Mục lục
Các nhà hoạt động môi trường hàng đầu thế giới kêu gọi Việt Nam trả tự do cho Ngụy Thị Khanh
2018 Goldman Environmental Prize winner Khanh Nguy Thi (Photo: Goldman Environmental Prize). Environmental and anti-coal activist Nguy Thi Khanh in front of a coal plant in Vietnam © goldmanprize.org/
Hơn 50 người từng đoạt giải thưởng danh giá nhất thế giới về môi trường kêu gọi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc bác đơn ứng cử của Việt Nam, do chính quyền Hà Nội đàn áp giới hoạt động nhân quyền trong nước.
Theo nhật báo Anh The Guardian, trong một bức thư gởi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm nay, 14/09/2022, 52 người từng đoạt Giải thưởng Môi trường Goldman, đến từ 41 quốc gia, kêu gọi Hội đồng bỏ phiếu bác đơn ứng cử của Việt Nam, do chính quyền Hà Nội trong năm nay đã bắt giam 4 nhà hoạt động môi trường với những cáo buộc về thuế.
Trong số những nhà hoạt động môi trường đang ngồi tù, có bà Ngụy Thị Khanh, người sáng lập Trung tâm Phát triển và Sáng tạo Xanh (GreenID) tại Việt Nam. Tháng 6 vừa qua, bà Ngụy Thị Khanh, từng đoạt giải Goldman năm 2018, đã bị kết án tù 2 năm về tội trốn thuế, sau khi đã gây áp lực đòi chính quyền Việt Nam từ bỏ điện than, vốn bị xem là gây ô nhiễm môi trường nặng nề và khiến cho biến đổi khí hậu thêm trầm trọng. Trước đó, vào tháng 1/2022, luật sư về môi trường Đặng Đình Bách, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu pháp luật và chính sách phát triển bền vững, đã lãnh án 5 năm tù cũng về tội trốn thuế
Các tác giả của bức thư nói trên nhắc lại rằng các Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về Quyền tự do Hội họp và Lập hội đã từng cho rằng các luật “mơ hồ” về thuế của Việt Nam là “không tương hợp với các tiêu chuẩn về nhân quyền” và thường được sử dụng để bịt miệng các nhà hoạt động môi trường hàng đầu như bà Ngụy Thị Khanh hay ông Đặng Đình Bách.
Bức thư của những nhà hoạt động từng đoạt giải Goldman nhấn mạnh những gì đang diễn ra ở Việt Nam “chỉ là phần nổi của tảng băng chìm”, vì tại một số nước, các nhà hoạt động vì môi trường cũng bị chính phủ bắt giữ và kết án tù.
Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc là một cơ chế bao gồm đại diện của 47 quốc gia, được bầu với nhiệm kỳ 3 năm. Riêng Việt Nam đang ứng cử cho nhiệm kỳ 2023-2025. Các tác giả bức thư nói trên yêu cầu Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc bác đơn ứng cử của Việt Nam cho đến khi nào Hà Nội trả tự do cho các nhà hoạt động môi trường đang bị giam, đồng thời sửa đổi các luật về thuế cho đúng với các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền.
RFI (14.09.2022)
Vụ Ngụy Thị Khanh: Các nhà hoạt động môi trường kêu gọi LHQ bác đơn của Việt Nam
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES Chụp lại hình ảnh,Bà Ngụy Thị Khanh
Hơn 50 người từng được giải thưởng môi trường danh giá nhất thế giới đã ký vào thư kêu gọi Liên Hợp Quốc từ chối đơn của Việt Nam ứng cử trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ do vụ tuyên án tù bà Ngụy Thị Khanh.
Bà Ngụy Thị Khanh đã bị tuyên 24 tháng tù giam về hành vi trốn thuế theo điều 200 Bộ luật Hình sự.
Bà Khanh là người Việt đầu tiên nhận Giải thưởng Môi trường Goldman năm 2018, cho những đóng góp chuyên môn có ý nghĩa quan trọng trong nỗ lực chung ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu tại Việt Nam và trên toàn thế giới.
