Learning a new language is an inherently scary idea. Thousands of unfamiliar words, an entirely different grammatical structure and the high potential for embarrassment are enough to intimidate many of us. With a busy work life, finding the time to commit to a new language can be a challenge in itself.
Học một thứ ngôn ngữ mới là một ý tưởng đáng sợ. Hàng ngàn từ xa lạ, cấu trúc ngữ pháp hoàn toàn khác biệt, và nguy cơ lâm vào tình thế mất mặt khá cao… Đó là những lý do đủ để nhiều người chúng ta thấy nhụt chí.
Cuộc sống, công việc thì bận rộn, cho nên việc tìm được thời gian để học ngoại ngữ quả là điều thách thức.
But experts agree that it’s more than possible to make meaningful progress in just one hour a day. Not only that, the skills gained from practicing a new language can feel like superpowers in the workplace and beyond.
Research shows there is a direct correlation between bilingualism and intelligence, memory skills and higher academic achievement. As the brain more efficiently processes information, it is even able to stave off age-related cognitive decline.
Thế nhưng các chuyên gia nói rằng bạn có thể đạt tiến độ hợp lý mà chỉ cần bỏ ra một giờ đồng hồ mỗi ngày.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tương quan giữa việc biết nhiều ngoại ngữ với mức độ thông minh, khả năng ghi nhớ và việc đạt thành tích học tập tốt hơn.
Không những thế, do não bộ xử lý thông tin hiệu quả hơn, cho nên việc học ngoại ngữ thậm chí còn có thể dập tắt (ngăn chặn) tình trạng suy giảm nhận thức liên quan tới tuổi tác.
Tuỳ thuộc vào ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn là gì và thứ ngoại ngữ bạn muốn học là tiếng nào mà bạn có thể áp dụng vào việc học một cách linh hoạt, phù hợp cho cả mục tiêu ngắn hạn và trọn đời.
Tất nhiên, nếu tiếng mẹ đẻ càng khác biệt nhiều so với thứ ngôn ngữ bạn muốn học, thì việc học càng khó hơn (chẳng hạn như tiếng Hà Lan và tiếng Việt), nhưng việc tập trung vào một ứng dụng cụ thể nào đó có thể thu hẹp đáng kể thời gian cần thiết.
Cho dù đó là nhu cầu phục vụ cho một công việc mới, để nhằm nâng cao trình độ hay để có thể nói được những đoạn hội thoại thông thường, bạn đều có thể rèn giũa kỹ năng ngôn ngữ, bất kể tuổi tác hay vốn liếng từng có đối với ngoại ngữ đó.
Depending on your native tongue and which new language you’re learning, you can develop a diverse toolkit of both short-term and lifelong cognitive benefits. Of course, the further apart the language the tougher the challenge (think Dutch and Vietnamese), but focusing on a specific application can drastically narrow the practice time.
Whether it’s for a new job, for literary competence or for making casual conversation, you can sharpen language skills no matter your age or previous exposure.
The most difficult languages
The US Foreign Service Institute (FSI) divides languages into four tiers of difficulty for native English speakers to learn. Group 1, the easiest of the bunch, includes French, German, Indonesian, Italian, Portuguese, Romanian, Spanish and Swahili. According to FSI research, it takes around 480 hours of practice to reach basic fluency in all Group 1 languages.
Mục lục
Những ngôn ngữ ‘khó nhằn’ nhất
Viện Đào tạo Kỹ năng (the US Foreign Service Institute – FSI) thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chia các ngôn ngữ thành bốn cấp độ khó, dễ khác nhau cho người có ngôn ngữ gốc là tiếng Anh.
Nhóm 1 gồm các ngôn ngữ dễ học nhất, gồm những thứ tiếng như Đan Mạch, Pháp, Ý, Romania, Tây Ban Nha và Thuỵ Điển. Theo nghiên cứu của FSI, cần khoảng 480 giờ tập luyện để đạt được độ thông thạo căn bản đối với toàn bộ các ngôn ngữ trong Nhóm 1.
The difficulty begins to spike as we move down the list. It takes 720 hours to achieve the same level of fluency in Group 2 languages, which include Bulgarian, Burmese, Greek, Hindi, Persian and Urdu. More difficult are Amharic, Cambodian, Czech, Finnish and Hebrew, which places them in in Group 3. Group 4 is comprised of some of the most challenging languages for English speakers to grasp: Arabic, Chinese, Japanese and Korean.
Càng chuyển sang các nhóm sau, độ khó càng cao. Cần 720 giờ để đạt được trình độ tương tự đối với các ngôn ngữ thuộc Nhóm 2, gồm tiếng Đức, Mã Lai, Swahili (là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi ở Đông Phi, nhất là ở các nước Tanzania, Kenia, Uganda và Cộng hoà Dân chủ Congo), tiếng Creole của người Haiti, và tiếng Indonesia.
