Mục lục
Dàn lãnh đạo mới Việt Nam : Trung Quốc và Nga vẫn là những người bạn khả tín nhất
Sau một năm nhiều biến động chính trường và ba tháng sau khi ông Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo lâu năm qua đời hồi tháng 7/2024, Việt Nam cuối cùng đã có một dàn lãnh đạo mới, phần đông xuất thân từ các lực lượng an ninh. Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) trong bài phân tích có tiêu đề « Dàn lãnh đạo mới của Việt Nam » cho rằng, dù có tư tưởng cởi mở hơn, Trung Quốc và Nga có thể vẫn là những người bạn khả tín nhất. Tổng bí thư đảng Cộng Sản Tô Lâm, thủ tướng Phạm Minh Chính, và chủ tịch nước Việt Nam Lương Cường, là những cựu tướng lĩnh trong ngành an ninh và quân đội. Tổng cộng, tám trong số 15 thành viên Bộ Chính Trị mới đều bắt đầu hay thăng tiến sự nghiệp từ các ngành lực lượng an ninh. Nhiều nhân vật khác của bộ máy an ninh cũng nắm giữ các vị trí có ảnh hưởng, tuy ít quan trọng hơn, trong bộ máy lãnh đạo.Nhưng việc lực lượng an ninh tiếp quản chính trường Việt Nam có một số hàm ý. Điều rõ ràng nhất là có rất ít cơ hội tự do hóa chính trị. Đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn là lực lượng chính trị hợp pháp duy nhất. Mọi phân tích về các quyết định đối ngoại và chính trị chủ yếu vì lợi ích lâu dài của Đảng. Và mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh của Đảng là những gì được gọi là « diễn biến hòa bình », nghĩa là, mất đi sự ủng hộ chính trị trong nước và các thách thức chính trị do các thế lực bên ngoài tài trợ.Do vậy, phản ứng của Đảng đối với mối đe dọa này có hai khía cạnh : Duy trì liên minh giữa các giới tinh hoa trong lĩnh vực an ninh, kinh doanh cùng lợi ích chính trị và bảo vệ tính hợp pháp bằng cách mang lại mức sống ngày càng cao cho phần lớn người dân. Đảng không chấp nhận ý tưởng về việc một tổ chức nào khác hay tự thân Nhà nước có thể làm tốt hơn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của Việt Nam bởi vì luôn có một giới hạn cho mọi sự hợp tác với các nền dân chủ theo kiểu phương Tây.
Tại sao Việt Nam có nguy cơ trở thành nước chịu thiệt lớn vì chính sách thuế quan của Trump
Tóm tắt: Hà Nội có thể trở thành nạn nhân của chính sự thành công của mình sau khi tạo ra thặng dư thương mại khổng lồ với Mỹ.Việt Nam là một trong những nước hưởng lợi lớn nhất từ cuộc chiến thương mại của Donald Trump với Trung Quốc trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông. Nhưng Hà Nội có thể trở thành nạn nhân của chính vận may của mình, theo các nhóm kinh doanh và nhà phân tích đã cảnh báo, nếu vị tổng thống đắc cử thực hiện các mối đe dọa về thuế quan toàn diện khi ông trở lại Nhà Trắng.Việt Nam đã đạt được thặng dư thương mại lớn thứ tư với Mỹ trong những năm gần đây – chỉ sau Trung Quốc, Mexico và EU – khi các nhà sản xuất toàn cầu chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc để tránh tác động của chính sách thuế quan của Trump.Nhưng thành công của “Trung Quốc cộng một” đã đặt Việt Nam vào thế yếu. Nền kinh tế của Việt Nam đã trở nên phụ thuộc rất nhiều vào Mỹ, chiếm gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.Marco Förster, giám đốc ASEAN của Dezan Shira & Associates tại Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết: “Việt Nam hiện có khả năng phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ hơn, đặc biệt là đối với hàng hóa Trung Quốc quá cảnh qua Việt Nam để tránh thuế quan“.Trump đã tuyên bố sẽ áp thuế 60% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và lên tới 20% đối với hàng hóa từ tất cả các quốc gia khác. Các nhà kinh tế tại ngân hàng Singapore OCBC đã cảnh báo rằng, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam – đạt 5% vào năm ngoái – có thể giảm tới 4 điểm phần trăm nếu Trump áp dụng các biện pháp như vậy.Förster cho biết: “Nếu Mỹ áp dụng thuế quan đối với Việt Nam, hậu quả có thể thảm khốc”.Mặc dù Trump không nhắc đến Việt Nam trong chiến dịch tranh cử tổng thống gần đây, nhưng vào năm 2019, ông đã gọi quốc gia này là “quốc gia lạm dụng tồi tệ nhất”.“Việt Nam lợi dụng chúng ta thậm chí còn tệ hơn cả Trung Quốc”, ông nói với Fox Business.
Tân CTN Lương Cường và chuyến công du đầu tiên không như ý
Chỉ chưa đầy một tháng sau khi nhận chức Chủ tịch nước, ông Lương Cường đã đại diện Việt Nam thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên với tư cách nguyên thủ quốc gia.Nếu ‘vạn sự khởi đầu nan’ thì chuyến đi mở màn nhiệm kỳ Chủ tịch nước của ông Lương Cường không thể gian nan hơn, khi một trong những cận vệ của ông bị bắt với cáo buộc lạm dụng tình dục. Sự kiện này tuy không được truyền thông trong nước đề cập, rất có thể do sự kiểm duyệt của Ban Tuyên giáo, nhưng đã được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội.Câu hỏi được dư luận xã hội đặt ra là, liệu uy tín của tân Chủ tịch nước đã bị ảnh hưởng ra sao, và nó tác động thế nào đến sự nghiệp chính trị của ông Lương Cường, nhất là khi Đại hội XIV của Đảng đang đến gần? Cựu trung tá Vũ Minh Trí, người từng công tác tại Tổng cục 2, cơ quan tình báo của Bộ Quốc Phòng, nhận định với RFA rằng sự vụ lần này “tuyệt đối không ảnh hưởng gì” tới ông Lương Cường.“Đơn giản vì bản thân ông Lương Cường cũng không quyết định được thành phần được cử đi trong đoàn tùy tùng của ông ta, mà phải thông qua các cơ quan tham mưu. Nó có tính chất cơ cấu.Bản thân người cao nhất, trong trường hợp này là ông Lương Cường, cũng không phải là người ra quyết định thành phần cận vệ. Ví dụ người bảo vệ là công an thì người này sẽ do Bộ Công an quyết định, không phải ông Cường quyết định”. Ông Trí giải thích.