Trong một bức thư được gửi hôm thứ Tư, 52 người từng được giải Goldman kêu gọi Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc bác đơn của Việt Nam.
Lá thư viết: “Bản án với bà Khanh đã vấp phải sự lên án của quốc tế, bao gồm cả chính phủ Hoa Kỳ, Canada, Đức, Vương quốc Anh và Liên minh Châu Âu, cũng như các tổ chức phi chính phủ và xã hội dân sự trên khắp thế giới.”
“Những gì đang xảy ra ở Việt Nam chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Chúng tôi kêu gọi quý vị xem đây như một cơ hội để chứng tỏ không chỉ với Việt Nam mà với tất cả các quốc gia rằng các tiêu chí để trở thành thành viên đáng kính của Hội đồng Nhân quyền thì được coi trọng và cộng đồng quốc tế đang theo dõi.”
Lá thư cũng nói ngoài bà Khanh, còn ba nhà hoạt động môi trường khác bị tù ở Việt Nam vì liên quan cáo buộc thuế.
Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc bao gồm 47 quốc gia được bầu chọn để phục vụ nhiệm kỳ ba năm.
Hội đồng sẽ xem xét đơn của Việt Nam để trở thành thành viên trong phiên họp thứ 51, kéo dài đến ngày 7 tháng 10.
Vào tháng Bảy 2022, báo Công an Nhân dân tại Hà Nội nói: “Bất chấp thực tế Ngụy Thị Khanh có hành vi trốn thuế, những kẻ lấy vỏ bọc các nhà “dân chủ”, “nhân quyền” cố tình phớt lờ sự thật để xuyên tạc, suy diễn vấn đề, vẽ ra các “thuyết âm mưu”, hướng lái dư luận về bản chất vụ việc, dựng chuyện chính quyền “bắt bớ người vô tội” để “ngăn chặn các tổ chức dân sự”.”
BBC (14.09.2022)
9 tháng, CSVN bắt 14 người hoạt động nhân quyền
Nguyễn Lân Thắng (trái) và Peter Lâm Bùi
Cũng trong thời gian này, Việt Nam kết án 21 người, sáu người trong số họ bị kết tội theo Điều 88 hoặc 117 với mức án từ 5 đến 8 năm tù giam, mười người bị kết án từ 1 đến 5 năm tù giam về tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ.”
Trong báo cáo cập nhật tình hình nhân quyền toàn cầu trình bày trước phiên họp lần thứ 51 của Hội đồng Nhân quyền, Quyền Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, bà Nada Al-Nash chỉ trích Nhà nước Việt Nam đang thu hẹp không gian dân sự và các quyền tự do cơ bản của công dân.
Trong báo cáo công bố ngày 12/9, người đứng đầu cơ quan nhân quyền của Liên Hiệp quốc nêu quan ngại về việc Việt Nam đang tăng cường kết án nhiều công dân vì các hoạt động nhân quyền cũng như các nỗ lực thúc đẩy một môi trường trong sạch, lành mạnh và bền vững.
Bà kêu gọi chính quyền Việt Nam bảo đảm sự tham gia đa dạng và mạnh mẽ của xã hội dân sự, bao gồm cả những người bảo vệ nhân quyền, và trả tự do cho những người bị bắt giữ hoặc kết án tù một cách tùy tiện vì những hoạt động như vậy.
Bình luận về việc chính quyền Việt Nam khống chế không gian hoạt động của xã hội dân sự, ông Josef Benedict, nghiên cứu viên của tổ chức nhân quyền Liên minh Các Tổ chức Xã hội Dân sự Toàn cầu (CIVICUS) nói:
“Không gian công dân của Việt Nam được CIVICUS Monitor đánh giá là ‘đóng’ và trong nhiều năm, các nhóm nhân quyền đã báo cáo về tình hình nhân quyền nghiêm trọng dưới chế độ độc đảng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Điều này bao gồm việc hình sự hóa có hệ thống và bỏ tù những người bảo vệ nhân quyền, hạn chế quyền tự do đi lại, đàn áp phương tiện truyền thông cũng như kiểm duyệt tràn lan. Gần đây hơn, chúng tôi thấy việc sử dụng điều luật trốn thuế để nhắm vào các nhà hoạt động, bao gồm Nguỵ Thị Khanh, Đặng Đình Bách và Mai Phan Lợi.”
