Mục lục
Hà Nội tháo bỏ bảng tuyên truyền ‘thắng đế quốc Mỹ’ dịp 30 Tháng Tư
Trên các trang facebook, các bình luận trở nên rộn ràng, sau khi có chuyện Hà Nội cho dựng một bảng quảng cáo cho “đại lễ” 30 Tháng Tư chỉ trong vài giờ, sau đó, đã im lặng tháo gỡ tất cả. Kể cả những tờ báo nhà nước ăn theo, chụp và đưa lại cũng xóa bài.Tấm bảng lớn, ca ngợi ngày 30 Tháng Tư vẽ hình con chim bồ câu đậu trên một cái nón sắt có chú thích “US”. Cái nón sắt nằm trên lá cờ Mỹ cũng được mô tả là bị bắn lủng. Ở dưới có chữ “Việt Nam toàn thắng”. Theo diễn đạt này, người ta hiểu ý của chính quyền Việt Nam là tự ca ngợi đã đánh thắng Mỹ và “giải phóng miền Nam”.Nền của bảng tuyên truyền cũng có vẽ cách điệu lá cờ hai màu xanh-đỏ của Mặt trận Giải phóng miền Nam, được coi là thành phần tiên phong trong cuộc chiến với chế độ Việt Nam Cộng Hòa, nhưng cũng đã bị Hà Nội buộc giải tán sau 1975, để tránh họa về sau.Được biết tấm pano tuyên truyền này, được dựng lên trong sáng 23 Tháng Tư, dựng ngay sát đường Đinh Tiên Hoàng, khu vực Hồ Gươm, nơi có rất nhiều người qua lại, đặc biệt là du khách nước ngoài. Nhưng đến chiều tối, người ta nhận ra bảng tuyên truyền này đã được tháo bỏ. Không có lời giải thích nào từ chính quyền Hà Nội trong hành động nàyTrước đó, ngày 22 Tháng Tư, tờ New York Times cho biết, chính quyền TT Donald Trump đã yêu cầu các nhà ngoại giao cấp cao của mình tại Việt Nam, bao gồm cả Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper, không tham gia các sự kiện kỷ niệm 50 năm ngày kết thúc chiến tranh. Tính theo cột mốc thời gian, có nghĩa là khi tiếp nhận tin Mỹ không tham gia “đại lễ”, thì pano “thắng Mỹ” đã lập tức xuất hiện như một sự đáp trả. Thế nhưng thái độ đáp trả này đã không kéo dài được lâu, cho thấy nội bộ của Ba Đình đã có những tranh cãi về việc không nên khiêu khích Hoa Kỳ lúc này.
“Chiến thắng 30/4 là chiến thắng của lương tri, của chính nghĩa…”
Đảng CSVN đã chính thức nhìn nhận sự hiện diện của ba mươi vạn quân Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam trong thời gian chiến tranh 1954-1975. Ba trăm ngàn quân Trung Quốc có mặt trên lãnh thổ Việt Nam trong suốt cuộc chiến có nghĩa là Trung Quốc là “một bên – belligérant” trong cuộc chiến tranh này. Bên khác là Mỹ, cũng là “một bên” tham gia vào cuộc chiến, với quân số có lúc lên tới năm mươi vạn quân.Tên gọi “chiến tranh Việt Nam”, như cách gọi của Mỹ, về bản chất đã không còn chính xác. Bởi vì quân Mỹ đổ vô Việt Nam, ngoài mục đích đối đầu với Việt Cộng để “bảo vệ quyền dân tộc tự quyết của nhân dân miền Nam chống lại sự xâm lược của cộng sản miền Bắc”. Quân Mỹ còn phải chống lại ba trăm ngàn quân Trung cộng đứng trong hàng ngũ bộ đội CSVN (mà người Mỹ hoàn toàn không biết). Đó là chưa nói đến sự tham gia vào cuộc chiến, đứng trong hàng ngũ của CSVN, là hai quốc gia lân bang Lào và Campuchia.Cũng sẽ không đúng nếu đơn thuần gọi cuộc chiến này là một cuộc “nội chiến”, như nhiều sử gia, nhà quan sát khác (mà tôi là một) đã từng.Các học giả Tây phương gọi tên “Chiến tranh Đông dương lần thứ hai” là khá đúng nhưng cách gọi này không nói lên tính “quốc tế” trong cuộc chiến tranh. Sự hiện diện của ba mươi vạn quân Trung Cộng đã khiến cuộc “chiến tranh Việt Nam” trở thành một cuộc chiến tranh “quốc tế”. Với ý nghĩa nước này (Trung Cộng) đem quân can dự vào nội tình của nước kia (VNCH). Chiến tranh Việt Nam 1954-1975 đã có thể có một kết quả khác, nếu sự can dự của ba mươi vạn quân Trung Quốc bị phát hiện trước khi Hiệp định Paris 1973 được ký kết.Người cộng sản Việt gọi tên cuộc chiến là “cuộc chiến chống Mỹ cứu nước – giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước”.
https://baotiengdan.com/2025/04/25/chien-thang-30-4-la-chien-thang-cua-luong-tri-cua-chinh-nghia/
Tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh: Tướng Thệ khơi lại tranh cãi, đâu là sự thật?
Cuộc tranh cãi về người viết bản tuyên bố đầu hàng cho Tổng thống Dương Văn Minh vào trưa 30/4 lại bùng lên, với những phát biểu mới của Trung tướng Phạm Xuân Thệ.Xuất hiện trên báo chí Việt Nam trong những ngày hướng tới kỷ niệm sự kiện 30/4, Trung tướng Phạm Xuân Thệ tiếp tục nhấn mạnh vai trò chủ đạo của mình trong những diễn biến tối hậu ở Dinh Độc lập. Đó là những đoạn đối thoại giữa ông với Tổng thống Dương Văn Minh và vai trò chấp bút bản tuyên bố đầu hàng.Trong tuyên bố mới nhất về người soạn thảo, ông Thệ nói: “Tôi xin khẳng định đó là sản phẩm của tập thể, tôi chỉ là người chấp bút.” Ông Thệ vào thời điểm 30/4/1975 là một đại úy, trung đoàn phó Trung đoàn 66 bộ binh (Đoàn Đông Sơn) thuộc Sư đoàn 304, Quân đoàn 2. Ông là một trong những người có mặt tại Dinh Độc lập vào những phút cuối cùng trước khi chính phủ Việt Nam Cộng hòa sụp đổ.Điểm mấu chốt gây tranh cãi lâu nay là người chấp bút viết bản tuyên bố đầu hàng để Tổng thống Dương Văn Minh đọc trên đài phát thanh.Tướng Thệ luôn tuyên bố mình là người viết.Tuy nhiên, ông Bùi Văn Tùng, lúc bấy giờ là trung tá, chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203, Quân đoàn 2, lại khẳng định ông mới là người soạn thảo.Xét về cấp bậc, ông Tùng là sĩ quan chính trị, lại có cấp bậc cao hơn ông Thệ vào thời điểm chiếm Dinh Độc lập. Nhiều bằng chứng và nhân chứng về sau khẳng định ông Bùi Văn Tùng là người chấp bút.Sau năm 1975, ông Thệ tiếp tục thăng tiến trong quân ngũ, được thăng đến cấp bậc trung tướng và giữ chức tư lệnh Quân khu 1 trước khi về hưu năm 2008.Còn ông Tùng giảng dạy tại một số trường quân sự và về hưu từ năm 1983 với cấp bậc đại tá. Ông đã qua đời vào tháng 2/2023 tại TP HCM ở tuổi 93.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cvgn0957g5ro
Tổng thống Trump yêu cầu quan chức không dự kỷ niệm 30/4 ở Việt Nam, điều này có ý nghĩa gì?
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã yêu cầu các nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ tại Việt Nam không tham gia các sự kiện kỷ niệm 50 năm kết thúc chiến tranh – một động thái mà Việt Nam có lẽ cần xem xét nghiêm túc. Bốn quan chức Mỹ yêu cầu giấu tên nói với báo The New York Times rằng Washington gần đây đã chỉ đạo các nhà ngoại giao cấp cao — bao gồm cả Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper — tránh tham gia các hoạt động liên quan đến lễ kỷ niệm 30/4.Đây là ngày kết thúc của cuộc chiến mà Việt Nam gọi là Kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Cuộc chiến này được biết đến từ phía Mỹ và báo chí phương Tây với tên gọi Chiến tranh Việt Nam – Vietnam War.Ông Knapper, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam từ năm 2022, là con trai của một cựu chiến binh thời Chiến tranh Việt Nam. Trên cương vị chính thức, ông Knapper luôn thể hiện cam kết mạnh mẽ với sứ mệnh ngoại giao, đó là nỗ lực củng cố quan hệ giữa hai nước.Trong một bài viết đăng vào tháng này trên Foreign Service Journal – chuyên san chính thức của Hiệp hội Ngoại giao Hoa Kỳ (AFSA) – ông Knapper đã kể lại chuyến đi đến Việt Nam cùng cha và con trai vào năm 2004, mô tả chuyến đi là “một lời nhắc nhở rõ ràng về những hy sinh của cả hai phía và giá trị bền bỉ của hòa giải.””Với tư cách đại sứ, tôi tin rằng để thực sự củng cố quan hệ giữa hai nước, chúng ta cần gắn kết sâu sắc và trực tiếp với người dân và lãnh đạo Việt Nam,” ông viết.The New York Times thông tin thêm rằng các hoạt động được đề cập tới bao gồm một buổi tiệc chiêu đãi tại khách sạn vào ngày 29/4 với sự tham dự của các lãnh đạo cấp cao trong chính quyền Việt Nam, cũng như một cuộc diễu hành quy mô lớn vào ngày 30/4.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cvgn3n0pyxeo <https://deref-gmx.net/mail/client/Gu9a66ADhn4/dereferrer/?redirectUrl=https%3A%2F%2Fwww.bbc.com%2Fvietnamese%2Farticles%2Fcvgn3n0pyxeo>
30/4/1975 – 30/4/2025: Nhìn lại một giai đoạn lịch sử của dân tộc để nói với tuổi năm mươi
Ngày 30 tháng 4 năm 2025 là một ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam đương đại, cũng là dịp để chúng ta cùng nhau hồi tưởng về ngày 30 tháng 4 năm 1975 và những gì mà dân tộc đã sống trong 50 năm qua. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã kết thúc chiến tranh và mở ra một vận hội mới huy hoàng cho đất nước: hoà bình, thống nhất và tái thiết hậu chiến với tinh thần hoà giải và hoà hợp dân tộc. Thực tế nhiều năm qua lần lượt bào mòn bao ước vọng chân thành của những người dân muốn có một chỗ đứng trong lòng dân tộc. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 khởi đầu cho một tiến trình tương phản phức tạp, một biểu tượng nghịch lý bi đát: ngày miền Nam thoát khỏi chiến tranh cũng là ngày miền Bắc hiểu rõ hơn thế nào là giải phóng và hy sinh cho chính nghĩa, cảm xúc vỡ oà không phải chỉ có vinh quang, thắng lợi vật chất mà còn tủi nhục và thiệt hại tinh thần. Hằng năm, vào ngày lịch sử này, hai tâm trạng đối nghịch nhau luôn được đặt ra và đến nay được nhìn lại khác hẳn. Với bao thăng trầm của dân tộc trong 50 năm, tâm tư người dân hai miền giờ đây lắng đọng hơn và không còn thiết tha tranh luận chuyện thắng thua, những cảm xúc vui buồn của thời sự năm nào nay đã phai nhoà. Ngược lại, đứng trước bối cảnh của một đất nước đang phát triển kinh tế đầy năng động và hội nhập quốc tế,một sự thật khác lại phơi bày: một nền chính trị tự do dân chủ toàn diện và kinh tế thịnh vượng công bình và bền vững vẫn còn là mơ ước chung, và ưu tư của chúng ta là phải làm gì cụ thể để đóng góp.Nhưng chúng ta ở đây là ai? Có hai tác nhân chính: Chính quyền và dân chúng. 50 năm là một khoảng thời gian dài đủ để cho cả hai có ý thức phản tỉnh khi nhìn lại quá khứ lịch sử và tìm ra một lối đi chung cho tương lai đất nước. Sự tỉnh thức là khởi điểm cần thiết của tư duy, một khả năng tự khai sáng và quyết định về các vấn đề sinh mệnh của đất nước và hạnh phúc của toàn dân. Trong tình tự dân tộc, chúng ta cũng nên nói hết cho nhau nghe những gì suy nghĩ và cùng muốn thực hiện.
