Seite auswählen

Trồng rau, đưa người ra ở Biển Đông: Trung cộng chưa bao giờ từ bỏ tranh chấp với Việt Nam

China Pushes Ahead With New South China Sea Base Despite Trump ...

© AFP 2020 / STR

Hải quân Trung cộng mới đây tuyên bố ứng dụng thành công công nghệ trồng rau xanh trên cát ở đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) nhằm khẳng định chủ quyền và thôi thúc Bắc Kinh tăng cường đưa người ra các đảo ở Biển Đông sinh sống.

Theo PGS.TS Vũ Thanh Ca, nguyên viện trưởng Viện nghiên cứu biển và hải đảo, Tổng cục biển và hải đảo, Bộ Tài nguyên và môi trường Việt Nam, với việc trồng rau và đưa người ồ ạt ra Biển Đông, Trung cộng đang nỗ lực hợp thức hóa yêu sách chủ quyền phi pháp của mình ở các vùng biển tranh chấp và bóp méo luật pháp quốc tế.

Theo vị chuyên gia, ngay từ năm 1956, Trung cộng đã dùng vũ lực chiếm một số đảo phía đông quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Trồng rau ở Biển Đông giúp Trung cộng khẳng định chủ quyền các đảo?

Thời báo Hoàn Cầu (Global Times, do Nhân dân Nhật báo (People’s Daily), cơ quan ngôn luận chính thức do Đảng Cộng sản Trung cộng quản lý, hôm 19/5 đã có bài viết thông tin về việc Hải quân Trung cộng vừa ứng dụng thành công loại công nghệ mới trồng rau xanh ở quần đảo Tây Sa (Xisha) trên Biển Đông.

“Hải quân Trung cộng đồn trú trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Tây Sa (Xisha) ở Biển Đông mới đây đã lần đầu tiên thu hoạch được 750 kg rau xanh được trồng trên cát, sử dụng công nghệ mới mà các chuyên gia tin tưởng rằng sẽ có thể hỗ trợ hiệu quả phục vụ cuộc sống người dân”, Hoàn Cầu khẳng định.

Theo đó, Hải quân Trung cộng đã phối hợp cùng Đại học Giao thông Trùng Khánh (Chongqing Jiaotong University) thử nghiệm công nghệ “trồng rau trên cát” với diện tích khoảng 500 mét vuông ở đảo Phú Lâm và cho thu hoạch rau xanh chỉ một tháng kể từ thời điểm gieo trồng.

“Bảy loại rau, bao gồm cải thìa Pakchoi, xà lách và cải xanh Trung cộng được thu hoạch trên cánh đồng thí nghiệm kết hợp đất và cát trên đảo Phú Lâm (Yongxing) ở thành phố Tam Sa (Sansha), tỉnh Hải Nam của Trung cộng, vào ngày 12 tháng 5”, báo cáo của Hải quân Trung cộng cho biết.

“Công nghệ trồng rau xanh mới này sẽ tiếp tục được phát triển trên quy mô lớn, có thể giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết của lực lượng quân đội cũng như dân quân đồn trú trên các đảo hiện đang thiếu rau xanh”, Hoàn Cầu dẫn lời một sĩ quan hải quân cho biết.

Báo cáo của lực lượng Hải quân Trung cộng cho biết, các chiến sĩ và giới khoa học đã trộn vật liệu dạng hạt thực vật với chất bột kết dính vào cát. Sau khi tưới nước, cát sẽ biến thành đất. Hạt giống được trồng trên cánh đồng thử nghiệm này vào ngày 4/4/2020 và đã cho thu hoạch thành phẩm hơn 750 kg rau xanh chỉ sau một tháng. Tức một năm, trên đảo có thể thu hoạch được năm hay sáu vụ rau.

Nhóm nghiên cứu từ Đại học Giao thông Trùng Khánh đã thay đổi 4.000 mét vuông sa mạc thành đất canh tác ở Khu tự trị Nội Mông Bắc của Trung cộng vào năm 2017.

Chưa hết, Thời báo Hoàn Cầu cũng dẫn đánh giá của Trần Tương Miểu (Chen Xiangmiao), một trợ lý nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Biển Đông của Trung cộng (NISCSS) nhận định rằng, việc trồng rau sẽ giúp củng cố chủ quyền của Trung cộng trên Biển Đông và chứng minh các thực thể này là đảo.

Trung cộng bị cho là tiếp tục phớt lờ phán quyết về Biển Đông năm 2016 của Tòa trọng tài thành lập theo phụ lục VII UNCLOS năm 1982 mà họ là một bên phê chuẩn.

“Hiện, Trung cộng đã có thể hỗ trợ đời sống của người dân trên các đảo và nhờ vậy, cũng sẽ cho phép ngày càng nhiều người có thể sống trên đảo hơn”, ông Trần lưu ý.

Vị trợ lý nghiên cứu tại Viện NISCSS đồng thời cũng thừa nhận, nền nhiệt độ cao, độ ẩm và hàm lượng muối cao sẽ khiến việc canh tác trở nên vô cùng khó khăn trên các đảo Biển Đông.

“Trồng rau thành công sẽ là khởi đầu để giúp thực hiện bước tiếp theo, chẳng hạn như nuôi lợn hoặc gà. Với chu kỳ sinh thái hoàn hảo sẽ khiến các đảo ở Biển Đông thích hợp cho cuộc sống của con người ở đó. Trong tương lai, mỗi hòn đảo có thể tạo thành cộng đồng cư dân độc lập quy mô nhỏ”, ông Trần Tương Miểu nhấn mạnh.

Chuyên gia Việt nói về âm mưu của Trung cộng khi trồng rau ở Biển Đông

Bình luận về báo cáo mới đây của Hải quân Trung cộng về việc trồng rau thành công ở Biển Đông và sẽ tăng cường đưa người ra các đảo, thực thể ở những khu vực có tranh chấp lãnh thổ sinh sống, PGS Vũ Thanh Ca, nguyên viện trưởng Viện nghiên cứu biển và hải đảo, Tổng cục biển và hải đảo, Bộ Tài nguyên và môi trường Việt Nam, nhận định trên VnExpress cho rằng, đây là một trong số những động thái mới của Trung cộng nhằm nỗ lực “hợp thức hóa” yêu sách chủ quyền phi pháp của mình ở Biển Đông.

Theo đó, qua việc này Bắc Kinh muốn chứng minh các đảo đá ở Hoàng Sa đảm bảo điều kiện “phù hợp cho đời sống con người sinh sống và cho một đời sống kinh tế riêng”.