Khó hơn nữa là các thứ tiếng thuộc Nhóm 3, như Bengal (được dùng ở Bangladesh và ở một số bang của Ấn Độ), tiếng Czech, Do Thái, Ba Lan, và Tagalog (được dùng phổ biến ở Philippines).
Nhóm 4 gồm một số các ngôn ngữ thách thức nhất cho người nói tiếng Anh, trong đó có tiếng Ả-rập, Trung, Nhật và Hàn.
Despite the daunting timeframe, experts say it’s worth learning a second language for the cognitive benefits alone. Doing so naturally develops our executive functions, “the high-level ability to flexibly manipulate and utilise information, and hold information in the mind and suppress irrelevant information,” says Julie Fiez, a professor at the University of Pittsburgh’s department of neuroscience. “It’s called executive functions because it’s thought of as skills of a CEO: managing a bunch of people, juggling a lot of information, multitasking, prioritising.”
Dù việc học ngoại ngữ đòi hỏi nhiều thời gian, nhưng các chuyên gia nói rằng học thêm một ngôn ngữ thứ hai, chỉ cần xét đến các lợi ích về nhận thức mà nó đem lại cũng đã cho thấy là điều đáng làm.
Việc này giúp phát triển một cách tự nhiên các chức năng hành chính của chúng ta, “khả năng ở mức độ cao vẫn thao túng và sử dụng thông tin một cách linh hoạt, và giữ thông tin đó trong tâm trí, xoá đi các thông tin không liên quan,” Julie Fiez, giáo sư tại khoa thần kinh học thuộc Đại học Pittsburgh, nói.
“Nó được gọi là các chức năng hành chính bởi nó được cho là kỹ năng của CEO: phải quản lý nhiều người, phải tung hứng, xoay sở giữa rất nhiều thông tin, làm việc đa năng, và sắp xếp ưu tiên thứ tự các việc cần làm.”
Não bộ tư duy hai ngôn ngữ dựa vào các chức năng hành chính này – những thứ như kiểm soát có mức độ, trí nhớ và khả năng linh hoạt trong nhận thức – để duy trì được sự cân bằng giữa hai ngôn ngữ, theo một nghiên cứu từ Đại học Northwestern.
Bởi cả hai hệ thống ngôn ngữ cùng hoạt động và cạnh tranh với nhau, cơ chế kiểm soát của não liên tục được củng cố.
Bilingual brains rely on executive functions – things like inhibitory control, working memory and cognitive flexibility – to maintain balance between two languages, according to a study from Northwestern University. Because both language systems are always active and competing, the brain’s control mechanisms are constantly strengthened.
Lisa Meneghetti, a data analyst from Treviso, Italy, is a hyperpolyglot, meaning she is fluent in six or more languages – in her case English, French, Swedish, Spanish, Russian and Italian. When embarking on a new language, especially one with a lower difficulty curve that requires less cognitive stamina, she says her biggest challenge is to avoid mixing words.
Lisa Meneghetti, một nhà phân tích dữ liệu từ Treviso, Italy, là người biết rất nhiều ngoại ngữ. Bà thông thạo sáu thứ tiếng, gồm Anh, Pháp, Thuỵ Điển, Tây Ban Nha, Nga và Ý.
Khi học một thứ ngôn ngữ mới, đặc biệt là với các ngôn ngữ không thuộc nhóm phức tạp, bà nói thách thức lớn nhất là làm sao để tránh dùng pha trộn các từ.
“Việc não cứ chuyển qua chuyển lại và ‘đi đường tắt’ cũng là điều bình thường,” bà nói. “Điều này xảy ra thường xuyên hơn, dễ dàng hơn với các ngôn ngữ thuộc cùng một nhóm… bởi những điểm tương tự là rất lớn.”
“It’s normal for the brain to switch and use shortcuts,” she says. “This happens more often and more easily with languages that belong to the same family… because the similarities are great but so are the false friends!”
The best way to avoid this issue, Meneghetti says, is to learn one language at a time, and to differentiate the linguistic families.
Nghe thì có vẻ trái khoáy, nhưng việc phải đối phó với chuyện này thật ra cũng đơn giản như việc học một thứ tiếng xa lạ so với thứ ngôn ngữ chính của bạn biết, theo Beverly Baker, giáo sư ngôn ngữ và song ngữ tại Đại học Ottawa nói.
“Nếu như bạn chọn hai thứ tiếng có cách viết khác nhau và thuộc các nhóm rất khác nhau – chẳng hạn như tiếng Nhật và tiếng Tây Ban Nha – thì bạn sẽ không bị vướng phải chuyện khó chịu là cứ bị lẫn lộn các từ với nhau,” bà nói.