https://boxitvn.blogspot.com/2025/04/3041975-3042025-nhin-lai-mot-giai-oan.html <https://deref-gmx.net/mail/client/NfDzoRiK_KY/dereferrer/?redirectUrl=https%3A%2F%2Fboxitvn.blogspot.com%2F2025%2F04%2F3041975-3042025-nhin-lai-mot-giai-oan.html>
Chính thức khởi động đàm phán thương mại Việt Nam – Mỹ
Tối 23/4, Bộ trưởng Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc điện đàm với Trưởng đại diện Thương mại Mỹ Jamieson L. Greer để chính thức khởi động đàm phán vấn đề kinh tế, thương mại song phương giữa Việt Nam và Mỹ.Đây là cuộc làm việc quan trọng để thảo luận về những vấn đề nguyên tắc, phạm vi và lộ trình đàm phán. Tham dự cuộc điện đàm có thành viên Đoàn đàm phán Chính phủ và cấp kỹ thuật đại diện cho các bộ ngành liên quan.Tại cuộc điện đàm, Bộ trưởngCông Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên khẳng định Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ, mong muốn thúc đẩy quan hệ kinh tế – thương mại theo hướng cân bằng, ổn định, bền vững, hiệu quả với Mỹ; các bộ ngành của Việt Nam sẵn sàng đàm phán xử lý những vấn đề Mỹ quan tâm, cùng với Mỹ tìm ra các giải pháp hợp lý để hai bên cùng có lợi, trên tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.Về phần mình, Trưởng đại diện Thương mại Mỹ Jamieson L. Greer đánh giá cao việc hai nước nhất trí đàm phán thỏa thuận thương mại song phương. Đồng thời ông bày tỏ tin tưởng hai bên sẽ sớm đạt được những giải pháp phù hợp, thúc đẩy quan hệ kinh tế – thương mại ổn định, cùng có lợi.Kết thúc cuộc làm việc, hai Trưởng đoàn đàm phán cũng nhất trí sẽ duy trì trao đổi thường xuyên ở cấp Trưởng đoàn đàm phán và cấp kỹ thuật để đẩy nhanh quá trình đàm phán đối với từng vấn đề cụ thể
https://znews.vn/chinh-thuc-khoi-dong-dam-phan-thuong-mai-viet-nam-my-post1547925.html <https://deref-gmx.net/mail/client/Kv2-RV8vyuQ/dereferrer/?redirectUrl=https%3A%2F%2Fznews.vn%2Fchinh-thuc-khoi-dong-dam-phan-thuong-mai-viet-nam-my-post1547925.html>
Việt Nam muốn ký thêm hiệp định thương mại trước áp lực thuế quan Mỹ
Hôm 22/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành khởi động đàm phán, ký các hiệp định thương mại tự do (FTA) mới với các thị trường tiềm năng trong bối cảnh Việt Nam vẫn đang đàm phán thuế quan với Mỹ.Yêu cầu này là một trong số các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025 nằm trong công điện được ông Chính ký cùng ngày và gửi đến các bộ trưởng, thứ trưởng trong chính phủ và hàng loạt lãnh đạo địa phương.”Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình thế giới xuất hiện nhiều diễn biến mới, phức tạp, khó lường, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn gay gắt hơn, chiến tranh thương mại xảy ra diện rộng, triển vọng kinh tế thế giới suy giảm… đặt ra nhiều khó khăn, thách thức,” công điện nêu.Để gỡ rối, về mặt xuất khẩu, ông Chính giao nhiệm vụ cho Bộ Công Thương, các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan phải ”đẩy mạnh xúc tiến thương mại, khai thác hiệu quả 17 hiệp định thương mại tự do đã ký kết, khẩn trương kết thúc đàm phán và khởi động đàm phán, ký các FTA mới với các thị trường tiềm năng như Trung Đông, Châu Phi, Mỹ La-tinh, Trung Á, Đông Âu, Ấn Độ, Brazil, Pakistan, Ai Cập…”Ông Chính đốc thúc các bộ, ngành nhanh chóng và tích cực ”trao đổi, xây dựng kịch bản làm việc với các cơ quan của Hoa Kỳ để đàm phán thỏa thuận thương mại đối ứng, đảm bảo hài hòa, hợp lý, có lợi cho cả hai bên.”Với chính sách thuế quan mới của Mỹ, các bộ, ngành ”không để bị động” và phải chủ động xây dựng kịch bản ứng phó kịp thời, theo người đứng đầu chính phủ.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c230z0de13vo <https://deref-gmx.net/mail/client/qIgJR2iGW9U/dereferrer/?redirectUrl=https%3A%2F%2Fwww.bbc.com%2Fvietnamese%2Farticles%2Fc230z0de13vo>
Chính quyền thừa nhận hơn 300 ngàn quân Trung Quốc tham chiến ở miền Bắc
Báo Vietnamnet hôm 20 tháng 4 đã cho đăng tải bài viết với tựa đề ‘Sự giúp đỡ của Trung Quốc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước’ <https://deref-gmx.net/mail/client/jyjl6OHQfbg/dereferrer/?redirectUrl=https%3A%2F%2Fderef-gmx.net%2Fmail%2Fclient%2F33DZ7KxNh8M%2Fdereferrer%2F%3FredirectUrl%3Dhttps%253A%252F%252Fvietnamnet.vn%252Fsu-giup-do-cua-trung-quoc-trong-khang-chien-chong-my-cuu-nuoc-2391788.html> , trong đó tiết lộ sự can dự của Trung Quốc vào Chiến tranh Việt Nam một cách chi tiết.Vietnamnet là tờ báo điện tử thuộc sự quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.Báo Vietnamnet hôm 20 tháng 4 đã cho đăng tải bài viết với tựa đề ‘Sự giúp đỡ của Trung Quốc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước’ <https://deref-gmx.net/mail/client/jyjl6OHQfbg/dereferrer/?redirectUrl=https%3A%2F%2Fderef-gmx.net%2Fmail%2Fclient%2F33DZ7KxNh8M%2Fdereferrer%2F%3FredirectUrl%3Dhttps%253A%252F%252Fvietnamnet.vn%252Fsu-giup-do-cua-trung-quoc-trong-khang-chien-chong-my-cuu-nuoc-2391788.html> , trong đó tiết lộ sự can dự của Trung Quốc vào Chiến tranh Việt Nam một cách chi tiết.Vietnamnet là tờ báo điện tử thuộc sự quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.Nội dung bài báo tiết lộ “Trung Quốc đã cử 346 chuyên gia cùng 310.011 bộ đội sang Việt Nam” trong khoảng thời gian từ năm 1965-1968. Trong đó 771 lính tử trận, và 1.675 người bị thương.Tại thời điểm cao nhất, số lính Mỹ hiện diện ở miền nam là hơn 500 ngàn người.Ở miền bắc, lính Trung Quốc chủ yếu tham chiến trong vai trò phòng không, hậu cần, rà phá bom mìn, và công binh.Ngoài trực tiếp cử lính tham chiến, Trung Quốc còn viện trợ cho miền bắc số hàng hóa khổng lồ, theo nội dung bài báo trên Vietnamnet thì từ năm 1955 tới năm 1975, Trung Quốc chuyển cho Bắc Việt hơn một triệu rưỡi tấn hàng hóa.Trong đó gồm “vũ khí bộ binh, quân trang, quân dụng, lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, một phần nhiên liệu, phương tiện vận tải và một số xe quân sự, pháo và đạn pháo”.Bài viết này được đăng tải trong bối cảnh Việt Nam đang rầm rộ chuẩn bị cho lễ kỉ niệm 50 năm kết thúc chiến tranh, 1975-2025. Trong đó sẽ bao gồm màn diễu binh tại Tp. Hồ Chí Minh của hàng chục ngàn quân nhân.Thông tin khiến nhiều người chú ý là việc quân đội Trung Quốc được mời tham dự, điều này đặt ra câu hỏi về vai trò của nước này trong chiến tranh Việt Nam.Bài báo xuất hiện trên tờ Vietnamnet đã cung cấp câu trả lời một cách rõ ràng.
https://baotiengdan.com/2025/04/21/chinh-quyen-thua-nhan-hon-300-ngan-quan-trung-quoc-tham-chien-o-mien-bac <https://deref-gmx.net/mail/client/ynJ7fDu5YqY/dereferrer/?redirectUrl=https%3A%2F%2Fderef-gmx.net%2Fmail%2Fclient%2FTzkLdI8-iJc%2Fdereferrer%2F%3FredirectUrl%3Dhttps%253A%252F%252Fbaotiengdan.com%252F2025%252F04%252F21%252Fchinh-quyen-thua-nhan-hon-300-ngan-quan-trung-quoc-tham-chien-o-mien-bac>
Chiến tranh Việt Nam: Trung Quốc đã tham gia như thế nào?
