Mục lục
Ngoại trưởng Mỹ cam kết ủng hộ các nước trong tranh chấp với Trung cộng ở Biển Đông
© AP Photo / Susan Walsh
Hoa Kỳ bác bỏ yêu sách lãnh thổ của Trung cộng ở Biển Đông vượt ra ngoài Công ước về luật biển của Liên hợp quốc. Điều này được nêu trong tuyên bố của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố hôm thứ Tư sau cuộc điện đàm giữa Ngoại trưởng Antony Blinken và người đồng cấp Phi Luật Tân Teodoro Locsin.
“Ngoại trưởng Hoa Kỳ nhấn mạnh tầm quan trọng của Hiệp ước Phòng thủ chung và việc áp dụng Hiệp ước này liên quan đến những hành động tấn công nhằm vào các lực lượng vũ trang của Phi Luật Tân, tàu biển hoặc máy bay ở Thái Bình Dương, bao gồm cả Biển Đông, – tuyên bố có đoạn viết. – Ông Antony Blinken lưu ý rằng Hoa Kỳ bác bỏ yêu sách của Trung cộng đối với các vùng lãnh hải ở Biển Đông ngoài phạm vi các vùng biển mà Trung cộng được phép tuyên bố chủ quyền theo luật pháp quốc tế, như được phản ảnh trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Ngoại trưởng cam kết ủng hộ các nước Đông Nam Á trước sức ép từ Trung cộng”.
Căng thẳng ở Biển Đông
Trong nhiều năm, ở khu vực Biển Đông vẫn tiếp diễn căng thẳng do yêu sách của một số nước trong khu vực đối với quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa gần đó.
Ngoài vị trí chiến lược nằm ở giao cắt các tuyến đường biển Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giá trị của các hòn đảo còn được xác định bởi thực tế là tại vùng thềm lục địa của các đảo này, theo ước tính của các chuyên gia, tập trung đáng kể trữ lượng dầu mỏ và tài nguyên khoáng sản.
Mặc dù Việt Nam và Trung cộng là các bên tranh chấp chính về chủ quyền đối với những vùng lãnh thổ đó, các nước Brunei, Mã Lai, Đài Loan và Phi Luật Tân cũng nêu yêu sách đối với một phần hoặc toàn bộ các đảo và vùng nước bao quanh chúng.
Sputnik (28.01.2021)
Bắc Kinh lên tiếng khi bị Nam Dương bắt siêu tàu dầu
Sau khi Nam Dương bắt 2 siêu tàu dầu, trong đó có một tàu do công ty Trung cộng quản lý. Lập tức Bắc Kinh kêu gọi Jakarta mở cuộc điều tra công bằng.
MT Freya treo cờ Panama nhưng là tàu do một công ty Trung cộng quản lý (Ảnh: Reuters)
Trung cộng ngày 27/1 cho biết họ đang tìm hiểu thêm thông tin về 25 công dân nước này trong số 61 thành viên thủy thủ đoàn trên 2 siêu tàu dầu bị Nam Dương bắt giữ vì nghi ngờ chuyển dầu trái phép.
Nam Dương vào cuối tuần qua cho biết họ đã bắt 2 tàu khi tàu MT Horse mang cờ Iran chuyển dầu cho MT Freya mang cờ Panama ở khu vực đảo Kalimantan gây ra sự cố tràn dầu. MT Horse là tàu của công ty NITC của Iran trong khi MT Freya do công ty Quản lý Tàu Tương lai Thượng Hải (Trung cộng) quản lý.
Chính quyền Nam Dương cho biết vụ bắt giữ không liên quan tới các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào hoạt động xuất khẩu dầu Iran.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung cộng Triệu Lập Kiên cho biết có 25 thủy thủ là người nước này bị Nam Dương bắt giữa, nhưng không nêu rõ là toàn bộ họ ở trên 1 tàu hay 2 tàu.
Ông Triệu nói phía Bắc Kinh đã bày tỏ quan ngại với Nam Dương và kêu gọi Jakarta xác nhận lại tình hình của các công dân Trung cộng. Ông cũng cho biết Trung cộng kêu gọi Nam Dương mở cuộc điều tra “công bằng và tuân thủ luật pháp”.
Phía Bộ Ngoại giao Iran hồi đầu tuần nói rằng vụ bắt tàu là do lỗi kỹ thuật và họ đã yêu cầu Nam Dương cung cấp thêm thông tin chi tiết.
Theo Reuters, Iran bị cáo buộc tìm cách che giấu địa điểm họ bán dầu bằng cách vô hiệu hóa hệ thống theo dõi trên các tàu chở dầu của họ. Trong khi đó, các nhà chức trách Nam Dương cho biết các tàu bị bắt đã che giấu danh tính bằng cách không treo cờ quốc gia, tắt hệ thống nhận dạng tự động và không trả lời cuộc gọi vô tuyến.