Ba nhân vật được đại diện của CIVICUS nhắc tên ở trên là ba nhà lãnh đạo tổ chức xã hội dân sự có đăng ký hợp pháp với nhà nước, hoạt động trong lĩnh vực truyền thông và môi trường.
Chuyên gia nghiên cứu về khu vực Châu Á Thái Bình Dương cho tổ chức có trụ sở ở Nam Phi nói, hồ sơ nhân quyền của Việt Nam được chú ý nhiều hơn trong chương trình nghị sự của phiên họp và vấn đề này đang được toàn cầu quan tâm nhiều hơn qua việc Quyền Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh mối quan tâm về tình hình nhân quyền ở quốc gia độc đảng.
Việt Nam không thể tiếp tục che giấu hoặc cố gắng che đậy những hành vi vi phạm nhân quyền như vậy, ông nói.
Ông cho rằng đã đến lúc chính quyền Việt Nam tiến hành cải thiện hồ sơ nhân quyền của mình một cách nghiêm túc, trong đó có việc phóng thích tất cả các tù nhân chính trị, bãi bỏ tất cả các điều luật hạn chế và cải thiện tình trạng của không gian dân sự.
Ông kêu gọi cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Liên minh Châu Âu, tăng cường nỗ lực để gây sức ép buộc nhà nước Việt Nam giải quyết những vấn đề này.
Từ đầu năm đến nay, nhà cầm quyền Việt Nam đã bắt giữ ít nhất 14 người hoạt động nhân quyền và xã hội, tám người trong số họ bị cáo buộc theo Điều 88 hoặc Điều 117 và năm người bị cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự 2015.
Trong số những người bị bắt có blogger Nguyễn Lân Thắng. Trong tuần qua, ba nhà hoạt động và blogger bị bắt cùng với cáo buộc theo Điều 117
Đó là nhà hoạt động nhân quyền Bùi Tuấn Lâm ở Đà Nẵng, giảng viên âm nhạc của Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk Đặng Đăng Phước, và blogger Phan Sơn Tùng ở Hà Nội.
Cũng trong thời gian này, Việt Nam kết án 21 người, sáu người trong số họ bị kết tội theo Điều 88 hoặc 117 với mức án từ 5 đến 8 năm tù giam, mười người bị kết án từ 1 đến 5 năm tù giam về tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ.”
Nhà hoạt động Phạm Đoan Trang, người được trao nhiều giải thưởng quốc tế danh giá, bị toà án phúc thẩm giữ nguyên mức án chín năm tù giam trong một phiên tòa bỏ túi mà đại diện ngoại giao của nhiều nước như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Đức… không được vào quan sát phiên tòa mà phải đứng xa khu vực xử án.
Bốn lãnh đạo của ba tổ chức dân sự phi chính phủ có đăng ký với nhà nước bị kết án tù về tội danh “trốn thuế” với mức án từ 2 đến 5 năm tù.
RFA (13.09.2022)
RSF ‘kinh hoàng’ về bản án 5 năm tù Việt Nam tuyên cho nhà báo độc lập Lê Anh Hùng
Nhà báo độc lập Lê Anh Hùng cầm tấm biển tố cáo ông Hoàng Trung Hải, cựu phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Công nghiệp, trước khi bị bắt và kết án 5 năm tù.
Biên giới hôm 13/9 lên tiếng chỉ trích bản án 5 năm tù mà nhà cầm quyền Việt Nam mới tuyên cho nhà báo độc lập Lê Anh Hùng, người bị kết án hôm 30/8 trong một phiên tòa không được công bố cho gia đình và công chúng.
Ông Hùng, 49 tuổi, bị kết tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” và “xâm phạm lợi ích của nhà nước” theo điều 331 của Bộ luật Hình sự Việt Nam.
“Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) kinh hoàng trước bản án tù 5 năm mà nhà chức trách Việt Nam âm thầm áp đặt đối với nhà báo độc lập Lê Anh Hùng sau khi giam giữ ông trong 4 năm trong điều kiện vô nhân đạo,” tổ chức có trụ sở ở Paris, Pháp, viết trong một thông cáo đưa ra hôm 13/9.
RSF, tổ chức phi chính phủ quốc tế chuyên thúc đẩy cho quyền tự do thông tin, chỉ trích sự “tàn ác và chuyên chế” của chính quyền Việt Nam khi “cưỡng bức” ông Hùng cũng như cấm ông không được gặp gia đình trước khi tuyên án ông “trong một sự im lặng đáng sợ.”
Việt Nam chưa đưa ra phản ứng gì trước tuyên bố của RSF.
Bà Trần Thị Niêm, mẹ của ông Hùng, hôm 6/9 cho VOA biết bà không được thông báo về phiên xử của ông Hùng và chỉ được biết về việc ông Hùng đã bị kết án khi bà gọi điện đến trại giam để hỏi tin tức về con bà một tuần sau đó. Bà Niêm còn cho biết rằng bà không được gặp con bà trong 3 năm qua.
Với 4 năm bị tạm giam chờ xét xử, ông Hùng được xem là nhà báo bị giam cầm lâu nhất ở Việt Nam trước khi có án. Trong thời gian bị giam giữ, ông Hùng đã bị đưa đến Viện Pháp y Tâm thần Trung ương và, theo bà Niêm cho biết, tại đó ông bị “trói chân, trói tay, bắt phải uống thuốc.”
Trước khi bị bắt vào ngày 5/7/2018, ông Hùng là một cộng tác viên thường xuyên của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA). Các bài viết của ông tố cáo tham nhũng và sự thống trị của đảng cầm quyền, thường nhắm vào ông Hoàng Trung Hải, cựu phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Công nghiệp. Ông Hùng cáo buộc ông Hải tham nhũng, lạm dụng quyền lực và làm gián điệp cho Trung Quốc. Ông Hải sau đó bị cách hết các chức vụ sau khi bị Bộ Chính trị cảnh cáo vì vi phạm liên quan đến “sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.”
Ba ngày trước khi bị bắt, ông Hùng đã đăng một bức thư ngỏ trên trang Facebook cá nhân, trong đó chỉ trích các chính sách của chính phủ và kêu gọi sửa đổi Dự luật Đặc khu Kinh tế, lúc đó đang bị công chúng chỉ trích và thúc đẩy nhiều cuộc biểu tình ở nhiều nơi trong nước. Theo RSF, ông Hùng cũng là một thành viên tích cực của các nhóm bảo vệ quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí, gồm Hội Nhà báo Độc lập và Hội Anh em Dân chủ. Hai tổ chức này đã bị chính quyền cấm hoạt động và một số thành viên đã bị bắt giam hoặc bỏ tù ở Việt Nam.
Cơ quan Truyền thông Quốc tế Hoa Kỳ (USAGM), nơi quản lý (VOA), đã nhiều lần lên tiếng yêu cầu chính quyền Việt Nam trả tự do cho ông Hùng và các cộng tác viên khác đang bị giam cầm, như Phạm Chí Dũng, Nguyễn Văn Hóa, Trương Duy Nhất và Nguyễn Tường Thụy.
Thống kê từ phong vũ biểu tự do báo chí của RSF cho biết có 38 nhà báo hiện đang bị giam cầm ở Việt Nam, nơi được tổ chức này cho là một trong những quốc gia bỏ tù nhiều nhà báo nhất trên thế giới.
RSF nói rằng các nhà chức trách Việt Nam “tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt các bản án khắc nghiện với mục đích loại bỏ mọi chỉ trích của các nhà báo.”