Lực lượng Trung Quốc sẽ tham gia diễu binh trong lễ 30/4 tại TP HCM. Câu hỏi đặt ra là Trung Quốc đã hỗ trợ Việt Nam như thế nào và bao nhiêu lính Trung Quốc đã tham chiến thời Chiến tranh Việt Nam?Lãnh tụ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh từng nói: “Mọi âm mưu của đế quốc Mỹ hòng chia rẽ Việt Nam với Trung Quốc và chia rẽ các nước xã hội chủ nghĩa sẽ bị thất bại thảm hại.”Vào năm 1960, khi sang thăm Việt Nam, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã có một tuyên bố chung với Thủ tướng Phạm Văn Đồng, nói rằng hai nước “vui mừng chú ý đến việc phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô vĩ đại đứng đầu lớn mạnh và đoàn kết nhất trí hơn bao giờ hết” và “âm mưu chia rẽ phe xã hội chủ nghĩa của bọn đế quốc, bọn xét lại hiện đại và bọn phản động các nước đã bị thất bại thảm hại.”Ở thời điểm hiện tại, khi viết về sự hỗ trợ của Trung Quốc trong Chiến tranh Việt Nam, báo chí do nhà nước quản lý thường tập trung vào sự giúp đỡ về vũ khí, khí tài, thuốc men, quần áo, lương thực…Một yếu tố ít được đề cập tới là số lượng binh lính mà Trung Quốc đã đưa sang Việt Nam. Trong số ấy, không ít binh sĩ đã tử trận.Rốt cuộc, Trung Quốc đã có ảnh hưởng thế nào trong chiến tranh Việt Nam, và lý do người hàng xóm phương Bắc nhúng tay vào cuộc chiến này là gì?
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cnv5gj4mqn5o <https://deref-gmx.net/mail/client/qTpBWN3Dj_k/dereferrer/?redirectUrl=https%3A%2F%2Fderef-gmx.net%2Fmail%2Fclient%2FNhS-RLxcgsU%2Fdereferrer%2F%3FredirectUrl%3Dhttps%253A%252F%252Fwww.bbc.com%252Fvietnamese%252Farticles%252Fcnv5gj4mqn5o>
Kênh đào Phù Nam: Trung Quốc và Campuchia ký thỏa thuận 1,2 tỷ USD
Đại sứ Trung Quốc tại Campuchia Vương Văn Bân khẳng định Trung Quốc hoàn toàn thấu hiểu nhu cầu của Campuchia đối với dự án kênh đào Phù Nam Techo và sẽ tiếp tục hỗ trợ.Phó Thủ tướng Sun Chanthol, thay mặt chính phủ Campuchia, và ông Ieng Sunly của Công ty TNHH Đường thủy Nội địa – Ven biển Funan Techo, đối tác từ khu vực tư nhân, đã ký thỏa thuận, theo báo Khmer Times.”Là tuyến giao thông thủy nội địa và công trình hạ tầng giao thông quan trọng tại Campuchia, Dự án FTC sẽ trở thành động lực mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia. Sau khi hoàn thành, dự án sẽ giảm đáng kể chi phí logistics tổng thể tại Campuchia, đồng thời thúc đẩy ngành công nghiệp của Campuchia vươn lên phân khúc trung và cao trong chuỗi giá trị”, Khmer Times dẫn lời ông Vương Thông Châu, Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Giao thông Trung Quốc (CCCC).Dự án được phát triển theo hình thức xây dựng – vận hành – chuyển giao (BOT), trong đó các nhà đầu tư Campuchia nắm giữ 51% cổ phần và các nhà đầu tư Trung Quốc nắm giữ 49%, theo AP News.Báo này cũng cho biết Tổng công ty Xây dựng Giao thông Trung Quốc là công ty mẹ của Tập đoàn Đường cầu Trung Quốc (China Road and Bridge Corporation) – nhà thầu thi công dự án đoạn từ sông Bassac đến tỉnh ven biển Kep.Tập đoàn nhà nước khổng lồ này đã chịu sự giám sát chặt chẽ vì những cáo buộc liên quan đến các vụ bê bối tài chính. Công ty này cũng nằm trong danh sách đen của Mỹ vì vai trò của mình trong việc giúp quân đội Trung Quốc xây dựng và quân sự hóa các đảo nhân tạo ở Biển Đông
https://boxitvn.blogspot.com/2025/04/kenh-ao-phu-nam-trung-quoc-va-campuchia.html <https://deref-gmx.net/mail/client/95rIJoP0Nq0/dereferrer/?redirectUrl=https%3A%2F%2Fderef-gmx.net%2Fmail%2Fclient%2FhDKWedHD6qg%2Fdereferrer%2F%3FredirectUrl%3Dhttps%253A%252F%252Fboxitvn.blogspot.com%252F2025%252F04%252Fkenh-ao-phu-nam-trung-quoc-va-campuchia.html>
Bộ Công an muốn thấu tóm mạng FPT
Theo hãng tin Reuters Bộ Công an sẽ nắm giữ đa số cổ phần của công ty FPT, một trong những nhà cung cấp dịch vụ internet lớn nhất nước. Số cổ phần này (50.17%) hiện đang được quản lý bởi Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), nhưng sẽ được chuyển giao cho Bộ Công an, theo một văn bản được tiết lộ cho Reuters.Trong khi đó tập đoàn FPT Corp FPT.HM, công ty tư nhân về công nghệ lớn nhất Việt Nam, nắm giữ 45.66% cổ phần. Không rõ việc Bộ Công an nắm đa số cổ phần của FPT Telecom có dẫn đến việc lực lựng công an trực tiếp điều hành công ty này hay không.FPT Telecom là một trong những công ty con chủ lực của tập đoàn FPT. Công ty này cung cấp dịch vụ viễn thông, internet cáp quang, và truyền hình. Riêng trong lĩnh vực internet cáp quang, FPT là một trong ba nhà cung cấp lớn nhất cùng với VNPT và Viettel. Bộ Công an trước đó cũng đã được giao quyền quản lý mạng di động MobiFone, một trong ba mạng di động lớn nhất ở Việt Nam. Diễn biến mới nhất này cho thấy xu hướng kiểm soát các công ty viễn thông, và dịch vụ internet của Bộ Công an. Theo Reuters, văn bản ngày 14 tháng 4 cho biết việc chuyển giao “sẽ góp phần thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công an”. Văn bản nêu rõ bảo vệ dữ liệu, giám sát, phòng ngừa rủi ro an ninh mạng là những chức năng cốt lõi của Bộ.
https://www.rfa.org/vietnamese/trong-nuoc/2025/04/19/fpt-bo-cong-an-mang-cong-ty-thau-tom/ <https://deref-gmx.net/mail/client/FHw2PfI1dYg/dereferrer/?redirectUrl=https%3A%2F%2Fderef-gmx.net%2Fmail%2Fclient%2FjFTsXVjh8Rs%2Fdereferrer%2F%3FredirectUrl%3Dhttps%253A%252F%252Fwww.rfa.org%252Fvietnamese%252Ftrong-nuoc%252F2025%252F04%252F19%252Ffpt-bo-cong-an-mang-cong-ty-thau-tom%252F>
Hà Nội âm thầm cắt bỏ nguồn hàng ‘mượn tên né thuế’ của Trung Quốc
Bộ Thương Mại Việt Nam âm thầm ban hành chỉ thị mật, rà soát và gỡ bỏ các cuộc vận chuyển hàng hóa bất hợp pháp sang Hoa Kỳ và các đối tác thương mại khác, với mục đích sớm lấy lòng Tổng Thống Mỹ Donald Trump, hy vọng tránh mức thuế quan Mỹ quá cao, Reuters đưa tin như trên, sau khi có được một tài liệu rò rỉ từ Ba Đình.Bộ Thương Mại nói chỉ thị có hiệu lực từ ngày 15 Tháng Tư, và cảnh báo rằng việc gian lận thương mại có thể sẽ gia tăng trong bối cảnh căng thẳng ngày càng tăng do thuế quan của Mỹ. Cụm từ “gian lận thương mại” được nhắc lại nguyên văn, từ cáo buộc của chuyên gia kinh tế Peter Navarro và của cả Tổng Thống Donald Trump.Trong chỉ thị mật gửi đến các cơ quan, Bộ Thương Mại nói “rắc rối này sẽ làm cho việc tránh các biện pháp trừng phạt mà các quốc gia sẽ áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu trở nên phức tạp hơn; nếu không được ngăn chặn được chuyện gian lận.”Mặc dù mật thị của Bộ Thương Mại CSVN không nêu cụ thể bất kỳ quốc gia nào là nguồn cơn của chuyện gian lận trung chuyển, nhưng đọc qua ai cũng biết ý ám chỉ đến Trung Cộng. Nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam là gần 40% từ Trung Quốc, và Washington đã công khai cáo buộc Bắc Kinh sử dụng quốc gia Đông Nam Á này làm trung tâm trung chuyển để trốn thuế của Hoa Kỳ.CSVN từ nhiều năm nay vẫn có thói quen né tránh việc nhắc tên Trung Quốc trong các sự việc nhạy cảm chính trị, nhưng trong các mô tả được coi là mơ hồ đó hầu hết các quan chức Cộng Sản, kể cả người dân đều hiểu.
