Seite auswählen

Liên Hiệp Quốc thừa nhận rằng việc giảm lượng khí thải carbon dioxide do phong tỏa Covid-19 không ảnh hưởng đến mức độ tăng CO2 trong khí quyển dưới sự biến đổi tự nhiên. (Ảnh: Shutterstock)

Trong một tuyên bố , Liên Hiệp Quốc đã phải thừa nhận rằng việc giảm phát thải đã trở nên vô ích trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Vào ngày 23/11, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) đã công bố một thông cáo báo chí có tiêu đề “Mức độ carbon dioxide tiếp tục ở mức kỷ lục, bất chấp việc phong tỏa do COVID-19”. Trong tuyên bố này có đề cập về tác động của việc giảm carbon dioxide (CO₂) trong quá trình phong tỏa COVID-19:

“Các ước tính sơ bộ cho thấy mức giảm phát thải toàn cầu hàng năm từ 4,2% đến 7,5%. Ở quy mô toàn cầu, việc giảm phát thải ở quy mô này sẽ không làm giảm CO trong khí quyển. CO sẽ tiếp tục tăng, mặc dù với tốc độ giảm nhẹ (thấp hơn 0,08-0,23 ppm mỗi năm). Điều này nằm trong khoảng thay đổi tự nhiên hàng năm 1 ppm. Điều này có nghĩa là trong ngắn hạn, tác động [đến việc giảm CO] của việc phong tỏa do COVID-19 không thể phân biệt được với sự biến đổi tự nhiên…”

Như vậy, WMO thừa nhận việc giảm lượng khí thải carbon dioxide không ảnh hưởng đến mức độ tăng CO trong khí quyển dưới sự biến đổi tự nhiên.

WMO thừa nhận rằng sau khi nền kinh tế toàn cầu của chúng ta bị đình trệ, và lượng khí thải CO₂ từ du lịch, công nghiệp và sản xuất điện đều được cắt giảm, thì không có bất kỳ sự khác biệt nào có thể đo lường được về mức độ CO₂  trong khí quyển toàn cầu.

Một phân tích của nhà khoa học khí hậu, Tiến sĩ Roy Spencer, cho thấy rằng mặc dù các nền kinh tế đang sụp đổ và có sự cắt giảm lớn trong ngành du lịch, công nghiệp và sản xuất năng lượng, thì các nhà khoa học khí hậu vẫn chưa tìm thấy bất kỳ dấu hiệu nào về sự giảm mức CO₂ trong khí quyển.

Đường cong tiếp tục tiến lên theo một quỹ đạo hướng lên bất chấp sự phong tỏa chặt chẽ, như được thấy trong biểu đồ dưới đây do Tiến sĩ Spencer cung cấp:

Bạn có thể tưởng tượng việc đóng cửa kinh tế toàn cầu một cách cực đoan sẽ được yêu cầu để làm phẳng đường cong CO₂ trong khí quyển không? Không một quốc gia hay người dân bình thường nào có thể chịu đựng được sự cắt giảm hà khắc như vậy để thay đổi quỹ đạo đi lên của mức CO₂ toàn cầu.

Các nhà cảnh báo khí hậu đã nhiều lần gợi ý rằng phong tỏa COVID-19 là một đợt thử nghiệm cho “phong tỏa để ngăn chặn biến đổi khí hậu” trong tương lai. Có lẽ những người này đang hy vọng đường cong CO₂ sẽ phản ứng với việc phong tỏa COVID-19 theo cách mà họ mong muốn, để họ có thể trình bày điều này như là một “bằng chứng” rằng việc đóng cửa là cần thiết để hạ thấp quỹ đạo CO₂. Tuy nhiên, những thử nghiệm toàn cầu về giảm thiểu kinh tế đã không tạo ra bất kỳ sự thay đổi CO₂ nào trong khí quyển.

Giờ đây, với việc WMO chính thức tham gia, chúng ta có thể thấy rằng kiểu cắt giảm lối sống cực đoan mà những “nhà khoa học” khí hậu đang đề xuất sẽ không tạo ra bất kỳ sự khác biệt nào có thể đo lường được.

Rõ ràng, bất chấp niềm tin rằng chúng ta có thể “quản lý khí hậu toàn cầu chỉ bằng cách thay đổi lối sống”, Trái đất vẫn tiếp tục không suy giảm trên con đường biến đổi tự nhiên của nó, và không có dấu hiệu cho thấy con người có thể ảnh hưởng đến nó được.

Thanh Hương

Theo Climate Depot

NTDVN (01.12.2020)