PHƯƠNG THƠ
Pháp quốc có nền kinh tế lớn thứ 7 trên thế giới có sản lượng kinh tế 2.582,50 tỷ $ và lớn thứ 3 tại Liên minh Châu Âu (EU), tức là chỉ đứng sau Đức, Anh. Pháp là cường quốc công nghiệp phát triển rất xuất sắc, là nếu trên thế giới có 100 công ty to lớn nhất thế giới thì Pháp sẽ đóng góp 9 công ty to lớn hàng đầu rất có ảnh hưởng nhất thế giới. Nghĩa là các công ty Pháp góp phần cung cấp linh kiện hay chế tạo các sản phẩm công nghiệp kỹ năng cao rất xuất sắc cho ngành công nghiệp hiện đại tiên tiến nhất thế giới.
Đã thế đốt xương sống nền kinh tế Pháp còn rất xuất sắc ở lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng, hàng không, mỹ phẩm, tiêu dùng sang trọng và ngành năng lượng rất ấn tượng như năng lượng điện hạt nhân, năng lượng dầu khí, phần mềm,…
Hãy điểm lại thành tích nền kinh tế Pháp vài con số, đó là Pháp là quốc gia từng là nơi đầu tư an toàn nhất thế giới và Âu châu. Nó hấp dẫn với đồng tiền mạnh được ưa chuộng là Franc Pháp (FRF) khi Pháp chưa gia nhập đồng tiền chúng của khối kinh tế Eurozone. Pháp cũng là quốc gia nhận được sự đánh giá mức tín nhiệm của Moody’s, Fitch, Standard & Poor’s ở mức tuyệt đối ba chữ A hoa là AAA nhiều thập kỷ cho đến khi khủng hoảng nợ nần có chủ quyền ở châu Âu tăng lên khi một số quốc gia hướng về theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa, và ngay cả chính nước Pháp. Như tôi hay đề cập nền kinh tế Pháp sở hữu nhiều danh hiệu công ty lớn nhất thế giới, nên nó trở thành an toàn đáng tin cậy cho giới đầu tư. Nghĩa là nước Pháp có thị trường chứng khoán nằm trong Top đầu của thế giới trong chỉ số MSCI EAFE, nghĩa là gồm các nước Anh, Đức, Nhật, Singapore, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Pháp,…
Những công ty xuất sắc ảnh hưởng toàn cầu của Pháp hoặc đa quốc gia mà Pháp nắm giữ cổ phần, đó là AXA là một công ty bảo hiểm đa quốc gia của Pháp; Total SA (dầu khí); Airbus (Công ty Hàng không và Vũ trụ Châu Âu, cơ sở nhà máy sản xuất Lagardère ở Toulouse ,Pháp); Alstom (Công nghiệp Vận tải đường sắt; L’Oréal (mỹ phẩm của Pháp); Engie, hay GDF Suez SA-công ty điện lực đa quốc gia của Pháp; Veolia Environnement SA , hoặc Veolia nổi tiếng về ngành công nghiệp dịch vụ môi trường; Michelin (nhà sản xuất lốp xe nổi tiếng của Pháp),…
Nói chung nền kinh tế Pháp rất đa dạng, họ có tất cả những ngành nghề công nghiệp mang giá trị quốc tế mà nếu liệt kê các ngành nghề chế tạo máy móc cơ khí như ô tô, linh kiện ô tô, điện công nghiệp, cơ khí, điện tử tiêu dùng, hay ngành nghề thời trang,… thì Pháp đều có tất cả. Pháp có nhãn hiệu xe ô tô đứng hàng đầu thế giới như Groupe PSA (quốc tế).
Nói về xây dựng thì Pháp có đại công ty Vinci SA, là công ty xây dựng lớn nhất thế giới theo doanh thu, và cũng có số nhân viên đông nhất thế giới, nó hoạt động hơn 102 quốc gia trên toàn cầu,…
Nếu nói về ngành bảo hiểm, tài chính ngân hàng thì nước Pháp rất xuất sắc có những tập đoàn ngân hàng quốc tế to lớn hàng đầu và giàu kinh nghiệm cũng hàng đầu thế giới, đó là BNP Paribas (ngân hàng, dịch vụ tài chính quốc tế của Pháp); Crédit Agricole (ngân hàng quốc tế); HSBC France SA là công ty con của HSBC (Tài chính và bảo hiểm); Groupe BPCE, hay Crédit Foncier de France (tài chính ngân hàng),…đó là vài liệt kê về một số ít công ty Pháp.