https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/ha-noi-am-tham-cat-bo-nguon-hang-muon-ten-ne-thue-cua-trung-quoc/ <https://deref-gmx.net/mail/client/gcQgVPOs_ZA/dereferrer/?redirectUrl=https%3A%2F%2Fsaigonnhonews.com%2Fthoi-su%2Fviet-nam%2Fha-noi-am-tham-cat-bo-nguon-hang-muon-ten-ne-thue-cua-trung-quoc%2F>
Doanh nghiệp Việt Nam ‘không trụ nổi’ nếu ông Trump áp thuế 46%
Giới doanh nghiệp Việt Nam đứng ngồi không yên không chỉ do xuất khẩu sang Mỹ gần như bị bít cửa với mức thuế 46% vẫn còn lơ lửng mà còn là nỗi lo đối mặt với cơn bão hàng giá rẻ từ Trung Quốc. Ông Lê Song Hào, nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành SHDC Electronics, nói với BBC News rằng nếu Tổng thống Donald Trump áp mức thuế 46% thì những doanh nghiệp như công ty của ông “không thể tồn tại”. Công ty SHDC được thành lập vào năm 2022 khi ông Hào nhìn thấy cơ hội trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung lần 1, vì khi đó Mỹ đang tích cực tìm kiếm đối tác EMS (Electronics manufacturing services, công ty chuyên thiết kế, sản xuất hàng điện tử) đặt tại Việt Nam để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.Nhưng sự đối đầu giữa hai cường quốc bây giờ với những đòn thuế trả đũa qua lại đang nghiền nát các công ty Việt Nam. Dù Tổng thống Trump đã tạm hoãn áp thuế cho các nước “có thiện chí” trong vòng 90 ngày nhưng vị doanh nhân này cũng cảnh báo nguy cơ kịch bản áp thuế với các quốc gia trở lại mức cũ nếu không đạt được thỏa thuận. Vì vậy, các doanh nghiệp có doanh thu 100% đến từ việc xuất khẩu sang Mỹ như công ty ông Hào như ngồi trên lửa. “Nếu Tổng thống Trump đảo ngược chính sách và áp thuế 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam, trong khi vẫn duy trì mức thuế thấp hơn cho các quốc gia cạnh tranh như Thái Lan, Ấn Độ hay Indonesia, đó sẽ là thảm họa với doanh nghiệp của chúng tôi,” ông Hào nói.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c1jxer1ygj2o
Tổng Bí thư Tô Lâm nói về sứ mệnh dẫn dắt của TP.HCM sau sáp nhập
Sáng 21-4, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng nhiều lãnh đạo Trung ương đã gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 – 30-4-2025). Tại đây, Tổng Bí thư Tô Lâm <https://deref-gmx.net/mail/client/qr19DExrE5k/dereferrer/?redirectUrl=https%3A%2F%2Fderef-gmx.net%2Fmail%2Fclient%2F2L-0S2RES1g%2Fdereferrer%2F%3FredirectUrl%3Dhttps%253A%252F%252Fplo.vn%252Fpost-845544.html> đã thông tin với các đại biểu tham dự về tình hình đất nước hiện nay với nhiều mục tiêu cần tập trung. Trong đó, có chủ trương về sắp xếp, tinh gọn bộ máy; sáp nhập tỉnh; sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính.Về chủ trương sắp xếp lại đơn vị hành chính, thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết đây là chủ trương xuất phát từ tầm nhìn chiến lược cho sự phát triển đất nước lâu dài. “Mục tiêu bao trùm của chủ trương này là làm sao nhanh chóng mang lại cuộc sống thật sự ấm no, đất nước Việt Nam ngày càng tham gia mạnh mẽ hơn vào nền kinh tế, chính trị <https://deref-gmx.net/mail/client/chM47HvjmQc/dereferrer/?redirectUrl=https%3A%2F%2Fderef-gmx.net%2Fmail%2Fclient%2FTPgtBILcVU0%2Fdereferrer%2F%3FredirectUrl%3Dhttps%253A%252F%252Fplo.vn%252Fthoi-su%252Fchinh-tri%252F> trên toàn thế giới” – Tổng Bí thư nói.Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, Bộ Chính trị, Ban Bí thư cũng đã đánh giá rất kỹ, cân nhắc nhiều mặt, thống nhất cao để thực hiện chủ trương này, Nhân dân cả nước cơ bản đồng tình. Sau sắp xếp, sáp nhập, các tỉnh Nam bộ từ Bình Thuận trở vào, tính cả Lâm Đồng và Đăk Nông, từ 22 tỉnh, thành phố giảm xuống còn 9 tỉnh. “Điều này sẽ tạo không gian phát triển đa dạng, cả về tự nhiên, kinh tế <https://deref-gmx.net/mail/client/bxEXsSm40Lg/dereferrer/?redirectUrl=https%3A%2F%2Fderef-gmx.net%2Fmail%2Fclient%2Ft9StPQ8Meno%2Fdereferrer%2F%3FredirectUrl%3Dhttps%253A%252F%252Fplo.vn%252Fkinh-te%252F> , văn hóa. Đặc biệt là tận dụng tối đa hình thái không gian biển để kích hoạt miền núi – đồng bằng – biển đảo nhằm bổ sung, tương tác hỗ trợ nhau cùng phát triển. Đồng thời giúp giữ gìn được bản sắc văn hóa vùng miền, địa phương, tạo động lực mới để một số tỉnh có thể trở thành thành phố trực thuộc trung ương, hình thành trung tâm kinh tế lớn của cả nước trong tương lai gần” – Tổng Bí thư thông tin.
https://plo.vn/tong-bi-thu-to-lam-noi-ve-su-menh-dan-dat-cua-tphcm-sau-sap-nhap-post845630.html <https://deref-gmx.net/mail/client/N2rzp7d5GUk/dereferrer/?redirectUrl=https%3A%2F%2Fderef-gmx.net%2Fmail%2Fclient%2FAt03toi_Ysg%2Fdereferrer%2F%3FredirectUrl%3Dhttps%253A%252F%252Fplo.vn%252Ftong-bi-thu-to-lam-noi-ve-su-menh-dan-dat-cua-tphcm-sau-sap-nhap-post845630.html>
Bà Trương Mỹ Lan được giảm án tù chung thân, liệu có thoát án tử hình?
Kết thúc phiên phúc thẩm giai đoạn 2 của vụ án Vạn Thịnh Phát, bà Trương Mỹ Lan đã được giảm án từ chung thân xuống còn tổng cộng 30 năm tù cho các tội danh. Tuy nhiên, tổng hợp với mức án tử hình đã có hiệu lực pháp luật tại giai đoạn 1 của vụ án thì bà Trương Mỹ Lan vẫn đối mặt với mức án tử hình về tội tham ô. Luật sư Trần Đại Lâm từ Hà Nội phân tích với BBC những khả năng bà Trương Mỹ Lan có thể thoát án tử hình. Tới nay, cả hai giai đoạn của vụ án đã hoàn tất phiên phúc thẩm và bà Trương Mỹ Lan lãnh các mức án sau: – Giai đoạn 1, phiên phúc thẩm vào ngày 3/12/2024:Tử hình về tội Tham ô tài sản.16 năm tù về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.20 năm tù về tội Đưa hối lộ- Giai đoạn 2, phiên phúc thẩm ngày 21/4/2025.20 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (giảm từ mức chung thân ở phiên sơ thẩm).12 năm tù về tội Rửa tiền.8 năm tù tội Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.Như vậy, tổng mức án bà Trương Mỹ Lan phải đối mặt vẫn là tử hình. Bản án phúc thẩm tội tử hình tuy đã đi vào hiệu lực nhưng nếu trong thời gian thi hành án, bà Trương Mỹ Lan vẫn tích cực khắc phục 3/4 tài sản tham ô thì sẽ vẫn được chuyển từ tử hình xuống chung thân. Bà Lan bị buộc tội tham ô 304.000 tỷ đồng nên tính theo tỷ lệ 3/4, bà phải giao nộp 228.000 tỷ đồng thì mới có căn cứ xem xét giảm nhẹ từ tử hình thành chung thân. Tính đến ngày 31/3, cơ quan chức năng đã thu hồi được hơn 8.600 tỷ đồng. Ngoài ra, còn có khả năng thu hồi thêm 15.000 tỷ đồng trong thời gian tới.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c0kxe8vmrppo <https://deref-gmx.net/mail/client/6UE-ajiKWz4/dereferrer/?redirectUrl=https%3A%2F%2Fderef-gmx.net%2Fmail%2Fclient%2FgqyRozc-Z7M%2Fdereferrer%2F%3FredirectUrl%3Dhttps%253A%252F%252Fwww.bbc.com%252Fvietnamese%252Farticles%252Fc0kxe8vmrppo>
Chia tỉnh – Nhập tỉnh: Chuyện ghế nhiều hơn dân hay dân nhiều hơn ghế?
Có một thời đất nước thống nhất, người ta hồ hởi nói về “đổi mới tổ chức”, “sáp nhập hành chính” để quản lý cho tinh gọn, tiết kiệm, hiệu quả. Vậy mà chỉ mấy năm sau, chính những nơi đã được nhập lại rộn ràng tách ra – nào là Hải Hưng, Hà Nam Ninh, Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên… tên gọi từng được in trên bao nhiêu văn bản, bản đồ, báo chí – rồi cũng bị xếp vào một ngăn ký ức, như người tình cũ không kịp nói lời chia tay.Lý do đưa ra thì nhiều: Nào là tỉnh rộng quá, dân thiệt thòi; nào là trung tâm hành chính xa quá, cán bộ khó đi lại; nào là văn hóa mỗi nơi mỗi khác, không dễ gộp chung… Nhưng thử hỏi: Tỉnh ở Canada có nơi rộng bằng cả Việt Nam, họ quản lý có sao đâu? Hay như bên Úc, một bang rộng cả triệu cây số vuông, vậy mà vẫn điều hành êm ru.Tôi nghĩ, cái chính là chuyện chia ghế. Đít nhiều mà ghế ít, thì phải bày thêm ghế cho đủ đít ngồi. Mỗi tỉnh có bộ máy riêng: Bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch, rồi ban ngành sở này sở nọ. Nhập thì người mất ghế, tách thì ai cũng có phần. Cái này dân gian gọi là “chia phần”, còn trong chính trị thì người ta nói lịch sự hơn: “Phân cấp quản lý địa phương”.Nghe nói “tách ra để phát triển đặc thù vùng miền”, tôi tự hỏi: Vậy lúc nhập lại thì giải thích sao? Còn cái lý do “dân không quen với tên mới”, thì xin thưa, cái gì rồi cũng quen. Người Sài Gòn yêu cái tên ấy đến tận tim gan, mà rồi bị đổi thành “TP.HCM” cũng đành phải gọi vậy cho khỏi phiền. Không quen cũng phải quen, không thích thì… vào Ấp nằm, khi nào thích thì thả ra.Người ta bảo: “Trung tâm hành chính đặt xa thì dân khó tiếp cận”. Nghe vậy thì hỏi lại: Sao không đặt thủ đô ở Huế cho gần giữa đất nước, mà lại ở Hà Nội? Dân miền Nam có thấy thủ đô đâu? Vì đơn giản thôi, Hà Nội ở đâu thì quyền lực ở đó, dù có đặt tận Bắc Kinh thì cũng… “ở trong tim” như người ta vẫn thường nói!