Tổ chức Hàng hải Quốc tế IMO yêu cầu các tàu phải sử dụng bộ phát đáp để đảm bảo an toàn và minh bạch. Thủy thủ đoàn có thể tắt thiết bị nếu có mối đe dọa, như cướp biển.
VietBF (28.01.2021)
Nam Dương bắt tàu dầu của công ty Trung cộng nghi chuyển dầu trái phép
Trung cộng ngày 27/1 cho biết họ đang tìm hiểu thêm thông tin về 25 công dân nước này trong số 61 thành viên thủy thủ đoàn trên 2 siêu tàu dầu bị Nam Dương bắt giữ vì nghi ngờ chuyển dầu trái phép.
Nam Dương vào cuối tuần qua cho biết họ đã bắt 2 tàu khi tàu MT Horse mang cờ Iran chuyển dầu cho MT Freya mang cờ Panama ở khu vực đảo Kalimantan gây ra sự cố tràn dầu. MT Horse là tàu của công ty NITC của Iran trong khi MT Freya do công ty Quản lý Tàu Tương lai Thượng Hải (Trung cộng) quản lý.
Chính quyền Nam Dương cho biết vụ bắt giữ không liên quan tới các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào hoạt động xuất khẩu dầu Iran.
Phía Bộ Ngoại giao Iran hồi đầu tuần nói rằng vụ bắt tàu là do lỗi kỹ thuật và họ đã yêu cầu Nam Dương cung cấp thêm thông tin chi tiết.
Theo Reuters, Iran bị cáo buộc tìm cách che giấu địa điểm họ bán dầu bằng cách vô hiệu hóa hệ thống theo dõi trên các tàu chở dầu của họ. Trong khi đó, các nhà chức trách Nam Dương cho biết các tàu bị bắt đã che giấu danh tính bằng cách không treo cờ quốc gia, tắt hệ thống nhận dạng tự động và không trả lời cuộc gọi vô tuyến.
Tổ chức Hàng hải Quốc tế IMO yêu cầu các tàu phải sử dụng bộ phát đáp để đảm bảo an toàn và minh bạch. Thủy thủ đoàn có thể tắt thiết bị nếu có mối đe dọa, như cướp biển.
Theo Dân Trí (27.01.2021)
Mỹ điều B-52 tới biển Đông trước động thái ngang ngược của Trung cộng
Chuyên trang theo dõi hoạt động của máy bay quân sự Aircraft Spots hôm nay 28.1 thông báo trên Twitter rằng trên đường bay đến đảo Guam ngày 25.1, một trong hai máy bay ném bom B-52 đã bay qua Biển Đông.Theo Aircraft Spots, hai máy bay ném bom B-52 cất cánh từ căn cứ không quân Barksdale thuộc bang Louisiana và bay đến căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam để thực hiện nhiệm vụ của Lực lượng máy bay ném bom thuộc không quân Mỹ. Trên đường bay đến Guam, một chiếc B-52, mang số PEPSI52, bay đến Biển Đông.
Hình ảnh do Aircraft Spots đưa lên Twitter cho thấy chiếc B-52 mang số PEPSI52 từ căn cứ Barksdale bay vòng phía nam của Phi Luật Tân rồi vào Biển Đông trước khi đến căn cứ Andersen.Hôm 23.1, Nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ Theodore Roosevelt đã vào Biển Đông để thực hiện các hoạt động an ninh biển, bao gồm tập trận tấn công trên biển và huấn luyện chiến thuật giữa các đơn vị khác nhau, theo thông báo được đăng trên trang web của Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ.Quân đội Mỹ có động thái mới ở Biển Đông sau khi Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình ngày 22.1 ký sắc lệnh ban hành Luật Hải cảnh cho phép lực lượng hải cảnh dùng vũ khí chống tàu nước ngoài trong cái gọi là vùng biển thuộc quyền tài phán của nước này. Luật mới có hiệu lực từ ngày 1.2.2021.
Theo VietBF (28.01.2021)
Phi Luật Tân phản đối luật hải cảnh mới của Trung cộng
Ảnh tư liệu: Tàu cảnh sát biển Phi Luật Tân (P) tập luyện cùng tàu tuần duyên Mỹ , hồi tháng hồi tháng 5/2019. AP – Bullit Marquez
Theo tin của trang Philstar.com hôm nay, 27/01/2021, Phi Luật Tân đã ra công hàm ngoại giao phản đối luật mới của Trung cộng cho phép lực lượng hải cảnh nổ súng vào tàu nước ngoài.