Theo lập luận của Bắc Kinh, khi các đảo đá được coi là đảo, Trung cộng có thể sử dụng đường cơ sở thẳng để nối các điểm ngoài cùng của các cấu trúc nổi ở các quần đảo thuộc Tứ Sa (trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam) để tạo nên khu vực mà nước này coi là có “quyền lịch sử”. Khu vực này thậm chí còn rộng hơn cả “đường lưỡi bò”.

Ngay từ năm 1956, Trung cộng đã dùng vũ lực chiếm một số đảo phía đông quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đến năm 1974, nước này là một lần nữa dùng vũ lực để chiếm đóng bất hợp pháp các đảo còn lại của Hoàng Sa. Kể từ đó đến này, Bắc Kinh luôn tìm mọi cách để đòi hỏi quyền chủ quyền vô lý, trái phép trên một phần lớn thuộc vùng biển Việt Nam.

PGS.TS Vũ Thanh Ca cho hay, Khoản 3, Điều 121 của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) đã quy định rõ “đảo đá không phù hợp cho con người sinh sống và cho một đời sống kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa”.

Trước khi Tòa trọng tài thường trực (PCA) ra phán quyết bác yêu sách của Trung cộng vào năm 2016, trên thế giới đã tồn tại nhiều ý kiến khác nhau về việc giải thích cụm từ “không phù hợp cho con người sinh sống và cho một đời sống kinh tế riêng”.

Một số quan điểm cho rằng với trình độ phát triển của khoa học và công nghệ hiện đại, tất cả thực thể nổi trên mặt nước ở mức triều cao đều có thể thỏa mãn điều kiện “phù hợp cho con người sinh sống và cho một đời sống kinh tế riêng” nếu được tôn tạo phù hợp, từ đó có thể được coi là đảo.

Tuy nhiên, PGS Ca nhận định, phán quyết của PCA năm 2016 đã chấm dứt những tranh luận trên. Theo đó, tòa khẳng định một thực thể “phù hợp cho con người sinh sống” là một thực thể mà ở trạng thái tự nhiên của nó, trên đó có một hoặc nhiều hơn một cộng đồng người sinh sống ổn định và coi đó là nhà.

Theo PCA, cụm từ “đời sống kinh tế riêng” có nghĩa là cuộc sống và sinh kế của những người dân trên thực thể dựa vào các điều kiện tự nhiên của thực thể. Trong khi đó, các hoạt động khai thác tài nguyên trên thực thể nhưng để phục vụ lợi ích của những người sống ngoài thực thể không được xem là hoạt động thuộc “đời sống kinh tế riêng”.

Như vậy, PCA xác định trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa trước đây chưa bao giờ có các cộng đồng dân cư ổn định, coi đó là nhà. Các hoạt động kinh tế trước đây trên các đảo thuộc Trường Sa chỉ thuần túy là hoạt động khai thác tài nguyên, nên chỉ là đảo đá, không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Với Hoàng Sa, chuyên gia cho biết các đảo thuộc quần đảo này trước đây chỉ có những nhóm người đánh bắt cá và khai thác tài nguyên (bao gồm các chiến binh thuộc đội Hoàng Sa của Việt Nam) trú ngụ tạm thời và đến cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Ngoài ra, cũng có một số công ty Nhật Bản khai thác phân chim hoặc đánh cá ở khu vực này.

Theo ông Ca, những hoạt động đó không tạo ra một cộng đồng dân cư ổn định, coi đó là nhà. Các hoạt động kinh tế xảy ra ở đây chỉ thuần túy là khai thác. Do vậy, các đảo đá trên Hoàng Sa không thể được coi là đảo và không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

“Như vậy, diễn giải của Trung cộng thực chất là bóp méo luật pháp quốc tế”, PGS Ca nói.

Về phần mình, Việt Nam luôn đề cao và tuân thủ phán quyết của PCA. Cuối tháng 3/2020, trong Công hàm gửi Liên Hợp Quốc, Việt Nam minh định lập trường không thể dùng đường cơ sở thẳng để nối các điểm ngoài cùng của các cấu trúc bên ngoài, và các cấu trúc luôn nổi thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam là các đảo đá, không phù hợp cho con người sinh sống và cho một đời sống kinh tế riêng nên không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

 Công hàm cũng nhấn mạnh tuyên bố về “quyền lịch sử” của Trung cộng đối với vùng nước là vượt quá quy định của UNCLOS, trái pháp luật và vô giá trị.

Việt Nam phản đối việc Trung cộng trồng rau ở Biển Đông

Tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều 28/5, Phó phát ngôn viên Đoàn Khắc Việt cho biết:

“Như nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Sa cũng như với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trên Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế. Mọi hoạt động tại các quần đảo này mà không được sự cho phép của Việt Nam đều vô giá trị”, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định.

Riêng đối với việc tàu Trung cộng khai thác cát ở Biển Đông, Phó phát ngôn Đoàn Khắc Việt nhấn mạnh, hoạt động của các bên ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như các khu vực mà Việt Nam có chủ quyền, quyền tài phán trên Biển Đông đều là vi phạm chủ quyền và vi phạm pháp luật quốc tế.

“Hoạt động của các bên ở hai quần đảo này cũng như ở các khu vực mà Việt Nam có quyền chủ quyền, quyền tài phán trên Biển Đông là vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam và vi phạm luật pháp quốc tế”, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt tuyên bố.

Sputnik (29.05.2020)

Tàu khu trục USS Mustin tiến gần quần đảo Hoàng Sa

Tàu khu trục USS Mustin mang tên lửa hành trình, thuộc lớp Arleigh Burke (phải) trong một lần diễn tập trước đây. (Ảnh minh họa)

Tàu khu trục USS Mustin mang tên lửa hành trình, thuộc lớp Arleigh Burke (phải) trong một lần diễn tập trước đây. (Ảnh minh họa) AFP

Hôm 28/5, Hải quân Hoa Kỳ đã điều tàu khu trục USS Mustin mang tên lửa hành trình, thuộc lớp Arleigh Burke tiến gần quần đảo Hoàng Sa.

Bộ Quốc phòng Mỹ loan tin vừa nói cùng ngày.

Trung úy Anthony Junco, phát ngôn viên của Hạm đội 7, Hải quân Hoa Kỳ, cho biết cụ thể vào ngày 28/5, tàu USS Mustin (DDG 89) đã khẳng định các quyền tự do hàng hải ở quần đảo Hoàng Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế. Khi tiến hành hoạt động này, Hoa Kỳ đã chứng minh rằng các vùng biển này nằm ngoài những gì Trung cộng có thể tuyên bố chủ quyền một cách hợp pháp.

