỳ dinh dưỡng thông qua sự phát triển của thực vật.
In other words, if the forests burn and tundra melts, we could dramatically increase the amount of carbon in our atmosphere – essentially rendering useless even the most coordinated global attempts to cut global emissions.
Nói cách khác, nếu rừng bị cháy và lãnh nguyên tan chảy, lượng carbon trong khí quyển sẽ tăng đột biến – về cơ bản khiến ngay cả những nỗ lực toàn cầu mang tính phối hợp nhất để cắt giảm khí thải trở nên vô dụng.
“The north is a vast, global refrigerator for carbon that has been stockpiled from the atmosphere,” explains biologist Merritt Turetsky of the University of Guelph, in Ontario, Canada. She specialises in studying how permafrost thaws – when solid land turns into a “big soupy mess”, as she describes it. Communities in the north have for years been documenting lopsided homes and crumbling roads.
Cháy chậm
“Bắc Cực là một tủ lạnh toàn cầu rộng lớn chứa carbon trữ từ khí quyển,” nhà sinh học Merritt Turetsky từ Đại học Guelph, Ontario, Canada, giải thích. Bà chuyên nghiên cứu cách băng tan – khi mặt đất biến thành mớ hỗn độn sền sệt, theo lời bà mô tả.
Các cộng đồng ở miền bắc trong nhiều năm đã ghi nhận những ngôi nhà nghiêng sang một bên và những con đường đổ sụp.
Now, we are seeing that once solid ground itself burn. Fires on the peatland are dominated by flameless smouldering combustion, which move overland through the leaf litter at the snail’s pace of half a metre a week, rather than the speedy rate of 10km per hour in a forest fire.
Giờ đây, chúng ta đang thấy rằng mặt đất tự bốc cháy. Những đám cháy trên mặt đất than bùn chủ yếu là những vụ bắt lửa âm ỉ mà không thấy ngọn lửa di chuyển trên đất liền xuyên qua lớp lá cây với tốc độ ốc sên là nửa mét mỗi tuần, thay vì với tốc độ 10km một giờ như trong các vụ cháy rừng.
“These aren’t flames licking up into the trees like in Bambi,” says Turetsky. “These are slow-moving edges of ignition that move through the moss, the leaf biomass, and everything else that has fallen onto the forest floor.”
“Đó không phải là những ngọn lửa liếm lên thân cây,” Turetsky giải thích. “Mà ở phần rìa bắt hỏa, rồi ngọn lửa di chuyển chậm qua rong rêu, những đám lá và mọi thứ khác rơi xuống trên mặt đất.”
These smouldering fires not only are ignited much more easily than fiery flames by lightning strikes – they also can persist through cold and wet conditions much longer, largely because the peat holds vast stores of the combustible gas methane. As the climate warms, northern soils and peat dry out, making smouldering fires much more likely.
Những đám cháy âm ỉ này không chỉ bắt lửa dễ dàng hơn nhiều so với đám cháy do sét đánh – chúng có thể cháy dai dẳng hơn nhiều trong điều kiện lạnh và ẩm ướt, chủ yếu là do than bùn chứa khối lượng lớn khí methane dễ cháy.
Khi khí hậu ấm lên, đất phía bắc và than bùn khô đi, khiến có nhiều khả năng xảy ra đám cháy âm ỉ hơn.
In a research paper from 2015, Turetsky explains how smouldering fires are actually a much greater threat to the global climate. They burn for much longer, so they can transfer heat much deeper into the soil and permafrost, overall consuming twice as much carbon-rich fuel as normal fires.
Trong một nghiên cứu từ năm 2015, Turetsky đã giải thích làm sao mà đám cháy âm ỉ thật ra là mối đe dọa lớn hơn nhiều đối với khí hậu toàn cầu.
Chúng cháy lâu hơn nhiều, vì vậy chúng có thể truyền nhiệt sâu hơn nhiều vào đất và băng vĩnh cửu, và trên tổng thể tiêu thụ nhiên liệu giàu carbon nhiều hơn gấp đôi so với các đám cháy thông thường.