Mặc dù trước đó ông đã tuyên bố việc Trung cộng thông qua luật hải cảnh mới “không phải là việc của chúng tôi”, ngoại trưởng Teodoro Locsin Jr. vừa thông báo là ông đã ra công hàm ngoại giao phản đối luật này “ sau khi suy nghĩ kỹ “.
Trên mạng Twitter hôm nay, ông Locsin khẳng định luật hải cảnh mới của Trung cộng là một đe dọa gây chiến với bất cứ quốc gia nào thách thức luật này. “Không thách thức có nghĩa là phục tùng luật này.”
Luật vừa được Trung cộng thông qua cho phép lực lượng hải cảnh của nước này “thi hành mọi biện pháp, kể cả sử dụng vũ khí, mỗi khi chủ quyền quốc gia, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên biển bị các cá nhân và tổ chức nước ngoài xâm phạm”. Nói một cách nôm na là luật mới cho phép hải cảnh Trung cộng bắn vào các tàu nước ngoài.
Theo tin của trang INQUIER.net hôm qua, 26/01/2021, một tổ chức bảo vệ quyền lợi ngư dân Phi Luật Tân đã yêu cầu chính quyền tổng thống Duterte mạnh mẽ lên án luật hải cảnh mà Trung cộng vừa thông qua, xem đây gần như là “một lời tuyên chuyến” với các nước đang tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung cộng.
Trong một tuyên bố, ông Fernando Hicap, chủ tịch hiệp hội Pamalakaya, cho rằng luật hải cảnh mới của Trung cộng là nhằm tăng cường lực lượng hải quân của Trung cộng để thâu tóm Biển Tây Phi Luật Tân ( Biển Đông ). Theo ông Fernando Hicap, luật này là “trái với nguyên tắc tự do hàng hải đã được luật hàng hải quốc tế công nhận”. Chủ tịch hiệp hội Pamalakaya nhấn mạnh: “ Đây là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với các ngư dân Phi Luật Tân đánh bắt cá trong khu vực lãnh hải của chúng ta”.
Hiệp hội Pamalakaya còn kêu gọi các nước tranh chấp khác ở Biển Đông nên “đồng loạt xác quyết các quyền chủ quyền của họ và thúc đẩy phi quân sự hóa và tự do hàng hải tại các vùng biển tranh chấp”.
Về phần mình, Việt Nam hiện chưa có phản ứng chính thức nào về luật hải cảnh mới của Trung cộng, mặc trên báo chí nhà nước, nhiều chuyên gia Việt Nam và quốc tế đã cảnh báo là luật này tạo nguy cơ xung đột vũ trang trên các vùng biển tranh chấp.
RFI (27.01.2021)
Luật hải cảnh Trung cộng vi phạm luật quốc tế
Chuyên gia quốc phòng Phi Luật Tân nhận định luật hải cảnh Trung cộng mới thông qua vi phạm luật quốc tế, không khác gì “bom hẹn giờ có thể phát nổ bất cứ lúc nào”.
Trung cộng ngày 22/1 thông qua luật hải cảnh, cho phép lực lượng này sử dụng “mọi phương tiện cần thiết”, kể cả việc nổ súng, để ngăn chặn các mối đe dọa từ tàu nước ngoài.
Đạo luật còn cho phép hải cảnh Trung cộng được phá công trình nước khác xây dựng trên các thực thể và kiểm tra các tàu nước ngoài trong vùng biển mà Trung cộng nêu yêu sách chủ quyền. Hải cảnh Trung cộng còn được trao quyền thiết lập các vùng cấm di chuyển “khi cần” để ngăn các tàu thuyền và người đi vào.
Tàu tuần tra lớn nhất thế giới Hải cảnh 3901 của Trung cộng. Ảnh: CGC.
Theo Fernando Hicap, chủ tịch Pamalakaya, một liên đoàn của ngư dân Phi Luật Tân, luật hải cảnh Trung cộng “mâu thuẫn với nguyên tắc tự do hàng hải được luật hàng hải quốc tế công nhận”.
Trong một tuyên bố, ông cảnh báo đạo luật này “không khác gì lời tuyên chiến” đối với các bên tranh chấp hợp pháp đối với các vùng biển mà Trung cộng đơn phương tuyên bố chủ quyền.
Nhà phân tích quốc phòng Chester Cabalza, chuyên gia tại Đại học Quốc phòng Phi Luật Tân, gọi luật hải cảnh mà Trung cộng mới thông qua là “quân bài thay đổi cuộc chơi” bởi nó biến một lực lượng có nhiệm vụ trị an, tìm kiếm cứu nạn thành một công cụ hăm dọa của quân đội.