Trong khi đó theo South China Morning Post dẫn lời một phát ngôn viên của quân đội nước này rằng Hải quân Trung cộng hôm 28/5 đã đuổi tàu USS Mustin của Mỹ khi tàu này xâm phạm vùng biển chủ quyền của Trung cộng ngoài khơi quần đảo Tây Sa ở Trung Hoa Nam Hải, theo cách gọi của Trung cộng. Tức Hoàng Sa ở Biển Đông.

Cách đây đúng một tháng vào ngày 28 tháng tư ,chiến hạm USS Barry của Hoa Kỳ cũng có chuyến đi qua vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa trong khuôn khổ chiến dịch tự do hàng hải- FONOP.

Hiện Trung cộng, Việt Nam và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa.

Hải quân Hoa Kỳ đã nhiều lần điều tàu chiến tiến gần các khu vực tranh chấp, trong một nỗ lực nhằm thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung cộng đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

RFA (28.05.2020)

Đánh giá mức độ ‘hung hăng’ của Trung cộng trên Biển Đông qua lăng kính luật quốc tế

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2020/05/tau-514-trung-quoc-700x366.png

Lục Bàn Thủy 514, tàu hộ tống lớp Type 056A của Hải quân Trung cộng (ảnh: https://twitter.com/indopac_info/status/1253259788797935619).

Liên quan đến tương lai của luật pháp quốc tế và trật tự trên biển ở Biển Đông.

Vụ đụng độ đầu năm nay giữa tàu hải quân Phi Luật Tân và Trung cộng xảy ra gần Đá Công Đo (Commodore Reef) như điềm báo cho thấy an ninh hàng hải khu vực trước một Trung cộng ngày càng hung hăng. Về vấn đề này, điều thiết yếu là cần tái thẩm định vụ việc thông qua lăng kính luật pháp quốc tế và trật tự trên biển để hiểu được ý nghĩa của nó, theo bài viết của nhà phân tích an ninh Christian Vicedo đăng trên báo The Diplomat ngày 18/5.

Xem xét lại sự cố Đá Công Đo

Ngày 17/2/2020, tàu hộ tống BRP Conrado Yap (PS-39) của Hải quân Phi Luật Tân đã tiến hành một nhiệm vụ tuần tra gần Đá Công Đo do Phi Luật Tân chiếm giữ ở Biển Đông. Trong nhiệm vụ này, tàu PS-39 đã đụng độ với một tàu hải quân Trung cộng (CNS) có số hiệu 514.

Tàu PS-39 đã phát cảnh báo vô tuyến tới tàu CNS-514 nhưng tàu Trung cộng phản hồi với tuyên bố như sau: “Chính phủ Trung cộng có chủ quyền không thể chối cãi đối với Biển Đông, các đảo và vùng biển lân cận”. Sau đó, tàu PS-39 đã chỉ dẫn tàu CNS-514 phải tiến tới “điểm tiếp theo” của nó, nhưng tàu Trung cộng chỉ đơn giản là lặp lại phản ứng trước đó của nó và duy trì tiến trình cũng như tốc độ.

Trong một cuộc phỏng vấn, một quan chức của Bộ Tư Lệnh phương Tây thuộc Lực lượng Vũ trang Phi Luật Tâns (AFP-WESCOM) nhấn mạnh, theo quan sát trực quan của thủy thủ tàu PS-39, thì lúc đó “hệ thống điều khiển hỏa lực” (gun control director) của CNS-514 đã chĩa về tàu của họ sẵn sàng tác xạ.

Vị quan chức giải thích, quan sát trực quan đã xác định được rằng “hệ thống điều khiển hỏa bắn được dùng để chỉ định và theo dõi các mục tiêu và kích hoạt tất cả các khẩu pháo sẵn sàng bắn trong một giây” từ phía tàu Trung cộng. Ông cũng lập luận, quan sát trực quan xác nhận tàu Trung cộng có “ý định thù địch”.

Trong các báo cáo quốc tế về vụ việc đã gọi “hệ thống điều khiển bắn” được nói trên là một “radar điều khiển bắn” (fire control radar). Điều này có ý nghĩa là vì trong các hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại, hệ thống điều khiển bắn thực hiện các giải pháp lượng giác để bắn vào mục tiêu, và rada cấp thông tin vị trí của mục tiêu, thường được sử dụng như một tổ hợp vũ khí trong hệ thống điều khiển bắn, như Ceros 200 của SAAB và radar điều khiển hỏa lực LIROD Mk2 của Thales.

CNS-514 đang được nói đến là tàu Lục Bàn Thủy (Liupanshui) của Hải quân Trung cộng, hộ tống nó là tàu Giang Đảo (Jiangdao) Type 056A trang bị radar điều khiển hỏa lực Type LR66 và Type IR 17 quang điện tử dẫn hướng hệ thống vũ khí.

Sự cố Đá Công Đo và Luật quốc tế

Về mặt pháp lý, Đá Công Đo được coi là một đá nổi (rock), theo sau Phán quyết Trọng tài 2016 về vụ kiện của Phi Luật Tân chống Trung cộng. Về phần này, Đá Công Đo được hưởng quy chế lãnh hải. Đồng thời, Đá Công Đo nằm trong Vùng đặc quyền kinh tế của Phi Luật Tân (EEZ).

Vì vậy, tùy thuộc khoảng cách vị trí chính xác trong vụ việc Đá Công Đo, một trong hai cách thức điều hướng có thể được áp dụng, theo 2 tình huống như sau:

Trong tình huống lãnh hải, theo Công ước Luật Biển (LOSC), tàu CNS-514 chỉ được quyền tiến hành “đi qua vô hại” (“innocent passage“). Và theo LOSC, PS-39 có thể thực hiện các bước cần thiết để “ngăn chặn việc đi qua không vô hại” (“prevent passage which is not innocent“) là một trong những điều gây phương hại đến “hòa bình, trật tự hoặc an ninh” quốc gia. Như vậy, việc PS-39 chỉ hướng cho CNS-514 “tiến hành đến điểm kế tiếp” là đúng thẩm quyền. Như LOSC quy định, CNS-514 cần nhanh chóng thực hiện yêu cầu của tàu Phi Luật Tâns và không sử dụng các mối đe dọa bằng vũ lực.