An hour of difference
Learning the basics of any language is a quick task. Programmes like Duolingo or Rosetta Stone can guide you through a few greetings and simple phrases at lightning speed. For a more personal experience, polyglot Timothy Doner recommends reading and watching material that you already have an interest in.
“If you like cooking, buy a cookbook in a foreign language; if you like soccer, try watching a foreign game,” he says. “Even if you’re only picking up a handful of words per day – and the vast majority continue to sound like gibberish – they will be easier to recall later on.”
Một giờ tạo nên sự khác biệt
Với bất kỳ ngôn ngữ nào, việc học những phần sơ đẳng đều là chuyện có thể nhanh chóng thực hiện được. Các chương trình như Duolingo hay Rosetta Stone có thể hướng dẫn bạn thực tập vài câu chào hỏi, một số đoạn nói đơn giản trong nháy mắt.
Từ kinh nghiệm cá nhân, một người biết nhiều ngoại ngữ nữa là Timothy Doner khuyên hãy đọc, xem tư liệu bằng thứ ngôn ngữ mà bạn cảm thấy có hứng thú muốn học.
“Nếu như bạn thích nấu nướng, hãy mua một quyển sách dạy nấu ăn viết bằng tiếng nước ngoài,” ông nói. “Ngay cả khi bạn chỉ nhận ra được vài từ mỗi ngày – và đa phần là mọi người đều nói lắp bắp, sai ngữ pháp lung tung cả – nhưng mọi thứ về sau sẽ trở nên dễ dàng hơn.”
Before you go too far, however, it’s important to consider exactly how you plan to use the language in the future. And which language you learn depends on your personal motivations, says Beverly Baker, an associate professor and director of language assessment at the University of Ottawa.
“A busy professional might see Mandarin as important to learn because they have business contacts, or it could be a language your family spoke and you lost, or you’re in love with someone who spoke that language”, she says. “Maybe you’re just interested in saying a few things to your in-laws.”
Tuy nhiên, trước khi bạn đi quá xa thì điều quan trọng là phải cân nhắc chính xác xem bạn sẽ lên kế hoạch để sử dụng thứ ngôn ngữ đó ra sao trong tương lai.
“Một người chuyên nghiệp bận rộn có thể thấy tiếng Trung là quan trọng, cần phải học, bởi họ có các mối liên hệ làm ăn dùng thứ tiếng đó. Cũng có thể đó là thứ ngôn ngữ mà gia đình bạn dùng đến, cho nên bạn không biết thì bạn sẽ trở thành ‘ra rìa’ ngay trong nhà mình. Hoặc cũng có thể là do bạn đem lòng yêu một ai đó nói thứ tiếng đó, nên bạn muốn biết vài câu để nói chuyện được với gia đình bên vợ / chồng của mình,” Baker nói.
Once your intentions for the new language are defined, you can begin planning out a productive hourly schedule for daily practice
Once your intentions for the new language are defined, you can begin planning out a productive hourly schedule for daily practice that includes multiple learning methods.
Một khi các ý nguyện khiến bạn muốn học một thứ tiếng mới đã được xác định rõ ràng thì bạn có thể bắt đầu lên kế hoạch định ra một giờ đồng hồ để học mỗi ngày – trong thời gian một tiếng đó, bạn sẽ áp dụng nhiều phương pháp học khác nhau.
Việc sử dụng thế nào cho hiệu quả nhất một giờ đồng hồ này phụ thuộc vào việc bạn tham vấn chuyên gia ngôn ngữ nào.
Thế nhưng có một lời khuyên mà tất cả các chuyên gia dường như đều tuân theo: dành ít nhất một nửa thời gian của một giờ bạn có để thực hành nói chuyện với người dùng ngôn ngữ đó như tiếng mẹ đẻ.
“Tập trả lời các câu hỏi, nói chuyện với họ bằng thứ ngôn ngữ đó, và thảo luận về chủ đề văn hoá,” Baker nói. “Tôi sẽ không bỏ qua phần này, bởi việc học hỏi về con người và văn hoá sẽ là động cơ khiến tôi phải duy trì, theo đuổi việc học.”
Advice on how to best spend this time varies depending on which polyglot or linguistics expert you’re speaking to. But there’s one tip they all seem to stand behind: devote at least half of your hour to stepping away from the books and videos to practice with a speaker face to face, be it someone who’s native or highly fluent in the language. “To go over questions and do activities, to talk together in the language, and to discuss the culture,” Baker says. “I would not skip that part, because learning about the people and culture will motivate me to keep up with the rest of my learning.”
“Adults, some of them do their language learning trying to memorise words and practice pronunciation, all in silence and to themselves. They don’t actually take the leap to try and have a conversation actually using the language,” Fiez says. “You’re not really learning another language, you’re just learning picture-sound associations.”
