„cần có sự quan tâm của cộng đồng quốc tế và cũng cần nhận được sự cam kết từ tất cả các bên tham gia để Biển Đông không trở thành một chiến khu nóng bỏng“
Pankaj Jha (moderndiplomacy)
Ảnh: Youtube/DKN.TV.
Giáo sư Pankaj Jha, giáo sư kiêm Trưởng khoa (Nghiên cứu) tại Trường Quan hệ Quốc tế Jindal (JSIA) đã có bài đăng trên trang Modern Diplomacy của châu Âu về những cách Việt Nam có thể làm để ngăn tình trạng căng thẳng ở Biển Đông leo thang.
Sau đây là nguyên văn bài viết của ông.
Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vào tháng 3 năm 2021 và dự kiến sẽ đưa ra các vấn đề liên quan đến sự phát triển và thách thức an ninh tại các quốc gia khác nhau. Trong khi thực hiện trách nhiệm với tư cách là người chủ trì, Việt Nam dự kiến cũng sẽ nêu ra những vấn đề liên quan đến lợi ích của chính mình, đặc biệt là chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Một trong những lĩnh vực quan tâm chính bao gồm các diễn biến ở Biển Đông và cách Trung cộng đưa ra các tình thế đã rồi bằng cách triển khai các tàu tiến công cũng như tàu tuần tra của lực lượng bảo vệ bờ biển để phân ranh giới khu vực ảnh hưởng và kiểm soát của họ. Trong bối cảnh này, những gì đã xảy ra ở rạn san hô Đá Ba Đầu là một vấn đề đáng lo ngại, và nếu điều này tiếp tục thì Trung cộng sẽ vạch ra không gian hàng hải chiến lược của mình trên thực tế, và nơi đó sẽ không được phép có bất kỳ tuyên bố nào của các quốc gia đang tranh chấp.
Trung cộng áp đặt trật tự hàng hải bao gồm việc tạo ra các Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) hư cấu, các vùng đánh cá được kiểm soát cũng như vạch ra các khu vực sẽ bị cấm đánh bắt đối với ngư dân các nước khác. Điều này sẽ tạo ra vấn đề giữa các quốc gia tranh chấp vì Trung cộng đang cố gắng chỉ huy và kiểm soát các khu vực như Bãi Cỏ Rong, Bãi Tư Chính và các khu vực lân cận khác.
Phải thừa nhận một thực tế rằng, Bộ Quy tắc Ứng xử của các bên ở Biển Đông vẫn chưa được hình thành và vẫn đang trong giai đoạn hình thành trong đó hầu hết các nước có yêu sách đều tuyên bố chủ quyền một phần hoặc toàn bộ các khu vực ở Biển Đông. Trong bối cảnh này, điều quan trọng là các quốc gia ASEAN cần giải quyết những khác biệt của họ và xây dựng một dự thảo chung trong đó phác thảo các khu vực kiểm soát và hợp tác.
Mặt khác, Việt Nam có thể kêu gọi tất cả các nước ngừng các hoạt động xây dựng và kiến tạo Biển Đông là Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập. Ngoài ra, Việt Nam có thể mời các nhà quan sát quốc tế và phát triển các kênh tốt hơn với các phương tiện truyền thông quốc tế để làm nổi bật thảm họa sinh thái mà Trung cộng đang gây ra cho các hòn đảo đó.
Ngoài ra, Việt Nam có thể tham gia một cuộc đối thoại quy mô lớn giữa các nước ASEAN với sự tham gia của giới học giả, giới truyền thông, các nhà tư tưởng chiến lược và các chuyên gia pháp lý quốc tế để giải quyết bế tắc với Trung cộng về lâu dài. Việt Nam có thể xây dựng các mốc an toàn trong khu vực có thể vạch ra an toàn hàng hải và bảo đảm cho tàu bè qua lại an toàn. Các nước ASEAN có thể phát triển và đồng bộ hóa câu chuyện lịch sử của họ để phơi bày lịch sử Trung cộng trong bối cảnh này.
Liên quan đến thềm lục địa mở rộng, cần có đối thoại ở các cơ quan cao nhất như Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc và cũng có thể bắt đầu một cuộc họp bên trong quá trình thảo luận của cơ quan có thẩm quyền về đáy biển quốc tế. Điều này sẽ tạo ra một bản tường thuật phản bác toàn diện các tuyên bố của Trung cộng và giúp cộng đồng quốc tế nắm bắt được các diễn biến trong khu vực này.
Việt Nam cũng nên nhấn mạnh rằng các vấn đề nan giải như tranh chấp đảo Pedra Branca, Middle Rocks, South Ledgea và ngọn hải đăng Horsburgh đã được giải quyết như thế nào giữa Singapore và Malaysia, hay như Ấn Độ đã chấp nhận các yêu sách hàng hải của Bangladesh ở khu vực Vịnh Bengal.
Câu chuyện minh họa trong bối cảnh này phải hợp lý và nên mở ra những ý tưởng mới để vấn đề này có thể được giải quyết trong một khung thời gian. Việt Nam cũng có thể thành lập một ủy ban quốc tế gồm các chuyên gia có thể đề xuất những thay đổi khả thi trong dự thảo quy tắc ứng xử mà tất cả các nước nguyên đơn có thể chấp nhận được.
Cuối cùng, Việt Nam phải giữ vai trò lãnh đạo nêu bật những vấn đề này tại các diễn đàn phù hợp và do đó vấn đề gây tranh cãi này cần được giải quyết một cách thích hợp.
Ngoài những điều này, cần có một đề xuất thống nhất khác từ các nước ASEAN liên quan đến lãnh hải ở các đảo ở Biển Đông và lý do tại sao cộng đồng quốc tế nên tiến hành các hoạt động thăm dò dầu khí trong khu vực khi sự rút lui của nhiều công ty dầu khí sẽ nêu ra vấn đề thực tế là Trung cộng thống trị không gian hàng hải. Ngoài ra, nên có một diễn đàn Cảnh sát biển có thể xem xét việc giải quyết hòa bình các tranh chấp.
Ngoài ra, cuộc họp sắp tới của ASEAN có thể xem xét các dự thảo của Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông và đề xuất sự chấp nhận chung tối thiểu trong bối cảnh này. Cuộc họp Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN và cuộc họp liên quan nên xem xét việc đáp ứng các mục tiêu nhất định như hạn chế các cuộc tập trận hải quân trong khu vực hình thành của tất cả các bên tham gia chính. Các cuộc tập trận của Trung cộng đang làm sôi động bầu không khí và tạo ra cảm giác căng thẳng.
Tóm lại, cần có sự quan tâm của cộng đồng quốc tế và cũng cần nhận được sự cam kết từ tất cả các bên tham gia để Biển Đông không trở thành một chiến khu nóng bỏng. Sự căng thẳng quân sự gay gắt sẽ ảnh hưởng đến sinh kế của ngư dân cũng như thương mại hàng hải và thương mại cho tất cả các quốc gia ở ngoại vi của nó.
Prof. Pankaj Jha (moderndiplomacy)
Nguồn: Vietnam’s strategic interests in East Vietnam Seas/South China Sea (moderndiplomacy)