Trong tình huống EEZ, CNS-514 chỉ đơn giản là họ được phép khẳng định việc thực thi quyền tự do hàng hải của mình chứ không thể tuyên bố là “chủ quyền không thể chối cãi của Trung cộng”. Trong kịch bản này, tàu Phi Luật Tâns PS-39 không thể chặn quyền tự do hàng hải, bởi EEZ được coi là một phần của vùng biển quốc tế nơi một quốc gia được thực hiện các quyền tự do trên biển. Cũng phải nhấn mạnh rằng, theo LOSC, các vùng biển và vùng đặc quyền kinh tế sẽ được dành cho các mục đích hòa bình. Điều này có nghĩa là việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực không được khuyến khích.

Do đó, câu hỏi liên quan tiếp theo là liệu việc CNS-514 nhắm radar điều khiển hỏa lực vào PS-39 có được xem là mối đe dọa sử dụng vũ lực hoặc có ý định thù địch hay không.

Theo Cẩm nang về quy tắc Ứng xử San Remo (ROE) năm 2009, các hành vi “nhắm vào và chỉ hướng vũ khí” hoặc “dùng rada chiếu sáng hoặc chỉ hướng laser” được coi là biểu thị của “ý định thù địch”.

Hành động kích hoạt radar điều khiển hỏa lực trên tàu dưới hình thức cảnh báo chỉ được chấp nhận là một biện pháp chủ động trong việc xác định ý định thù địch của một tàu khác nếu sau khi nó biểu thị dấu hiệu của thù địch.

Do “cảnh báo vô tuyến” không phải là dấu hiệu của ý định thù địch trong Cẩm nang ROE, nên hành động của PS-39 được hiểu là không biểu thị cho “ý định thù địch”, khiến cho hành động chĩa radar hỏa lực của CNS-514 vào PS-39 là không phù hợp.

Thêm vào đó, áp dụng “Bộ Quy tắc tránh va chạm ngoài ý muốn trên biển” (Code for Unplanned Encounters at Sea – CUES) trên Biển Đông, thỏa thuận mà Trung cộng đã đạt được với các nước ASEAN trong hội nghị thượng đỉnh ASEAN – Trung cộng lần 19 vào năm 2016. Trung cộng cũng nhận được sự tán thành từ các nước thuộc ASEAN + đối với thỏa thuận CUES trong Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) lần thứ 5 năm 2018.

Xét theo CUES, một giao thức được chuẩn hóa, mang cả ý nghĩa về hoạt động hàng hải và chính trị khi nó được thông qua trong Hội nghị chuyên đề Hải quân Tây Thái Bình Dương (WPNS) do Trung cộng tổ chức vào năm 2014, các hành động của tàu 514 Trung cộng mâu thuẫn với CUES, do tàu này đã sử dụng “radar điều khiển hỏa lực”.

Sự cố Đá Công Đo và Trật tự trên Biển

Các hành động của tàu CNS-514 cũng mâu thuẫn với các nguyên tắc được đặt ra trong các thỏa thuận đa phương về trật tự và hòa bình trong các tranh chấp trên Biển Đông mà Trung cộng đã tuyên bố ủng hộ.

Cần nhắc lại rằng theo Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (Declaration on Conduct of the Parties in the South China Sea – DOC), các bên cam kết “giải quyết tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán của họ bằng biện pháp hòa bình, không dùng đến đe dọa hoặc sử dụng vũ lực” như quy định của LOSC.

Tương lai của luật pháp quốc tế và trật tự trên biển được cho là có triển vọng mờ mịt, khi quốc gia ven biển mạnh nhất và có ảnh hưởng nhất ở Biển Đông không tuân thủ luật pháp quốc tế cũng như các quy tắc được đặt ra bởi các thỏa thuận an ninh hàng hải đa phương mà trong đó nó đứng riêng một bên.

Trong trường hợp thiếu một sự hòa giải an ninh đa phương, để có thể chủ động bảo vệ trật tự biển dựa trên các quy tắc và ngăn chặn sự hung hăng của Trung cộng trên Biển Đông, thì có thể Trung cộng tiếp tục tuyên bố rằng họ tôn trọng luật pháp quốc tế và ủng hộ trật tự trên biển nhưng thực tế đó họ sẽ hành xử theo một kiểu hoàn toàn khác.

Tương tự, Trung cộng có thể mở rộng các hoạt động cưỡng chế “Vùng Xám” (Gray Zone) và thúc đẩy các kịch bản tấn công gần như vũ trang để áp đặt các yêu sách lãnh thổ và hàng hải của mình đối với các quốc gia tiểu cường láng giềng.

Trung cộng vẫn có thể tiếp tục đe dọa các quốc gia yếu nhược bằng cách lớn giọng bác bỏ các phản đối ngoại giao và những biện pháp pháp lý khác là “cáo buộc sai trái”, “khiêu khích” và là “phán quyết quốc tế không thể chấp nhận được”, như cách họ từng ra rả tuyên bố liên quan đến vụ việc Đá Công Đo nói trên và Cuộc tranh chấp bãi cạn Scarborough năm 2012 cũng như Phán quyết Trọng tài năm 2016 trong vụ kiện của Phillippine chống Trung cộng.

Theo The Diplomat, Triệu Hằng dịch và biên tập

ĐKN (28.05.2020)

“Đường 9 đoạn” của Trung cộng vi phạm UNCLOS

Nam Dương tái khẳng định “đường 9 đoạn” của Trung cộng vi phạm UNCLOS. Họ tuyên bố “đường 9 đoạn” của Trung cộng ở Biển Đông là thiếu cơ sở pháp lý và vi phạm UNCLOS năm 1982.

Trong công hàm gửi Liên Hợp Quốc mới đây, Phái đoàn thường trực Nam Dương tại Liên Hợp Quốc đã tái khẳng định lập trường của nước này về vấn đề Biển Đông, trong đó nhấn mạnh, “đường 9 đoạn” của Trung cộng là thiếu cơ sở pháp lý và vi phạm UNCLOS năm 1982.

Tổng thống Nam Dương thị sát trên vùng biển Natuna năm 2016. Ảnh : Benarnews.org.


Nội dung công hàm mới của Nam Dương thực chất phản ánh lại nội dung công hàm cũ đã đệ trình lên Liên Hợp Quốc ngày 8/7/2010.
Theo đó, Nam Dương khẳng định nước này không có tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông. Với tư cách là quốc gia tham gia Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, Nam Dương lưu ý quan điểm về quyền hàng hải của các thực thể nêu trong công hàm năm 2010 đã được công nhận bởi Tòa phán quyết ngày 12/7/2016 trong vụ kiện giữa Trung cộng và Phi Luật Tâns, rằng không có thực thể nào trên quần đảo Trường Sa có vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa.