Chủ tịch nước: Cộng đồng người Việt tại Lào là cầu nối vun đắp quan hệ hai nước
Chủ tịch nước Lương Cường gặp cộng đồng người Việt tại Lào, tin tưởng bà con sẽ trở thành cầu nối vững chắc, trực tiếp vun đắp quan hệ hai nước.Trong cuộc gặp đại diện các hội đoàn, doanh nhân, trí thức và cộng đồng người Việt Nam tại Lào chiều nay, Chủ tịch nước Lương Cường bày tỏ vui mừng nhận thấy người Việt luôn tích cực gìn giữ, phát huy truyền thống tốt đẹp và quý báu của dân tộc, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc kinh doanh và trong cuộc sống, chung tay xây dựng cộng đồng người Việt Nam ở Lào phát triển và ngày một vững mạnh, theo TTXVN.Chủ tịch nước tin tưởng cộng đồng người Việt Nam tại Lào sẽ tiếp tục phát triển, ngày càng ổn định, hòa nhập, chấp hành tốt luật pháp nước sở tại, trở thành cầu nối vững chắc và trực tiếp vun đắp quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào. Chủ tịch nước mong muốn các hội đoàn tiếp tục phát huy vai trò kết nối kiều bào để tạo dựng cộng đồng gắn kết, cùng kề vai sát cánh hỗ trợ lẫn nhau, tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi ở nước bạn.
Sáp nhập tỉnh: người dân tranh cãi tên tỉnh mới
Người dân ở các địa phương thuộc diện sáp nhập và sẽ phải sử dụng tên của tỉnh khác đang bày tỏ sự bất bình trên mạng xã hội. “Mong các lãnh đạo xem xét thấu đáo nguyện vọng của nhân dân. Sao cứ nhất thiết phải lấy tên tỉnh là Ninh Bình?”, một người phụ nữ tên Hồng ở Nam Định viết lên trang Facebook <https://deref-gmx.net/mail/client/0TCAR4ljQZk/dereferrer/?redirectUrl=https%3A%2F%2Fwww.facebook.com%2Fphoto%3Ffbid%3D122202983720152131%26set%3Da.122143264676152131> cá nhân, kèm hình ảnh của tờ ‘Phiếu lấy ý kiến cử tri’ về chủ trương sáp nhập tỉnh. Theo kế hoạch đã được Trung ương thông qua, các tỉnh Nam Định, Hà Nam, và Ninh Bình sẽ được gộp lại và lấy tên là Ninh Bình. “Tôi muốn đề nghị lấy tên tỉnh sau khi sáp nhập 3 tỉnh là Hà Nam Ninh”, bà Hồng viết vào mục ‘ý kiến khác’ trong tờ phiếu. Không chỉ ở Nam Định, người dân ở các địa phương thuộc diện sáp nhập và sẽ phải sử dụng tên của tỉnh khác cũng đang bày tỏ sự bất bình trên mạng xã hội. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025, đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới phải được lấy ý kiến nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp. Sau khi có kết quả lấy ý kiến nhân dân, cơ quan xây dựng đề án xem xét, cho ý kiến, thẩm định trước khi trình Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định…Ông Đặng Hùng Võ nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường nhận định với RFA “Chủ trương thì đúng, nhưng lấy ý kiến như thế nào để thực chất, nghe được những ý kiến hay, thì câu chuyện nó khác.”Hiện nay, nhiều địa phương đang đồng loạt tổ chức lấy ý kiến cử tri về kế hoạch sáp nhập tỉnh. Thời hạn để các địa phương hoàn tất việc lấy ý kiến của cử tri là 60 ngày.
https://www.rfa.org/vietnamese/thoi-su/2025/04/23/sap-nhap-ten-tinh-moi-lay-y-kien/ <https://deref-gmx.net/mail/client/NJcQyOiVeDc/dereferrer/?redirectUrl=https%3A%2F%2Fwww.rfa.org%2Fvietnamese%2Fthoi-su%2F2025%2F04%2F23%2Fsap-nhap-ten-tinh-moi-lay-y-kien%2F>
Tròn 70 năm Hội nghị Bandung: Khi các nước phương Nam bước lên vũ đài chính trị quốc tế
Cách nay 70 năm, tại thành phố Bandung, đảo Java, Indonesia, đã diễn ra một hội nghị đặc biệt, với sự tham gia của 29 quốc gia châu Á và châu Phi, hầu hết là những cựu thuộc địa. Hội nghị Bandung được nhiều người ghi nhận như một « bước ngoặt lịch sử », đánh dấu sự trỗi dậy của các nước cựu thuộc địa trên trường quốc tế. Hội nghị Bandung, được coi là tiền thân của Phong trào không liên kết, để lại những di sản gì cho thế giới đương đại?Từ ngày 18 đến 24/04/1955, tại thành phố miền núi Bandung, trung tâm đảo Tây Java, Indonesia, đã diễn ra hội nghị Á – Phi đầu tiên với sự tham dự của 14 nước châu Á ( Afghanistan, Miến Điện, Sri Lanka, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Lào, Nepal, Pakistan, Philippines, Thái Lan và hai quốc gia Việt Nam, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Việt Nam Cộng Hòa), chín nước Trung Đông (Ả Rập Xê Út, Ai Cập, Iran, Irak, Jordanie, Liban, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ và Yemen) và năm nước châu Phi (Ghana, Ethiopia, Liberia, Libya, Somalia và Sudan). Ngoài ra còn có lãnh đạo của khoảng 30 phong trào kháng chiến chống thực dân tham dự với tư cách quan sát viên, trong đó có Mặt trận Giải phóng Dân tộc Algérie, phong trào Istiqlal của Maroc và phong trào tân Destourian của Tunisie. Tổng cộng khoảng một nghìn đại biểu tham dự hội nghị, đại diện cho 1,4 tỷ dân, chiếm khoảng hai phần ba dân số thế giới vào thời điểm đó.
https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20250422-tr%C3%B2n-70-n%C4%83m-h%E1%BB%99i-ngh%E1%BB%8B-bandung-khi-c%C3%A1c-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-ph%C6%B0%C6%A1ng-nam-b%C6%B0%E1%BB%9Bc-l%C3%AAn-v%C5%A9-%C4%91%C3%A0i-ch%C3%ADnh-tr%E1%BB%8B-qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF <https://deref-gmx.net/mail/client/hieBKkxitdw/dereferrer/?redirectUrl=https%3A%2F%2Fwww.rfi.fr%2Fvi%2Fqu%25E1%25BB%2591c-t%25E1%25BA%25BF%2F20250422-tr%25C3%25B2n-70-n%25C4%2583m-h%25E1%25BB%2599i-ngh%25E1%25BB%258B-bandung-khi-c%25C3%25A1c-n%25C6%25B0%25E1%25BB%259Bc-ph%25C6%25B0%25C6%25A1ng-nam-b%25C6%25B0%25E1%25BB%259Bc-l%25C3%25AAn-v%25C5%25A9-%25C4%2591%25C3%25A0i-ch%25C3%25ADnh-tr%25E1%25BB%258B-qu%25E1%25BB%2591c-t%25E1%25BA%25BF>
Giáo hoàng Francis – Vị giáo hoàng khiêm nhường và bao dung
Giáo hoàng Francis đã qua đời ngày 21-4 ở tuổi 88. Chuông nhà thờ vang lên từ các tháp chuông khắp Rome – Ý sau thông báo Giáo hoàng Francis qua đời. Giáo hoàng Francis tên thật là Jorge Mario Bergoglio, sinh năm 1948 tại Argentina.Giáo hoàng Francis là con trai cả trong gia đình gốc Ý di cư có 5 người con. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành hóa học, ông lấy bằng triết học năm 1963, nhận chức linh mục năm 1969 và bắt đầu hành trình phục vụ tôn giáo. Năm 2013, ông trở thành Giám mục Roma, là vị Giáo hoàng thứ 266 của Giáo hội Công giáo và là người Mỹ Latin đầu tiên đảm đương trọng trách này.Theo hãng tin AP, Giáo hoàng Francis, người mắc bệnh phổi mãn tính và từng bị cắt bỏ một phần phổi khi còn trẻ, được đưa vào bệnh viện Gemelli ngày 14-2-2025 vì nhiễm trùng hô hấp, sau đó là viêm phổi kép. Ông đã nằm viện 38 ngày – thời gian nhập viện dài nhất trong 12 năm làm giáo hoàng của ông.
https://nld.com.vn/giao-hoang-francis-vi-giao-hoang-khiem-nhuong-va-bao-dung-19625042116180341.htm <https://deref-gmx.net/mail/client/NjqnKtXtkoE/dereferrer/?redirectUrl=https%3A%2F%2Fderef-gmx.net%2Fmail%2Fclient%2FQhfATP9xzik%2Fdereferrer%2F%3FredirectUrl%3Dhttps%253A%252F%252Fnld.com.vn%252Fgiao-hoang-francis-vi-giao-hoang-khiem-nhuong-va-bao-dung-19625042116180341.htm>
Francis: Giáo hoàng từ Mỹ Latinh đã thay đổi Giáo hội Công giáo
Giáo hoàng Francis vừa qua đời ở tuổi 88, theo thông tin từ Tòa thánh Vatican.Thông báo chính thức từ Vatican cho hay: “Lúc 7 giờ 35 sáng nay (giờ địa phương, tức 12 giờ 35 tại Việt Nam, ngày 21/4), Đức Giám mục Rome Francis đã trở về nhà của Cha. Cả cuộc đời ngài đã hiến dâng để phục vụ Thiên Chúa và Giáo hội của Người.”Triều đại của Giáo hoàng Francis đánh dấu nhiều điều đầu tiên. Dù không ngừng đưa ra các cải cách cho Giáo hội Công giáo, ông vẫn được những người theo chủ nghĩa truyền thống yêu mến.Ông là vị giáo hoàng đầu tiên đến từ châu Mỹ hoặc Nam bán cầu. Kể từ khi Giáo hoàng Gregory III, người gốc Syria, qua đời năm 741, chưa từng có một Giám mục Rome nào không phải người châu Âu.Ông cũng là người dòng Tên đầu tiên được bầu vào ngai Thánh Peter – dòng Tên trong quá khứ từng bị Rome nghi ngờ.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cx2gpnpdz78o <https://deref-gmx.net/mail/client/nIXCHPx6Hvg/dereferrer/?redirectUrl=https%3A%2F%2Fderef-gmx.net%2Fmail%2Fclient%2Fq8-UWVbeN90%2Fdereferrer%2F%3FredirectUrl%3Dhttps%253A%252F%252Fwww.bbc.com%252Fvietnamese%252Farticles%252Fcx2gpnpdz78o>
Liệu Giáo hoàng tiếp theo có thể là một người Châu Phi?
