Bản đồ “đường lưỡi bò” treo tại 4 doanh nghiệp ở Hải Dương, xuất hiện trong ‘sách giáo khoa tại Úc
Quả cầu có bản đồ ‘đường lưỡi bò’ Trung cộng ở Biển Đông mà Bắc Kinh tuyên bố thuộc lãnh thổ Trung cộng, trưng bày tại một tiệm sách ở Bắc Kinh. Ảnh chụp ngày 13/7/2018. (AP Photo/Andy Wong)
Nhà chức trách Việt Nam đã phát hiện và tịch thu 6 bản đồ đường chín đoạn của Trung cộng, còn gọi là ‘đường lưỡi bò’ tại văn phòng làm việc của 4 doanh nghiệp ở Hải Dương, báo Dân Trí tường trình hôm 2/9.
Ngày 1/9, Công an tỉnh Hải Dương cho biết 4 doanh nghiệp đó gồm: TNHH MTV Dầu Vila, Công ty Bao bì Hoa Long, TNHH MTV Công nghiệp Tân Cường Phong, và Công ty TNHH Hóa mỹ phẩm Hồng Đạt. Cả 4 doanh nghiệp đều có lao động Trung cộng.
Tờ Dân Trí xác nhận 6 tấm bản đồ treo tại văn phòng làm việc ở 4 công ty liên hệ vẽ 3 nước Đông Dương đi kèm với đường 9 đoạn. Chữ ghi trên bản đồ là chữ Trung cộng, phần chú thích ghi bằng tiếng Anh “South China Sea”, coi Biển Đông của Việt Nam là biển Nam của Trung cộng.
Lưu hành sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản bản đồ liên quan đến chủ quyền lãnh thổ quốc gia mà không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền, biên giới quốc gia, sẽ bị phạt từ 30-40 triệu đồng, theo khoản 2, điều 11 Nghị định 18/2020.
Đây chỉ là một trong những động thái tương tự hồi gần đây của Bắc Kinh, tìm cách hợp thức hóa bản đồ đường lưỡi bò do họ vẽ ra để khẳng định tuyên bố chủ quyền phi pháp của họ trên Biển Đông bằng mọi cách có thể, kể cả phổ biến, phát tán đường lưỡi bò ở mọi nơi mọi lúc, bất cứ nơi nào ít bị chú ý nhất.
Tuần trước, hôm 27/8/2020, tiểu bang Victoria của nước Úc đã tịch thu một lô sách giáo khoa sau khi phát hiện sách có in một bản đồ ‘đường lưỡi bò’, công nhận yêu sách chủ quyền của Trung cộng đối với hầu hết Biển Đông – một quan điểm đi ngược với lập trường của chính phủ Úc ở Canberra và nhiều nước trong khu vực, đồng thời cũng đã bị tòa án quốc tế bác bỏ là bất hợp pháp.
Nhà xuất bản cho biết hơn 600 cuốn sách về văn hóa Trung Hoa mang tựa đề “Chinese Language Culture and Society” – Ngôn ngữ, Văn hóa và Xã hội Trung cộng, đã được bán ra tại nước Úc, và khoảng 100 cuốn đã được bán ra nước ngoài.
Ngoài bản đồ ‘đường lưỡi bò’, sách có đoạn viết “Trung cộng chỉ có thể tiến bộ khi đất nước này đoàn kết và được lãnh đạo bởi một chính quyền mạnh mẽ”, và con đường tiến tới là một “nền dân chủ theo hệ thống xã hội chủ nghĩa với đặc điểm Trung Hoa”.
Báo Guardian dẫn lời chuyên gia về Trung cộng John Fizgerald nói rằng trong khi cuộc điều tra sơ khởi tập trung vào bản đồ đường lưỡi bò, ông đã phát hiện ra trong chương cuối của ‘sách giáo khoa’ những thông điệp mà ông mô tả là “được trích thẳng từ các tài liệu tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung cộng.”
Cuốn sách dành 2 trang để nói về “giấc mơ Trung Hoa” – một khái niệm mà Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình thúc đẩy từ năm 2012 và đưa vào sách giáo khoa Trung cộng.