Việt Nam đã nhiều lần phản bác các báo cáo của các tổ chức quốc tế, trong đó có RSF, về sự thiếu tự do báo chí ở quốc gia Đông Nam Á. Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng từng nói rằng Việt Nam có tự do báo chí và điều này thể hiện qua “sự phát triển đa dạng về loại hình và phong phú về nội dụng của báo chí Việt Nam” cũng như việc “hơn 70% dân Việt Nam sử dụng mạng Internet và mạng xã hội quốc tế và trong nước.”
VOA (13.09.2022)
Quyền Cao uỷ Nhân quyền LHQ nói Việt Nam thu hẹp không gian dân sự
Hội đồng Nhân quyền LHQ họp năm 2019 (hình minh họa) AFP
Trong báo cáo cập nhật tình hình nhân quyền toàn cầu trình bày trước phiên họp lần thứ 51 của Hội đồng Nhân quyền, Quyền Cao uỷ Nhân quyền Liên Hiệp quốc, bà Nada Al- Nash, nói Nhà nước Việt Nam đang thu hẹp không gian dân sự và các quyền tự do cơ bản của công dân.
Trong báo cáo công bố ngày 12/9, người đứng đầu cơ quan nhân quyền của Liên Hiệp quốc (LHQ) nêu quan ngại về việc Việt Nam đang tăng cường kết án nhiều công dân vì các hoạt động nhân quyền cũng như các nỗ lực thúc đẩy một môi trường trong sạch, lành mạnh và bền vững.
Bà kêu gọi chính quyền Việt Nam bảo đảm sự tham gia đa dạng và mạnh mẽ của xã hội dân sự, bao gồm cả những người bảo vệ nhân quyền, và trả tự do cho những người bị bắt giữ hoặc kết án tù một cách tùy tiện vì những hoạt động như vậy.
Bình luận về việc chính quyền Việt Nam khống chế không gian hoạt động của xã hội dân sự, ông Josef Benedict- nghiên cứu viên của tổ chức nhân quyền Liên minh Các Tổ chức Xã hội Dân sự Toàn cầu (CIVICUS) nói với Đài Á Châu Tự Do qua email như sau:
“Không gian công dân của Việt Nam được CIVICUS Monitor đánh giá là ‘đóng’ và trong nhiều năm, các nhóm nhân quyền đã báo cáo về tình hình nhân quyền nghiêm trọng dưới chế độ độc đảng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Điều này bao gồm việc hình sự hóa có hệ thống và bỏ tù những người bảo vệ nhân quyền, hạn chế quyền tự do đi lại, đàn áp phương tiện truyền thông cũng như kiểm duyệt tràn lan. Gần đây hơn, chúng tôi thấy việc sử dụng điều luật trốn thuế để nhắm vào các nhà hoạt động, bao gồm Nguỵ Thị Khanh, Đặng Đình Bách và Mai Phan Lợi.”
Ba nhân vật được đại diện của CIVICUS nhắc tên ở trên là ba nhà lãnh đạo tổ chức xã hội dân sự có đăng ký hợp pháp với nhà nước, hoạt động trong lĩnh vực truyền thông và môi trường.
Chuyên gia nghiên cứu về khu vực Châu Á Thái Bình Dương cho tổ chức có trụ sở ở Nam Phi nói, hồ sơ nhân quyền của Việt Nam được chú ý nhiều hơn trong chương trình nghị sự của phiên họp và vấn đề này đang được toàn cầu quan tâm nhiều hơn qua việc Quyền Cao ủy Nhân quyền LHQ nhấn mạnh mối quan tâm về tình hình nhân quyền ở quốc gia độc đảng này.
Việt Nam không thể tiếp tục che giấu hoặc cố gắng che đậy những hành vi vi phạm nhân quyền như vậy, ông nói.
Ông cho rằng đã đến lúc chính quyền Việt Nam tiến hành cải thiện hồ sơ nhân quyền của mình một cách nghiêm túc, trong đó có việc phóng thích tất cả các tù nhân chính trị, bãi bỏ tất cả các điều luật hạn chế và cải thiện tình trạng của không gian dân sự.
Ông kêu gọi cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Liên minh Châu Âu, tăng cường nỗ lực để gây sức ép buộc nhà nước Việt Nam giải quyết những vấn đề này.
