Seite auswählen

Michael R. Pompeo, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ
(Bản dịch: Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội)

Ngày 13/7/2020 (giờ Washington), Ngoại trưởng Hoa Kỳ Michael R. Pompeo đã ban hành Thông cáo báo chí về lập trường chính thức của Hoa Kỳ đối với các yêu sách biển của Trung Quốc ở Biển Đông. Bản Tuyên Bố này  được phổ biến trên trang mạng của Bộ Ngoại Giao Mỹ.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Michael R. Pompeo. (Hình: NICHOLAS KAMM/POOL/AFP/Getty Images)

Hoa Kỳ bảo vệ một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Hôm nay chúng tôi tăng cường chính sách của Hoa Kỳ tại một vùng có tranh chấp, có ý nghĩa sống còn tại khu vực đó –  Biển Đông. Chúng tôi tuyên bố: Các yêu sách của Bắc Kinh đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi tại hầu hết Biển Đông, cũng như chiến dịch bắt nạt để kiểm soát các nguồn tài nguyên đó, là hoàn toàn bất hợp pháp.

Tại Biển Đông, chúng tôi mong muốn gìn giữ hòa bình và ổn định, duy trì tự do trên biển theo cách nhất quán với luật pháp quốc tế, duy trì dòng chảy thương mại không bị cản trở, và chống lại bất cứ nỗ lực nào nhằm sử dụng cưỡng ép hoặc vũ lực để giải quyết tranh chấp. Đây là những lợi ích sâu sắc và trường tồn mà chúng tôi chia sẻ với nhiều đồng minh và đối tác của mình, những người từ lâu ủng hộ một trật tự thế giới dựa trên luật lệ.

Những lợi ích chung này đã gặp phải sự đe dọa chưa từng thấy từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung cộng). Bắc Kinh sử dụng sự hăm dọa nhằm làm suy yếu quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển ở Đông Nam Á, bắt nạt họ trong vấn đề tài nguyên ngoài khơi, khẳng định sự thống trị đơn phương và thay thế luật pháp quốc tế bằng “chân lý thuộc về kẻ mạnh”. Phương pháp tiếp cận này của Bắc Kinh đã được thể hiện rõ trong nhiều năm. Năm 2010, Bộ trưởng Ngoại giao của Trung cộng khi đó là ông Dương Khiết Trì đã tuyên bố với những người đồng cấp ASEAN rằng “Trung cộng là một nước lớn và các quốc gia khác là nước nhỏ và đó là sự thật.” Thế kỷ 21 không có chỗ cho thế giới quan đầy dã tâm của Trung cộng.

Trung cộng không có căn cứ pháp lý nào để đơn phương áp đặt ý chí của họ lên khu vực. Bắc Kinh đã không đưa ra cơ sở pháp lý rõ ràng nào cho yêu sách “đường lưỡi bò” ở Biển Đông kể từ họ khi chính thức công bố vào năm 2009. Trong một phán quyết được đồng thuận ngày 12 Tháng Bảy 2016, Tòa Trọng tài được thành lập theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 – mà Trung cộng là một thành viên – đã bác bỏ các yêu sách hàng hải của Trung cộng vì không có căn cứ dựa trên luật pháp quốc tế. Tòa Trọng tài đứng về phía Phi Luật Tân, bên đưa vụ việc lên Tòa Trọng tài, trong hầu hết các yêu sách của nước này.

Như Hoa Kỳ từng tuyên bố, và theo Công ước, phán quyết của Tòa Trọng tài là cuối cùng và mang tính ràng buộc về pháp lý với cả hai bên. Hôm nay chúng tôi đưa ra lập trường của Hoa Kỳ về các yêu sách hàng hải của Trung cộng tại Biển Đông với phán quyết của Tòa Trọng tài. Cụ thể:

  • Trung cộng không thể khẳng định một cách hợp pháp một yêu sách hàng hải – bao gồm bất cứ vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) nào từ Bãi Scarborough và Quần đảo Trường Sa – khi so với Phi Luật Tân trong các khu vực mà Tòa Trọng tài đã phán quyết là nằm trong EEZ hoặc thềm lục địa của Phi Luật Tân. Hành động quấy rối của Bắc Kinh đối với các hoạt động đánh bắt cá và phát triển năng lượng ngoài khơi của Phi Luật Tân trong các khu vực đó, cũng như bất cứ hành động đơn phương nào của Trung cộng nhằm khai thác các nguồn tài nguyên này, là bất hợp pháp. Theo phán quyết có tính ràng buộc về pháp lý của Tòa Trọng tài, Trung cộng không có yêu sách lãnh thổ hay hàng hải hợp pháp nào đối với Đá Vành Khăn hay Bãi Cỏ Mây, cả hai nằm hoàn toàn trong quyền chủ quyền và quyền tài phán của Phi Luật Tân, và Bắc Kinh cũng không có yêu sách lãnh thổ hay hàng hải nào được tạo ra từ những cấu trúc này.
  • Do Bắc Kinh không thể đưa ra một yêu sách hàng hải hợp pháp, rõ ràng tại Biển Đông, Hoa Kỳ bác bỏ bất cứ yêu sách nào của Trung cộng đối với các vùng biển nằm ngoài lãnh hải 12 hải lý tính từ các đảo mà Trung cộng đưa ra yêu sách tại Quần đảo Trường Sa (mà không phương hại đến yêu sách chủ quyền của các quốc gia khác đối với các đảo đó). Vì thế, Hoa Kỳ bác bỏ bất kỳ yêu sách hàng hải nào của Trung cộng đối với các vùng biển xung quanh Bãi Tư Chính (ngoài khơi Việt Nam), Cụm bãi Luconia (ngoài khơi Mã Lai), vùng biển thuộc EEZ của Brunei và Natuna Besar (ngoài khơi Nam Dương). Bất cứ hành động nào của Trung cộng nhằm quấy rối hoạt động đánh bắt cá hay phát triển dầu khí của các quốc gia khác trong những vùng biển này – hay đơn phương thực hiện các hành động đó – đều là bất hợp pháp.
  • Trung cộng không có yêu sách lãnh thổ hay hàng hải hợp pháp nào đối với (hay bắt nguồn từ) Bãi ngầm James, một cấu trúc chìm hoàn toàn cách Mã Lai chỉ 50 hải lý và cách bờ biển Trung cộng khoảng 1,000 hải lý. Bãi ngầm James thường được nhắc đến trong hoạt động tuyên truyền của Trung cộng là “lãnh thổ cực nam của Trung cộng”. Luật pháp quốc tế rất rõ ràng: một cấu trúc dưới nước như Bãi ngầm James không thể được bất cứ quốc gia nào tuyên bố chủ quyền và không thể tạo ra các vùng hàng hải. Bãi ngầm James (nằm cách mặt nước khoảng 20 mét) không phải và chưa bao giờ là lãnh thổ của Trung cộng, và Bắc Kinh không thể khẳng định bất cứ quyền hàng hải hợp pháp nào từ đó.

Thế giới sẽ không cho phép Bắc Kinh coi Biển Đông như đế chế hàng hải của riêng mình. Hoa Kỳ ủng hộ các đồng minh và đối tác của chúng tôi tại Đông Nam Á trong việc bảo vệ quyền chủ quyền của họ đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi, thống nhất với các quyền và nghĩa vụ của họ theo luật pháp quốc tế. Chúng tôi ủng hộ cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ tự do trên biển và tôn trọng chủ quyền, và bác bỏ bất cứ đòi hỏi nào nhằm áp đặt “chân lý thuộc về kẻ mạnh” ở Biển Đông hoặc ở khu vực rộng lớn hơn.

***

English:

U.S. Position on Maritime Claims in the South China Sea

PRESS STATEMENT

MICHAEL R. POMPEO, SECRETARY OF STATE

JULY 13, 2020

The United States champions a free and open Indo-Pacific. Today we are strengthening U.S. policy in a vital, contentious part of that region — the South China Sea. We are making clear: Beijing’s claims to offshore resources across most of the South China Sea are completely unlawful, as is its campaign of bullying to control them.