Báo Guardian cho biết hai tác giả của cuốn sách là Xu Jixing và Ha Wei, hai nhà giáo dục chịu trách nhiệm về các môn học liên quan tới Trung cộng tại hai trường tư thục danh tiếng ở Melbourne, là Scotch College và Camberwell Grammar, nói họ không hề đưa bản đồ đường 9 đoạn vào sách, và quy lỗi cho nhà xuất bản.
Nhà xuất bản Cengage Learning Asia ngỏ lời “xin lỗi vì bất cẩn” và cho biết sẽ thu hồi tất cả các cuốn sách chưa bán được ở Úc cũng như ở nước ngoài, chẳng hạn như ở Singapore.
Sách giáo khoa gồm các luận điệu tuyên truyền của đảng cộng sản Trung cộng đã được phát hiện bởi tạp chí Citizen của Đại học Melbourne, viện đại học có uy tín, lớn nhất và lâu đời nhất ở bang Victoria.
VOA (03.09.2020)
Mỹ tăng cường thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung cộng ở Biển Đông
Máy bay ném bom B-1B của Không lực Mỹ.
Hai máy bay ném bom B-1B của Không lực Mỹ hôm 21/7 cất cánh từ đảo Guam bay về phía Biển Đông. Hai máy bay phản lực này bay thấp qua hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan và các chiến hạm hộ tống vốn đang hoạt động gần đó trong vùng Biển Philippines, theo hình ảnh được quân đội Mỹ công bố.
Hoạt động này nằm trong khuôn khổ tăng cường thách thức của chính quyền Trump đối với Đảng Cộng sản đương quyền tại Trung cộng và đối với tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh trên hầu hết hải lộ chiến lược quan trọng này.
Trong khi các giới chức cao cấp của ông Trump phát động một chiến dịch ngoại giao và công kích nhắm vào Bắc Kinh, Bộ Quốc Phòng Mỹ đang vận dụng hỏa lực của máy bay ném bom tầm xa được vũ trang đầy đủ trong lúc tìm cách chống lại nỗ lực của Bắc Kinh muốn kiểm soát các vùng biển ngoài khơi Trung cộng.
Kể từ cuối tháng 1, máy bay ném bom B-1B và B-52 của Mỹ, thường hoạt động từng đôi một, đã bay 20 chuyến qua các hải lộ quan trọng trong đó có Biển Đông, Biển Hoa Đông và Biển Nhật Bản, theo các tuyên bố của Không lực Mỹ và các giới chức giữ nhiệm vụ truyền thông,
Những phi vụ này, các nhà phân tích quân sự nói, dùng để gởi một tín hiêu rõ ràng: Hoa Kỳ có thể đe dọa hạm đội Trung cộng và những mục tiêu trên đất liền bất cứ thời điểm nào, từ các căn cứ xa xôi, không cần phải điều động các hàng không mẫu hạm và những chiến hạm đắt tiền khác trong tầm bắn của kho phi đạn to lớn của Bắc Kinh.
Để đáp ứng với sự lớn mạnh về quân sự của Trung cộng, Ngũ Giác Đài đã phối hợp một số vũ khí xưa cũ nhất với một số loại tân tiến nhất: Máy bay ném bom thời Chiến tranh Lạnh và phi đạn tàng hình tiên tiến nhất. Máy bay siêu âm B1-B đi vào hoạt động lần đầu tiên vào năm 1986; máy bay mới nhất trong loại B-52 được chế tạo dưới chính quyền Kennedy. Tuy nhiên những loại máy bay này có thể mang theo một số lượng khổng lồ vũ khí chính xác.
Một máy bay B-1B có thể mang theo 27 phi đạn tàng hình tầm xa mới chống chiến hạm, được đưa vào sử dụng vào năm 2018 và có thể tấn công các mục tiêu trong vòng 600 km, theo các giới chức Mỹ và Phương Tây.
Các chiến lược gia quân sự Phương Tây cảnh báo là xung đột giữa hai cường quốc hạt nhân có thể khó chế ngự.