Siêu dự án kênh đào Phù Nam Techo ‘không nhúc nhích’, Trung Quốc kém mặn mà
Cách đây hơn ba tháng, lễ động thổ siêu dự án kênh đào Phù Nam Techo đã diễn ra với không khí tưng bừng tại tỉnh Kandal. Siêu dự án của Campuchia giờ ra sao?Phát biểu tại lễ động thổ dự án lịch sử vào ngày 5/8 trong hào khí dân tộc dâng cao, Thủ tướng Campuchia Hun Manet nói Trung Quốc sẽ đóng góp 49% vào nguồn vốn đầu tư cho con kênh đào nối sông Mekong với Vịnh Thái Lan.Phù Nam Techo là một dự án đầy tham vọng củaCampuchia nhằm giảm sự phụ thuộc giao thông thông qua các cảng của Việt Nam, giúp quốc gia này “thở bằng mũi của mình”.”Có thể nói rằng tầm quan trọng của kênh đào Funan Techo đối với Campuchia tương đương với tầm quan trọng của kênh Suez đối với Ai Cập, kênh đào Panama đối với Panama và Đại Vận Hà Bắc Kinh-Hàng Châu đối với Trung Quốc,” tác giả Leap Chanthavy viết trên báo Khmer Times vào ngày 14/10.Thế nhưng, một nguồn tin nắm vấn đề của BBC News Tiếng Việt từ Campuchia cho biết sau lễ khởi công vào ngày 5/8, công trình kênh đào Phù Nam Techo không có tiến triển nào tính tới hiện nay.Hơn ba tháng sau, vẫn chưa có thông tin rõ ràng về khoản đầu tư của Trung Quốc.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cm27d04l376o
Vương Đình Huệ bị ‘cảnh cáo,’ Võ Văn Thưởng đang bệnh nên ‘chưa xem xét’
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Hệ thống truyền thông tuyên truyền tại Việt Nam đưa tin ông Vương Đình Huệ, cựu chủ tịch quốc hội bị kỷ luật cảnh cáo; còn ông Võ Văn Thưởng, cựu chủ tịch nước, “chưa xem xét” kỷ luật.Bản tin của Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) được dẫn lại nói rằng Bộ Chính Trị theo đề nghị của Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương “thi hành kỷ luật cảnh cáo các đồng chí: Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể; chưa xem xét, xử lý kỷ luật đồng chí Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.”Cũng trong bản tin về phiên họp kỷ luật đảng viên, Bộ Chính Trị còn “khai trừ ra khỏi đảng đối với đồng chí Phạm Văn Vọng,” nguyên bí thư Tỉnh Ủy Vĩnh Phúc. Đồng thời, Nguyễn Văn Thể, nguyên bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải cũng bị cảnh cáo” như ông Vương Đình Huệ. Hầu hết các đảng viên lớn nhỏ của CSVN bị kỷ luật đều dính tới tham nhũng.Không thấy báo chí nhà nước đưa tin gì về ông Võ Văn Thưởng sau khi ông ta mất ghế chủ tịch nước hồi đầu Tháng Ba năm nay sau những cuộc điều tra về tham nhũng. Thành thử, không biết ông ta đang bị bệnh gì nghiêm trọng đến độ Bộ Chính Trị nới tay, không ra biện pháp kỷ luật.Võ Văn Thưởng, nay 54 tuổi, được đôn lên ghế chủ tịch nước từ ngày 2 Tháng Ba, 2023, thay thế ông Nguyễn Xuân Phúc “xin thôi chức.”Các tin tức chính thức nói ông Phúc “xin thôi chức” vì chịu trách nhiệm đứng đầu cho những sai trái của thuộc cấp trong các vụ án tham những kinh hoàng từ những “chuyến bay giải cứu” khi xảy ra đại dịch COVID-19. Cũng liên quan đến vụ đại dịch này là đại án “kít xét nghiệm COVID-19” dỏm của công ty Việt Á được bơm giá và quan chức khắp nơi bu vào kiếm ăn. Hệ quả cả nước tê liệt, hàng chục ngàn người chết.
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/vuong-dinh-hue-bi-canh-cao-vo-van-thuong-benh-nen-chua-xet/
“Điểm nghẽn của điểm nghẽn”
Khi TBT Tô Lâm nói “dứt khoát từ bỏ tư duy không quản được thì cấm”, thực ra ông đã chạm vào một điểm nghẽn khác, rất vi tế, nhưng lại cực kỳ hệ trọng, nếu không muốn nói là hệ trọng bậc nhất trong số các điểm nghẽn hiện nay.Trước tiên, thử phân tích xem từ đâu lại có lối tư duy “không quản được thì cấm”?Nguyên nhân sâu xa, lối tư duy này xuất phát từ sự tuyệt đối hóa nhà nước, xem nhà nước như một “ông chủ” với quyền hành bao trùm, độc đoán và tuyệt đối. Do đó, ở đâu, khi nào mà “ông chủ” cảm thấy bàn tay của mình không vươn tới hoặc bao trùm hết được, thì cách đơn giản là ngay lập tức đóng sập nó lại: “Cấm tiệt!” Tất nhiên, trong lối tư duy này, người dân sẽ chỉ được xem như những kẻ ít nhiều vô năng, luôn cần phải được bàn tay của “ông chủ nhà nước” dìu dắt, hướng dẫn.Một cách trực tiếp hơn, nguyên nhân của “tư duy không quản được thì cấm” có thể đến từ sự ưa thích dễ dãi. Khi nhà nước cảm thấy ở đâu, lĩnh vực nào vượt ra ngoài tầm với, ngoài năng lực quản trị của mình thì cách ngắn nhất là “cấm chỉ”. Như thế, nhà nước không cần bất cứ sự cải thiện năng lực, thay đổi quản trị nào, vẫn có thể giữ mọi sự trong khuôn phép, quy củ cũ (Bất kể việc cấm đoán này có thể gây ra xung đột, căng thẳng hay kéo lùi sự phát triển xã hội như thế nào).Bây giờ, ta mới thử phân tích xem “từ bỏ tư duy không quản được thì cấm” có nghĩa là như thế nào? Một cách ngắn gọn, nó có nghĩa là, khi người dân, doanh nghiệp mở ra những hoạt động mới, những lĩnh vực, hình thức kinh doanh mới mà nhà nước cảm thấy hệ thống quản trị của mình nhất thời chưa thể theo kịp, thì thay vì đẻ ra luật mới để “cấm chỉ” ngay tức khắc (cho nhẹ việc), nhà nước đầu tiên sẽ phải giữ một thái độ tôn trọng, sau đó sẽ phải tìm cách thấu hiểu, rồi từ từ tìm cách thay đổi luật pháp, cải thiện năng lực, thay đổi quản trị để đáp ứng, để theo cho kịp với những “cuộc chơi mới” mà người dân, doanh nghiệp vừa mở ra.
https://baotiengdan.com/2024/11/22/diem-nghen-cua-diem-nghen/
Chủ tịch Việt Nam chỉ trích ông Trump khi nói chiến tranh thương mại dẫn đến nghèo đói?
Chủ tịch nước Việt Nam Lương Cường nhận xét rằng bảo hộ, chiến tranh thương mại dẫn đến suy thoái, nghèo đói khi ông phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC ở Peru hôm 14/11, theo nội dung bài diễn văn của ông được đăng trên Báo Chính Phủ của Việt Nam và các báo khác ở trong nước. APEC là Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương gồm 21 thành viên, bao gồm cả Mỹ và Việt Nam.Tuy ông Cường không đề cập đích danh Tổng thống đắc cử Donald Trump của Mỹ và báo chí Việt Nam không bình luận gì thêm, nhưng hãng tin kinh tế-tài chính Bloomberg cho rằng đó là một trong những lời chỉ trích mạnh mẽ nhất đến nay về đường lối thương mại của ông Trump, ứng cử viên của đảng Cộng hòa đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hôm 5/11.Trong bài diễn văn của mình, chủ tịch Việt Nam cho rằng một trong những điều rất cần thiết để các nền kinh tế thành viên APEC phát triển thuận lợi là phải bảo đảm môi trường quốc tế hoà bình, ổn định, khuyến khích thương mại và đầu tư toàn cầu, hội nhập và liên kết kinh tế quốc tế.Ông Cường đúc kết từ lịch sử kinh tế thế giới qua nhiều thế kỷ rằng “chỉ khi thương mại được thúc đẩy, được kết nối … thì mới có phát triển, mới có thịnh vượng”, và đối lập lại, “đóng cửa, bảo hộ, chiến tranh thương mại sẽ chỉ dẫn đến suy thoái, xung đột và nghèo đói”.