Hicap đánh giá với đạo luật mới, “hải cảnh Trung cộng giờ đây có thể bắn bất cứ ai, dù có vũ trang hay không, trong vùng lãnh hải mà họ tuyên bố chủ quyền trái phép”. “Đây là mối đe dọa nghiêm trọng đối với ngư dân Phi Luật Tân”, ông nói.
Chuyên gia phân tích Cabalza thêm rằng các ngư dân Phi Luật Tân vốn đã bị hải cảnh Trung cộng thường xuyên “quấy rối”. “Một khi luật mới có hiệu lực, nó sẽ tạo ra tâm lý phản kháng và làm suy yếu ý chí của người dân chúng tôi”, ông cho biết. “Khi luật có hiệu lực, người dân Phi Luật Tân… sẽ cảm thấy căm ghét Trung cộng”.
Theo cựu thẩm phán Tòa án Tối cao Phi Luật Tân Antonio Carpio, luật hải cảnh của Trung cộng “vi phạm Hiến chương Liên Hợp Quốc về việc cấm sử dụng vũ lực trong giải quyết tranh chấp lãnh thổ hoặc lãnh hải”.
Việc Trung cộng trao quyền cho lực lượng hải cảnh phá hủy các thực thể của nước ngoài cũng tiềm ẩn nguy cơ làm leo thang căng thẳng. Phi Luật Tân năm 1999 đã neo con tàu từ thời Thế chiến II Sierra Madre trên bãi Cỏ Mây thuộc Biển Đông và điều quân tới đây đồn trú nhằm tuyên bố chủ quyền trong khu vực. Manila năm 2014 đã khước từ yêu cầu di dời con tàu từ phía Bắc Kinh.
Luật mới cho phép hải cảnh Trung cộng phá dỡ tàu Sierra Madre song giới phân tích nhận định hành động này nhiều khả năng sẽ làm nảy sinh xung đột.
“Một cuộc tấn công vũ trang vào tàu Sierra Madre sẽ kích hoạt Hiệp ước Phòng thủ chung Mỹ – Phi Luật Tân“, cựu thẩm phán Phi Luật Tân Carpio cho hay, đề cập tới hiệp ước quân sự giữa Manila và Washington, theo đó một trong hai quốc gia sẽ có trách nhiệm hỗ trợ nước kia nếu họ bị tấn công bởi bên thứ ba.
“Nếu Trung cộng dùng vũ lực bảo vệ lãnh thổ, lực lượng hải cảnh lớn nhất thế giới của họ sẽ trở thành một quả bom hẹn giờ có nguy cơ phát nổ bất cứ lúc nào. Nó ngụ ý rằng Trung cộng có thể gây chiến với bất kỳ quốc gia nào đe dọa lợi ích hàng hải của họ“, Cabalza nhận xét. “Việc sử dụng lực lượng hải cảnh để bảo vệ các đường biên giới trên biển là dấu hiệu cho thấy một cuộc chiến có thể nổ ra”.
Những năm gần đây, chiến lược hàng hải của Bắc Kinh cho thấy lực lượng hải cảnh Trung cộng ngày càng được giao thêm nhiều vai trò mang tính hiếu chiến. Năm 2016, Trung cộng bắt đầu chế tạo tàu tuần duyên lớn nhất thế giới nhằm tuần tra Biển Đông. Con tàu vũ trang lớn đến mức được các nhà phân tích quốc phòng đặt tên là “quái vật”.
Mỹ trong khi đó cũng phản ứng bằng cách tập trung phát triển lực lượng tuần duyên. Washington đã lên kế hoạch triển khai tàu tuần duyên “phản ứng nhanh” đến Biển Đông để “bảo vệ lợi ích của Mỹ cùng các đồng minh trong khu vực”.
“Luật mới tạo nền tảng cho các hành động đơn phương và cưỡng ép nhằm hủy hoại chủ quyền của các quốc gia đi ngược lại ý muốn của Trung cộng“, nhà phân tích Cabalza đánh giá. “Nó ngụ ý rằng Trung cộng là ông chủ duy nhất ở các vùng biển tranh chấp và các quy tắc mà họ đặt ra phải được tuân thủ, nếu không sẽ dẫn đến hậu quả”.
Hicap từ Pamalakaya kêu gọi chính phủ Phi Luật Tân “dứt khoát phản đối đạo luật này và bảo vệ người dân Phi Luật Tân trước những hành vi gây hấn từ Trung cộng”. Thượng nghị sĩ Phi Luật Tân Rita Hontiveros gọi việc Bắc Kinh thông qua luật hải cảnh là một “diễn biến rất tiêu cực”.