Trong một vụ xung đột với Trung cộng, đáp ứng nhanh chóng từ lực lượng máy bay ném bom có thể là thiết yếu trong khi Hoa Kỳ và các đồng minh vội vã tăng cường hải quân đến Thái Bình Dương để đẩy mạnh hạm đội Mỹ trú đóng tại vùng này vốn có số lượng vượt trội hơn Trung cộng, theo đánh giá của các sĩ quan quân đội Mỹ và Phương Tây hiện tại chức hay đã về hưu.
Một nữ phát ngôn viên của Không lực Mỹ ở Thái Bình Dương, Đại úy Veronica Perez, nói Không lực Mỹ đã gia tăng công bố nhiệm vụ của các máy bay ném bom để trấn an đồng minh và đối tác về cam kết của Washington đối với an ninh toàn cầu, ổn định khu vực, và một vùng Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
“Dù sự thường xuyên và phạm vi những hoạt động của chúng ta thay đổi căn cứ trên môi trường hoạt động hiện hành, Mỹ có sự hiện diện quân sự bền vững và hoạt động thường xuyên trong vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương,” bà nói.
Bộ Quốc phòng Trung cộng không đáp yêu cầu bình luận.
VOA (02.09.2020)
Báo cáo Quốc phòng Mỹ: Trung cộng gia tăng hiện diện quân sự ở Biển Đông
Hình minh hoạ. Thuỷ thủ đứng gần các chiến đấu cơ trên hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung cộng trong lễ kỷ niệm 70 năm Hải quân Trung cộng hôm 23/4/2019 AFP
Trung cộng đang tiến tới việc gia tăng hơn nữa sự hiện diện quân sự ở Biển Đông và các nước láng giềng sẽ sớm thấy Bắc Kinh triển khai các hàng không mẫu hạm mới, tên lửa diệt hạm và thuỷ quân lục chiến tại vùng nước tranh chấp khi quân đội Trung cộng tập trung vào khả năng viễn chinh và quân sự hoá các tiền đồn ở Hoàng Sa và Trường Sa. Một báo cáo được công bố hôm 2/9 của Bộ Quốc phòng Mỹ đã đánh giá như vậy.
Trung cộng đã hiện đại hoá và tăng cường khả năng của quân đội đến mức Quân Giải phóng Nhân dân Trung cộng thậm chí đã vượt cả Hoa Kỳ trong một số khu vực, theo báo cáo thường niên về sức mạnh quân sự của Trung cộng của Bộ Quốc phòng Mỹ.
Theo báo cáo, Trung cộng hiện có lực lượng hải quân lớn nhất thế giới với số tàu chiến bao gồm cả tàu ngầm là 350 chiếc. Con số này của Mỹ là 293 tàu. Bộ Quốc phòng Mỹ đánh giá một phần của sự gia tăng tàu chiến của Trung cộng là nhằm đẩy mạnh những đòi hỏi về chủ quyền ở Biển Đông.
Đáng chú ý, hàng không mẫu hạm tự làm của Trung cộng mang tên Sơn Đông có nhiều khả năng sẽ đóng hẳn ở căn cứ hải quân Yulin ở đảo Hải Nam, rất gần quần đảo Hoàng Sa và rất gần Việt Nam cũng như Đài Loan.
Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, Trung cộng hiện có 30 khu trục hạm có tên lửa dẫn đường loại 054A và hơn 42 tàu hộ tống loại 056. Cả hai loại tàu này thường xuyên có mặt ở Biển Đông. Ngoài ra, Trung cộng cũng sẽ cho các thiết bị bề mặt không người điều khiển tuần tra ở Biển Đông. Tuy nhiên báo cáo không đưa chi tiết cụ thể về các thiết bị này.
Thuỷ quân lục chiến thuộc hải quân Trung cộng cũng đã thực hiện các cuộc diễn tập ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trong năm nay, và đã tăng nhanh chóng từ 2 lên 8 lữ đoàn. Tuy nhiên, theo báo cáo, khả năng của thủy quân lục chiến Mỹ được cải thiện chậm hơn so với mong đợi khi chỉ có 2 lữ đoàn được trang bị đầy đủ và sẵn sàng tham gia nhiệm vụ bảo vệ các căn cứ của Trung cộng ở Biển Đông cũng như chiếm các đảo và đá nhỏ khác ở đó.