Nếu yếu tố duy nhất quyết định ai sẽ trở thành Giáo hoàng tiếp theo là nơi Giáo hội Công giáo phát triển nhanh nhất, thì gần như chắc chắn người đó sẽ đến từ châu Phi.Dân số theo Công giáo ở châu lục này đang gia tăng nhanh hơn bất kỳ nơi nào khác, chiếm hơn một nửa mức tăng toàn cầu.Mặc dù đã từng có ít nhất ba vị giáo hoàng đến từ châu Phi, nhưng vị cuối cùng – Giáo hoàng Gelasius I – đã qua đời hơn 1.500 năm trước – và nhiều người cho rằng đã đến lúc châu Phi có thêm một vị giáo hoàng nữa.Khi các hồng y – những người bỏ phiếu bầu chọn lãnh đạo của Giáo hội Công giáo Roma, còn gọi là các hồng y cử tri – nhóm họp tại Vatican để chọn người kế nhiệm Giáo hoàng Francis, liệu những thực tế này có ảnh hưởng đến quyết định của họ không?”Tôi nghĩ rằng sẽ thật tuyệt vời nếu có một Giáo hoàng người châu Phi,” linh mục Stan Chu Ilo, một linh mục Công giáo người Nigeria và là phó giáo sư tại Đại học DePaul ở Chicago, nói với BBC
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/czjn1eyzev8o <https://deref-gmx.net/mail/client/E9bA11zPYnQ/dereferrer/?redirectUrl=https%3A%2F%2Fwww.bbc.com%2Fvietnamese%2Farticles%2Fczjn1eyzev8o>
Thủ tướng Israel muốn trùm tình báo ‘chỉ nghe lệnh mình’
Trùm tình báo Israel Ronen Bar cáo buộc Thủ tướng Netanyahu muốn ông thề trung thành và chỉ nghe lệnh mình, bất chấp mọi phán quyết của tòa án.Trong bản tuyên thệ do giám đốc Cơ quan An ninh Israel (Shin Bet) nộp lên Tòa án Tối cao và được văn phòng tổng chưởng lý công bố hôm nay, ông Bar khẳng định Thủ tướng Benjamin Netanyahu “rõ ràng” đã yêu cầu ông phải thể hiện lòng trung thành cá nhân đối với mình.Điều này đồng nghĩa trong trường hợp xảy ra khủng hoảng hiến pháp ở Israel, Thủ tướng Netanyahu muốn giám đốc Shin Bet chỉ nghe lệnh của mình, bất chấp mọi phán quyết từ Tòa án Tối cao, ông Bar cho hay. Ông Bar cũng cho biết Thủ tướng Netanyahu từng “nhiều lần” nói rằng ông mong đợi Shin Bet sẽ có hành động chống lại những người Israel tham gia các cuộc biểu tình chống chính phủ, “đặc biệt tập trung vào việc giám sát những người tài trợ cho phong trào biểu tình”.
https://vnexpress.net/thu-tuong-israel-muon-trum-tinh-bao-chi-nghe-lenh-minh-4876948.html <https://deref-gmx.net/mail/client/YPOc97VopJM/dereferrer/?redirectUrl=https%3A%2F%2Fderef-gmx.net%2Fmail%2Fclient%2Fidf-UcTOLFc%2Fdereferrer%2F%3FredirectUrl%3Dhttps%253A%252F%252Fvnexpress.net%252Fthu-tuong-israel-muon-trum-tinh-bao-chi-nghe-lenh-minh-4876948.html>
Liệu Donald Trump có bỏ rơi Ukraina ?
Các tuyên bố gần đây từ chính quyền Donald Trump liên quan đến cuộc chiến ở Ukraina khiến Kiev và đồng minh châu Âu lo lắng. Liệu Mỹ có « dứt áo ra đ »i, bỏ rơi Ukraina, để tập trung vào làm ăn với Nga ? Trên mạng xã hội Truth Social, hôm Chủ Nhật, Donald Trump bày tỏ hy vọng Ukraina và Nga có thể đạt được thoả thuận vào tuần này, cả hai sẽ bắt đầu làm ăn lớn với Hoa Kỳ, « tạo ra nhiều lợi nhuận », nhưng không nêu rõ nội dung cụ thể của thỏa thuận.Trên thực tế, các tuyên bố từ Washington gần đây gây khó hiểu, dấy lên lo ngại về việc Hoa Kỳ có thể từ bỏ việc đàm phán với Nga về việc chấm dứt chiến tranh ở sườn đông châu ÂuVào cuối tuần trước, hôm 18/04, trả lời với báo giới sau cuộc họp với các quan chức châu Âu và Ukraina tại Paris, Pháp, ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio khẳng định « sẽ không tiếp tục nỗ lực trong nhiều tuần và nhiều tháng nữa », về hồ sơ Ukraina, mà cần phải xem xét có giải pháp khả thi trong những ngày sắp tới hay không, vì ông « nghĩ rằng có lẽ tổng thống sẽ nói rằng đã đến lúc chúng ta nên kết thúc ».
https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20250421-li%E1%BB%87u-donald-trump-c%C3%B3-b%E1%BB%8F-r%C6%A1i-ukraina <https://deref-gmx.net/mail/client/btiLbMGhhc4/dereferrer/?redirectUrl=https%3A%2F%2Fderef-gmx.net%2Fmail%2Fclient%2F-cXXAbAZQ0E%2Fdereferrer%2F%3FredirectUrl%3Dhttps%253A%252F%252Fwww.rfi.fr%252Fvi%252Fqu%2525E1%2525BB%252591c-t%2525E1%2525BA%2525BF%252F20250421-li%2525E1%2525BB%252587u-donald-trump-c%2525C3%2525B3-b%2525E1%2525BB%25258F-r%2525C6%2525A1i-ukraina>
Ukraine muốn Mỹ không rời hòa đàm, Nga tăng pháo kích mặt trận phía nam
Tờ Kyiv Independent hôm nay (23/4) dẫn lời Tổng thống Zelensky cảnh báo hậu quả nếu Mỹ rút khỏi các cuộc thương lượng nhằm chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine. <https://deref-gmx.net/mail/client/PcOMxWNP6Js/dereferrer/?redirectUrl=https%3A%2F%2Fvietnamnet.vn%2Fsu-kien%2Ftinh-hinh-chien-su-nga-ukraine-728834.html> “Đó sẽ là một thời khắc rất nguy hiểm. Tôi không nghĩ việc Mỹ từ bỏ vai trò trong hòa đàm sẽ gửi đi một thông điệp tốt đẹp. Chúng tôi thật sự hy vọng Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ hỗ trợ Ukraine, cũng như tăng thêm áp lực với Nga… Ukraine là đồng minh của Mỹ”, ông Zelensky nhấn mạnh. Tổng thống Ukraine có phát biểu trên trong bối cảnh Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cuối tuần trước khuyến cáo Washington sẽ từ bỏ các nỗ lực làm trung gian hòa bình <https://deref-gmx.net/mail/client/MeKVu2n5wsc/dereferrer/?redirectUrl=https%3A%2F%2Fvietnamnet.vn%2Fmy-doa-tu-bo-no-luc-lam-trung-gian-hoa-giai-nga-ukraine-2392738.html> giữa Moscow và Kiev nếu không có dấu hiệu tiến triển nào trong thời gian tới.
https://vietnamnet.vn/ukraine-muon-my-khong-roi-hoa-dam-nga-tang-phao-kich-mat-tran-phia-nam-2394384.html <https://deref-gmx.net/mail/client/hiMVh4oIsq0/dereferrer/?redirectUrl=https%3A%2F%2Fvietnamnet.vn%2Fukraine-muon-my-khong-roi-hoa-dam-nga-tang-phao-kich-mat-tran-phia-nam-2394384.html>
Ukraine chuẩn bị cho ‘kịch bản xấu nhất’ từ Mỹ
Đây là thông tin được tờ Bild của Đức dẫn lời các nguồn tin giấu tên trong chính phủ Ukraine cho hay. Thông tin được công bố hôm 24/4, giữa lúc Tổng thống Trump được cho đang gia tăng áp lực buộc Ukraine phải nhanh chóng chấp nhận “lời đề nghị cuối cùng” của Washington để giải quyết xung đột. Ông Trump cũng cảnh báo, nếu các cuộc đàm phán giữa Moscow và Kiev bị đình trệ, Mỹ có thể rút khỏi vai trò làm trung gian.”Những gì viết trên giấy tờ, và những gì đang được báo hiệu với chúng tôi trong quá trình đàm phán là không thể chấp nhận được”, tờ Bild dẫn lời một nhà ngoại giao Ukraine.”Chúng tôi đang chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất, và điều đó có nghĩa là Mỹ sẽ chấm dứt sự ủng hộ”, một quan chức khác của Ukraine nói thêm.