“Unfortunately, there’s just no way you can send out a bomber plane with a belly full of water or fire retardant to put these out – the tools that fire managers have at their disposal to tackle these huge scale fire events are just ineffective when it comes to smouldering,” she says.
“Không may là không có cách nào có thể triển khai một máy bay ném bom với bụng đầy nước hoặc hóa chất chống cháy để dập lửa – những công cụ chữa hỏa hoạn có sẵn để xử lý những đám cháy quy mô lớn không hiệu quả đối với các đám cháy âm ỉ,” bà nói
Even more disconcerting, rainfall doesn’t always help.
Thậm chí còn đáng lo ngại hơn nữa, mưa không phải lúc nào cũng có ích.
“You need a huge amount of precipitation to fall to put these out – but if you get just a moderate amount of rain, that often comes with lightning, which can just blow things up thanks to the methane in the peat, and just make it worse,” she says.
“Bạn cần một lượng mưa rất lớn để dập tắt những đám cháy này – nhưng nếu chỉ có lượng mưa vừa phải, vốn thường đi kèm với sét, thì nó có thể thổi bay mọi thứ nhờ vào khí methane trong than bùn, và chỉ làm cho mọi thứ tệ hơn,” bà nói.
Sink to source
In a new study, Turetsky and others report that the boreal forests will switch from absorbing carbon from the atmosphere through photosynthesis and growth, and so acting as a carbon sink, to releasing their carbon through drying and burning, making them a carbon source.
Từ hút đến thải carbon
Trong một nghiên cứu mới, Turetsky và những người khác cho biết rằng các khu rừng phương bắc sẽ chuyển từ hấp thụ carbon trong khí quyển thông qua quá trình quang hợp và tăng trưởng, và do đó có công dụng như điểm hút carbon, sang giải phóng carbon ra ngoài qua quá trình khô hạn và đốt cháy, biến chúng thành nguồn phát thải carbon.
“Không may là không có cách nào có thể triển khai một máy bay ném bom với bụng đầy nước hoặc hóa chất chống cháy để dập lửa – những công cụ chữa hỏa hoạn có sẵn để xử lý những đám cháy quy mô lớn không hiệu quả đối với các đám cháy âm ỉ,” bà nói.
In other words, rather than acting as a brake on climate change, by burning, the northern forests will dramatically exacerbate global heating.
Nói cách khác, thay vì đóng vai trò như một chốt chặn biến đổi khí hậu, khi bị cháy, các cánh rừng phía bắc sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng ấm lên toàn cầu một cách đột biến.
Rather than acting as a brake on climate change, by burning, the northern forests will dramatically exacerbate global heating
Not all of the soil carbon is burned during a forest fire. Over time, “legacy carbon” builds up in the soil after repeated fires. But as fires in the boreal increase in size and severity in a warming climate, the likelihood of this “legacy carbon” being released to the atmosphere increases.
Không phải toàn bộ carbon trong đất bị đốt cháy trong cháy rừng. Theo thời gian, ‘carbon di sản’ tích tụ trong lòng đất sau những vụ cháy lặp đi lặp lại. Nhưng khi các đám cháy ở phương bắc tăng lên về quy mô và mức độ nghiêm trọng trong bối cảnh khí hậu ấm lên, khả năng ‘carbon di sản’ này được giải phóng vào khí quyển sẽ tăng lên.
“The really bad news is that big fires can move through a landscape and tap into old carbon layers that had been removed from the atmosphere thousands of years ago,” explains Turetsky. “When 100,000-year-old carbon is released back to the atmosphere, that’s the stuff of true positive feedback. And while occasional fires are a natural part of the boreal forest, it’s not a regular feature of the Arctic further north – but it may be in the future. We’re dialling up the volume.”
“Tin tức thực sự tồi tệ là những đám cháy lớn có thể di chuyển trên khắp một vùng và đụng đến các lớp carbon từ xa xưa vốn đã được loại khỏi bầu khí quyển hàng ngàn năm trước,” Turetsky giải thích.