Việc gây sức ép này nhấn mạnh vào các tiêu chuẩn nhân quyền rõ ràng, cụ thể và có thể đo lường được và đặt ra các biện pháp trừng phạt nếu Việt Nam tiếp tục vi phạm, ông nhấn mạnh.
Việt Nam sử dụng các điều luật mơ hồ bị quốc tế lên án để kết án những người bất đông chính kiến. Đó là các điều luật “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự 1999 hoặc “làm, tàng trữ, phát tán tài liệu nhằm tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự 2015 và “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự 2015.
Từ đầu năm đến nay, nhà chức trách Việt Nam đã bắt giữ ít nhất 14 người hoạt động nhân quyền và xã hội, tám người trong số họ bị cáo buộc theo Điều 88 hoặc Điều 117 và năm người bị cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự 2015.
Trong số những người bị bắt có blogger Nguyễn Lân Thắng của Đài Á Châu Tự Do. Đặc biệt, trong tuần qua, ba nhà hoạt động và blogger bị bắt cùng với cáo buộc theo Điều 117
Đó là nhà hoạt động nhân quyền Bùi Tuấn Lâm ở Đà Nẵng, giảng viên âm nhạc của Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk Đặng Đăng Phước, và blogger Phan Sơn Tùng ở Hà Nội.
Cũng trong thời gian này, Việt Nam kết án 21 người, sáu người trong số họ bị kết tội theo Điều 88 hoặc 117 với mức án từ năm năm đến tám năm tù giam, mười người bị kết án từ một năm đến năm năm tù giam về tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ.”
Nhà hoạt động Phạm Đoan Trang, người được trao nhiều giải thưởng quốc tế danh giá, bị toà án phúc thẩm giữ nguyên mức án chín năm tù giam trong một phiên toà bỏ túi mà đại diện ngoại giao của nhiều nước như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Đức… không được vào quan sát phiên toà mà phải đứng xa khu vực xử án.
Đặc biệt, bốn lãnh đạo của ba tổ chức dân sự phi chính phủ có đăng ký với nhà nước bị kết án tù về tội danh “trốn thuế” với mức án từ hai năm đến năm năm tù giam.
Bà Nguỵ Thị Khanh, người đứng đầu tổ chức GreenID được trao giải thưởng danh giá quốc tế về môi trường Goldman, bị mức án hai năm tù giam trong khi ông Đặng Đình Bách- Giám đốc tổ chức Trung tâm Nghiên cứu Pháp luật & Chính sách Phát triển Bền Vững (LPSD) bị mức án năm năm tù giam.
Ông Mai Phan Lợi- Chủ tịch Hội đồng Khoa học Trung tâm Truyền thông Giáo dục Cộng đồng (MEC) và ông Bạch Hùng Dương, giám đốc tổ chức này, bị mức án tù lần lượt là 45 tháng và 27 tháng.
RFA (13.09.2022)
Phóng Viên Không Biên Giới: CSVN độc ác, tàn bạo vô giới hạn
Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) lên án nhà cầm quyền CSVN là “độc ác và tàn bạo vô giới hạn” về mặt nhân quyền.
Hôm Thứ Ba, 13 Tháng Chín, RSF chỉ trích bản án năm năm tù áp đặt lên đầu ông Lê Anh Hùng trong một phiên xử kín hồi cuối Tháng Tám vừa qua, bất chấp dư luận quốc tế.
Blogger Lê Anh Hùng trước khi bị bắt. Ông từng là cộng tác viên của Ban Việt Ngữ Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA Tiếng Việt). (Hình: Hội Anh Em Dân Chủ)
Nhà cầm quyền CSVN trước khi kết án tù đã nhốt ông trong bệnh viện tâm thần suốt bốn năm. Không những vậy, nhiều khi còn cột chặt người ông xuống một chiếc giường nan sắt từ ngày này sang ngày khác vì ông không chịu uống thuốc tâm thần. Ông cả quyết với họ là đầu óc ông tỉnh táo, bình thường chứ không bị tâm thần, hoang tưởng như họ gán ghép.