Ngoại trưởng Phi Luật Tân Teodoro Locsin Jr. ngày 27/1 cho biết ông đã gửi công hàm phản đối Trung cộng vì thông qua luật cho phép lực lượng hải cảnh nổ súng với tàu nước ngoài.
“Sau khi xem xét, tôi đã gửi công hàm phản đối”, Ngoại trưởng Locsin thông báo trên Twitter. “Dù ban hành luật là quyền của mỗi quốc gia, việc thông qua luật này… là lời đe dọa chiến tranh với bất kỳ quốc gia nào không tuân theo”, ông nhấn mạnh.
“Tôi tin rằng luật hải cảnh mới của Trung cộng chỉ nhằm đe dọa các bên tranh chấp khác và không nhất thiết họ phải sử dụng vũ lực ngay từ đầu“, cựu quan chức hải quân Phi Luật Tân Antonio Trillanes nhận định. “Tuy nhiên, nó chắc chắn sẽ làm gia tăng nguy cơ xảy ra những tính toán sai lầm trên Biển Đông”.
Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng về các ngư dân bị Mã Lai bắt giữ
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng mới đây cho biết phía Việt Nam đang làm việc với các cơ quan chức năng của Mã Lai để xác minh thông tin về vụ việc 16 ngư dân Việt Nam bị bắt giữ vì đánh cá trộm. Trang tin VnExpress loan tin này hôm 27/1/2021.
Trước đó, vào ngày 22/1, 16 ngư dân Việt Nam cùng hai tàu cá đã bị Cơ quan thực thi pháp luật trên biển của Mã Lai (MMEA) bắt giữ ở ngoài khơi bang Teregganu, phía đông Mã Lai. MMEA đã thu giữ toàn bộ các ngư cụ, hải sát đánh bắt được cùng dầu diesel trên tàu.
Trả lời câu hỏi của VnExpress về vụ việc, bà Hằng nói: “Đại sứ quán Việt Nam tại Mã Lai đã liên hệ với Lực lượng chấp pháp biển Mã Lai (MMEA) và các cơ quan chức năng sở tại xác minh thông tin liên quan, thông tin nhân thân của các ngư dân và số hiệu tàu cá, sẵn sàng thực hiện biện pháp bảo hộ công dân trong trường hợp cần thiết”
Hiện Mã Lai và Việt Nam vẫn còn một vùng nước chồng lấn chưa phận định ở khu vực phía đông bắc Mã Lai và phía tây nam của Việt Nam.
Hôm 16/8/2020, tàu của MMEA khi truy đuổi tàu cá Việt Nam ở ngoài khơi bang Kelantan đã bắn chết một ngư dân Việt Nam và bắt giữ 18 ngư dân khác với lý do những người này chống trả buộc phía Mã Lai phải tự vệ.
Việt Nam hiện cũng đang phải chịu thẻ vàng của EU về nạn đánh bắt cá trộm khi ngày càng nhiều các tàu cá của ngư dân Việt Nam đi đánh bắt xa bờ, bị cáo buộc xâm phạm vùng biển của các nước khác. Để thuyết phục EU rút thẻ vàng, đe doạ cấm nhập hàng thuỷ sản của Việt Nam, chính phủ Việt Nam thời gian qua đã gia tăng các biện pháp kiểm soát tàu cá, thậm chí đưa ra các mức phạt tiền đối với ngư dân vi phạm.
RFA (27.01.2021)
Trung cộng tuyên bố tập trận trên Biển Đông, cấm tàu thuyền để trả đũa Mỹ?
Tàu Trung cộng trên biển Đông (Ảnh minh họa: qua camera chiến đấu của Hải quân Hoa Kỳ do Chuyên gia Truyền thông Công chúng Ace Rheaume đăng tải)
Ngày 26/1, Trung cộng thông báo sẽ tập trận quân sự ở Biển Đông trong tuần này. Trước đó vài ngày, Bắc Kinh đã bày tỏ tức giận trong việc một nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ tiến vào vùng biển tranh chấp này.
Theo thông báo của Cục An toàn Hàng hải Trung cộng, trong thời gian từ ngày 27/1 đến 30/1 cấm tàu bè đi vào vùng biển giữa vịnh Tokyo (cách gọi của Trung cộng là vịnh Bắc Bộ/Beibu) và bán đảo Lôi Châu ở tây nam Trung cộng. Tuy nhiên, thông báo không cung cấp thêm thông tin chi tiết như thời gian và quy mô của cuộc tập trận.
Trước đó, vài ngày sau khi ông Biden nhậm chức Tổng thống Mỹ, ngày 24/1 quân đội Mỹ tuyên bố vào ngày 23/1, nhóm tấn công USS Roosevelt của Mỹ tiến vào Biển Đông để đảm bảo “quyền tự do trên biển”.