Cuối cùng, công hàm của Nam Dương tái khẳng định, yêu sách của Trung cộng về “đường 9 đoạn” là thiếu cơ sở pháp lý và vi phạm nghiêm trọng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

Công hàm của phía Nam Dương cũng nhấn mạnh nước này đã nhất quán trong việc thúc đẩy sự tuân thủ luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982 và phản đối các yêu sách trái với luật pháp quốc tế.

Phái đoàn thường trực Nam Dương tại Liên Hợp Quốc đưa ra công hàm trên để bày tỏ quan điểm trước 3 công hàm của Trung cộng bao gồm: Công hàm ngày 12/12/2019 của Trung cộng phản đối bản đệ trình thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của Mã Lai; Công hàm ngày 23/3/2020 của Trung cộng phản đối tuyên bố của Phi Luật Tâns; Công hàm ngày 17/4/2020 về quan điểm của Trung cộng đối với bản đệ trình chung thềm lục địa mở rộng vượt ngoài 200 hải lý của Mã Lai và Việt Nam.

Trước đó, hồi đầu năm, Nam Dương đã tuyên bố, Jakarta sẽ không bao giờ công nhận “đường 9 đoạn” mà Trung cộng tự ý vẽ trên Biển Đông vì nó trái với luật pháp quốc tế. Nam Dương bác bỏ các yêu sách lịch sử của Trung cộng vốn “đơn phương, không có cơ sở pháp lý và chưa bao giờ được Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 công nhận”./.

VietBF

Tàu cá Việt Nam mất tích khi ‘di chuyển bất thường’ về hướng Hải Nam, Trung cộng

https://www.datviet.com/wp-content/uploads/2020/05/5BC23C10-C55A-4A65-8E67-6FD188DE0E4D_w1023_r1_s1.jpg

Hướng đi của tàu cá QT-95645-TS trước khi mất kết nối. Photo NLD

Một tàu cá ở Quảng Trị được cho là “di chuyển theo hướng bất thường” về phía đảo Hải Nam, Trung cộng và mất liên lạc từ hôm 26/5.

Truyền thông Việt Nam hôm 28/5 loan tin tàu cá QT-95645-TS do ông Nguyễn Thanh Ngữ làm chủ, ông Hồ Văn Thái làm thuyền trưởng đã khởi hành khai thác thủy sản xa bờ từ ngày 17/5 nhưng đến ngày 26/5 bị xem là “mất tích”.

“Sau 11 giờ 59 ngày 26/5, Chi cục Thủy sản Quảng Trị phát hiện tàu cá QT-95645-TS mất tín hiệu kết nối thông qua hệ thống giám sát hành trình đặt tại đơn vị”, báo Pháp Luật Tp. Hồ Chí Minh cho biết.

Trang này cho biết thêm rằng bốn ngày trước khi mất tích tàu cá này di chuyển đều với tốc độ 1 hải lý/giờ theo hướng bắc về phía đảo Hải Nam, Trung cộng.

Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Trị trích dẫn thông tin từ Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Trị cho biết: “Đến 23h, ngày 26/5/2020, một chiếc tàu cá khác đã tiếp cận vị trí cuối cùng của tàu bị mất kết nối”.

Việt Nam và Trung cộng trong nhiều năm qua đã vướng vào tranh chấp lãnh hải trong những vùng biển giàu tài nguyên ở Biển Đông.

Vào đầu tháng 5, Trung cộng loan báo cấm hoạt động đánh bắt cá ở vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố thuộc chủ quyền sở hữu của họ trên vĩ tuyến 12 – bao gồm các khu vực gần bãi cạn Scarborough, quần đảo Hoàng Sa và Vịnh Bắc Bộ – để bảo tồn tài nguyên.

Lệnh cấm có hiệu lực từ trưa ngày 01/5 cho đến ngày 16/8 và lực lượng hải cảnh Trung cộng đã tuyên bố sẽ áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt nhất để ngăn chặn “mọi hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp”.

Vào tháng trước, một tàu cá Quảng Ngãi cùng với tám ngư dân đã bị tàu Trung cộng đâm chìm ở gần đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa, nơi Việt Nam tuyên bố chủ quyền song trên thực tế nằm dưới quyền kiểm soát của Trung cộng từ năm 1974.

VOA (28.05.2020)

Mỹ sẵn sàng chấp nhận rủi ro hơn trên Biển Đông.

Căng thẳng trên Biển Đông gia tăng trong thời gian gần đây. Mỹ có những bước đi thể hiện sẵn sàng chấp nhận rủi ro lớn hơn trên Biển Đông, còn Trung cộng sẽ tiếp tục né nguy cơ xung đột quân sự với Mỹ để đạt được những mục tiêu của mình.

Tàu chiến Mỹ đi gần tàu thăm dò dầu khí West Capella do Mã Lai thuê, hoạt động ở Biển Đông. Ảnh: Korea Herald

Đó là nhận định mà bà Bonnie Glaser, một chuyên gia Mỹ chuyên nghiên cứu chính sách đối ngoại và an ninh của Trung cộng, đưa ra trong cuộc trao đổi trực tuyến với các phóng viên Việt Nam ngày 27/5.

Theo bà Glaser, ý định của Trung cộng ở khu vực là giảm ảnh hưởng và sức ép của Mỹ; làm suy yếu hoặc loại bỏ các liên minh của Mỹ; ép các nước láng giềng chấp nhận hoặc ưu tiên các lợi ích của Trung cộng; thống nhất Đài Loan; giải quyết tất cả tranh chấp lãnh thổ theo các điều khoản của Trung cộng…

Bà Glaser, công tác tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington, DC, cho rằng, triển vọng đạt được những mục tiêu nêu trên của Trung cộng sẽ bị suy yếu nghiêm trọng nếu nước này có chiến tranh với Mỹ. Vì thế, Trung cộng đang dùng chiến thuật vùng xám, dùng đội tàu vỏ trắng và dân quân biển để thực hiện các hoạt động dưới ngưỡng chiến tranh để không kích động Mỹ đáp trả.

“Tôi cho rằng, tình hình Đài Loan dễ leo thang hơn ở Biển Đông. Nhưng tôi không nghĩ một cuộc tấn công của Trung cộng vào Đài Loan sắp xảy ra”, bà Glaser nói. Bà cho rằng, Trung cộng có rất nhiều công cụ để gây sức ép và trừng phạt việc Đài Loan theo đuổi độc lập.

Khó đoán hơn
Về câu hỏi Mỹ sẵn sàng đi xa đến đâu, có sẵn sàng hành động mạnh mẽ hơn với Trung cộng trên Biển Đông, bà Glaser cho rằng, không có tiêu chuẩn nào cho hành động của Mỹ và không có khả năng nào bị loại trừ. Bà đánh giá chính quyền Mỹ hiện nay sẵn sàng chấp nhận rủi ro hơn chính quyền trước.

