Seite auswählen

Sự thật đằng sau 999 chiếc xe Vinfast xuất sang Mỹ

Thời sự trong nước vừa qua rầm rộ loan tin về việc Phạm Nhật Vượng xuất khẩu 999 chiếc xe điện Vinfast vào Mỹ, trong đó ngoài việc báo chí quốc doanh thổi ống đu đủ theo nhiệm vụ còn có vài gương mặt “Việt Kiều” té nước theo mưa, một mụ MC già chát khoe khoang là mình sẽ có một chiếc để chạy tại Mỹ, một thằng ba trợn bưng bô phản biện “tự hào” rằng ai nói VN không làm được con ốc điện thoại, thế mà người ta làm cả chiếc xe hơi xuất đi Mỹ đây này…; cái trò này cũng không khác gì tên CTN đần độn Nguyễn Xuân Phúc với câu phát biểu huênh hoang trước đại dịch là “cây cột đèn bên Mỹ có chân cũng bò về VN”…

Vinfast, một thương hiệu xe hơi non trẻ so với thế giới không phải của VN sản xuất – Phải nói cho rõ như thế – mà chỉ là một đơn vị gia công lắp ráp, tất cả các bộ phận đều được nhập từ TC và Vinfast chỉ có mỗi một việc lắp ráp vô và cho rằng đó là thương hiệu của mình, tất nhiên họ cũng phải mua bản quyền mẫu mã của những thương hiệu nổi tiếng mà mình nhái – Cách làm của Phạm Nhật Vượng không khác gì tên gian thương Khải Silk dạo nào khi y mua cà vạt TC về và khoác lác là của mình sản xuất và lên mặt dạy đời thiên hạ.

Nói về TC, nơi Phạm Nhật Vượng đặt hàng thì đây là một quốc gia chuyên ăn cắp, sao chép bản quyền, nghệ thuật sản xuất xe nhái của TC đã có từ rất lâu khi Vượng vẫn còn đang phối hợp cùng cường quyền đi cướp đất của dân để làm địa ốc. Sản phẩm xe hơi Lifan của TC đã có mặt tại thị trường VN hàng chục năm về trước, tuy nhiên do nó lởm quá cho nên người tiêu dùng quay lưng và chọn cho mình những sản phẩm khá hơn của Hàn Quốc như Deawoo, Huyndai…

Tính chất tối cần thiết để sản xuất một chiếc xe hơi là gì?
Đó không phải là máy móc, phụ tùng vì không khó gì để sản xuất, điều tối quan trọng mà cả TC và VN đều không làm được đó chính là: “Công Nghệ Luyện Kim”. Những quốc gia như Mỹ, Nhật, Hàn sản xuất xe họ đều nắm được công thức này, thép làm xe không những cứng mà còn dẽo, có độ đàn hồi cho nên chiếc xe dù có sử dụng lâu năm vẫn dùng tốt, loại thép này qua một quy trình chế biến trước khi dập thành khung xe với những yếu tố cơ học bắt buộc, còn xe TC và VN không hề đi theo quy trình sản xuất này, tất nhiên thép sẽ cứng – nhưng không có độ đàn hồi – thành ra rất dòn và dễ gãy mà Lifan và VietFast đã từng bị gãy cầu và trục xe tại Việt Nam khi sử dụng. Một lỗi kỹ thuật trầm trọng mà các thương hiệu xe hơi đẳng cấp quốc tế hoàn toàn không hề có.

Nói về công nghệ làm xe thì những thương hiệu nổi tiếng của thế giới đã có mặt tại Mỹ rất lâu, từ Chevolet, Porscher, Cadillac, Rolls Royce là những thương hiệu cho giới thượng và trung lưu, xe Toyota, Honda, chọn lựa của người lao động bình thường trên nước Mỹ, đáng chú ý hãng Toyota đã sản xuất xe điện nhiều năm nay nhưng cũng không thành công cho lắm khi người tiêu dùng vẫn cho xe xăng để sử dụng vì tính nhanh, gọn, lẹ của việc đổ xăng, thay vì phải cắm sạc chiếc xe vài giờ đồng hồ. Lý do đó cũng là một cản trở lớn trong việc mua xe điện tại Mỹ.