Khu vực tranh chấp này đã trở thành một điểm nóng khác trong mối quan hệ song phương ngày càng thử thách nhau giữa Bắc Kinh và Washington. Những năm gần đây, Quân đội Mỹ không ngừng tăng cường các hoạt động ở Biển Đông, trong khi Trung cộng kiên quyết đòi chủ quyền đối với vùng biển này và có xung đột với các nước láng giềng như Việt Nam, Mã Lai, Phi Luật Tân, Brunei và Đài Loan.
Ngày 25/1, Trung cộng chỉ trích việc Mỹ thường xuyên đưa hàng không mẫu hạm và tàu chiến vào Biển Đông là “phô trương vũ lực”, đồng thời cho rằng những hành động này không có lợi cho hòa bình và ổn định khu vực.
Theo Trithucvn (27.01.2021)
Đức điều tàu khu trục hải quân tới Đông Á
Berlin cảnh giác với chủ nghĩa bành trướng của Bắc Kinh nhưng tìm cách tách rời chính trị và thương mại
Chính phủ Đức đang xem xét gửi một tàu khu trục hải quân đến Nhật Bản, Nikkei đã biết. Con tàu sẽ khởi hành từ Đức vào đầu mùa hè năm nay, trong một động thái hiếm hoi khi Berlin cử một tàu hải quân đến Đông Á.
Mùa thu năm ngoái, chính phủ Đức đã phê duyệt các nguyên tắc mới của Ấn Độ-Thái Bình Dương tại một cuộc họp nội các. Hiện họ đang xem xét các chính sách chi tiết dựa trên các hướng dẫn này, trong đó có cách tiếp cận cứng rắn hơn đối với Trung cộng.
Thư ký quốc hội của Đức tại Bộ Quốc phòng Liên bang, Thomas Silberhorn, nói với Nikkei: “Chúng tôi hy vọng sẽ ra khơi vào mùa hè này. Chúng tôi vẫn chưa quyết định về chi tiết, nhưng chúng tôi đang xem Nhật Bản như một bến cảng khả dĩ“, và nói thêm,” Chúng tôi muốn làm rõ nét trong hơn mối quan hệ của chúng tôi với các đối tác của chúng tôi trong phe dân chủ. ” Ông nhấn mạnh rằng kế hoạch này “không nhằm vào bất kỳ ai”, nhưng có vẻ như Berlin đã nghĩ đến chính sách bành trướng của Trung cộng.
Theo các nguồn tin trong chính phủ Đức và đảng cầm quyền, một tàu khu trục nhỏ có cảng nhà ở miền bắc nước Đức sẽ ở lại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương trong một thời gian, dừng lại ở Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc và các nước khác. Tàu khu trục này dự kiến sẽ nhận tiếp tế và tham gia các cuộc tập trận chung ở một số vùng lãnh thổ của Pháp trong khu vực. Ngoài ra còn có kế hoạch đi thuyền trên Biển Đông.
Đức đã thận trọng trong việc triển khai quân đội bên ngoài châu Âu – châu Á vốn không phải là một khu vực được quan tâm. Nhưng Berlin sẽ hướng tới việc thể hiện thiện chí duy trì trật tự thế giới vì mối quan tâm ngày càng tăng đối với an ninh Đông Á.
Trong khi các nước Châu Âu phụ thuộc vào Trung cộng trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư, họ bắt đầu giữ khoảng cách về chính trị. Việc điều động Hải quân Đức đến châu Á sẽ có nghĩa là một thay đổi lớn trong chính sách của châu Âu đối với châu Á.
Châu Âu đang tìm kiếm sự tách biệt giữa chính trị và kinh tế trong chính sách đối với Trung cộng, giữ khoảng cách về chính trị và hòa hợp về kinh tế.
Tuy nhiên, sẽ có một giới hạn cho cách tiếp cận này.
Trước đây, một tàu hải quân Đức đã ghé cảng Nhật Bản vào năm 2002 trong một chuyến đi huấn luyện, nhưng căng thẳng hiện đang tăng cao hơn nhiều ở vùng biển Đông Á và châu Âu ngày càng lo ngại về Triều Tiên và Trung cộng.
Silberhorn nói: “Chúng ta không được cho phép họ dựa vào sức mạnh để áp đặt trật tự kiểu của họ“. Một nguồn tin khác trong đảng cầm quyền của Đức cho biết: “Chúng tôi sẽ thể hiện sự đoàn kết với các đối tác dân chủ của mình. Australia và Nhật Bản đã yêu cầu chúng tôi gửi quân đến, và chúng tôi sẽ thực hiện theo yêu cầu của họ “.