Nói về các đảo nhân đạo nơi Trung cộng có các tiền đồn quân sự ở Biển Đông, báo cáo nhận định: “việc xây dựng các đường băng mới và các nhà chứa máy bay ở các tiền đồn ở Biển Đông đã mở rộng khu vực hoạt động cho các lực lượng không quân của Trung cộng”. “Việc triển khai máy bay chiến đấu của Trung cộng ra Trường Sa trong tương lai có thể cho thấy phạm vi và thời gian hoạt động mở rộng (của máy bay chiến đấu Trung cộng) ở Biên Đông và thậm chí vươn tới cả Ấn Độ Dương”.
HIện Trung cộng đã triển khai các chiến đấu cơ mới nhất là H-6K và H-6J ra căn cứ quân sự ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Theo báo cáo, các căn cứ quân sự của Trung cộng ở Trường Sa bao gồm Đá Subi, Đá Chữ Thập, Đá Vành Khăn, Đá Gaven, Bãi ngầm Đá Tư Nghĩa, Gạc Ma và Đá Châu Viên có các hệ thống chống tầu và máy bay hiện đại cùng các thiết bị gây nhiễu.
Báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đánh giá quân giải phóng nhân dân Trung cộng đã cải thiện khả năng nhắm bắn tên lửa vào các tàu đang di chuyển ở biển từ đất liền của Trung cộng.
RFA (02.09.2020)
Quân đội Mỹ: Trung cộng tăng cường quân sự hóa Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper.
Bộ Quốc phòng Mỹ hôm 1/9 công bố một phúc trình, trong đó cảnh báo rằng Trung cộng đang tăng cường tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông bằng cách đưa vũ khí tân tiến tới vùng biển tranh chấp, theo trang tin Australian Financial Review của Úc.
PTI của Pakistan đưa tin, Lầu Năm Góc đánh giá rằng Trung cộng đã sử dụng chiến thuật cưỡng ép để khẳng định chủ quyền không chỉ ở Biển Đông mà còn ở biển Hoa Đông cũng như trên biên giới với Ấn Độ và Bhutan.
“Các lãnh đạo Trung cộng sử dụng các chiến thuật không khác gì xung đột vũ trang để theo đuổi các mục tiêu của Trung cộng”, phúc trình mà Lầu Năm Góc trình lên Quốc hội có đoạn, theo PTI.
Trang tin của Pakistan nói rằng Trung cộng đã nhanh chóng tăng cường gây ảnh hưởng quân sự và kinh tế tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, gây lo ngại tại nhiều nước cả trong lẫn ngoài khu vực.
Tại một cuộc họp báo hôm 2/9, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung cộng Hoa Xuân Oánh nói rằng phúc trình của Bộ Quốc phòng Mỹ “phớt lờ sự thật và đầy thành kiến”.
“Nó đưa ra các bình luật vô trách nhiệm về việc xây dựng quốc phòng của Trung cộng và cố tình làm sai lệch các mục tiêu chiến lược của Trung cộng”, bà Hoa nói.
VOA (02.09.2020)
Tin Biển Đông ngày 02.09.2020
Facebooker Phạm Thắng Nam đưa tin: “Sáng ngày 2-9-2020, vào đúng ngày lễ độc lập thiêng liêng của đất nước, tàu hải cảnh TC ‘Zhongguo Haijing 5204’ lại ngang nhiên thâm nhập trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế của VN”. Lúc 6h45’ sáng nay, tàu Zhongguo Haijing 5204 rời vùng biển phía nam Bãi Tư Chính, chạy thẳng đến lô khai thác dầu khí 06.01 của VN, ở vùng biển ngoài khơi TP Vũng Tàu.