Trở lại việc Vinfast của tên tư bản đỏ Vượng Vin xuất 999 chiếc xe qua Mỹ để làm gì?

Trước nhất muốn chiếc xe Vinfast chạy được tại nước Mỹ thì Vinfast phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Họ phải thẩm định mọi yếu tố an toàn kỹ thuật cho người sử dụng thì mới cho phép bán, bởi vì Mỹ không phải là VN, đường xa lộ tốc độ chạy bình thường là 80/kmh mà rủi gãy cầu thì chỉ có lật xe và chết người, nhưng nếu người sử dụng là những người có địa vị, có thu nhập cao, thì không những Vinfast phải bồi thường mà còn có thể đi tù vì bán hàng vô trách nhiệm, về bồi thường thì không thể dùng luật rừng như dùng công an đàn áp bịt miệng người tiêu dùng khiếu nại như VN mà có thể bị bắt phải bồi thường hàng triệu cho đến vài chục triệu đô la cho người thiệt hại.

Thứ hai, đi bán xe và xe điện thì phải có trạm bảo hành, trạm sạc điện, thật khó để mua một chiếc xe có giá vài chục ngàn đô mà không biết khi xe hư sửa ở đâu, rồi khi hết bình thì sạc chỗ nào, hạ tầng cơ sở chưa có thì làm sao mà ai dám mua, tuy nhiên cứ nhìn khách quan một chút là Vinfast vừa đánh vừa đàm, vừa xuất vừa xây dựng thì cứ cho là khả thi đi thì sau khi được cấp phép, họ xây dựng trạm sạc khắp nước Mỹ (!) và trạm bảo hành thì sẽ mất bao lâu?

Do đó kế hoạch bán xe điện của Vinfast tại Mỹ là Bất Khả Thi!
Như vậy họ xuất 999 chiếc xe điện qua Mỹ làm gì?

Vượng Vin thừa biết những trở ngại của chiếc xe Vinfast tại thị trường cao cấp, ngoài việc xuất khẩu lô xe đầu còn có kế hoạch xây dựng nhà máy giá 4 tỷ đô tại Mỹ, nhưng tất cả những trò đó chỉ là hỏa mù, bởi vì chiếc xe Vinfast với nhiều lỗi kỹ thuật, không đáp ứng được hậu mãi chỉ có bán cho ma, đó là còn chưa nói đến không ngân hàng nào của Mỹ sẽ cho người dân mượn tiền để mua một sản phẩm kém chất lượng, thế nhưng khi nhập gần 1.000 chiếc vào Mỹ thì chi phí lưu kho, mướn bãi chứa cũng là một vấn đề, tuy nhiên Phạm Nhật Vượng muốn lô hàng của mình có mặt tại Mỹ chỉ vì một lý do duy nhất: Có mặt trên sàn chứng khoán phố Wall để bịp người dân Mỹ. Tôi có hàng, tôi có tiềm năng và không có lý gì không thể kêu gọi người Mỹ đầu tư qua cổ phiếu của công ty chúng tôi. Đó chính là lý do vì sao mà Phạm Nhật Vượng tung lô xe đầu tiên hàng tỷ đô la của mình qua Mỹ.

Thị trường chứng khoán của VN trong vài tuần qua đã ở mức đỏ, không có dấu hiệu hồi phục và Vượng Vin chơi canh bạc tháu cáy này theo đúng nghĩa thắng làm vua, thua làm giặc, y còn ngon hơn cả những tên tư bản TC khi dám xuất chiếc xe năm cha ba mẹ của mình đi Mỹ trong khi quan thày TC thì chưa hề dám làm. Nhưng có vẻ như y vẫn còn ngây thơ quá khi muốn chơi chứng khoán tại Mỹ, Vượng Vin nên nhớ rằng phố Wall nó nằm trên đất Mỹ chứ không phải tại Hà Nội, và nó có mặt còn trước khi già hồ chui rúc trong hang Pắc Pó thì những tay mơ VN chỉ có đem tiền qua cúng mà thôi. Canh bạc này Vượng Vin chơi hàng tỷ đô la nhưng nguy cơ mất sạch cũng có xác suất rất cao khi xe không bán được còn chứng khoán thì chơi không lại những tập đoàn tư bản nước ngoài.