In the South China Sea, we seek to preserve peace and stability, uphold freedom of the seas in a manner consistent with international law, maintain the unimpeded flow of commerce, and oppose any attempt to use coercion or force to settle disputes. We share these deep and abiding interests with our many allies and partners who have long endorsed a rules-based international order.

These shared interests have come under unprecedented threat from the People’s Republic of China (PRC). Beijing uses intimidation to undermine the sovereign rights of Southeast Asian coastal states in the South China Sea, bully them out of offshore resources, assert unilateral dominion, and replace international law with “might makes right.” Beijing’s approach has been clear for years. In 2010, then-PRC Foreign Minister Yang Jiechi told his ASEAN counterparts that “China is a big country and other countries are small countries and that is just a fact.” The PRC’s predatory world view has no place in the 21st century.

The PRC has no legal grounds to unilaterally impose its will on the region. Beijing has offered no coherent legal basis for its “Nine-Dashed Line” claim in the South China Sea since formally announcing it in 2009. In a unanimous decision on July 12, 2016, an Arbitral Tribunal constituted under the 1982 Law of the Sea Convention – to which the PRC is a state party – rejected the PRC’s maritime claims as having no basis in international law. The Tribunal sided squarely with the Philippines, which brought the arbitration case, on almost all claims.

As the United States has previously stated, and as specifically provided in the Convention, the Arbitral Tribunal’s decision is final and legally binding on both parties. Today we are aligning the U.S. position on the PRC’s maritime claims in the SCS with the Tribunal’s decision. Specifically:

+ The PRC cannot lawfully assert a maritime claim – including any Exclusive Economic Zone (EEZ) claims derived from Scarborough Reef and the Spratly Islands – vis-a-vis the Philippines in areas that the Tribunal found to be in the Philippines’ EEZ or on its continental shelf. Beijing’s harassment of Philippine fisheries and offshore energy development within those areas is unlawful, as are any unilateral PRC actions to exploit those resources. In line with the Tribunal’s legally binding decision, the PRC has no lawful territorial or maritime claim to Mischief Reef or Second Thomas Shoal, both of which fall fully under the Philippines’ sovereign rights and jurisdiction, nor does Beijing have any territorial or maritime claims generated from these features.

+ As Beijing has failed to put forth a lawful, coherent maritime claim in the South China Sea, the United States rejects any PRC claim to waters beyond a 12-nautical mile territorial sea derived from islands it claims in the Spratly Islands (without prejudice to other states’ sovereignty claims over such islands). As such, the United States rejects any PRC maritime claim in the waters surrounding Vanguard Bank (off Vietnam), Luconia Shoals (off Malaysia), waters in Brunei’s EEZ, and Natuna Besar (off Indonesia). Any PRC action to harass other states’ fishing or hydrocarbon development in these waters – or to carry out such activities unilaterally – is unlawful.

+ The PRC has no lawful territorial or maritime claim to (or derived from) James Shoal, an entirely submerged feature only 50 nautical miles from Malaysia and some 1,000 nautical miles from China’s coast. James Shoal is often cited in PRC propaganda as the “southernmost territory of China.” International law is clear: An underwater feature like James Shoal cannot be claimed by any state and is incapable of generating maritime zones. James Shoal (roughly 20 meters below the surface) is not and never was PRC territory, nor can Beijing assert any lawful maritime rights from it.

The world will not allow Beijing to treat the South China Sea as its maritime empire. America stands with our Southeast Asian allies and partners in protecting their sovereign rights to offshore resources, consistent with their rights and obligations under international law. We stand with the international community in defense of freedom of the seas and respect for sovereignty and reject any push to impose “might makes right” in the South China Sea or the wider region.

* Nguồn: https://www.state.gov/u-s-position-on-maritime-claims-in-the-south-china-sea/