Hai nhà giáo: VN nên từ bỏ ‘xây dựng con người xã hội chủ nghĩa’ vì quá cũ kỹ, kìm hãm
Thày giáo Đỗ Việt Khoa ở Việt Nam và Giáo sư Phạm Minh Hoàng ở Pháp nhận xét hôm 19/11 rằng Việt Nam nên bỏ đi việc “xây dựng con người xã hội chủ nghĩa”, bị hai ông xem là “cũ kỹ” và “ngăn chặn sự phát triển của con người”.Bình luận của hai ông được đưa ra trong bối cảnh Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Tô Lâm vừa họp hôm 18/11 với các đại diện ngành giáo dục của đất nước nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, trong đó, ông Lâm nhấn mạnh “ưu tiên hàng đầu” trong việc đổi mới giáo dục, đào tạo là “tập trung xây dựng con người xã hội chủ nghĩa”. Ông Lâm, người có thực quyền lãnh đạo cao nhất Việt Nam, đề nghị chú trọng “giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân”.Theo ông, cần tập trung vào “những giá trị cơ bản” của dân tộc, “tinh hoa văn hóa nhân loại”, “giá trị cốt lõi và nhân văn” của chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, và “cương lĩnh, đường lối của Đảng”, trang web mang tên Báo Chính Phủ cho biết.“Tôi thất vọng vì ông ấy nói rõ ràng là không được đi ra ngoài những điều lệ từ trước đến giờ vẫn cấm kỵ, chẳng hạn như đa nguyên đa đảng. Đối với tôi chuyện đó không có gì thay đổi hết”, Giáo sư Phạm Minh Hoàng nói với VOA.
99% quần đảo Trường Sa nằm trong tầm với của Trung Quốc theo nghiên cứu mới
Báo South China Morning Post hôm 16 tháng 11 đưa tin về kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc về vai trò của Đá Chữ Thập, hiện đang nằm dưới sự kiểm soát của Bắc Kinh.Công trình nghiên cứu trên do một nhóm các nhà khoa học, thuộc Viện Khoa học Địa lý và Nghiên cứu Tài nguyên Thiên nhiên của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, công bố trong tháng này theo thông tin từ tờ báo có trụ sở ở Hồng Kông.Kết quả nghiên cứu cho thấy căn cứ quân sự mà Trung Quốc xây dựng trên Đá Chữ Thập đã giúp nước này rút ngắn thời gian tiếp cận quần đảo Trường Sa từ 33 tiếng, xuống còn khoảng 15 tiếng.Điều này biến Trung Quốc trở thành nước có khả năng triển khai lực lượng tới quần đảo Trường Sa nhanh nhất, hơn cả Việt Nam, Philippines, lẫn Malaysia.Đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng ở Đá Chữ Thập cũng cho phép các lực lượng của nước này bao quát được 99 phần trăm quần đảo Trường Sa.Đá Chữ Thập bị Trung Quốc chiếm vào đầu năm 1988 bất chấp sự phản đối từ Việt Nam.Từ năm 2014, Bắc Kinh đã tăng cường hoạt động bồi đắp và biến bãi đá này trở thành đảo nhân tạo, và được quân sự hóa với các cơ sở hạ tầng quân sự như sây bay, nhà chứa máy bay, hệ thống radar, và nhà chứa tên lửa.Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á còn cho biết Trung Quốc đã bố trí pháo phòng không và các hệ thống phòng thủ khác ở đây.Đảo nhân tạo này được đánh giá có triển vọng trở thành căn cứ quân sự hiện đại bậc nhất của Trung Quốc ở phía nam Biển Đông, và còn có thể được mở rộng thêm.Tuy phía các nhà khoa học Trung Quốc nhấn mạnh vào vai trò tìm kiếm cứu nạn của căn cứ trên Đá Chữ Thập, do từ năm 2019, Bắc Kinh đã cho thiết lập trung tâm cứu hộ tại đây, nhưng năng lực quân sự là điều không thể loại trừ.
TNLT Trịnh Bá Phương tuyệt thực hơn 20 ngày, Hoàng Đức Bình không được thăm gặp
Tù nhân lương tâm (TNLT) Trịnh Bá Phương đang tuyệt thực ở Trại giam An Điềm (tỉnh Quảng Nam) vì bị quản giáo tịch thu hết bút, sách, và giấy viết, trong khi TNLT Hoàng Đức Bình không được gặp gia đình.Ông Phương đang thi hành bản án 10 năm tù giam về tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước” trong khi ông Bình đang thụ án tù 14 năm về hai tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ” và “chống người thi hành công vụ.”Tin tuyệt thực được ông Phan Công Hải, người cùng bị giam trong khu tù chính trị cùng với hai ông Phương và Bình, báo cho hai gia đình sau khi ông mãn hạn tù và rời trại giam vào ngày 19/11.Theo đó, bốn ông Phương, Hải, Hoàng Đức Bình, và Nguyễn Thái Bình bắt đầu tuyệt thực từ ngày 01/11 để phản đối việc tịch thu giấy, bút, sách của trại giam. Tuy nhiên, ông Hoàng Đức Bình tuyệt thực đến này thứ sáu thì đau bụng và đi tiểu ra máu và sỏi vì ông bị sỏi thận.Sang đến ngày thứ 15 thì ông Hải và ông Nguyễn Thái Bình cũng phải dừng tuyệt thực vì sức khoẻ yếu. Ông Phương vẫn tiếp tục tuyệt thực trong ngày ông Hải được trả tự do sau năm năm tù về tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước.”Phóng viên không thể liên lạc được với ông Hải để hỏi rõ thêm về tình hình trong trại giam. Nhận được tin từ ông Hải, trong ngày 21/11, bố và em gái của ông Hoàng Đức Bình đến trại giam để thăm gặp ông nhưng trại giam không cho gặp với lý do “bị hạn chế thăm gặp hai tháng một lần vì không có tiến bộ sau vụ kỷ luật vào tháng 4/2024”, gia đình ông Bình cho RFA biết. Gia đình ông cũng được phía trại giam thông báo là họ đã thăm gặp ông Bình vào tháng 10 vừa qua nên không tiếp tục gặp vào tháng này.
Ba tù nhân chính trị đang thụ án 26 năm tù được trao Giải Nhân quyền Việt Nam 2024
Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam (MLNQVN) ngày 18/11 đã công bố ba khôi nguyên của Giải Nhân quyền Việt Nam 2024, là các tù nhân lương tâm (TNLT) Đỗ Nam Trung, Bùi Văn Thuận, và Đặng Đăng Phước.Cả ba đều đã bị kết án về tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước” trong các vụ án riêng rẽ, với mức án tổng cộng cho cả ba là 26 năm tù.Bà Trịnh Thị Nhung, vợ của ông Bùi Văn Thuận, nói với RFA ngay sau khi được tin về giải thưởng:“Đây là một món quà tinh thần to lớn dành cho anh Thuận cùng với gia đình. Phần thưởng này như một sự công nhận những đóng góp của anh Thuận cùng hai khôi nguyên khác trong những năm qua. Chúng tôi vui vì những tổ chức, anh chị em ở trong nước và hải ngoại luôn quan tâm và hướng về các tù nhân lương tâm.”Hồi cuối tháng 9 vừa qua, ông Thuận cùng với hai bạn tù tuyệt thực để đòi cán bộ Trại giam số 6 xóa bỏ hình thức giam giữ chuồng cọp.Giải thưởng được công bố với mức hiện kim 3.000 USD cho mỗi giải, dù vậy, Tiến sĩ Nguyễn Bá Tùng – trưởng ban điều hành Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam trong buổi công bố qua video phát trực tiếp trên Facebook cho biết việc trao giải mang ý nghĩa tinh thần nhiều hơn.Phóng viên gửi email cho Bộ Ngoại giao Việt Nam với đề nghị bình luận về việc MLNQVN trao giải thưởng cho ba người hiện đang bị giam cầm ở Việt Nam, nhưng chưa nhận được phản hồi. Giải Nhân quyền Việt Nam trong 22 năm qua đã bầu chọn và trao giải thưởng cho tổng cộng 63 cá nhân và 6 tổ chức vì có những đóng góp vào sự thăng tiến nhân quyền cho người dân trong nước.