Tôi không có ác cảm với hàng Việt Nam, nếu đó là những doanh nghiệp tư nhân làm ăn chân chính và có thể xuất khẩu hàng nước Việt ra nước ngoài, nhưng đối với Vượng Vin tôi thừa biết hắn chỉ là một tên làm kinh tài cho đảng, cho những ủy viên TW trong đó có cả phần hùn của nguyễn phú trọng, Vượng Vin là một tên dựa hơi cường quyền cộng sản để cướp đất của người dân, đền bù với giá rẻ mạt sau đó xây dựng cao ốc, chung cư kiếm lời, công thức của y cũng không khác gì mụ doanh nhân Trương Mỹ Lan vừa xộ khám, dĩ nhiên đây là cuộc chơi thế lực cai trị, phe nào yếu thì bị bọn cá mập nuốt chửng mà thôi, Vượng Vin nhờ dựa hơi những tên lãnh đạo cao cấp nên còn múa may quay cuồng, một mặt hắn lấy tiền của những tên lãnh đạo đầu tư, mặt khác hắn hy vọng sẽ kiếm lời từ chứng khoán, thế nhưng kế hoạch của hắn không sớm thì muộn cũng sẽ phá sản, khi đó bọn lãnh đạo sẽ mất một mớ vốn liếng cướp được từ trước đến nay, còn Vượng nếu cao tay sẽ cao chạy xa bay với số tiền kiếm được.

Tóm lại lô hàng xe Vinfast xuất khẩu đi Mỹ chỉ là trò thả con săn sắt bắt con cá rô, Vượn Vin thành công hay thất bại cũng đều đem tiền của nước Việt qua xứ khác, còn những ai đang hĩnh mũi tự hào thì cứ chậm lại một chút để nhìn cho rõ, bởi vì không có gì đáng để “tự hào Việt Nam” khi chiếc xe của một tập đoàn con nít đi cạnh tranh xứ người gồm những đối thủ đáng gờm mà phần ôm đầu máu chắc chắc là sẽ không thể nào tránh được.

Tên thủ tướng ba trợn Phạm Minh Chính phét lác đi tắt đón đầu này nọ về lô hàng Vinfast hãy chống mắt mà nhìn, chỉ vài tháng sau là sẽ biết ngay ấy mà…

Những chiếc xe đầu gà đít vịt này sẽ mau chóng trở thành phế liệu nơi xứ người

(29.11.2022)

 

***

Canh bạc tất tay của Phạm Nhật Vượng

„…việc bơm thổi chuyến tàu xuất bến “ra đi tìm đường cứu Vingroup” chính là nước cờ để họ lấy lại niềm tin cho cổ phiếu cũng như để cơ quan chức năng phải nương tay ở thời điểm này.“

Dương Quốc Chính

 

Nhà quan sát bình luận rằng đây là thời điểm ngàn cân treo sợi tóc của Vingroup bởi như các doanh nghiệp bất động sản khác, vấn đề là vốn bị đọng vào bất động sản đang hình thành trong khi room tín dụng bị khóa, không vay được thêm. Trong khi Vingroup thì ngoài chuyện đó, vốn lại bị đổ sang Vinfast.

 Công luận nghi ngờ Vingroup dàn dựng buổi lễ xuất khẩu xe Vinfast linh đình.

 

Việc Phạm Nhật Vượng bẻ lái sang xe hơi là việc tất yếu, thể hiện tầm nhìn của anh. Nhưng việc mình dự báo rủi ro về đòn bẩy tài chính dựa vào bất động sản để làm vốn cho Vinfast đang hiện hữu lù lù trước mắt. Đó là câu “Nếu thị trường bất động sản lao dốc trước khi ngành mới kịp thu lợi nhuận…”, hiện nay đang đúng như vậy. Bất động sản đang lao dốc, rất nguy hiểm và xe chạy xăng đã phá sản khi chưa tới điểm hòa vốn, xe điện thì chỉ mới ra hàng.