Nhà cầm quyền CSVN, cũng như Trung Quốc và Nga hiện nay vẫn có thói quen nhốt những người bất đồng chính kiến vào bệnh viện tâm thần để trả thù cho những phát biểu làm chế độ độc tài tức giận. Nhốt người vào bệnh viện tâm thần vốn có từ thời nước Nga còn là đế quốc Cộng Sản ở thế kỷ trước.
Tuy coi ông là kẻ tâm thần nhưng lại đem ra tòa kết án. Khi kết án ông năm năm tù ngày 30 Tháng Tám vừa qua, lại ngang nhiên xử kín dù lúc nào chế độ cũng thông báo là “phiên tòa xét xử công khai.” Trong trường hợp ông Lê Anh Hùng, bà mẹ ông chỉ biết được có phiên tòa xử khi bà gọi điện thoại cho công an hỏi thăm về trường hợp của ông.
RSF kêu gọi báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về tra tấn và các hình thức tàn ác khác “hành động để bảo đảm 38 nhà báo độc lập có thể sống còn trong các nhà tù CSVN.”
Khi ông Lê Anh Hùng bị bắt năm 2018, Hà Nội cũng bắt nhà báo độc lập Đỗ Công Đương. Ông cũng bị vu cho tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ…” với bản án bốn năm tù. Sức khỏe của ông xấu đi nhanh chóng và không được chữa trị khi bị giam tại nhà tù ở huyện miền núi Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, nên qua đời ngày 2 Tháng Tám, 2022.
Tại bản xếp hạng về tự do báo chí thế giới hằng năm, năm nay CSVN hạng 174 trên tổng số 180 nước được RSF thực hiện chấm điểm. Hà Nội luôn luôn nằm trong nhóm cuối bảng cùng với những nước Cộng Sản, độc tài hay quân phiệt, tôn giáo cuồng tín khác như Bắc Hàn, Trung Quốc, Cuba, Iran, Lào, Miến Điện…
Blogger Lê Anh Hùng bị trói cả người trên giường sắt ngày 16 Tháng Bảy, 2020, vì từ chối uống thuốc tại bệnh viện Tâm Thần Hà Nội. (Hình: Facebook Nguyễn Vũ Bình)
Ông Lê Anh Hùng là thành viên của hai tổ chức dân sự như Hội Anh Em Dân Chủ và Hội Nhà Báo Độc lập. Trước khi bị bắt, ông từng là cộng tác viên viết blog bình luận, phân tích các vấn đề thời sự chính trị tại Việt Nam.
Sự chỉ trích của ông hiển nhiên dẫn đến sự trả thù. Trong mấy năm liên tiếp, ông gửi hàng trăm đơn tố cáo ông Hoàng Trung Hải, ủy viên Bộ Chính Trị, có thời là phó thủ tướng, tội buôn lậu và làm gián điệp cho Trung Quốc.
Theo RSF, nhà cầm quyền CSVN lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt các bản án nghiệt ngã nhằm trừ khử các nhà báo độc lập dùng mạng xã hội đả phá độc tài đảng trị.
Người Việt (13.09.2022)
HRW kêu gọi Chính phủ Úc gây sức ép buộc Việt Nam phóng thích ông Châu Văn Khảm
Ông Châu Văn Khảm ra tòa ở TPHCM hôm 11/11/2019 AFP
Đại diện tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) nói Chính phủ Úc cần phải gây sức ép lên Chính phủ Việt Nam để buộc Hà Nội phóng thích ông Châu Văn Khảm, một người Úc gốc Việt, đang thụ án tù 12 năm tù ở Việt Nam vì các hoạt động kêu gọi dân chủ, nhân quyền một cách ôn hòa.
Bà Elaine Pearson, giám đốc phân ban Châu Á của HRW đưa ra lời kêu gọi trên Twitter vào ngày 11/9 nhân chuyến viếng thăm Úc của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn trong các ngày 11-13/9.