“Khi carbon 100.000 năm tuổi được giải phóng trở lại vào bầu khí quyển, đó sẽ là phản ứng tác động thực sự. Và mặc dù các đám cháy thi thoảng xảy ra cũng là một phần tự nhiên của rừng phương bắc, nhưng đó không phải là đặc điểm thông thường ở phía bắc Bắc Cực – nhưng có thể đó là điều trong tương lai. Chúng ta đang đẩy nhanh mọi thứ.”
If conceiving of fires in the Arctic wasn’t enough of a paradigm shift, an even greater psychological hurdle is understanding that much of the fire in the Arctic is actually underground.
“A better understanding of what is actually on fire in these ecosystems – the peat and the muck and the soil beneath the surface – might change the way people understand how the Arctic can go up in flames,” says Carly Philips, Kendall Fellow for Protecting Carbon in Alaska’s Boreal Forests at the Union of Concerned Scientists, a non-profit founded 50 years ago with the aim of using science to improve the health of people and the planet.
Capable of smouldering beneath the surface, these subterranean fires can persist through the winter and pop up in spring in completely unexpected locations. Hence their nickname: “zombie fires”. They’re neither dead nor alive.
Có khả năng âm ỉ bên dưới mặt đất, những đám cháy trong lòng đất này có thể dai dẳng suốt mùa đông và bùng lên vào mùa xuân ở những nơi hoàn toàn không ngờ. Do đó mà nó có biệt danh: ‘đám cháy ma’. Nó không tắt hẳn mà cũng không cháy bùng.
Taken together, melting permafrost, methane release, drying peat, vanishing ice, simmering zombie fires and of course a warming climate are all combining into an unprecedented setting for dramatic changes in the Arctic.
Gộp lại với nhau, băng vĩnh cửu tan, khí methane thoát ra, than bùn khô, băng biến mất, các đám cháy ma và tất nhiên khí hậu ấm lên, tất cả đều kết hợp lại tạo nên bối cảnh chưa từng có để Bắc Cực thay đổi mạnh mẽ.
In a 2018 study, Woods Hole’s Natali describes a field experiment that lasted from 2012 to 2016 in Siberia, where she and her colleagues scorched patches of earth to varying degrees and waited to see how easily larch seedlings would grow. By 2017, there were five times more larch seedlings in the moderately and highly scorched earth compared to other plots – implicating that in a landscape razed by forest fires, new species would increasingly flourish.
Trong một nghiên cứu năm 2018, Natali ở Woods Hole đã mô tả một thí nghiệm thực địa diễn ra từ năm 2012 đến 2016 ở Siberia, nơi bà và các đồng nghiệp đã đốt cháy các khoảnh đất với các mức độ khác nhau và chờ đợi xem cây con của loài thông rụng lá lớn lên như thế nào.
Cho đến năm 2017, cây thông con loại này ở những nơi bị cháy nhiều hay cháy vừa phải nhiều hơn gấp năm lần so với những chỗ khác – điều đó cho thấy trong một cảnh quan bị cháy rừng tàn phá, các loài mới sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ.
It could mean that the Arctic landscape shifts away from coniferous forests to become more dominated by leafy deciduous trees that are found further south.
“In the boreal zone, we are already seeing a proliferation of deciduous forest across the landscape as coniferous forest fails to return post fire,” says Turetsky. “The iconic structure of how we define the boreal itself might be changing.”
Điều đó có nghĩa là cảnh quan Bắc cực chuyển đổi từ rừng lá kim để trở thành vùng đất bạt ngàn cây rụng lá vào mùa đông vốn chỉ có xa hơn về phía nam.
“Ở phương bắc, chúng ta đã chứng kiến sự lan rộng của rừng rụng lá ở khắp nơi vì rừng lá kim không thể tái tạo sau đám cháy,” Turetsky nói.
Global influence
Dramatic changes in the boreal and the Arctic will affect the entire planet in more ways than one.