Một ví dụ là việc Mỹ gần đây điều tàu đổ bộ tấn công USS America hiện diện gần tàu khoan dầu khí West Capella của Mã Lai nhằm gửi tín hiệu đến Bắc Kinh rằng Mỹ không muốn thấy những hành vi hăm dọa và bắt nạt của Trung cộng và Mỹ có lợi ích ở khu vực đó. Bà Glaser nhấn mạnh sự thay đổi này so với năm 2014, khi Trung cộng ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhưng không có tàu nào của hải quân Mỹ hiện diện gần đó. “Thay đổi này cho thấy cam kết mới của Mỹ về sự sẵn sàng gửi tín hiệu đến Trung cộng và chấp nhận rủi ro”, bà Glaser nói.

Chuyên gia này cho rằng, nếu Trung cộng dùng vũ lực với bất kỳ nước liên quan nào trong tranh chấp Biển Đông, Mỹ sẽ phải cân nhắc chuyện can dự. Nếu Trung cộng sử dụng vũ lực hoặc ngăn cản tự do hàng hải, Mỹ phải tính cách đáp trả để gửi tín hiệu rằng họ coi những hành động như vậy là không thể chấp nhận được.

Đánh giá về các hoạt động tự do hàng hải (FONOP) của Mỹ trên Biển Đông, bà Glaser nói rằng, FONOP là cần thiết nhưng không đủ. Mỹ cần làm điều đó để bảo đảm Trung cộng không thực thi các yêu sách chủ quyền thái quá. FONOP không thể ngăn Trung cộng dùng lực lượng hải cảnh hay dân quân biển để bắt nạt các nước khác.

Bà Glaser nói Mỹ đang cố gắng trở nên khó đoán hơn, như thực hiện chiến dịch trở đi trở lại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cách đây vài tuần, điều các máy bay ném bom đến Biển Đông, có những hoạt động rất đáng kể như triển khai đợt diễn tập 32 giờ. Bà Glaser đánh giá FONOP đang được tiến hành thường xuyên hơn, hiệu quả hơn và gửi đi những tín hiệu mà Mỹ mong muốn.

Về câu hỏi cuộc bầu cử Mỹ năm nay sẽ ảnh hưởng như thế nào lên tính toán của Trung cộng với Biển Đông, bà Glaser cho rằng, bản thân cuộc bầu cử sẽ không ảnh hưởng đến các hoạt động của Trung cộng trên Biển Đông, nhưng kết quả cuộc bầu cử sẽ có ảnh hưởng, tùy thuộc vào cách đánh giá của Trung cộng. Nếu nhận định tân tổng thống Mỹ sẽ chú trọng hợp tác với Trung cộng, Bắc Kinh có thể sẽ tăng cường hoạt động trên Biển Đông.

Trung cộng thường thử thách các tổng thống Mỹ mới lên nắm quyền theo một số cách, trong đó có cách gia tăng hành động ở Biển Đông. Ngay cả khi chính quyền Donald Trump tiếp tục cầm quyền, Trung cộng vẫn có thể tận dụng các lợi thế có được khi ông Trump bước vào nhiệm kỳ 2 để tiến tới các mục tiêu của họ trên Biển Đông, bà Glaser nói.

VietBF

Chuẩn bị cho chiến tranh ở Biển Đông

191001-N-PL543-1058 SOUTH CHINA SEA (October 01, 2019) Seaman Natasha Roberts, from White Plains, New York, uses binoculars while standing aft lookout aboard the Navy’s forward-deployed aircraft carrier USS Ronald Reagan (CVN 76). Lookouts watch for air and surface contacts and stay alert in case of a man overboard. Ronald Reagan, the flagship of Carrier Strike Group 5, provides a combat-ready force that protects and defends the collective maritime interests of its allies and partners in the Indo-Pacific region. (U.S. Navy photo by Mass Communication Specialist 2nd Class Tyra M. Campbell/Released)

Cuộc chiến thương mại giữa Trung cộng và Hoa Kỳ, thất bại từ COVID-19 ở Hoa Kỳ và hoạt động quân sự gia tăng làm tăng nguy cơ xung đột giữa Hoa Kỳ và Trung cộng ở Biển Đông.

Nguy cơ đối đầu quân sự ở Biển Đông liên quan đến Hoa Kỳ và Trung cộng có thể tăng lên đáng kể trong mười tám tháng tới, đặc biệt nếu mối quan hệ của cả hai nước tiếp tục xấu đi vì những xung đột thương mại đang diễn ra và những lời buộc tội về đại dịch.

Tập Cận Bình có thể cảm thấy buộc phải tăng tốc các mốc hoạch định của mình ở Biển Đông để duy trì vị thế hợp nhất của y trong Đảng Cộng sản Trung cộng, đặc biệt là nếu tình hình chính trị ở Hồng Kông xấu đi, việc thống nhất hòa bình với Đài Loan trở nên ít có khả năng hơn, hoặc chỉ trích trong nước về việc y quản lý sự gia tăng lây lan của dịch coronavirus mới.

Với sự tăng trưởng kinh tế của Trung cộng vào năm 2020 dự kiến chỉ đạt 1,2%, mức thấp nhất kể từ giữa những năm 1970, Tập Cận Bình có thể thấy cần phải chứng minh sức mạnh trong khi Bắc Kinh đối phó với sự sụp đổ kinh tế từ đại dịch. 

Trung cộng đã tuyên bố hai khu hành chính mới ở Biển Đông vào tháng 4 năm 2020 và đã leo thang chỉ trích về các tuần hành cho tự do hoạt động hàng hải (FONOPs) của Hoa Kỳ trong khu vực.

Hơn nữa, với kỳ vọng rằng giai đoạn đầu tiên của những nỗ lực hiện đại hóa quân đội của Trung cộng sẽ được hoàn thành vào năm 2020, Tập có thể tin tưởng hơn rằng Trung cộng sẽ thành công trong việc thúc đẩy các yêu sách của mình về mặt quân sự, đặc biệt là nếu Hoa Kỳ bị phân tâm trong việc quản lý đại dịch hoặc phải đối phó với hậu quả kinh tế của nó.

Có một số chỉ số khả dĩ về một bước ngoặt mạnh mẽ trong chiến lược của Trung cộng. ĐCSTH có thể tăng cường sử dụng các tuyên truyền tu từ dân tộc, thường là tiền thân của việc sử dụng vũ lực của Trung cộng.