Hải trình và vị trí của tàu Zhongguo Haijing 5204 vào thời điểm 9h20’ sáng nay 2/9/2020, giờ VN. Ảnh: FB Phạm Thắng Nam
Đây là lần thứ 6 tàu Zhongguo Haijing 5204 xâm phạm khu vực khai thác dầu khí của VN, như vào nhà vô chủ. Còn tàu Hải Dương Địa Chất 10 (Haijiang Dizhi Shihao) đang thả neo ở khu vực đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa. Tàu Hải Dương Địa Chất 8 (Haijing Dizhi Bahao) hiện đang hoạt động trong vùng biển giữa đảo Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa.
Vị trí của các tàu Hải Dương Địa Chất 8 và Hải Dương Địa Chất 10 vào thời điểm 9h48’ sáng nay 2/9/2020, giờ VN. Cả 2 tàu này đều đang xâm phạm lãnh hải VN ở quần đảo Hoàng Sa. Ảnh: FB Phạm Thắng Nam
Ông Nam có clip ghi lại hải trình của tàu Zhongguo Haijing 5204 từ ngày 16/8 đến 2/9/2020. Trong khoảng thời gian này, tàu Zhongguo Haijing 5204 đã sáu lần xâm phạm lô khai thác dầu khí 06.01 của VN. Rõ ràng lực lượng chấp pháp VN hoàn toàn bất lực trước con tàu này.
Trong tình hình VN liên tục bị ép ở Biển Đông như vậy, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng “lên gân” khi trả lời phỏng vấn VnExpress: ‘Không nước nào có thể buộc Việt Nam chọn bên’. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói rất tự tin: “Trước diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, có những nước đã buộc phải chọn bên, nhưng Việt Nam không làm như vậy”.
Báo Tuổi Trẻ đưa tin: Ông Duterte từ chối theo Mỹ phạt 24 công ty Trung cộng xây đảo nhân tạo. Hôm qua, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã tuyên bố, nước này sẽ không theo Mỹ, khi Mỹ liệt vào danh sách đen những công ty Trung cộng tham gia xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông. Tuyên bố này đã được người phát ngôn của ông Duterte là Harry Roque dẫn lại: “Tất cả dự án liên quan những công ty Trung cộng bị cấm ở Mỹ vẫn có thể hoạt động ở Philippines”.
Theo Báo Tiếng Dân (02.09.2020)
Ngoại trưởng Philippines muốn đưa phán quyết Biển Đông vào bộ Quy Tắc Ứng Xử.
Theo ngoại trưởngTeddy Locsin, phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye phải thành một phần của Bộ Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông. Theo ông, phán quyết làm rõ Luật Biển UNCLOS và gắn liền với các tranh chấp ở Biển Đông. Vả lại các bên tranh chấp ở Biển Đông đều là thành viên của UNCLOS, cho nên cách ứng xử phải theo phán quyết này.
The Philippine Star (03.09.2020)
Trung cộng đe dọa sẽ có va chạm nếu Mỹ cho tàu tiến vào Biển Đông
Trung cộng lên tiếng cảnh báo sẽ xảy ra va chạm quân sự nếu Mỹ cho tàu USS Wasp (LHD 1) vào Biển Đông.
Tàu USS Wasp của Mỹ. (Nguồn: US Navy)
Hãng tin Sputnik (Nga) hôm 27/8 đưa tin Bắc Kinh đã cảnh báo khả năng xảy ra “tai nạn quân sự” đối với hành vi mà họ mô tả là “hành động khiêu khích” của Mỹ sau khi nước này đưa tàu USS Mustin vào khu vực Biển Đông. Không những thế, theo Sputnik, Bắc Kinh còn gọi Biển Đông là quần đảo Tây Sa, ngang ngược nhận là “lãnh hải” của mình nhưng thực chất là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.”Bỏ qua các quy định của luật pháp quốc tế, phía Mỹ đã nhiều lần gây rối ở Biển Đông, thực hiện quyền bá chủ hàng hải với lý do tự do hàng hải. Chúng tôi kêu gọi Mỹ dừng hành vi khiêu khích như vậy và hạn chế các hành động trên vùng biển để tránh các tai nạn quân sự có thể xảy ra” –
Thượng tá Li Huamin, phát ngôn viên Bộ Tư lệnh Chiến khu phương Nam thuộc Quân đội Trung cộng được Sputnik dẫn lời. Trung cộng cũng lên tiếng cảnh báo sẽ xảy ra va chạm quân sự nếu Mỹ cho tàu USS Wasp (LHD 1) vào Biển Đông.