Giám đốc Đài Tiếng nói Hoa Kỳ VOA tuyên bố ủng hộ nhà báo Phạm Chí Dũng
Lãnh đạo cao nhất của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) vừa ra tuyên bố ủng hộ nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, một cộng tác viên của đài, đồng thời lên án việc chính quyền Việt Nam giam cầm ông suốt gần 5 năm qua.“VOA sát cánh cùng ông Phạm Chí Dũng, nhà báo Việt Nam và cộng tác viên của VOA, và lên án việc giam cầm ông đầy bất công chỉ vì ông thực hiện quyền tự do ngôn luận”, ông Mike Abramowitz, Giám đốc VOA, nêu rõ trong một tuyên bố chính thức.Ông Phạm Chí Dũng bị chính quyền Việt Nam bắt giam năm 2019 và đang thụ án 15 năm tù vì các bài viết của ông, trong đó có các bài gửi cho VOA Tiếng Việt, và vai trò của ông trong Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN).“Trong nhiều thập kỷ, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đã hành động với một sứ mệnh rõ ràng là cung cấp thông tin dựa trên thực tế cho người dân ở các xã hội bị đóng kín, không tự do và bảo vệ quyền tự do báo chí trên toàn thế giới”, ông Abramowitz nhấn mạnh.Tuyên bố của lãnh đạo VOA được đưa ra sau kết luận hồi tháng trước của nhóm công tác của Liên Hiệp Quốc về giam giữ tùy tiện (UNWGAD), trong đó xác định rằng ông Dũng bị giam cầm bất hợp pháp vì thực hiện quyền tự do ngôn luận. Ngoài ra, nhóm công tác này cũng kêu gọi trả tự do cho ông.
Tuyên bố của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên về việc chính quyền cộng sản bắt giam chí hữu Trần Khắc Đức
Ngày 09/11/2024 vừa qua báo chí trong nước đã đồng loạt đăng thông báo của công an Sài Gòn theo đó họ đã bắt giam anh Trần Khắc Đức vì đã tham gia Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên. Thực ra anh Trần Khắc Đức đã bị bắt từ ngày 20/09/2024 sau nhiều tháng bị công an thẩm vấn, đe dọa và sách nhiễu.Trần Khắc Đức, 29 tuổi, là một thanh niên thông minh, hiếu học, ôn hòa và bao dung nhưng dũng cảm và nhiệt tình yêu nước. Sinh ra trong một gia đình nghèo, cha mất sớm mẹ phải tần tảo nuôi hai con. Đức học tin học rồi hành nghề cung cấp dịch vụ tin học về quảng cáo và thương mại với thu nhập đủ sống và giúp đỡ gia đình. Do thông minh và hiếu học, Đức đầu tư rất nhiều thì giờ để học hỏi và đạt tới một trình độ kiến thức cao về những vấn đề của thế giới và đất nước. Đức là một thanh niên quý hiếm có tài năng, ý chí và tâm hồn mà đất nước Việt Nam có thể tự hào.Kiến thức và lòng yêu nước đã cho Đức niềm tin là đất nước ta cần tiến tới dân chủ đa nguyên bằng những phương thức bất bạo động trong tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc. Niềm tin đó đã khiến Đức đến với Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên bởi vì đó chính là lập trường và lý tưởng của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên từ ngày thành lập.Tuy vậy Đức chỉ là chí hữu về mặt tình cảm và lý tưởng. Vì lý do an ninh của anh em trong nước Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên không có thành viên chính thức trong nước để tạo lý do cho chính sách đàn áp tùy tiện và hung bạo của Đảng Cộng Sản. Các chí hữu trong nước không có sinh hoạt tổ chức và cũng không tham gia bầu cử các cơ chế của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên. Họ chỉ thảo luận và học tập để giúp nhau nhìn rõ những vấn đề và đóng góp cho một đồng thuận dân tộc nên và phải có cho đất nước. Họ không làm bất cứ gì trái với luật pháp hiện nay của chế độ cộng sản. Dù vậy nhiều người đã bị sách nhiều trong hơn một năm qua, kể cả hai người bị đánh tại trụ sở công an trong lúc thẩm vấn.
Văn bút Hoa Kỳ ghi nhận lòng dũng cảm của Nhà báo Phạm Đoan Trang
Bà Phạm Đoan Trang, nhà báo đang thụ án chín năm tù tại Việt Nam, người đã nhận Giải thưởng Tự do Viết PEN/Barbey năm 2024, được tôn vinh tại Hội luận do Tổ chức Văn bút Hoa Kỳ -PEN America tổ chức nhân kỷ niệm Ngày Nhà văn bị cầm tù diễn ra hàng năm vào 15/11. Trong thông cáo báo chí đưa ra trong cùng ngày, PEN America cho biết, năm nay PEN America nêu bật trường hợp Phạm Đoan Trang, một nhà văn Việt Nam bị cầm tù, nhằm ghi nhận lòng dũng cảm và cam kết của bà đối với quyền tự do ngôn luận. Đồng thời, Tổ chức phi chính phủ Văn bút Hoa Kỳ cũng qua đó kêu gọi trả tự do cho các nhà văn đang bị giam giữ. Góp mặt trong buổi hội luận có hai diễn giả Trịnh Hữu Long, đồng sáng lập viên, Tổng biên tập của Luật Khoa tạp chí và Trần Quỳnh Vi, đồng sáng lập tổ chức phi lợi nhuận Sáng kiến Pháp lý cho Việt Nam (LIV).Ông Trịnh Hữu Long, qua video clip ghi nhận tại hội luận, kể ông gặp Đoan Trang lần đầu vào năm 2011 trong đợt biểu tình chống Trung Quốc kéo dài ba tháng. Theo ông Long, trước đó, “Trang đã là một nhà báo rất nổi tiếng vì đã dũng cảm đưa tin về những bất công, nhân quyền và xung đột ở Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc; luôn là người đứng đầu và cố gắng làm những điều chưa ai dám làm; luôn là người phá vỡ các rào cản. Hậu quả là Trang phải luôn di chuyển để tránh sự bắt bớ từ nhà cầm quyền”.