Trở lại hồ sơ bất ổn của Pháp thì có nhiều chuyện hài kịch là nguyên nhân nước Pháp chuyển hóa là tự diễn biến, tự suy thoái chuyển hóa từ chủ nghĩa tư bản tiến nhanh lên chủ nghĩa xã hội. Tức là bất ổn hiện nay của Pháp là quốc gia này đang có khuynh hướng xã hội chủ nghĩa có thể cản trở một số doanh nghiệp cạnh tranh. Ví dụ như nước Pháp có tuần làm việc 35 giờ và tuổi nghỉ hưu 62 tuổi, thấp hơn so với nhiều nước phát triển khác dù rằng dân số của Pháp não hóa già đi và thiếu lao động, nhưng số đông những thanh niên Pháp ngày càng lười biếng lao động mà thích hưởng thụ và muốn trợ cấp an sinh xã hội cao hơn. Vì hiện nay tỷ lệ an sinh xã hội ở Pháp như nguồn thu nhập quan trọng cho chính phủ Pháp để trả tiền cho nhiều chương trình xã hội bao gồm phúc lợi, chăm sóc sức khỏe và nhiều lợi ích khác,… khi mà tỷ lệ nợ của chính phủ Pháp so với GDP nó khá rủi ro là nợ nần có chủ quyền này phải trả của Pháp trên mức 97% so với GDP.
Chi tiêu của chính phủ tại Pháp thì luôn tăng lên theo cái bậc thang xây lên, mà thu ngân sách thì sút giảm theo cách tháo từng cái bậc thang rơi xuống đất, mà với tình trạng chủ nghĩa xã hội bùng phát ở Pháp nó đang giáng tai họa cho quốc gia này với thiểu số giới trẻ có tư duy xã hội chủ nghĩa lười tư duy, lười biếng lao động mà tư tưởng luôn muốn các doanh nghiệp, hay những người lao động có của cải giàu có chia sẻ…
Bất ổn trong nội tại của Pháp còn chưa lo được thì Pháp đang là thành viên lớn thứ ba của Liên minh châu Âu, và Pháp cũng đang chịu trách nhiệm tài trợ cho một phần lớn các khoản cứu trợ trong cuộc khủng hoảng nợ châu Âu khi một số quốc gia có khuynh hướng XHCN từ Đông Âu cộng sản hội nhập vào Châu Âu họ vẫn chưa thay đổi được tư duy kinh tế kiểu XHCN thì nước Pháp cũng đang gánh rất nhiều chi phí cho những nước Đông Âu XHCN. Đã thế Pháp còn đang bị gieo mầm xã hội chủ nghĩa nhân rộng trong chính đất nước họ thì bất ổn là dễ xẩy ra.
Nghĩa là hiện nay như tôi hay nói một số người Pháp có tư duy lười biếng ít lao động, nhưng muốn đòi chia quyền lợi trợ cấp, lương bổng công bằng xã hội. Nó cũng dễ thấy là tỷ lệ thất nghiệp ở Pháp rất cao dù có hạ nhưng nó đang ở mức 9,2%. Thậm chí cái tỷ lệ thất nghiệp dài hạn là lười biếng xin việc làm hoặc không chịu làm việc theo quy định ở mức 3,5%. Nghĩa là có tới 3,5% số người lao động ở Pháp không chịu đi làm từ 12 tháng trở lên. Tệ hại hơn là tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên ở Pháp cao nhất Âu châu là tỷ lệ này chiếm tới gần 22% là cao gấp 3 lần ở Đức, gấp 2 lần ở Anh quốc,…
Chuyện giá xăng ở Pháp nó cao thì nó cũng đã cao rồi chứ không phải bây giờ mới nói. Mặc dầu Pháp có nhiều công ty dầu khí tầm vóc quốc tế, nhưng hãy nhớ rằng các công ty dầu khí của Pháp họ đa số đầu tư khai thác ở nước ngoài chứ ở Pháp thì làm gì có còn tài nguyên mà hút dầu, vì những nước Âu châu rất nghèo nàn về tài nguyên, và đa số là nhập cảng khí đốt, dầu lửa từ thị trường Nga là chiếm tới 70% mà khách hàng EU mua dầu lửa và khí đốt của Nga, có lúc chiếm tới 90%, EU cũng nhập cảng dầu khí và khí đốt của Mỹ, Saudi Arabia, Venezuela,…
Pháp bán xăng lẻ cho bình quân của họ 1,73 $/lít xăng, và họ từng bán xăng tới 2,09 $ / lít vào tháng 3 năm 2013 thì cũng bình thường. Mức bán xăng này so với Phần Lan, Đức, Bồ Đào Nha, Thụy Sĩ… thì cũng gần ngang nhau. Thậm chí là Đan Mạch, Hy Lạp, Ý, Hòa Lan, Na Uy,… họ còn bán xăng đắt hơn Pháp,…
Lý giải cũng dễ hiểu là các quốc gia Âu châu, mà nhất là Bắc Âu họ không khuyến khích dùng xăng dầu chạy xe vì ô nhiễm môi trường, và khuyến khích dùng điện, năng lượng sạch, và điện năng ở một số nước đó sản xuất dư thừa và tài trợ miễn phí cho nhiều hộ gia đình,… thì giá xăng của họ đắt cũng không ai thắc mắc,….