Về diễn biến này, phía Mỹ cho biết, tàu USS Mustin đang thực hiện hoạt động thường lệ tại khu vực lân cận của quần đảo Hoàng Sa nhằm củng cố Luật biển trên vùng biển quốc tế và đảm bảo tự do hàng hải. Tuy nhiên, Bắc Kinh coi vụ việc là vi phạm và lưu ý rằng lực lượng quân sự của họ buộc phải theo dõi và hộ tống con tàu. Thực chất đó là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng đã bị Trung cộng chiếm đóng trái phép.
Động thái này diễn ra sau khi Trung cộng phóng 2 tên lửa diệt hạm Đông Phong – trong đó có một tên lửa DF-21 được mệnh danh là “sát thủ diệt tàu sân bay” ra Biển Đông vào hôm 26/8. Lầu Năm góc cáo buộc hành động trên là gây mất ổn định tình hình ở Biển Đông, đe dọa hòa bình, an ninh khu vực.
Căng thẳng giữa hai nước đang nóng lên trong bối cảnh gia tăng tranh cãi về vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, nơi Mỹ thường xuyên tiến hành các hoạt động tự do hàng hải, coi khu vực này là tuyến đường vận tải quốc tế. Trong khi đó, Trung cộng lại coi phần lớn vùng biển là của riêng mình.
Theo Báo Quốc tế
Trung cộng bắn tên lửa ở Biển Đông: Dọa Mỹ, bắt nạt Việt Nam và các nước láng giềng
© AP Photo / Liu Rui
Tình hình Biển Đông lại “dậy sóng”: Trung cộng đã bắn hai tên lửa DF-26B và DF-21D ra Biển Đông để dọa Mỹ nhưng rõ ràng, 2 tên lửa diệt tàu sân bay của PLA lại hướng về phía quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (đã bị Bắc Kinh dùng vũ lực chiếm đóng trong Hải chiến Hoàng Sa năm 1974).
Việt Nam phản đối Trung cộng bắn tên lửa ở Biển Đông
Trung cộng đã bắn hai tên lửa DF-26B và DF-21D ra Biển Đông được cho là nhằm đe dọa Mỹ nhưng thực tế các tên lửa diệt tàu sân bay của Bắc Kinh đều rơi xuống khu vực quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Ngày 31/8/2020, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã trả lời câu hỏi của các phóng viên Việt Nam cũng như đại diện nhiều hãng thông tấn nước ngoài đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Trung cộng đã thông tin về việc nước này tiến hành tập trận quân sự, bắn đạn thật, bắn tên lửa ở Biển Đông, trong đó có khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng về phản ứng của Việt Nam trước việc Trung cộng thông tin về việc Hải Quân Nhân dân Trung cộng tiến hành tập trận quân sự, bắn tên lửa tại Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam là động thái tiếp theo trong chuỗi phát ngôn mà Hà Nội muốn tái khẳng định lập trường của mình đối với hai quần đảo ở khu vực vùng biển tranh chấp.
Sau động thái hung hăng gây bất ngờ của Trung cộng, Mỹ, Nhật Bản, và dư luận quốc tế đều đồng loạt lên tiếng phản đối.
Trung cộng bắn tên lửa diệt hạm ra Biển Đông
Như Sputnik Việt Nam đã đưa tin trước đó, hôm 23/8, PLA công bố 4 cuộc tập trận quân sự tập trung trên ba vùng biển lớn là Biển Đông, Hoàng Hải và Bột Hải để “phô trương cơ bắp”, chứng tỏ khả năng sẵn sàng chiến đấu cao của lính tinh nhuệ Quân Giải phóng Nhân dân Trung cộng.
Ngoài ra, các cuộc tập trận bắn đạn thật cũng được tổ chức tại biển Bột Hải từ ngày 25/8 đến ngày 30/9, Cục An toàn Hàng hải Đường Sơn hôm 21/8 thông báo.