Tại châu Âu, Anh và Pháp, những quốc gia có lãnh thổ ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, cũng đang tăng cường can dự vào an ninh châu Á.
Vương quốc Anh sẽ triển khai một tàu sân bay, HMS Queen Elizabeth, đến Thái Bình Dương. Người phát ngôn của Hải quân Anh nói với Nikkei trong một tuyên bố bằng văn bản rằng “tàu sân bay dự kiến sẽ khởi hành [vào khoảng giữa tháng 4 và tháng 6.]” Đây sẽ là một động thái mang tính biểu tượng trong chính sách của châu Âu đối với châu Á khi khu vực này nhanh chóng trở nên cảnh giác với Trung cộng.
Pháp có 8.000 quân trên đảo Reunion cũng như các đảo khác ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương – Paris ngày càng nhận thức rõ hơn về chủ nghĩa bành trướng của Trung cộng trong khu vực.
Ông Silberhorn cho rằng châu Âu cần có trách nhiệm hơn đối với an ninh của chính mình và không quá phụ thuộc vào quân đội Mỹ.
Mặt khác, châu Âu đã tránh khiêu khích Trung cộng. Đức coi chuyến hải hành là nhằm mục đích tăng cường hợp tác với các nền dân chủ ở châu Á, chứ không phải là một hoạt động quân sự đòi hỏi sự cân nhắc của quốc hội.
Trong khi củng cố lập trường cứng rắn đối với Trung cộng về các vấn đề an ninh, các nước châu Âu đang tìm kiếm một cách tiếp cận cân bằng đối với quốc gia này, lưu ý đến các vấn đề kinh tế. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp các vấn đề kinh tế và an ninh có quan hệ mật thiết với nhau mà không rõ liệu có thể đạt được sự tách rời của chính trị và kinh tế.
Một nhà ngoại giao EU nói với Nikkei rằng các nước châu Âu “có nhiều kinh nghiệm ngoại giao với Nga, nhưng chúng tôi thiếu điều này với châu Á. Chúng tôi cần thêm kinh nghiệm và điều chỉnh khi chúng tôi tiếp tục. “
Nguồn: Nikkei
Theo VNTB (27.01.2021)
Đức đang cân nhắc việc đưa chiến hạm đi qua Biển Đông
Hình minh hoạ. Nhóm tàu tác chiến hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt của Mỹ đi qua biển Phi Luật Tân hôm 24/3/2020 Reuters
Đức đang cân nhắc việc gửi một chiến hạm đến Nhật Bản và nhiều đồng minh khác ở khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương.
Mạng báo Nikkei loan tin ngày 26 tháng 1, nêu rõ một tàu hộ tống đang đóng quân ở phía Bắc nước Đức có kế hoạch khởi hành từ đó đến các cảng ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc… và có thể đi qua Biển Đông.
Quốc vụ khanh Bộ Quốc phòng Đức, ông Thomas Silberhorn, được Nikkei dẫn lời rằng nước Đức muốn thắt chặt quan hệ với các nước cùng chí hướng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc… Ông này bày tỏ hy vọng chiến hạm trong kế hoạch vừa nêu sẽ khởi hành trong mùa hè này. Chiến hạm Đức sẽ tập trận chung tại một số vùng lãnh thổ hải ngoại của Pháp trong khu vực.
Tuy nhiên theo lời ông Thomas Silberhorn thì động thái của Đức không hề nhắm đến bất ký nước nào.
Nội các Đức vào năm ngoái thông qua phương hướng chính sách Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương với nhấn mạnh đến tầm quan trọng của thị trường mở và yêu cầu thượng tôn pháp luật trong khu vực này.
Hai nước Pháp và Anh, đồng minh của Đức trong Khối Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương, có những động thái mạnh mẽ hơn ở Khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương.
Pháp có 8 ngàn lính đồn trú ở vùng lãnh thổ Reunion thuộc Pháp. Anh Quốc đang chuẩn bị triển khai hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth đến Châu Á.
RFA (26.01.2021)
Biển Đông : Trung cộng tập trận thách thức hạm đội Mỹ
Chiến đấu cơ J15 của Trung cộng thao dợt tập tác chiến cùng với hàng không mẫu hạm Liêu Ninh, ngày 24/04/2018. AFP – –
Bắc Kinh loan báo mở một cuộc tập trận tại Biển Đông (Nam Hải theo cách gọi của Trung cộng) trong tuần này. Hành động phô trương sức mạnh của Trung cộng diễn ra trong bối cảnh một hải đội tác chiến Mỹ tiến vào khu vực.