Viện trưởng Viện Y Dược Học Dân Tộc ở Sài Gòn bị bắt
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Bị can Huỳnh Nguyễn Lộc, 43 tuổi, viện trưởng Viện Y Dược Học Dân Tộc TP.HCM, bị bắt, khởi tố với cáo buộc “nhận hối lộ” nhưng số tiền nhận hối lộ không được công bố.Theo báo VNExpress và Thanh Niên hôm 22 Tháng Mười Một, bị can Lộc bị Bộ Công An bắt trong lúc điều tra mở rộng vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra hồi Tháng Mười năm ngoái.Tuy nhiên, thông tin về vụ án và hành vi cụ thể của bị can Lộc chưa được tiết lộ.Cùng lúc với vụ bắt giữ, công an khám xét căn chung cư của ông Lộc tại một chung cư cao cấp tọa lạc trên đường Nguyễn Văn Trỗi, quận Phú Nhuận, Sài Gòn.Theo báo Dân Trí, trước lúc bị can Lộc bị bắt, nhiều nhân viên của Viện Y Dược Học Dân Tộc TP.HCM liên tiếp gửi đơn tố cáo về việc họ bị “treo” đơn xin nghỉ việc hoặc môi trường làm việc có nhiều khuất tất.Một số trường hợp khi xin nghỉ bị kéo dài thời gian xử lý hồ sơ hơn hai năm, phải trả lại nhiều khoản được gọi là “tạm ứng thu nhập tăng thêm” mới được cho nghỉ.Tình trạng này khiến các nhân viên cũ của viện lao đao vì không xin được việc mới, không nhận được các khoản trợ giúp thai sản, không được đóng bảo hiểm xã hội…Một bản tin khác của báo Dân Trí hồi Tháng Tám cho hay, nhiều nhân viên của Viện Y Dược Học Dân Tộc TP.HCM cho biết họ bị nợ lương, bắt buộc tham gia hội thảo, ép đóng góp ngày công…
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/vien-truong-vien-y-duoc-hoc-dan-toc-o-sai-gon-bi-bat/
Hàng Trung Quốc giá rẻ tràn ngập Việt Nam, uy hiếp hàng nội địa
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Hàng Trung Quốc “giá rẻ như cho,” mẫu mã đa dạng tràn ngập thị trường, áp đảo hàng nội địa khiến Việt Nam lo nhiều ngành sản xuất trong nước sẽ bị “bức tử.”Vào một trang thương mại điện tử lớn ở Việt Nam, chỉ cần gõ cụm từ “hàng Trung Quốc” vào ô tìm kiếm, ngay lập tức hiển thị hàng loạt kết quả với rất nhiều loại hàng hóa từ đồ gia dụng, văn phòng phẩm, mỹ phẩm, thời trang, thực phẩm, thậm chí có cả cây giống…Nói với báo Tuổi Trẻ hôm 19 Tháng Mười Một, bà Ngô Thị Hoa, người livestream bán hàng thời trang, cho biết trước đây thường bán xen kẽ hàng Việt và Trung. Nhưng hơn một năm nay, bà Hoa chuyển sang bán hàng Trung Quốc vì hàng nhập về quá dễ dàng, mẫu mã lại đa dạng. “Một đôi giày bình dân hàng Trung chỉ khoảng 100,000-150,000 đồng ($3.9 tới $5.9), trong khi hàng Việt cao hơn gấp đôi. Chưa kể Trung Quốc có đến 30, 40 mẫu giày và gần như tháng nào cũng có mẫu mới nên dễ bán hơn hẳn,” bà Hoa nói.Theo một số người bán hàng, không cần qua Trung Quốc tiểu thương vẫn có thể lấy hàng từ đồ thời trang, thau chậu, xoong nồi, cây lau nhà… ở các kho xưởng trong nước, nhưng khoảng 70%-80% là nhập hàng từ “nước bạn” với số lượng dồi dào và giá rất rẻ, thậm chí bằng nửa giá hàng Việt.“Nhiều khi muốn ủng hộ hàng Việt vì tinh thần dân tộc nhưng cũng khó, giờ kinh tế khó khăn nên buộc ưu tiên cái nào có giá tốt, dễ tìm, dễ mua. Hàng Việt ngày càng thất thế với hàng ngoại cũng dễ hiểu,” cô Ngô Thị Bảo ở thành phố Thủ Đức, cho biết.
Sư Thích Minh Tuệ lại ‘tạm thời ngưng đi khất thực’?
Đi tu, sống đời khổ hạnh, một mình rong ruổi hạnh đầu đà như sư Thích Minh Tuệ trong cõi đời nhiều hệ lụy này thật vất vả chứ không dễ. Một bên là những người quý trọng ông, thấy ông là một nhà tu hành chân chính, sống đúng lời Phật dạy với ước nguyện giải thoát trầm luân khổ ải. Người ta tìm đến ông để tỏ lòng kính ngưỡng, bái lạy. Thậm chí nhiều người theo gương ông, theo ông thực hành hạnh đầu đà.Bên kia, nhà cầm quyền thấy quần chúng theo ông ngày một đông hơn. Người ngưỡng mộ đứng hai bên đường chắp tay chờ ông đi qua như chờ đợi diện kiến một bậc chân tu hiếm thấy tại Việt Nam. Nhiều hơn một lần, ông đã bị nhà cầm quyền bắc cóc, hay ít nhất bắt ép, tách ông ra khỏi đám đông. Đầu Tháng Sáu, khi ông cùng một đoàn người đi tới gần thành phố Huế thì đêm mùng 2 tháng này, ông đột nhiên “mất tích” mà về sau người ta hiểu, nhà cầm quyền đã mang xe chở về Gia Lai.Rồi khi biết tin ông bị đưa về một nơi gần nhà cha mẹ của ông, dân chúng vẫn từ xa kéo nhau về Gia Lai nên nhà cầm quyền tiếp tục tìm mọi cách ngăn chặn, cách ly, mà vẫn không xong. Hình ảnh, video clip vẫn thấy xuất hiện trên mạng xã hội.Ngày 17 Tháng Mười Một, tờ báo tuyên truyền của nhà cầm quyền tỉnh Gia Lai đưa tin “Ông Minh Tuệ thông báo về việc bản thân tạm thời ngưng đi khất thực”. Bản tin này dẫn nguồn từ thông báo của “Công ty TNHH Phát Tâm Thiên Định Tuệ với con dấu và chữ ký của bà Nguyễn Thị Lan – phó giám đốc công ty.”
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/su-thich-minh-tue-lai-tam-thoi-ngung-di-khat-thuc/
Tứ Trụ, Thường trực Ban Bí thư và những ‘trường hợp đặc biệt’
Dù Đảng Cộng sản không công khai nhưng một số trường hợp bầu, bổ nhiệm nhân sự vào Tứ Trụ và cả chức thường trực Ban Bí thư là thuộc diện “trường hợp đặc biệt“.Bộ Chính trị khóa 13 được bầu vào tháng 1/2021 có tới 18 ủy viên. Trong đó có tám người thuộc dạng dày dặn kinh nghiệm khi đã tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên và nắm giữ các chức vụ quan trọng, bao gồm: ông Nguyễn Phú Trọng, ông Phạm Minh Chính, ông Nguyễn Xuân Phúc, ông Vương Đình Huệ, ông Phạm Bình Minh, ông Võ Văn Thưởng, bà Trương Thị Mai và ông Tô Lâm. Tuy nhiên, với sự biến động chính trị khó lường và chưa từng có tiền lệ khi có tới năm ủy viên trong số tám người nói trên bị mất chức. Cùng với đó là cái chết của nhà lãnh đạo lâu năm Nguyễn Phú Trọng khiến cho số ủy viên Bộ Chính trị có thâm niên hơn một nhiệm kỳ thu hẹp lại chỉ còn có ông Tô Lâm và ông Phạm Minh Chính.Điều này khiến Đảng Cộng sản không còn nhiều lựa chọn thay thế cho các vị trí chủ chốt, bởi theo Quy định 214 của Bộ Chính trị về khung tiêu chuẩn các chức danh – để vào Tứ Trụ hoặc làm thường trực Ban Bí thư, cá nhân phải tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên. Do đó, đã có tình trạng một số nhân vật dù chưa hội đủ tiêu chuẩn này nhưng vẫn được bầu, phân công vào các vị trí theo cơ chế “trường hợp đặc biệt”, bao gồm Chủ tịch nước Lương Cường, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú. Đầu tiên là chức chủ tịch nước. Chưa hết một nhiệm kỳ mà Việt Nam đã chứng kiến bốn người tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước gồm: ông Nguyễn Xuân Phúc, ông Võ Văn Thưởng, ông Tô Lâm và ông Lương Cường.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c4gx37n418xo
ICC ra lệnh bắt Netanyahu, Gallant và chỉ huy Hamas vì các tội ác chiến tranh
THE HAGUE, Hòa Lan (NV) – Các thẩm phán tại Tòa Án Hình Sự Quốc Tế (ICC) tại Hòa Lan đã ban hành lệnh bắt giữ thủ tướng và cựu bộ trưởng Quốc Phòng Israel cùng với vị chỉ huy quân sự của tổ chức Hamas, Đài BBC loan tin hôm Thứ Năm, 21 Tháng Mười Một.Một bản tuyên bố của ICC nói rằng văn phòng tiền xét xử đã bác bỏ các thách thức của Israel đối với thẩm quyền của tòa án khi ban hành lệnh bắt giữ Benjamin Netanyahu và Yoav Gallant. Một trát bắt giữ Mohammed Deif của tổ chức Hamas cũng đã được ban hành, mặc dù Israel cho biết rằng người này, kẻ chỉ huy cánh quân sự của Hamas, đã bị giết trong một cuộc không kích ở Gaza vào hồi Tháng Bảy.Các thẩm phán cho biết họ có “cơ sở hợp lý” để bắt ba nhân vật này phải chịu “trách nhiệm hình sự” về các tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại trong cuộc chiến giữa Israel và Hamas. Cả Israel lẫn Hamas đều bác bỏ các cáo buộc như thế. Phủ thủ tướng Israel lên án quyết định của ICC là sặc mùi “bài Do Thái,” trong khi Hamas cho rằng lệnh bắt giữ Netanyahu và Gallant đã đặt ra một “tiền lệ lịch sử quan trọng.”Kết quả của lệnh bắt giữ này một phần sẽ tùy thuộc vào việc 124 quốc gia thành viên của ICC, mà Israel và đồng minh Hoa Kỳ của họ không có chân trong cơ quan này, có quyết định thi hành lệnh bắt giữ đó hay không.