Bà nói Úc có thể hối thúc Việt Nam trả tự do cho ông Châu Văn Khảm sau khi nhiều chính phủ khác như Đức, Hoa Kỳ, Phần Lan và Pháp thành công trong việc gây sức ép để Hà Nội phóng thích tù nhân chính trị.
Trong vài năm gần đây, một số nhà hoạt động Việt Nam được trả tự do trước thời hạn nhưng bị buộc phải đi tị nạn tại nước ngoài như ông Nguyễn Văn Đài và bà Lê Thu Hà sang Đức; bà Trần Thị Nga và ông Hồ Đức Hoà sang Hoa Kỳ; ông Đặng Xuân Diệu sang Pháp; và ông Ngô Hào sang Phần Lan.
Luật sư Nguyễn Văn Thân, cựu Chủ tịch cộng đồng người Việt ở New South Wales và thành viên đại diện của tổ chức Yểm trợ Nhân quyền Úc Châu tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền, nói với Đài Á Châu Tự Do:
“Bộ Ngoại giao Úc đang tiếp tục làm việc với phía Việt Nam (về trường hợp ông Châu Văn Khảm- PV). Mức độ hiệu quả tôi nghĩ sẽ không mạnh bằng cái thế của Mỹ tại vì thị trường và vị thế chính trị và quân sự của Mỹ mạnh hơn Úc.
Nhưng mà đây là công việc mà tôi nghĩ là chính quyền Úc quan tâm ở mức cao nhất.
Trách nhiệm của cộng đồng người Việt ở Úc là tiếp tục thúc đẩy sự việc này, không để nó chìm vào quên lãng.”
Ông Châu Văn Khảm, 73 tuổi, là thành viên của tổ chức Việt Nam Canh tân Cách mạng đảng (Việt Tân) ở Úc. Ông bị bắt đầu năm 2019 khi sử dụng giấy tờ giả để nhập cảnh vào Việt Nam từ Campuchia.
Ông bị bắt cùng hai thành viên của tổ chức Hội Anh em Dân chủ với cáo buộc “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân” theo Điều 113 của Bộ luật Hình sự.
Nhóm Công tác về Bắt giữ Tuỳ tiện của Liên Hiệp quốc ra nghị quyết nói việc bắt giữ và kết án ông là tùy tiện.
Bà Elaine Pearson nói ông Khảm đã bị giam cầm ở Việt Nam hơn ba năm và đây là cơ hội để Chính phủ Úc chứng tỏ mình cổ suý cho nhân quyền, dân chủ và nhà nước pháp quyền.
Bà cũng nhắc lại việc Việt Nam đang giam giữ hơn 160 tù nhân chính trị vì nhà nước độc đảng không chấp nhận bất đồng chính kiến.
Những người hoạt động và các blogger thường bị quấy rối, sách nhiễu, đánh đập, bắt giữ, biệt giam và kết án với mức án tù dài hạn, đại diện của HRW nói.
Chính quyền Việt Nam sử dụng nhiều điều luật mơ hồ trong Bộ luật Hình sự để kết tội người hoạt động chính trị và tự do tôn giáo, bà nói.
Báo Thế giới & Việt Nam của Bộ Ngoại giao đưa tin trong chuyến thăm Úc ba ngày, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Úc Penny Wong đồng chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Việt-Úc tại thủ đô Canberra vào ngày 12/9 để bàn về việc thúc đẩy quan hệ song phương trong nhiều lĩnh vực, và xin viện trợ vốn ODA.
Kể từ khi ông Khảm bị bắt giữ, nhiều tổ chức nhân quyền, trong đó có HRW và Ân xá Quốc tế (Amnesty International) kêu gọi Canberra có các hành động cụ thể để đưa ông về với gia đình.
Trong chuyến thăm Hà Nội vào cuối tháng 7 vừa qua, Ngoại trưởng Wong thảo luận về trường hợp của ông Khảm với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
Hơn 70 đại diện của nhà nước Úc đã đưa ra lời kêu gọi trả tự do cho ông Khảm kể từ ngày ông bị bắt.
RFA (13.09.2022)