“Trong số những người trưởng thành, có một số người khi học ngoại ngữ thì cố nhớ các từ và cách phát âm, mà toàn là học thầm, tự học. Họ không thực sự thử ‘liều’ một bước để trò chuyện thực sự bằng thứ ngôn ngữ đó,” Fiez nói. “Như vậy là bạn đang không thực sự học ngoại ngữ mà chỉ là học sự liên hệ giữa hình ảnh với âm thanh mà thôi.”
Just like exercise or musical instruments, people recommend a shorter amount of practice time on a regular basis rather than larger chunks on a more sporadic basis. Baker says this is because without a consistent schedule the brain fails to engage in any deep cognitive processes, like making connections between new knowledge and your previous learning. “An hour a day five days a week is therefore going to be more beneficial than a five-hour blitz once a week.”
Giống như việc chơi đàn hay học sử dụng các loại nhạc cụ nào đó, ta được khuyên là nên tập với những khoảng thời gian ngắn nhưng thường xuyên thay vì tập lâu nhưng thất thường.
Lý do là bởi việc không có một lịch tập thường xuyên thì não sẽ không phản ứng tốt trong bất kỳ tiến trình nhận thức sâu nào, chẳng hạn như việc đưa ra những sự kết nối giữa kiến thức mới và những gì bạn đã học trước đó. Cho nên một giờ mỗi ngày, năm ngày mỗi tuần sẽ hiệu quả hơn so với việc tập một lúc năm giờ đồng hồ mỗi tuần.
Theo chỉ số của FSI, sẽ mất 96 tuần theo tiến độ này để đạt được độ thông thạo căn bản đối với một ngôn ngữ trong Nhóm 1, tức là chỉ chưa tới hai năm.
Nhưng nếu nghe theo lời khuyên của các chuyên gia, khoanh vùng hẹp lại các giờ học của bạn với những ứng dụng cụ thể thay vì học chung chung, những người mới học sẽ có thể cắt giảm đáng kể thời gian trong việc đạt được trình độ mong muốn.
According to the FSI index, it would take 96 weeks at this pace to achieve basic fluency in a Group 1 language, or nearly two years. But by following the advice from experts, narrowing down your lessons for specific applications rather than general fluency, new speakers will be able to shave off significant time towards reaching their desired level.
IQ and EQ
“Learning a second language can satisfy an immediate need but it will also help you become a more understanding and empathic person by opening the doors to a different way of thinking and feeling,” says Meneghetti. “It’s about IQ and EQ combined.”
Communicating and empathising across language barriers can lead to a high-demand skill called ‘intercultural competence’. According to Baker, intercultural competence is the ability to build successful relationships with a variety of people from other cultures.
IQ và EQ
“Học ngôn ngữ thứ hai có thể đáp ứng được nhu cầu trước mắt, và nó cũng giúp bạn trở thành người hiểu biết hơn, biết cảm thông hơn, bởi nó mở ra những cánh cửa dẫn tới cách suy nghĩ, cách cảm nhận khác,” Meneghetti nói. “Đó là sự kết hợp giữa IQ (chỉ số thông minh) và EQ (chỉ số cảm xúc).”
Giao tiếp và cảm thông vượt qua rào cản ngôn ngữ có thể dẫn tới một kỹ năng rất có lợi, ‘khả năng thích nghi đa văn hoá’ – là khả năng xây dựng thành công mối quan hệ với những người đến từ các nền văn hoá khác.
Dedicating one hour of your day towards learning a new language can be thought of as practice in bridging gaps between people. The result is a more malleable communication skillset that brings you closer to your peers at work, home or abroad.
Việc nghiêm túc bỏ ra một giờ mỗi ngày để học ngoại ngữ mới được coi là cách thực hành để kết nối những khoảng cách giữa con người với nhau. Kết quả là nó trang bị cho bạn một bộ kỹ năng giao tiếp uyển chuyển hơn, giúp bạn xích lại gần hơn với những người khác ở nơi làm việc, ở nhà hay khi bạn đi ra nước ngoài.
“You’re faced with a different worldview with someone from a different culture. You don’t rush to judgment and are more effective at resolving the clashes in the world that come up,” Baker says.
“Just learning one language, any language in any culture, helps you to develop that adaptability and flexibility when faced with other cultures, period.”
“Bạn đang đối diện với một thế giới quan khác, của một người đến từ một nền văn hoá khác. Bạn không vội đi đến phán xét, và sẽ hiệu quả hơn trong việc xử lý các va chạm có thể xảy ra,” Baker nói.
“Chỉ với việc học thêm một ngôn ngữ, bất kể là ngôn ngữ nào, thuộc bất kỳ nền văn hoá nào, bạn sẽ phát triển được khả năng thích ứng và linh hoạt khi phải đối diện với các nền văn hoá khác.”
Source: BBC