https://vietnamnet.vn/ukraine-chuan-bi-cho-kich-ban-xau-nhat-tu-my-2394824.html
Ông Trump bảo vệ Bộ trưởng Quốc phòng sau bê bối rò rỉ bí mật quân sự
Tổng thống Donald Trump đã bảo vệ Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth sau khi có thông tin chi tiết về các cuộc tấn công quân sự của Mỹ đã bị rò rỉ trong một nhóm chat có vợ, anh trai và luật sư riêng của người đứng đầu Lầu Năm Góc.Vụ bê bối nổ ra chỉ một tháng sau khi một nhà báo được thêm nhầm vào một nhóm chat <https://deref-gmx.net/mail/client/52UxnDsU_eU/dereferrer/?redirectUrl=https%3A%2F%2Fwww.bbc.com%2Fvietnamese%2Farticles%2Fcewkedkzn1eo> trên ứng dụng Signal, trong đó các quan chức nội các Mỹ, bao gồm cả ông Hegseth, thảo luận kế hoạch tấn công quân nổi dậy Houthi ở Yemen.Trong nhóm chat Signal thứ hai <https://deref-gmx.net/mail/client/gdBEg1Yeji0/dereferrer/?redirectUrl=https%3A%2F%2Fwww.bbc.com%2Fvietnamese%2Farticles%2Fcedyw0qy5n0o> , ông Hegseth đã chia sẻ thông tin về các cuộc không kích vào Yemen, đài CBS – đối tác tin tức tại Mỹ của BBC – xác nhận, trích dẫn các nguồn tin thân cận với các tin nhắn này.”Pete đang làm rất tốt”, ông Trump nói với các phóng viên vào hôm 21/4. “Mọi người đều hài lòng với ông ấy”.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cwy6w3eegnzo <https://deref-gmx.net/mail/client/4m_O6W9CRQE/dereferrer/?redirectUrl=https%3A%2F%2Fwww.bbc.com%2Fvietnamese%2Farticles%2Fcwy6w3eegnzo>
Ông Trump: Nga, Ukraine có thể ‘làm ăn lớn’ với Mỹ nếu đạt thỏa thuận hòa bình trong tuần này
Ngày 20-4, Tổng thống Mỹ Donald Trump viết trên mạng xã hội <https://deref-gmx.net/mail/client/cU2yfxrPm_Y/dereferrer/?redirectUrl=https%3A%2F%2Fderef-gmx.net%2Fmail%2Fclient%2F4o0XefXqNvo%2Fdereferrer%2F%3FredirectUrl%3Dhttps%253A%252F%252Fplo.vn%252Fxa-hoi%252F> Truth Social rằng nếu Nga và Ukraine đạt được thỏa thuận hòa bình trong tuần này, cả hai nước sẽ có cơ hội “làm ăn lớn” với Mỹ, theo hãng tin Reuters.“Hy vọng Nga và Ukraine sẽ đạt được thỏa thuận trong tuần này. Khi đó, cả hai sẽ bắt đầu làm ăn lớn với Mỹ – một đất nước phát triển <https://deref-gmx.net/mail/client/UKdVj7NqQIU/dereferrer/?redirectUrl=https%3A%2F%2Fderef-gmx.net%2Fmail%2Fclient%2F4Lgayk5Hl7s%2Fdereferrer%2F%3FredirectUrl%3Dhttps%253A%252F%252Fplo.vn%252Ftrang-dia-phuong%252F> mạnh mẽ – và sẽ kiếm được nhiều tiền” – ông Trump tuyên bố.Phát ngôn này được đưa ra không lâu sau khi ông Trump cảnh báo sẽ rút khỏi tiến trình hòa đàm nếu Nga hoặc Ukraine <https://deref-gmx.net/mail/client/EvOngm5IeKY/dereferrer/?redirectUrl=https%3A%2F%2Fderef-gmx.net%2Fmail%2Fclient%2FlTm2uPxndxE%2Fdereferrer%2F%3FredirectUrl%3Dhttps%253A%252F%252Fplo.vn%252Fukraine-tag106206.html> tiếp tục không hợp tác trong quá trình này. Lợi ích kinh tế <https://deref-gmx.net/mail/client/bxEXsSm40Lg/dereferrer/?redirectUrl=https%3A%2F%2Fderef-gmx.net%2Fmail%2Fclient%2Ft9StPQ8Meno%2Fdereferrer%2F%3FredirectUrl%3Dhttps%253A%252F%252Fplo.vn%252Fkinh-te%252F> đóng vai trò trung tâm trong cách tiếp cận của ông Trump đối với cả Nga và Ukraine, theo tờ The Kyiv Independent.Từ khi ông Trump nhậm chức, Washington đã từng bước thúc đẩy bình thường hóa quan hệ với Moscow, nhấn mạnh việc tăng cường hợp tác kinh tế.
https://plo.vn/ong-trump-nga-ukraine-co-the-lam-an-lon-voi-my-neu-dat-thoa-thuan-hoa-binh-trong-tuan-nay-post845556.html <https://deref-gmx.net/mail/client/ULJqrcfrA_E/dereferrer/?redirectUrl=https%3A%2F%2Fderef-gmx.net%2Fmail%2Fclient%2FXfvkBbkeW6I%2Fdereferrer%2F%3FredirectUrl%3Dhttps%253A%252F%252Fplo.vn%252Fong-trump-nga-ukraine-co-the-lam-an-lon-voi-my-neu-dat-thoa-thuan-hoa-binh-trong-tuan-nay-post845556.html>
Nga tuyên bố sẵn sàng ký thỏa thuận chấm dứt chiến tranh Ukraina
Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov hôm qua, 24/04/2025, tuyên bố Matxcơva sẵn sàng ký thỏa thuận chấm dứt chiến tranh Ukraina, sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh cáo tổng thống Vladimir Putin về vụ oanh kích vào Kiev khiến 12 người thiệt mạng trong đêm thứ Tư rạng sáng thứ Năm. Theo hãng tin AFP, trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình Mỹ CBS, ông Lavrov khẳng định tổng thống Trump “nói đến một thỏa thuận và chúng tôi sẵn sàng ký kết một thỏa thuận, nhưng một số điểm cụ thể còn cần phải được bàn thêm”. Ngoại trưởng Nga còn khẳng định: “ Có những dấu hiệu cho thấy chúng ta đang đi đúng hướng”. Ông ca ngợi Donald Trump “có lẽ là lãnh đạo duy nhất của thế giới nhìn nhận sự cần thiết giải quyết những nguyên nhân sâu xa của tình hình”.Trong tuần này, tổng thống Mỹ cho biết đã tiến “rất gần” đến một thỏa hiệp với Nga để chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Ukraina do Putin phát động vào tháng 02/2022 và cho rằng chính tổng thống Volodymyr Zelensky đang gây cản trở đàm phán.
https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20250425-nga-tuy%C3%AAn-b%E1%BB%91-s%E1%BA%B5n-s%C3%A0ng-k%C3%BD-th%E1%BB%8Fa-thu%E1%BA%ADn-ch%E1%BA%A5m-d%E1%BB%A9t-chi%E1%BA%BFn-tranh-ukraina
Thương chiến Mỹ – Trung khiến cấu trúc quyền lực thế giới thay đổi thế nào?
Theo thông cáo từ Nhà Trắng đêm 15/4 (giờ địa phương), Mỹ sẽ áp thuế lên tới 245% <https://deref-gmx.net/mail/client/pFX9Pld1-lc/dereferrer/?redirectUrl=https%3A%2F%2Fderef-gmx.net%2Fmail%2Fclient%2FE97RmHzyJro%2Fdereferrer%2F%3FredirectUrl%3Dhttps%253A%252F%252Fvietnamnet.vn%252Ftong-thong-trump-tang-thue-voi-trung-quoc-len-245-2391945.html> đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vì lý do an ninh quốc gia và nhằm đáp trả các biện pháp trả đũa thuế quan mới đây của Bắc Kinh. Mức thuế cao bất thường được áp dụng đối với một số mặt hàng chiến lược của Trung Quốc, đặc biệt là xe điện, pin và công nghệ xanh. Động thái được xem là đòn giáng mạnh chưa từng có đối với quan hệ thương mại song phương kể từ sau cuộc chiến thuế quan năm 2018. Song, ẩn sau quyết định này là những tín hiệu sâu xa hơn về xu hướng thay đổi trong cấu trúc quyền lực toàn cầu. Không giống cuộc chiến thương mại giai đoạn 2018 – 2019, vốn chủ yếu nhằm vào hàng tiêu dùng, đợt áp thuế mới của Mỹ đã chuyển hướng sang những lĩnh vực chiến lược hơn nhiều như công nghệ cao và đổi mới sáng tạo, trụ cột cho năng lực cạnh tranh quốc gia trong thế kỷ XXI.