Đây đã là lần thứ hai Trung cộng tổ chức tập trận trong vòng hai tháng qua ở khu vực quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền nhưng bị Bắc Kinh dùng vũ lực chiếm đóng từ năm 1974.
Hôm 26/8, Trung cộng được cho là đã nã hai quả tên lửa ra Biển Đông. Cụ thể, một tên lửa Đông Phong 26B (DF-26B) đã được phóng đi từ tỉnh Thanh Hải ở Tây Bắc Trung cộng, trong khi tên lửa còn lại Đông Phong 21D (DF-21D) được phóng từ tỉnh Chiết Giang ở miền Đông nước này. Cả hai tên lửa đều rơi xuống khu vực giữa tỉnh Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Mỹ, Nhật đồng loạt phản đối vụ bắn tên lửa ra Biển Đông của Trung cộng
Trong bối cảnh đối đầu căng thẳng Mỹ – Trung ngày càng leo thang ở Biển Đông, việc Quân đội PLA phóng tên lửa “dằn mặt” Hoa Kỳ hôm 26/8 thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế.
Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ hôm 27/8 ngay lập tức lên tiếng bình luận và tuyên bố Trung cộng phóng thử 4 tên lửa đạn đạo trong cuộc tập trận trái phép quanh quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, gây ngờ vực cam kết của Bắc Kinh năm 2002 về tránh các hành động khiêu khích.
Theo Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về vấn đề kiểm soát vũ khí Marshall Billingslea khẳng định, Trung cộng đã “quá sai lầm” khi cho rằng tên lừa Đông Phong có thể dọa nổi Mỹ.
“Nếu Trung cộng nghĩ rằng việc phóng tên lửa đạn đạo theo một cách nào đó sẽ đe dọa Mỹ và các đồng minh của chúng ta, đó sẽ là một sai lầm nghiêm trọng”, Đại diện đặc biệt của Hoa Kỳ về các vấn đề kiểm soát vũ khí, đã viết trên Twitter.
Phó Đô đốc Hải quân Mỹ Scott D. Conn ngày 27/8 khẳng định, Hoa Kỳ đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án đối phó với bất kỳ mối đe dọa nào ở Biển Đông.
Bộ Thương mại Hoa Kỳ cũng đã áp lệnh trừng phạt đối với 24 công ty Trung cộng vì đã giúp xây dựng các đảo nhân tạo ở Biển Đông.
Sau đó, trong tuyên bố được Bộ Quốc phòng Mỹ đưa ra khi ông chủ Lầu Năm Góc Mark Esper tổ chức lễ đón tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono tại đảo Guam, nhằm tái khẳng định sức mạnh của liên minh Mỹ – Nhật và thảo luận về việc mở rộng hợp tác quốc phòng song phương, vấn đề Biển Đông một lần nữa lại được nhắc đến.
Theo đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Nhật Bản nhắc lại cam kết duy trì trật tự dựa trên luật pháp ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, và rộng hơn là trong khu vực và thế giới.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper hoan nghênh nỗ lực của Nhật Bản trong việc tăng cường hợp tác với các đối tác cùng chí hướng khác, bao gồm các thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Ấn Độ, Australia, cũng như hợp tác 3 bên với Mỹ và Hàn Quốc.
Ông Mark Esper cũng nhấn mạnh rằng Washington vẫn kiên định phản đối các hoạt động gây bất ổn của Bắc Kinh trong khu vực, bao gồm các nỗ lực nhằm phá hoại và xâm phạm chủ quyền đối với Nhật Bản liên quan đến quần đảo Senkaku (Trung cộng gọi là “Điếu Ngư).
Về phần mình, ông Taro Kono cho biết, Tokyo đồng thuận rằng, cộng đồng quốc tế sẽ phản ứng kiên quyết trước bất kỳ sự thay đổi đơn phương nào đối với hiện trạng ở Biển Đông cũng như Biển Hoa Đông (khu vực tranh chấp căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung cộng).
Sputnik (01.09.2020)