Hội nghị thượng đỉnh G20 kêu gọi thêm viện trợ cho Gaza và chấm dứt chiến tranh ở Ukraine
Các nhà lãnh đạo của 20 nền kinh tế lớn trên thế giới đã kêu gọi một hiệp ước toàn cầu để chống lại nạn đói, thêm viện trợ cho Gaza đang bị chiến tranh tàn phá và chấm dứt sự thù địch ở Trung Đông cũng như ở Ukraine, khi ra một tuyên bố chung hôm 18/11, trong đó có nhiều thông tin chung chung và thiếu chi tiết về cách thực hiện các mục tiêu đó.Tuyên bố chung đã được các thành viên nhóm thông qua nhưng không đạt được sự nhất trí hoàn toàn. Khi bắt đầu cuộc họp kéo dài 3 ngày và chính thức kết thúc vào ngày 20/11, các chuyên gia nghi ngờ việc Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva có thể thuyết phục các nhà lãnh đạo đưa ra bất kỳ thỏa thuận nào tại một cuộc họp bị bao trùm bởi sự không chắc chắn về chính quyền mới của Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump và sự gia tăng căng thẳng toàn cầu từ các cuộc chiến ở Trung Đông và Ukraine.Argentina đã phản đối một số ngôn từ trong bản thảo ban đầu và là quốc gia duy nhất không thông qua toàn bộ tài liệu.
https://www.voatiengviet.com/a/7869254.html
Đến lượt tên lửa Anh-Pháp được bắn vào Nga
Theo tìm hiểu của BBC, Ukraine đã lần đầu tiên bắn tên lửa Storm Shadow do Vương quốc Anh cung cấp tới các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga.Trước đây, Ukraine chỉ được phép sử dụng loại tên lửa tầm xa này trong phạm vi lãnh thổ của mình. Động thái này xảy ra không lâu sau khi Mỹ cho phép Ukraine phóng tên lửa do Mỹ cung cấp vào lãnh thổ Nga. Chính phủ Anh từ chối bình luận về các thông tin này, nhưng các quan chức xác nhận rằng Bộ trưởng Quốc phòng John Healey đã nói chuyện với người đồng cấp Ukraine vào tối 19/11 giờ địa phương. Các bộ trưởng có thể sẽ thận trọng trong phản ứng của họ đối với các thông tin về vụ việc này do lo ngại phản ứng của Nga, cũng như để đảm bảo rằng hành động trên không bị hiểu là do Anh dẫn đầu.Trước đó tại Hạ viện, Bộ trưởng Healey nói: “Hành động của Ukraine trên chiến trường đã nói lên tất cả.”
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cqxwp5l542yo
Thượng đỉnh G20 khép lại với tuyên bố chung chống nạn đói toàn cầu
Thượng đỉnh G20 đã khép lại hôm qua, 19/11/2024 tại Rio de Janeiro, Brazil. Các nước thành viên đã thông qua một tuyên bố chung chống nạn đói toàn cầu, trong bối cảnh địa chính trị bất ổn, từ chiến tranh Ukraina cho đến xung đột ở Trung Đông. Trong bài phát biểu kết thúc thượng đỉnh, được NHK trích dẫn, tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva khẳng định : “ Chúng tôi đã nỗ lực, mặc dù chúng tôi nhận thức được là chỉ mới chạm đến bề mặt của những thách thức to lớn mà thế giới đang phải đối mặt. Chúng ta hãy tiếp tục xây dựng một thế giới công bằng và một hành tinh bền vững.”Từ Rio de Janeiro, thông tín viên Sarah Cozzolino cho biết thêm thông tin :“Tổng thống Brazil Lula Da Silva đã thành công trong việc đóng vai trò là cầu nối giữa phương Tây và các nước phía nam. Brazil mong muốn đưa những chủ đề về xã hội thành ưu tiên tại thượng đỉnh lần này. Việc ký kết một liên minh toàn cầu chống nạn đói là một thắng lợi.
Ba nước tạm đóng cửa đại sứ quán ở Kiev, Nga kiểm soát thêm khu định cư Ukraine
Đài truyền hình nhà nước Suspilne của Ukraine đưa tin, tiếp sau Mỹ, 3 nước gồm Italia, Tây Ban Nha và Hy Lạp đã tạm đóng cửa đại sứ quán của họ tại thủ đô Kiev.Theo Suspilne, sau khi có các thông tin về một cuộc không kích quy mô lớn vào Kiev và toàn bộ Ukraine, Đại sứ quán Tây Ban Nha tại thủ đô Ukraine đã quyết định đóng cửa tạm thời hôm nay (20/11). Ngoài ra, đại sứ quán đã gửi email cho những công dân Tây Ban Nha đang có mặt tại Ukraine, kêu gọi họ thực hiện các biện pháp an ninh đặc biệt cũng như tuân thủ mọi khuyến nghị của chính quyền địa phương và tìm nơi trú ẩn an toàn.Sau Tây Ban Nha, Italia và Hy Lạp cũng thông báo đóng cửa các đại sứ quán của họ tại Kiev vì mối đe dọa tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái (UAV)
Ukraine dùng tên lửa Mỹ tấn công lãnh thổ Nga: Ảnh hưởng gì tới thế cục?
Mỹ lần đầu tiên cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của mình để tấn công các mục tiêu nằm trong lãnh thổ Nga.Theo CBS – đối tác của BBC tại Mỹ – chính quyền Tổng thống Biden sắp mãn nhiệm đã nói với Kyiv rằng họ có thể sử dụng tên lửa ATACMS do Mỹ sản xuất để tấn công có giới hạn các mục tiêu bên trong nước Nga.Trước đó, Washington đã từ chối cho phép các cuộc tấn công như vậy vì lo ngại chiến tranh leo thang. Sự đảo ngược chính sách lớn này diễn ra hai tháng trước khi Tổng thống Joe Biden trao quyền cho Tổng thống đắc cử Donald Trump – người hoài nghi về viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine.Ukraine đã sử dụng Hệ thống Tên lửa Chiến thuật Lục quân, thường được gọi là ATACMS, vào các mục tiêu thuộc Nga nằm trên lãnh thổ Ukraine bị chiếm đóng trong hơn một năm qua.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c0j86npdg49o
Nga tuyên bố bắn hạ hỏa tiễn ATACMS do Mỹ sản xuất và tung ra mối đe dọa nguyên tử
MOSCOW, Nga (NV) – Hôm Thứ Ba, 19 Tháng Mười Một, Bộ Quốc Phòng Nga cho biết họ đã phá vỡ một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn ATACMS của Ukraine vào phía Tây vùng Bryansk, ngay trước khi Điện Kremlin tu chính học thuyết võ khí nguyên tử để xác định khi nào thì Nga cần phải mở cuộc tấn công nguyên tử nhằm đáp trả các cuộc tấn công hỏa tiễn đạn đạo của đối phương, Đài ABC News loan tin.Bộ Quốc Phòng Nga viết trên trang mạng Telegram chính thức rằng các lực lượng Ukraine đã bắn sáu “hỏa tiễn đạn đạo,” nhưng năm trong số đó đã bị bắn hạ và chiếc thứ sáu bị hư hại. “Theo các dữ kiện được xác nhận, hỏa tiễn chiến thuật ATACMS do Mỹ sản xuất đã được sử dụng,” bản tin cho biết.“Những mảnh vỡ của hỏa tiễn ATACMS rơi xuống khu kỹ thuật tại một cơ sở quân sự ở vùng Bryansk, gây ra một đám cháy mà sau đó đã được dập tắt,” Bộ này cho biết thêm.