Theo Reuters, thông báo của chính quyền Trung cộng kèm theo lệnh cấm tàu thuyền đi lại trong vịnh Bắc Bộ, nằm ở phía tây bán đảo Lôi Châu (Leizhou) từ ngày 27 đến 30 tháng 01/2021. Trung cộng không cho biết chi tiết khi nào tập trận diễn ra và với cường độ nào.
Quyết định diễu võ dương oai của quân đội Trung cộng trong vịnh Bắc Bộ, phía đông Việt Nam, công bố đúng vào lúc này có phải là ngẫu nhiên hay không ?
Reuters lưu ý bối cảnh : Thứ nhất, một ngày sau khi tân tổng thống Mỹ tuyên thệ, Hoa Kỳ đưa một hải đội tác chiến do hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt dẫn đầu, vào vùng Biển Đông, nơi Trung cộng đơn phương tuyên bố chủ quyền trên 80% diện tích, để bảo đảm quyền tự do lưu thông quốc tế.
Hôm thứ Hai, 25/01/2021, Bắc Kinh lên án Mỹ thường xuyên đưa tàu sân bay vào Biển Đông, phô trương cơ bắp, đe dọa ổn định và hòa bình.
Bối cảnh thứ hai là tại Hà Nội, diễn ra Đại hội đảng Cộng Sản Việt Nam, một sự kiện chính trị quan trọng của quốc gia láng giềng.
Song song với thông báo tập trận trên biển, Trung cộng còn diễn tập phóng tên lửa mới đạn đạo tầm trung DF-26 ở phía đông và phía tây Hoa lục.
Liên đoàn khoa học gia Mỹ (FAS), trụ sở ở Washington và tạp chí quốc phòng Kanwa Defense ở Canada cho biết các dàn tên lửa ở Sơn Đông và Tân Cương với DF-26 có khả năng phóng tới Ấn Độ và căn cứ hải quân Mỹ ở Yokosuka, Nhật Bản.
Đài Loan hôm nay 26/01/2021, tổ chức tập trận theo « kịch bản không chiến », sau hai đợt máy bay Trung cộng xâm nhập không phận,
Hãng tin Al Jazeera của Qatar cho biết cuộc tập trận xuất phát từ căn cứ không quân ở cực nam hải đảo, huy động nhiều chiến đấu cơ và hỏa tiễn phòng không.
RFI (26.01.2021)
Trung cộng tập trận ở Vịnh Bắc Bộ giữa kỳ Đại hội Đảng ở VN và căng thẳng với Mỹ
Chiến đấu cơ J-15 tiến hành tập trận từ hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung cộng trên Biển Đông vào tháng 1 năm 2017.
Hôm 26/1, Trung cộng tuyên bố sẽ tiến hành các cuộc tập trận quân sự ở Vịnh Bắc Bộ trong Biển Đông vào tuần này, chỉ vài ngày sau khi Bắc Kinh nổi giận vì một nhóm hàng không mẫu hạm Mỹ tiến vào vùng biển tranh chấp, theo Reuters.
Thông báo của Cục An toàn Hàng hải Trung cộng đưa ra cấm mọi tàu bè xâm nhập vào một phần vùng biển ở Vịnh Bắc Bộ ở phía tây bán đảo Lôi Châu, khu vực tây nam Trung cộng, kể từ ngày 27/1 – 30/1, nhưng không cho biết chi tiết về thời gian hay quy mô của cuộc diễn tập.
Trước đó, một nhóm tàu Hoa Kỳ do hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt dẫn đầu đã tiến vào Biển Đông hôm thứ Bảy để thúc đẩy “quyền tự do hàng hải”, quân đội Hoa Kỳ cho biết, vài ngày sau khi ông Joe Biden bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống.
Biển Đông đã trở thành một mặt trận trong mối quan hệ song phương ngày càng gay gắt giữa Bắc Kinh và Washington. Quân đội Mỹ đã tăng cường đều đặn các hoạt động ở khu vực trong những năm gần đây, khi Trung cộng khẳng định các yêu sách chủ quyền lãnh thổ của mình tại những khu vực có tranh chấp với các nước láng giềng bao gồm Việt Nam, Mã Lai, Phi Luật Tân, Brunei và Đài Loan.
Thông báo về cuộc tập trận diễn ra ngay ở Vịnh Bắc Bộ, phía đông Việt Nam, được đưa ra khi quốc gia Đông Nam Á khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản quan trọng tại Hà Nội.
Hôm 25/1, Trung cộng lên tiếng chỉ trích về việc Hoa Kỳ thường xuyên đưa máy bay và tàu thuyền vào Biển Đông nhằm “diễu võ giương oai”, và cho rằng những hành động như vậy không có lợi cho hòa bình và ổn định trong khu vực.
VOA (26.01.2021)