Tập có thể chú trọng thường xuyên hơn về các vấn đề chủ quyền của Biển Đông và cam kết giải quyết chúng trong nhiệm kỳ của mình. Có thể có một sự gia tăng trong các cuộc kêu gọi từ các tờ báo nhà nước về Trung cộng thực thi chủ quyền của mình bằng cách thực hiện hành động quân sự.

Hoa Kỳ quan tâm đến việc duy trì uy tín của mình như một đối tác đáng tin cậy và bảo lãnh cho hòa bình và ổn định trong khu vực. Do đó, Hoa Kỳ sẽ bảo vệ các đồng minh và sự cởi mở của Biển Đông, điều rất quan trọng cho an ninh và thịnh vượng của Hoa Kỳ.

Hội đồng Quan hệ đối ngoại (the Council on Foreign Relations), Trung tâm hành động phòng ngừa (the Center for Preventive Action) đã đưa ra các khuyến nghị sau đây vào ngày 21 tháng 5 năm 2020. 

Hoa Kỳ nên thiết lập một biện pháp răn đe đáng tin cậy để can ngăn Trung cộng theo đuổi sự kiểm soát lớn hơn đối với Biển Đông thông qua các biện pháp quân sự.

Hoa Kỳ nên làm điều này bằng cách cải thiện tư thế lực lượng của Hoa Kỳ trong khu vực và báo hiệu cho Trung cộng tầm quan trọng cho Hoa Kỳ đối với Biển Đông mở và giải quyết xung đột hòa bình. Để ngăn chặn một cuộc đối đầu quân sự ở Biển Đông, Hoa Kỳ nên thực hiện các biện pháp sau đây.

Tăng tiến độ của các hoạt động quân sự ở Biển Đông. Hoa Kỳ nên tăng cường các hoạt động quân sự với các quốc gia có cùng chí hướng, chẳng hạn như Úc, Ấn Độ, Nhật Bản và Singapore, để bù đắp cho các nguồn lực hạn chế trong khu vực. Hải quân Hoa Kỳ và hải quân các nước liên kết nên tuần hành qua vùng biển tranh chấp thường xuyên hơn và thường xuyên hóa các FONOP.

Động thái này sẽ báo hiệu cho Trung cộng rằng Hoa Kỳ và đồng minh không tôn trọng các yêu sách lãnh thổ quá mức của Trung cộng. Không quân Hoa Kỳ cũng nên áp dụng vai trò tích cực hơn trong việc thực hiện phiên bản FONOP của riêng mình để thách thức các yêu sách song song của Trung cộng đối với không phận phía trên Biển Đông.

Hơn nữa, quân đội Hoa Kỳ nên tiếp tục thực hành về việc không cung cấp thông báo trước về hoạt động quân sự của mình. Làm như vậy sẽ tạo ra ấn tượng rằng quân đội Hoa Kỳ tuân thủ luật pháp trong nước của Trung cộng, tạo cảm tưởng là Hoa Kỳ hỗ trợ các yêu sách của Trung cộng. 

Nếu có những chỉ số cho thấy Trung cộng đang xem xét hành động quân sự chống lại các bên yêu sách khác trong tranh chấp khu vực, Hoa Kỳ cũng nên cứng rắn hơn để thiết lập lại sự răn đe. Ví dụ, cần gửi các tàu của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển và Hải quân Hoa Kỳ để tuần tra vùng biển trong Vùng đặc quyền kinh tế của Phi Luật Tâns để ngăn chặn Trung cộng chiếm lấy Bãi cạn Scarborough.

Để nói với Trung cộng rằng sử dụng các tài sản phi quân sự như tàu đánh cá dân quân Trung cộng trên vùng biển nầy, có thể gây ra phản ứng quân sự của Hoa Kỳ, tổng thống Mỹ cũng nên tuyên bố trong một bài phát biểu chính sách lớn rằng việc kích hoạt nghĩa vụ phòng thủ lẫn nhau có thể được kích hoạt bởi bất kỳ loại tấn công nào đe dọa sự an toàn của lực lượng, máy bay hoặc tàu công cộng của Phi Luật Tâns ở Biển Đông.

Vị trí này cần được truyền đạt trực tiếp trong mọi hội nghị cấp cao và gặp mặt trực tiếp với các quan chức chính phủ cao cấp.

Đáp ứng ngay lập tức và tương xứng với từng hành động gây hấn của Trung cộng trong các vùng biển này, bất kể mục tiêu của nó là gì. Tùy thuộc vào hành vi và các quốc gia liên quan, Hoa Kỳ nên đáp trả bằng cách đưa ra tuyên bố, tiến hành diễn tập quân sự hoặc gây áp lực ngoại giao.

Tuy nhiên, câu trả lời không nên được xác định bởi các tài sản hoặc tổ chức của Trung cộng có liên quan; thay vào đó, Hoa Kỳ nên đáp trả các tàu bảo vệ bờ biển và các tàu cá dân quân của Trung cộng giống như cách đối với một tàu hải quân Trung cộng.

Hơn nữa, Hoa Kỳ nên chắc chắn đáp trả ngay cả khi vụ việc liên hệ đến một nước không ký hiệp ước đồng minh với Hoa Kỳ, vì điều này nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ nghiêm túc trong việc bảo vệ các quy tắc quốc tế, bất kể ai là người vi phạm và bản chất của vi phạm.

Nâng cao chất lượng của các khả năng trinh sát và giám sát hàng hải của các nước tranh chấp tại Biển Đông. Bước này sẽ giúp ngăn chặn Trung cộng bằng cách cải thiện thời gian cảnh báo của các bên khiếu nại và khả năng thực hiện phản ứng phối hợp với các nỗ lực của Trung cộng để thay đổi hiện trạng. Các biện pháp như vậy về cơ bản là phòng thủ và sẽ ít khiêu khích đối với Bắc Kinh hơn các biện pháp tấn công. Điều cũng cần làm là các nhiệm vụ an ninh phi truyền thống như viện trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa.

Đề xuất các yếu tố của một sự sắp xếp có thể chấp nhận và bền vững sẽ giúp tránh và làm leo thang một cuộc đối đầu. Có khả năng thất bại về nâng cao quân sự trong một cuộc khủng hoảng để thuyết phục Trung cộng từ bỏ lợi ích của mình. Thay vào đó, Hoa Kỳ nên tìm cách thuyết phục Trung cộng rằng các hành động của họ sẽ rất tốn kém.