Nga oanh kích Sumy của Ukraine, khiến 100 người thương vong
Một vụ oanh tạc của quân Nga vào thành phố Sumy ở đông bắc Ukraine đã làm 11 người thiệt mạng và làm ít nhất 89 người bị thương, các quan chức Ukraine cho biết.“Tối Chủ nhật đối với thành phố Sumy đã trở thành địa ngục, thảm kịch mà Nga gieo rắc trên quê hương chúng tôi,” quản trị viên quân sự Volodymyr Artyukh viết Telegram.Các công tố viên khu vực Sumy cho biết vụ tấn công đã làm hư hại 90 căn hộ, 28 xe hơi, hai cơ sở giáo dục và 13 tòa nhà. Cuộc oanh tạc diễn ra sau một đợt bắn phá dữ dội của quân Nga vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine trước đó cũng trong ngày, cũng như các tin tức cho biết Mỹ đã cấp phép cho Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa của Mỹ để tấn công các mục tiêu quân sự trong lãnh thổ Nga.
Nga nói Mỹ ‘thêm dầu vào lửa’ nếu cho Ukraine dùng tên lửa tầm xa
Điện Kremlin cảnh báo Mỹ sẽ tiếp tục thổi bùng căng thẳng nếu cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa tập kích mục tiêu trong lãnh thổ Nga.”Rõ ràng chính quyền sắp mãn nhiệm ở Washington có ý định thêm dầu vào lửa và khiến căng thẳng leo thang hơn nữa”, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói hôm nay.Bình luận của ông đưa ra sau khi truyền thông dẫn lời các quan chức Mỹ giấu tên ngày 17/11 cho biết chính quyền Tổng thống Joe Biden đã cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa do Mỹ chuyển giao để tập kích mục tiêu sâu trong lãnh thổ Nga. Cuộc tấn công đầu tiên có thể diễn ra trong những ngày tới, sử dụng tên lửa đạn đạo ATACMS với tầm bắn tối đa 300 km.”Nếu quyết định như vậy thực sự được đưa ra, nó chắc chắn sẽ dẫn tới vòng xoáy căng thẳng tiếp theo và cho thấy thực tế mới về sự tham gia của Mỹ trong xung đột”, ông Peskov nói.
https://vnexpress.net/nga-noi-my-them-dau-vao-lua-neu-cho-ukraine-dung-ten-lua-tam-xa-4817523.html
Ukraine nói tên lửa mới của Nga đạt tốc độ hơn 13.000 km/giờ
Tên lửa của Nga tấn công thành phố Dnipro của Ukraine hôm 21/11 đã đạt tốc độ tối đa hơn 13.000 km/giờ và mất khoảng 15 phút để tới được mục tiêu sau khi phóng, Ukraine cho biết hôm 22/11 trong đánh giá công khai đầu tiên về vũ khí mới.Tổng thống Nga Vladimir Putin trước đó nói rằng Moscow đã tấn công một cơ sở quân sự của Ukraine bằng tên lửa đạn đạo siêu thanh tầm trung mới có tên gọi là “Oreshnik” như một lời cảnh báo với phương Tây không được hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Ukraine.Cuộc tấn công diễn ra khi cuộc chiến của Nga đang gần đến mốc ba năm và trong bối cảnh Ukraine bắn tên lửa tầm xa do các đồng minh phương Tây cung cấp vào các mục tiêu bên trong nước Nga.”Thời gian bay của tên lửa Nga từ thời điểm phóng ở khu vực Astrakhan đến khi chạm đích ở thành phố Dnipro là 15 phút”, Tổng cục Tình báo quân đội Ukraine (HUR) cho biết trong một tuyên bố.
Gặp Biden, Tập Cận Bình cảnh cáo Mỹ phải biết ‘lựa chọn khôn ngoan’
LIMA, Peru (NV) – Hôm Thứ Bảy, 16 Tháng Mười Một, lãnh tụ Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp Tổng Thống Mỹ Joe Biden lần cuối nhưng lại nhắm tới Tổng Thống tân cử Donald Trump và chính sách “Nước Mỹ trên hết” của ông khi tuyên bố rằng Bắc Kinh “sẵn sàng làm việc với chính quyền mới tại Hoa Kỳ,” thông tấn xã AP loan tin hôm Chủ Nhật.Trong cuộc hội đàm bên lề hội nghị thượng đỉnh Hợp Tác Kinh Tế Á Châu-Thái Bình Dương APEC hàng năm tại Peru, họ Tập cảnh cáo rằng mối liên hệ ổn định giữ Trung Quốc và Hoa Kỳ rất quan trọng, không những chỉ đối với hai quốc gia mà còn đối với “tương lai và vận mệnh của nhân loại.”“Hãy lựa chọn đường lối giao tiếp một cách khôn ngoan,” nhà lãnh đạo Trung Quốc cảnh cáo. “Hãy tiếp tục tìm kiếm các đường lối đúng đắn để hai nước lớn có thể cùng hòa hợp với nhau.”
Ông Tập vạch 4 lằn ranh đỏ trong quan hệ Trung – Mỹ
Chủ tịch Trung Quốc nói vấn đề Đài Loan, dân chủ và nhân quyền, con đường và chế độ, quyền phát triển là 4 lằn ranh đỏ mà Mỹ không thể xâm phạm.Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 17/11 công bố nội dung trao đổi giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden diễn ra một ngày trước đó bên lề Hội nghị Cấp cao APEC 2024 ở Lima, Peru, trong đó lãnh đạo Trung Quốc đưa ra những nguyên tắc “tối quan trọng” cho tương lai mối quan hệ song phương.”Vấn đề Đài Loan, dân chủ và nhân quyền, con đường và chế độ Trung Quốc, cũng như quyền phát triển của Trung Quốc là 4 lằn ranh đỏ của chúng tôi”, ông Tập nói trong cuộc gặp. “Những lằn ranh đó không thể bị thách thức. Đó là những rào chắn quan trọng nhất và là lưới bảo hộ cho quan hệ Trung – Mỹ”.Dù ông Tập không đề cập đến Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, tuyên bố về lằn ranh đỏ này dường như là lời cảnh báo hướng đến chính quyền tương lai của Mỹ, khi ông Biden sẽ hết nhiệm kỳ trong hai tháng tới và ông Trump sẽ lên nắm quyền
https://vnexpress.net/ong-tap-vach-4-lan-ranh-do-trong-quan-he-trung-my-4817541.html
Hình ảnh ông Trump nhún nhảy trở thành ‘hiện tượng mạng’ ở Trung Quốc
Các hình ảnh viral cõi mạng, các câu nói truyền cảm hứng và thậm chí là các video nhún nhảy của ông Donald Trump đã đưa Tổng thống đắc cử của Mỹ lên một tầm cao mới về sự nổi tiếng trên mạng xã hội Trung Quốc kể từ khi ông đắc cử.Trên Xiaohongshu, một nền tảng truyền thông tương tự như Instagram, chỉ cần gõ từ “Trump” để tìm kiếm sẽ thấy hiển thị hơn 200.000 bài đăng về chủ đề này và 880 triệu lượt xem, với các bài đăng hàng đầu gần đây đều thu hút hơn 72.000 lượt xem và hàng nghìn bình luận.Các video quay cảnh tổng thống đắc cử nhún nhảy theo bài hát YMCA của ban nhạc Village People đã lan truyền trên không gian mạng Trung Quốc.Nhiều người bình luận rằng nội dung này vui nhộn, gọi ông là người thích đùa hoặc diễn viên hài, trong khi những người khác lại coi đó là nội dung truyền cảm hứng, coi vị tổng thống lớn tuổi của Mỹ là hình mẫu.