Ảnh hưởng toàn cầu
Những thay đổi đột biến ở phương bắc và Bắc Cực sẽ ảnh hưởng toàn bộ hành tinh theo nhiều chứ không phải một cách.
“This is a global problem: fires in one region affect air quality in other parts of the world,” says Mark Parrington, a senior scientist at the Copernicus Atmosphere Monitoring Service (Cams) at the European Forest Fire Information System. Their monitoring has tracked plumes of smoke from Alaska reaching the Great Lakes; fires in Alberta causing red skies in Europe; a smoke plume from the Canadian Arctic reaching the European Arctic, and more.
“Đây là một vấn đề toàn cầu: hỏa hoạn ở một nơi ảnh hưởng đến chất lượng không khí ở các nơi khác trên thế giới,” Mark Parrington, nhà khoa học cao cấp tại Dịch vụ Giám sát Khí quyển Copernicus (Cam) thuộc Hệ thống Thông tin Cháy rừng châu u, nói.
Hệ thống theo dõi của họ đã phát hiện các đám khói từ Alaska cho đến Ngũ Hồ; các đám cháy ở tỉnh Alberta, Canada, khiến bầu trời đỏ ở châu u; đám khói từ Bắc Cực ở Canada đến Bắc Cực của Châu u, và nhiều vụ khác nữa.
This is a global problem: fires in one region affect air quality in other parts of the world – Mark Parrington
Parrington says we need look at where black particulates – soot – from these fires is falling back to earth to understand the impact on the global climate. If it is deposited onto snow and ice, this would decrease the albedo and lead to more sunlight and heat being absorbed – increasing warming. Cams have some data to address this question, but urgently need more, he says.
Parrington nói rằng chúng ta cần nhìn vào nơi bồ hóng từ những đám cháy này rơi trở lại mặt đất để hiểu được tác động đối với khí hậu toàn cầu.
Nếu nó lắng đọng trên băng và tuyết, điều này sẽ làm giảm hiệu suất phản chiếu và dẫn đến việc hấp thụ nhiều hơn ánh nắng và nhiệt – làm tăng tốc sự ấm lên.
Beyond more research, what can be done? Is there any chance of stopping these fires from spreading? Higuera, for one, isn’t optimistic. “It’s just not in the realm of possibility to say we will stop fires like this from happening in the future,” he says. “It’s like trying to stop a hurricane.”
Ngoài nghiên cứu nhiều hơn, có thể làm gì được? Có bất kỳ cơ hội nào để ngăn chặn những đám cháy này lan rộng hay không?
Higuera không hề lạc quan.
“Nói đến việc chúng ta ngăn chặn để những đám cháy như thế này không xảy ra trong tương lai là gần như không có khả năng,” ông nói. “Nó giống như cố gắng chặn bão vậy.”
Even fighting individual fires is extremely challenging, thanks to the remote, vast nature of the area and its lack of infrastructure. But not every fire should be fought, experts say: instead, we need to turn our attention elsewhere.
Ngay cả việc chữa cháy từng đám cháy đơn lẻ cũng là vô cùng khó khăn do tính chất xa xôi, rộng lớn của khu vực và thiếu cơ sở hạ tầng. Nhưng không phải đám cháy nào cũng cần phải dập tắt, các chuyên gia nói: thay vào đó, chúng ta cần chuyển sự chú ý của mình sang vấn đề khác.
“It’s not an effective use of funds to go out and put out every northern fire – it’s just not feasible,” says Turetsky. “The most important thing we can do is overall climate mitigation – and our chance to do that is not in 15 or 10 years’ time.
“It’s now.”
“Ra ngoài kia và dập tắt mọi đám cháy ở phía bắc không phải là cách sử dụng tiền hiệu quả – điều đó không khả thi,” Turetsky nói. “Điều quan trọng nhất chúng ta có thể làm là giảm thiểu tình trạng khí hậu nóng lên nói chung – và cơ hội của chúng ta để làm điều đó không phải là trong 15 hay 10 năm nữa, mà là bây giờ.”
—