Một cách để ngăn chặn sự xâm lược của Trung cộng là theo đuổi các thỏa thuận kiểm soát vũ khí nhằm hạn chế khả năng của Trung cộng hoặc các thỏa thuận để giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông sẽ làm giảm ham muốn sử dụng vũ lực. Hoa Kỳ cũng nên tìm kiếm sự nhượng bộ từ Trung cộng trong việc giải thích các quyền hàng hải và do đó buộc Trung cộng phải giải thích các hoạt động của họ trong việc hạn chế tự do hàng hải.

Thiết lập một bộ quy tắc ứng xử với các quốc gia có cùng chí hướng và yêu cầu Trung cộng ký kết. Nếu Bắc Kinh từ chối hành động theo các quy tắc này, Washington nên thành lập một liên minh để hạn chế rộng rãi quyền truy cập của Trung cộng vào công nghệ và thông tin liên quan. Washington thậm chí nên đe dọa trục xuất Bắc Kinh khỏi các cơ quan quốc tế có liên quan.

Chỉ định một đặc phái viên về các vấn đề Biển Đông. Một đặc phái viên có thể giúp Hoa Kỳ cải thiện sự phối hợp ngoại giao với các nước Đông Nam Á, tạo điều kiện cải thiện kết nối giữa các chủ thể khu vực và đàm phán thỏa thuận được đề xuất ở trên. Đặc phái viên này nên là một người phát ngôn cá nhân từ tổng thống để báo hiệu tầm quan trọng của vấn đề Biển Đông đối với Hoa Kỳ và nên phối hợp với Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao thông qua các cơ chế của Hội đồng Bảo an Quốc gia.

Đặc phái viên nên đàm phán trong khu vực với đại diện của các nước Đông Nam Á để thiết lập những kỳ vọng chung về quyền hàng hải và hành vi hàng hải được chấp nhận. Sau đó, Hoa Kỳ và các đồng minh nên đưa ra các sáng kiến ngoại giao và pháp lý để gây áp lực với Trung cộng nếu vi phạm những hiểu biết này. Đặc phái viên nên tạo điều kiện cho sự phối hợp giữa các chủ thể khu vực nếu Trung cộng có hành động quân sự trực tiếp hơn.

Lý tưởng nhất, những biện pháp này sẽ đủ để ngăn chặn sự leo thang của quân đội dẫn đến một cuộc đối đầu. Nếu những nỗ lực trước đó để ngăn chặn các hành động và hoạt động mạnh mẽ hơn của Trung cộng thất bại, Hoa Kỳ nên thực hiện các bước sau để khôi phục tính răn đe và hạn chế lợi ích của Trung cộng hơn nữa.

Tăng cường khả năng phòng thủ của các bên yêu sách Biển Đông khác. Hoa Kỳ nên xem xét lại lập trường trung lập của mình đối với các yêu sách Biển Đông và hỗ trợ các nước yêu sách khác chống lại Trung cộng.

Nó có thể giúp tăng cường các quốc gia Đông Nam Á, khả năng chống tiếp cận và từ chối khu vực, bao gồm cải thiện mạng lưới tình báo và giám sát và củng cố các cơ sở trên đảo, để cảnh báo và bảo vệ chống lại các hành động xâm lược của Trung cộng. Hoa Kỳ cũng nên đề nghị triển khai các đơn vị phòng thủ từ Hoa Kỳ và lý tưởng nhất là từ các đồng minh đến các quốc gia duyên hải Biển Đông.

Tìm kiếm sự tiếp cận quân sự đến các cơ sở đối tác mới ở Biển Đông. Để thể hiện quyết tâm của Hoa Kỳ và khả năng bảo vệ tự do hàng hải và hàng không, Hoa Kỳ nên báo hiệu sự sẵn sàng mở rộng sự hiện diện quân sự của mình ở các quốc gia Đông Nam Á khác và thậm chí trên hoặc xung quanh một số đảo tranh chấp nếu Trung cộng không trở lại hiện trạng trước đó hoặc cam kết một thỏa thuận duy trì hòa bình trong tương lai.

Các quốc gia trong khu vực sẽ phải đối mặt với những khó khăn chính trị để cấp quyền truy cập cho quân đội Hoa Kỳ, nhưng một cuộc khủng hoảng hoặc xung đột có thể làm cho việc đó trở nên khả thi hơn. Sẽ có lợi cho Hoa Kỳ khi đạt được thỏa thuận với các bên yêu sách cho phép các lực lượng Hoa Kỳ đến thăm hoặc luân chuyển qua các đảo chiến lược ở Biển Đông.

Duy trì liên lạc khủng hoảng mở với Bắc Kinh để tránh truyền thông và xung đột không cần thiết. Trước khi một cuộc xung đột nổ ra, Washington nên tuyên bố sẵn sàng nói chuyện tại bất kỳ thời điểm nào và sẵn sàng thiết lập các kênh và giao thức rõ ràng trong giai đoạn sớm nhất của một cuộc khủng hoảng. Truyền thông khủng hoảng hiện tại có thể không đủ, và Washington nên cố gắng mở rộng chúng.

Bắc Kinh có khả năng kháng cự, nhưng điều này không có nghĩa là lãng phí nỗ lực. Nếu tình hình leo thang, Hoa Kỳ cần có khả năng chứng minh với các quốc gia khác trong khu vực rằng họ đã đi hết sực và rất lâu để tránh xung đột.

Chiến lược hiệu quả nhất của Hoa Kỳ nên kết hợp các sáng kiến ngoại giao với tư thế răn đe mạnh mẽ hơn trong khu vực. Tuy nhiên, để bất kỳ sáng kiến nào thành công, Hoa Kỳ sẽ cần một chiến lược lâu dài để ngăn chặn sự xâm lược của Trung cộng, để đáp trả nếu một cuộc đối đầu xảy ra và, nếu cần, để đánh bại Trung cộng trong một cuộc xung đột quân sự.

Thành công sẽ đòi hỏi sự đồng thuận giữa hai đảng ở Hoa Kỳ và một thỏa thuận rằng việc duy trì Biển Đông tự do và cởi mở là rất quan trọng đối với lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ. Quốc hội đã đạt được một số tiến bộ về vấn đề này, với Đạo luật trừng phạt Biển Đông và Biển Đông năm 2019, nhưng điều đó là không đủ.

Ngăn chặn Trung cộng giành quyền kiểm soát các vùng biển quan trọng này phải là ưu tiên hàng đầu của Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao. Nếu không có mức độ chú ý này, Hoa Kỳ khó có thể thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích của Hoa Kỳ và các đồng minh trong khu vực, đồng thời ngăn cản Trung cộng theo đuổi các lựa chọn quân sự.

TS Phạm Đình Bá dịch (28.05.2020)

Nguồn: https://www.cfr.org/report/military-confrontation-south-china-sea

Theo VNTB