Đây là thời điểm ngàn cân treo sợi tóc của Vingroup bởi như các doanh nghiệp bất động sản khác, vấn đề là vốn bị đọng vào bất động sản đang hình thành trong khi room tín dụng bị khóa, không vay được thêm. Trong khi Vingroup thì ngoài chuyện đó, vốn lại bị đổ sang Vinfast.

Phạm Nhật Vượng và Phạm Minh Chính

 

Vậy nên việc bơm thổi chuyến tàu xuất bến “ra đi tìm đường cứu Vingroup” chính là nước cờ để họ lấy lại niềm tin cho cổ phiếu cũng như để cơ quan chức năng phải nương tay ở thời điểm này.

Việc thủ tướng phát biểu câu “Vingroup, VinFast chính là đại diện cho một thế hệ doanh nghiệp chính đáng, làm ăn đúng pháp luật” có thể đã được tính toán từ trước để trấn an nhà đầu tư. Nhưng ông Phạm Minh Chính nói ra câu đó cũng khá dại miệng, vì ông đâu có đủ thẩm quyền hay khả năng phán xét để kết luận như vậy? Vụ Việt Á còn đang điều tra, Việt Á còn được huân chương và bằng khen đó, nhưng bây giờ thì…

Tuy nhiên, theo mình hiểu, thì số phận của Vingroup đang được đặt cược vào lô hàng này. Nếu nó thành công ở Mỹ và các nước phát triển, thì Vingroup sẽ thoát hiểm, thậm chí được giải cứu bất động sản để có thể từ từ bẻ lái sang ô tô suôn sẻ. Nhưng nếu nó thất bại, thì “Chuông nguyện hồn ai”.

Có bạn bảo sao Phạm Nhật Vượng có 5-6 tỷ đô không dừng lại mà dưỡng già, phải lao tâm khổ tứ làm xe hơi làm gì.

Xin thưa, dừng lại không dễ đâu, anh như chiếc xe đạp, xịn hơn thì là xe máy. Cứ chạy thì không sao, nhưng dừng lại mới đổ! Nói ít hiểu nhiều nhé.

Về việc Vingroup bẻ lái sang xe hơi, thì lâu nay mình vẫn ủng hộ. Vì cho rằng sản xuất xe hơi vẫn cần nhiều chất xám hơn bất động sản, và cũng là ngành sản xuất, xuất khẩu được. Còn bất động sản thì giỏi mấy cũng chỉ là giỏi cấu kết ăn chia gà què ăn quẩn cối xay, bắt nạt anh em trong nước, có xuất khẩu hay đầu tư ra nước ngoài được đâu.

Chỉ có điều, với xe điện, mình vẫn nghi ngờ về sự thành công của VinFast. Bởi vì mình dự đây là chiếc xe Tàu, được thuê Tây thiết kế, dán mác Singapore, và PR theo kiểu “thổi hồn Việt”.

Người Việt chắc chỉ tham gia làm culi lắp ráp và bỏ vốn vào thôi. Vì rất thiếu nền tảng tự làm, nên giá thành của nó sẽ cao, thiếu tính cạnh tranh với xe điện Tàu. Trong khi chất lượng thì chắc chỉ ngang xe Tàu?

1 điều đáng lo ngại nữa là VinFast dùng đòn bẩy về vốn từ bất động sản Vinhomes, vốn từ đây sẽ gặp nhiều rủi ro, không biết có trụ được qua cơn sóng gió bất động sản hiện tại hay không? Nguồn vốn từ nước ngoài có lẽ chưa kịp có đáng kể.

Việc VinFast làm lễ xuất khẩu linh đình cũng trong bối cảnh đồn đoán Phạm Nhật Vượng đi Osaka ký hợp đồng, đem theo lẵng hoa Việt Nam để trang trí. Đây cũng là động thái hay để người ta không dám manh động với anh! Ai lại vừa mới làm lễ xuất khẩu xe hơi làm rạng danh cả non sông, mà nay đã… à, mà thôi!

 

Dương Quốc Chính