Ngày 26 tháng 10 2018, Liên minh Đông Á Tự Do (Free Indo-Pacific (Ấn Độ – Thái Bình Dương) Alliance (FIPA)) chính thức ra mắt báo chí tại Kokkai (Quốc hội) , Tokyo, Nhật Bản, đại diện cho Việt Nam là luật sư Trần Kiều Ngọc, chủ tịch Phong trào Giới trẻ Thế giới vì Nhân quyền (International Youth Movement For Human Rights). Ngoài việc góp phần giữ vững và xây dựng độc lập và tự do trong vùng Đông Nam Á, FIPA ra đời vào tháng 3 2018 gồm các đại diện của các tổ chức ở Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông và Nội Mông nhằm liên kết tất cả các nước nạn nhân để chống lại dã tâm bành trướng của Tàu. Các đại diện của các đoàn thể từ các nước Tây Tạng , Ngô Duy Nghĩ, Ấn Độ, Miến Điện và Việt Nam cũng tham dự sau đó.
Hiện tại đại diện cho các đoàn thể thuộc các nước tại FIPA gồm có:
Rebiya Kadeer(Duy Ngô Nhĩ )
Temtselt Shobshuud(席海明) (Chủ tịch của Southern Mongolia Congress)
Daichin Olhunuud (Tổng thư ký Southern Mongolia Congress)
Lobsang Dakpa Azatsang (Thành viên Tibetan Parliament in Exile)
Tenzin Tsundue (Nhà văn, nhà thơ và nhà hoạt động Tibet)
Lhagyari Namgyal Dolkar (Chủ tịch Guchusum Movement Association of Tibet (Former Political Prisoners Association))
Ümit Hamit (Đại diện của Rabiye Qadir(熱比婭) in Europe and Taiwan, Uighur)
Tseng Chien-Yuan(曾建元) (Taiwanese Director of the New School for Democracy)
Colin Gonsalves (Đồng sáng lập Human Rights Law Network (HRLN), India)
Vijay Kranti (Chủ tịch Centre of Himalayan Asia Studies & Engagement” (CHASE), India)
Hidetoshi Ishii(石井英俊) (Chủ tịch Dream.Great Asia(夢.大亞洲), Japan )
Takayuki Kojima(小島孝之)(Giám đốc Euro-America Asia Language Center of Japan, Japan)
Nguyễn Thị Ngọc Hạnh (Sáng lập viên VietNam-Tibet Alliance Fighting for Freedom)
Teresa Kieu Ngoc Tran (Chủ tịch International Youth Movement For Human Rights, đại diện của VietNam-Tibet Alliance Fighting for Freedom)
Tất cả thành viên đại diện tiếng nói của các sắc dân trên đây quyết định đề cử ba vị đại diện của ba dân tộc đang chịu nạn diệt chủng khủng khiếp nhất, đứng đầu là:
1. Chủ Tịch, bà Rebiya Kadeer, đại diện Duy Ngô Nhĩ
2. Phó Chủ Tịch, ông Temtselt Shobshuud, đại diện Mông Cổ
3. Phó Chủ Tịch, cô Lhagyari Namgyal Dolkar, đại diện Tây Tạng
4. Phó Chủ Tịch, anh Hidetoshi Ishii, đại diện Nhật Bản (vì Hội được thành lập và sẽ phát triển tại đây, các thành viên đã bầu anh ta vào vai trò quan trọng này) và
5. Tổng Thư Ký, ông Takayuki Kojima
Mỗi nhiệm kỳ là hai năm. FIPA có nhiều dự án trong thời gian sắp tới. Đáng kể nhất là bắt tay vào việc đòi hỏi liên hiệp quốc đưa đội điều tra vào Tàu và các nước đang vi phạm nhân quyền và đấu tranh phản đối Tàu tổ chức Thế Vận Hội Mùa Đông vào năm 2022.
Nguồn: Facebook Trần Kiều Ngọc