Tôi thì mỉa mai dân Pháp khi họ trước đây biểu tình đốt hình nộm ông Trump khi ông tổng thống Mỹ tuyên bố rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, và ông Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng chỉ trích nước Mỹ vô trách nhiệm với cộng đồng thế giới và cáo buộc Mỹ nước dẫn đầu gây ra chứ họ không nói tới hai nước khác là Trung cộng và Ấn Độ mới là thủ phạm gây “hiệu ứng nhà kính” rồi nhiều thứ biến đổi khí hậu linh tinh khác là họ đổ lỗi hết cho Mỹ thì tôi thấy làm lạ lẫm.
Nghĩa là dân Pháp thì thích sạch xanh, và muốn quá nhiều thứ, họ đòi cắt giảm lượng CO2 và khí thải khác từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch, nhằm kiềm chế hiện tượng ấm lên toàn cầu. Việc này lại đụng tới chuyện khá chuyên môn là trong phân tích các công ty năng lượng dầu khí cho đến điện năng thì hãy nhớ rằng thế giới đang lưu hành tài sản máy móc về đốt nhiên liệu hóa thạch như khí đốt, xăng dầu,… chiếm gấp cả mấy chục lần tổng sản lượng GDP nền kinh tế thế giới năm 2017 là 80,7 ngàn tỷ USD. Có nghĩa là sản xuất công nghiệp và dùng máy móc, điện năng từ tàu bè, xe cộ, máy bay, và nhiều nhà máy khác đang phải dùng nhiên liệu hóa thạch có giá trị tới mấy trăm ngàn tỷ USD thì một mình nước Pháp đi tiên phong thì quả là chuyện lạ. Lạ là nước Pháp đang tự mình hy sinh quá nhiều khi mà các thủ phạm gây ra biến đổi khí hậu ô nhiễm môi trường thì chính là Trung cộng, Ấn Độ và các nước Châu Á, Đông Nam Á,…
Kết luận của tôi đầy bi hài là dân Pháp biểu tình tập trung ở Khải Hoàn Môn thì người ta đổ lỗi cho phe “áo vàng” chứ thực ra chính quyền Pháp cũng chẳng biết luôn đảng phái phe nào cầm đầu để đàm phán thì nó cho thấy cái sự bất ổn của kinh tế Pháp đang âm ỉ tích lũy từ lâu rồi. Dân Pháp thì muốn nhiều trợ cấp, muốn xanh và sạch thì phải chấp nhận đánh thuế xăng dầu và thuế môi trường đồng thời dồn tiền đầu tư lớn vào năng lượng sạch thì phải chấp nhận hy sinh là tăng thuế xăng dầu, tăng thuế môi trường lên, hoặc muốn có trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp an sinh xã hội thì phải kiếm nguồn thu thuế cao hơn nữa cũng như người lao động phải chấp nhận tăng giờ làm,….Ngay cả dân Mỹ mà giá xăng dầu tăng cao hơn 1 $ cho 1 lít xăng thì dân Mỹ họ cũng nổi loạn biểu tình lật đổ ông Trump chứ không riêng gì ông President – Emmanuel Macron của Pháp quốc.
Thực tế nước Pháp đang trả giá đắt của họ là quốc gia này tiên phong phản đối đàm phán Thương mại và Đầu tư Quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương (TTIP) giữa Mỹ với Liên minh châu Âu – EU, quy tụ 28 thành viên, gồm: Áo, Bỉ, Bảo Gia Lợi, Croatia, Cyprus, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hung Gia Lợi, Ái Nhĩ Lan, Ý, Latvia, Lithuania, Lục Xâm Bảo, Malta, Hòa Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Lỗ Ma Ni, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Vương quốc Anh,… thì vừa rồi nước Pháp là cái gai trong khối khi từ chối đàm phán vì lo sợ hàng hóa Mỹ tràn nhập quốc gia này, khiến cái TTIP to lớn nhất thế giới chiếm đến 58% sản lượng GDP kinh tế toàn cầu.
Đã thế Pháp đang có xu hướng tách rời Mỹ kể cả cổ súy cho việc Pháp, Đức rút khỏi NATO, và thành lập quân đội chung của Âu châu thì hậu quả là hiện nay quan hệ ngoại thương giữa Pháp-Mỹ giảm hẳn, có nghĩa là hiện nay xuất khẩu của Pháp vào thị trường Mỹ giảm tồi tệ tới 12%. Trong khi nước Đức thì xuất khẩu vào Mỹ chiếm tới 9,2% là cao hơn cả bán buôn giữa Pháp-Đức,…có nghĩa là người Pháp đang tự làm khó mình.
Nói chung khủng hoảng ở Pháp đang diễn ra nó cũng không quá nghiêm trọng, và nó cũng sẽ ổn định lại thôi, vì thực tế Pháp có nền kinh tế khá mạnh mẽ chứ không yếu. Tuy nhiên nó là lời cảnh báo cho dân Pháp tỉnh mộng là đừng có ảo giác lên thiên đàng XHCN là tiến nhanh, tiến mạnh, bay cho cao lên thiên đường thì có ngày rơi xuống địa ngục.
Phương Thơ (Thesaigonpost)