Trump muốn các nước phải “thần phục” Mỹ
Hiếm khi hai vị lãnh đạo Trung Quốc và Mỹ có cùng quan điểm về tình hình thế giới. Ngoại lệ tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC tổ chức năm nay tại Lima, Peru, trung tuần tháng 11 năm 2024.Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cảnh báo thế giới đang “bước vào một thời kỳ mới xáo động và biến đổi”. Trong khi tổng thống Joe Biden, nhân hội đàm riêng với lãnh đạo Nhật và Nam Hàn, cho rằng “một thời điểm thay đổi chính trị quan trọng”.Cá nhân tôi thì cho rằng ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ báo hiệu thế giới đi vào một thời kỳ “cá lớn nuốt cá bé” và “mạnh được yếu thua”. Yêu sách “phải trả tiền để được bảo vệ” của Trump khiến Mỹ trở thành một đế quốc Trung Hoa thời trước thế kỷ 19. Trump muốn các nước phải “thần phục” Mỹ. Các nước đồng minh, nay trở thành các chư hầu, hàng năm phải triều cống “hoàng đế Trump” để được bảo vệ.
https://baotiengdan.com/2024/11/17/trump-muon-cac-nuoc-phai-than-phuc-my/
Ông Trump chọn bà trùm ngành đấu vật làm Bộ trưởng Giáo dục
Tổng thống đắc cử Donald Trump đề cử bà Linda McMahon, nhà sáng lập công ty đấu vật WWE, làm Bộ trưởng Giáo dục Mỹ.Ông Donald Trump ngày 19/11 tuyên bố dự định đề cử Linda McMahon, cựu Giám đốc Cơ quan Quản lý Doanh nghiệp Nhỏ (SBA) và nhà đồng sáng lập WWE, công ty đấu vật giải trí của Mỹ, cho vị trí Bộ trưởng Giáo dục Mỹ trong nhiệm kỳ mới. Bà McMahon sẽ còn phải trải qua quá trình chất vấn và phê chuẩn ở Thượng viện Mỹ.”Linda sẽ sử dụng hàng thập kỷ kinh nghiệm lãnh đạo, cùng hiểu biết sâu sắc về giáo dục và kinh doanh, để nâng cao chất lượng của thế hệ học sinh và người lao động tiếp theo, đưa Mỹ thành quốc gia hàng đầu thế giới về giáo dục”, ông Trump khẳng định, đồng thời nhấn mạnh bà McMahon sẽ dẫn dắt nỗ lực trả quyền tự quyết chính sách giáo dục về cho các bang.McMahon giữ chức Giám đốc SBA trong giai đoạn 2017-2019, ở nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông Trump. Sau khi rời Nhà Trắng, bà chuyển sang lãnh đạo Hành động Nước Mỹ trước tiên, một siêu PAC (Ủy ban Hành động Chính trị) vận động bầu cử cho ông Trump.
https://vnexpress.net/ong-trump-chon-ba-trum-nganh-dau-vat-lam-bo-truong-giao-duc-4818340.html
Phát ngôn viên Hezbollah bị giết trong cuộc tấn công của Israel vào Beirut
BEIRUT, Lebanon (NV) – Hôm Chủ Nhật, 17 Tháng Mười Một, một cuộc tấn công hiếm hoi của Israel vào trung tâm thủ đô Beirut của Lebanon đã sát hại phát ngôn viên chính của nhóm bạo động Hezbollah, nguồn tin thông tấn xã AP cho hay.Qua một bản tuyên bố, tổ chức Hezbollah xác nhận rằng phát ngôn viên Mohammed Afif al-Naboulsi của họ đã bị giết trong một cuộc tấn công của Israel vào văn phòng của đảng xã hội Ả Rập Baath ở Beirut. Ông này đã đặc biệt xuất hiện sau khi chiến tranh toàn diện giữa Israel và Hezbollah bùng nổ vào hồi Tháng Chín.Quân đội Israel cho biết al-Naboulsi “tác động ảnh hưởng đáng kể lên các hoạt động quân sự của Hezbollah” đồng thời “tôn vinh và kích động” các cuộc tấn công nhắm vào Israel.
Rộ tin ông Trump muốn đưa hàng loạt quan chức quân đội Mỹ ra tòa
Trong ngày 17/11, đài NBC News đã tiết lộ về việc đội ngũ chuyển giao quyền lực của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đang lên danh sách các quan chức và cựu quan chức quân đội có liên quan tới quá trình rút quân khỏi Afghanistan, nhằm xác định liệu họ có bị đưa ra tòa án quân sự hay không.”Họ đang muốn thành lập một ủy ban để điều tra việc rút quân khỏi Afghanistan. Những nhân vật có liên quan có thể đối mặt với nhiều cáo buộc nghiêm trọng bao gồm cả tội ‘phản quốc’. Đội ngũ của ông Trump đang thực hiện điều này rất nghiêm túc,họ muốn có một ví dụ để răn đe”, nguồn tin của NBC cho biết.Một nguồn tin khác nói với NBC rằng ông Matt Flynn, một cựu quan chức Bộ Quốc phòng, là người được chọn để lãnh đạo việc điều tra. Bên cạnh đó, một số cựu chỉ huy có thể phải trở lại quân ngũ để đối diện với các cáo buộc.Ở thời điểm hiện tại, cả đội ngũ của ông Trump và đại diện của ông Flynn đều chưa đưa ra bình luận chính thức về thông tin của NBC.
https://vietnamnet.vn/ro-tin-ong-trump-muon-dua-hang-loat-quan-chuc-quan-doi-my-ra-toa-2342982.html
Đức bị lộ kế hoạch chuẩn bị cho xung đột quân sự với Nga
Tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung của Đức đưa tin, lực lượng vũ trang nước này đã chuẩn bị một kế hoạch bí mật đề phòng trường hợp xảy ra xung đột quân sự với Nga.Tờ báo trên cho biết, kế hoạch “Chiến dịch Đức” dày 1.000 trang liệt kê tất cả các cơ sở hạ tầng cần được bảo vệ đặc biệt và một quy trình phòng thủ hoặc các biện pháp ngăn chặn Nga ở sườn phía đông của NATO. Bản kế hoạch cho biết, trong trường hợp xung đột xảy ra, Đức sẽ trở thành trung tâm tập trung hàng chục nghìn và có thể là hàng trăm nghìn binh sĩ NATO cũng như thiết bị quân sự, thực phẩm và vật tư y tế để chuyển tới sườn phía đông. Kế hoạch tuyệt mật bị rò rỉ hôm 20/11 cũng cung cấp cho các doanh nghiệp địa phương mẹo ứng phó với xung đột, bao gồm việc chuẩn bị nhân viên thay thế nếu người lao động di cư rời khỏi Đức.
https://vietnamnet.vn/duc-bi-lo-ke-hoach-chuan-bi-cho-xung-dot-quan-su-voi-nga-2344764.html