https://vietnamnet.vn/thuong-chien-my-trung-khien-cau-truc-quyen-luc-the-gioi-thay-doi-the-nao-2392116.html <https://deref-gmx.net/mail/client/z40eGripkmI/dereferrer/?redirectUrl=https%3A%2F%2Fderef-gmx.net%2Fmail%2Fclient%2Flb0lx8tMkb4%2Fdereferrer%2F%3FredirectUrl%3Dhttps%253A%252F%252Fvietnamnet.vn%252Fthuong-chien-my-trung-khien-cau-truc-quyen-luc-the-gioi-thay-doi-the-nao-2392116.html>
Thương mại Mỹ – Trung : Bắc Kinh phủ nhận tin khởi động đàm phán với Washington
Phát biểu chiều qua 24/04/2025, tổng thống Donald Trump cho biết Mỹ và Trung Quốc bắt đầu đàm phán, hạ nhiệt chiến tranh thuế quan. Trái lại, tại Bắc Kinh, phát ngôn viên bộ Thương Mại Trung Quốc ghi nhận « mọi khẳng định về những tiến bộ trong đối thoại Mỹ – Trung hoàn toàn là những lời phỏng đoán và không dựa trên bất kỳ một sự kiện cụ thể nào ». Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng bắn đi một tín hiệu hòa hoãn. Phát ngôn viên bộ Thương Mại Trung Quốc, Hà Nhã Đông (He Yadong), được AFP trích dẫn, nhấn mạnh : Hiện tại « không có bất kỳ một cuộc thương lượng nào » giữa hai chính quyền Bắc Kinh và Washington về thương mại và kinh tế. Mọi đồn đoán về khả năng hai cường quốc kinh tế thế giới sắp đạt được thỏa thuận về thuế hải quan là « tin đồn » và « tin giả », theo như ghi nhận của phát ngôn viên của bộ Ngoại Giao Trung Quốc.Bắc Kinh đồng thời đòi phía Mỹ phải đơn phương hủy những hàng rào thuế quan nhắm vào hàng Trung Quốc, đây là « tiền đề » để các bên bắt đầu thương thuyết. Những lời lẽ trên đây nhằm xua tan tuyên bố của tổng thống Trump khi ông tin rằng đôi bên « có triển vọng đạt đến một thỏa thuận công bằng ». Chiều qua, lãnh đạo Nhà Trắng nhắc lại là phía Mỹ và Trung Quốc « đã bắt đầu thảo luận ». Donald Trump tuy nhiên từ chối đi sâu vào chi tiết, từ chối cho biết đàm phán đang diễn ra ở cấp nào với phía Trung Quốc
https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20250425-th%C6%B0%C6%A1ng-m%E1%BA%A1i-m%E1%BB%B9-trung-b%E1%BA%AFc-kinh-ph%E1%BB%A7-nh%E1%BA%ADn-tin-kh%E1%BB%9Fi-%C4%91%E1%BB%99ng-%C4%91%C3%A0m-ph%C3%A1n-v%E1%BB%9Bi-washington
Chiến tranh thương mại : Trung Quốc dọa nạt các đối tác tìm kiếm thỏa hiệp với Mỹ
Bắc Kinh sẽ « không chấp nhận bất kỳ một thỏa thuận thương mại và kinh tế nào giữa các đối tác với Hoa Kỳ gây bất lợi cho Trung Quốc ». Bộ Thương Mại Trung Quốc ngày 21/04/2025 cảnh cáo như trên vào lúc châu Á đang hối hả tìm cách đàm phán với chính quyền Trump để tránh bị áp thuế « đối ứng ». Đây là thông điệp của Bắc Kinh gửi đến Washington và nhất là nhằm răn đe các nước khác trên thế giới đứng về phe Mỹ, để cô lập Trung Quốc. Lời đe dọa này cũng là một cuộc trắc nghiệm về ảnh hưởng của Bắc Kinh với châu Á-Thái Bình Dương.Việc Trung Quốc hù dọa là một diễn biến mới vào lúc « có nhiều dấu hiệu khả quan » về việc các đối tác chủ chốt của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương chóng đạt được đồng thuận và phần nào hóa giải được biện pháp « thuế đối ứng » chính quyền Trump ban hành.
https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20250421-chi%E1%BA%BFn-tranh-th%C6%B0%C6%A1ng-m%E1%BA%A1i-trung-qu%E1%BB%91c-d%E1%BB%8Da-n%E1%BA%A1t-c%C3%A1c-%C4%91%E1%BB%91i-t%C3%A1c-t%C3%ACm-ki%E1%BA%BFm-th%E1%BB%8Fa-hi%E1%BB%87p-v%E1%BB%9Bi-m%E1%BB%B9 <https://deref-gmx.net/mail/client/ixh9Y3ZTwFA/dereferrer/?redirectUrl=https%3A%2F%2Fderef-gmx.net%2Fmail%2Fclient%2FRSuruJi9qRY%2Fdereferrer%2F%3FredirectUrl%3Dhttps%253A%252F%252Fwww.rfi.fr%252Fvi%252Fph%2525C3%2525A2n-t%2525C3%2525ADch%252F20250421-chi%2525E1%2525BA%2525BFn-tranh-th%2525C6%2525B0%2525C6%2525A1ng-m%2525E1%2525BA%2525A1i-trung-qu%2525E1%2525BB%252591c-d%2525E1%2525BB%25258Da-n%2525E1%2525BA%2525A1t-c%2525C3%2525A1c-%2525C4%252591%2525E1%2525BB%252591i-t%2525C3%2525A1c-t%2525C3%2525ACm-ki%2525E1%2525BA%2525BFm-th%2525E1%2525BB%25258Fa-hi%2525E1%2525BB%252587p-v%2525E1%2525BB%25259Bi-m%2525E1%2525BB%2525B9>
Tính toán của Harvard khi khởi kiện chính quyền Trump
Khởi kiện chính quyền Trump, Harvard muốn tòa án nhanh chóng xử lý để giải tỏa áp lực tài chính, cũng như tập hợp ủng hộ từ các đại học khác trong cuộc đối đầu Nhà Trắng.Đại học Harvard ngày 21/4 đệ đơn kiện chính quyền Tổng thống Donald Trump lên tòa án liên bang thành phố Boston, bang Massachusetts. Động thái diễn ra sau ba tuần ông Trump liên tục gây sức ép nhằm buộc trường phải cải tổ học thuật và quản lý “nhằm giải quyết làn sóng bài xích Do Thái”. Harvard phản đối những yêu cầu mà họ cho là “phi lý” này và bị chính quyền liên bang đóng băng hàng tỷ USD tài trợ.Trong đơn kiện, Harvard cáo buộc Nhà Trắng vi phạm quyền hiến định của trường, kêu gọi tòa án liên bang chặn quyết định đóng băng tiền tài trợ, tuyên bố hành động này và những yêu cầu từ chính quyền ông Trump với Harvard cùng các đại học khác là trái pháp luật.Giới quan sát đánh giá Đại học Harvard đang áp dụng chiến lược “gậy ông đập lưng ông”, khi dùng chính sự vội vàng của Nhà Trắng làm cơ sở để khởi kiện và thúc đẩy tòa án liên bang giải quyết nhanh chóng.
https://vnexpress.net/tinh-toan-cua-harvard-khi-khoi-kien-chinh-quyen-trump-4877486.html
Biểu tình khắp nước Mỹ phản đối ông Trump
Trên khắp nước Mỹ, hàng ngàn người đã đổ xuống đường vào hôm 19/4 để phản đối những hành động gần đây của Tổng thống Donald Trump.Được biết đến với cái tên “50501”, tức “50 cuộc biểu tình, 50 bang, 1 phong trào”, các cuộc tuần hành được sắp xếp diễn ra vào đúng dịp kỷ niệm 250 năm ngày bùng nổ Chiến tranh Cách mạng Mỹ (American Revolutionary War)Từ những khu vực bên ngoài Nhà Trắng và trước các đại lý Tesla cho đến trung tâm nhiều thành phố, người biểu tình đã bày tỏ những sự bất bình khác nhau.Nhiều người yêu cầu chính quyền đưa Kilmar Ábrego García, người đàn ông đã bị trục xuất nhầm sang El Salvador, trở lại.Trong bối cảnh các cuộc khảo sát cho thấy mức độ ủng hộ Tổng thống Donald Trump đang giảm sút, các cuộc biểu tình chính trị ngày càng trở nên phổ biến ở Mỹ, với các cuộc tuần hành “Hands Off” (Tạm dịch: Tránh xa ra) hồi đầu tháng Tư cũng thu hút số lượng lớn người tham gia.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c0eldxql2y9o <https://deref-gmx.net/mail/client/NqiYlPes2k4/dereferrer/?redirectUrl=https%3A%2F%2Fderef-gmx.net%2Fmail%2Fclient%2FRAXvFLFpr7A%2Fdereferrer%2F%3FredirectUrl%3Dhttps%253A%252F%252Fwww.bbc.com%252Fvietnamese%252Farticles%252Fc0eldxql2y9o>
Pakistan và Ấn Độ đấu súng, Liên Hợp Quốc kêu gọi kiềm chế tối đa
Theo báo Guardian, quan hệ giữa New Delhi và Islamabad <https://vietnamnet.vn/an-do-va-pakistan-ben-bo-xung-dot-tong-luc-2394885.html> đã rơi xuống mức thấp nhất trong nhiều năm, trong bối cảnh Ấn Độ cáo buộc Pakistan ủng hộ khủng bố xuyên biên giới sau khi một số tay súng tấn công dân thường ở Kashmir, làm 26 người thiệt mạng. Hai nước sau đó đã có nhiều động thái “ăn miếng, trả miếng” lẫn nhau. Syed Ashfaq Gilani, một viên chức chính phủ tại khu vực do Pakistan quản lý ở Kashmir hôm nay (25/4) cho hay, vào đêm 24/4, rạng sáng 25/4, các binh sĩ Pakistan đã đấu súng với lính Ấn Độ dọc theo đường phân chia kiểm soát giữa hai nước. “Không có vụ nổ súng nào nhằm vào dân thường”, ông Gilani nói thêm. Quân đội Ấn Độ xác nhận có một số vụ nổ súng nhỏ do Pakistan khởi xướng, đồng thời khẳng định binh sĩ nước này đã “đáp trả hiệu quả”. Cũng theo quân đội Ấn Độ, họ đã triển khai các hoạt động tìm kiếm và tiêu diệt diện rộng, điều động máy bay không người lái (UAV) trinh sát, tăng cường lực lượng trên khắp thung lũng Kashmir và mở một cuộc truy lùng 3 nghi phạm gây ra vụ tấn công đẫm máu ngày 22/4, gồm một công dân Ấn Độ và 2 người Pakistan.
https://vietnamnet.vn/pakistan-va-an-do-dau-sung-lhq-keu-goi-kiem-che-toi-da-2395066.html
Ông Trump tuyên bố bán đảo Crưm vẫn thuộc về Nga
Hãng tin Tass trích dẫn nội dung cuộc phỏng vấn do tạp chí Time đăng tải hôm nay (25/4) cho biết, Tổng thống Mỹ nói tất cả mọi người đều hiểu Crưm từ lâu đã trở thành một phần của lãnh thổ Nga. Ông Trump lưu ý: “Nga đặt tàu ngầm ở đó từ lâu, trước bất kỳ giai đoạn nào chúng ta đang đề cập tới, trong rất nhiều năm… Phần lớn người dân ở Crưm đều nói tiếng Nga. Điều này là do cựu Tổng thống Mỹ Obama nói, không phải tôi nêu ra”. Crưm là một bán đảo chiến lược nằm dọc theo Biển Đen ở miền nam Ukraine. Bán đảo này đã sáp nhập vào Nga năm 2014, khi cựu Tổng thống Mỹ Obama còn tại nhiệm.Trong cuộc phỏng vấn của Time, Tổng thống Trump cũng nhận được câu hỏi liệu ông có công nhận 2 nước cộng hòa tự xưng là Donetsk và Luhansk cũng như các vùng Kherson và Zaporizhzhia thuộc Nga theo thỏa thuận gần đây nhất không. Ông Trump đáp: “Chúng ta chỉ nói về Crưm vì đó là nơi luôn được nhắc tới”.
https://vietnamnet.vn/tong-thong-donald-trump-tuyen-bo-crum-se-van-thuoc-ve-nga-2395160.html