1.9.2003
Kể từ ngày 22 tháng 11 năm 1963, bốn mươi năm đã trôi qua, nhưng vẫn còn để lại những bí ẩn thương đau. Chính sách của John F. Kennedy đối với Việt Nam là gì lúc ông chết? Đó là một trong những vấn đề trọng đại mà các tài liệu lịch sử còn né tránh và gây tranh luận trong hơn bốn thập niên. Tất nhiên, việc này mang theo thanh danh của Kennedy, dù không trong một cách rõ ràng.
Hiện nay, các vấn đề trọng đại hơn đang bị đe dọa khi Hoa Kỳ đối mặt với các cam kết quân sự bất định mà có thể tránh được và có lẽ cũng không có thể thắng. Câu chuyện về Việt Nam vào năm 1963 minh chứng cho chúng ta thấy về cuộc chiến đấu với sự thất bại của chính sách. Nhận định về những biến cố xa xôi này thử nghiệm năng lực của chúng ta một cách sâu rộng hơn để đất nước nhìn ra thực tế lịch sử của chính chúng ta trước mắt.
Người ta có thể giới thiệu vấn đề này một cách hữu ích bằng cách nhớ lại sự nổi giận qua cuốn hồi ký năm 1995 của Robert McNamara In Retrospect. Sau đó, phản ứng tập trung chủ yếu vào việc giả định của McNamara về trách nhiệm cá nhân đối với cuộc chiến, đặc biệt là khi ông tuyên bố rằng hành động của mình như Bộ trưởng Quốc phòng phải chịu trách nhiệm cho vấn đề là “sai lầm khủng khiếp, một cách khủng khiếp“
Giới điểm sách ít quan tâm tới các đóng góp của sách này cho lịch sử. Trong bài xã luận vào ngày 12 tháng 4 năm 1995, nhật báo New York Times đưa ra một nhận xét nghiêm khắc: “Có lẽ giá trị duy nhất của cuốn sách In Retrospect là nhắc nhở cho chúng ta đừng bao giờ quên trong ánh sáng của trung tâm quyền lực những người kiêu căn không lắng nghe các lời cảnh báo thuần lý hoặc kêu gọi đạo đức.” Bốn ngày sau, trong tạp chí New York Times Book Review, Max Frankel đã viết:
David Halberstam đã dùng cụm từ mỉa mai về “Những người tuyệt vời nhất và thông minh nhất” để trình bày câu chuyện của ông cách đây 23 năm, ông đã nói chuyện này hay hơn so với cách của McNamara làm hiện nay. Ngũ Giác Đài cũng làm như vậy, khi tổng hợp kho tài liệu khổng lồ theo lệnh của McNamara, khi lần đầu tiên ông nhận ra rằng mình đang có một mối nợ đối với lịch sử.
Theo quan điểm của những lời chỉ trích này, thực ra, độc giả sách của McNamara có thể bị sốc khi xem qua bảng nội dung và nhìn bảng tóm tắt của Chương 3, tựa đề là: “Sự sụp đổ do định mệnh trong năm 1963: từ 24 tháng 8 đến 22 tháng 11 năm 1963”:
Một giai đoạn quan trọng trong sự tham gia của Hoa Kỳ tại Việt Nam đã được nhấn mạnh bởi ba biến cố nổi bật: lật đổ và ám sát Ngô Đình Diệm, Tổng thống Nam Việt Nam; quyết định của Tổng thống Kennedy vào ngày 2 tháng 10 để bắt đầu rút quân Mỹ; và vụ ông bị ám sát năm mươi ngày sau đó. (Tác giả nhấn mạnh)
Quyết định của Kennedy vào ngày 2 tháng 10 năm 1963 là để bắt đầu rút quân khỏi miền Nam Việt Nam? Trái ngược với Frankel, đây không phải là một việc mà bạn sẽ tìm thấy nơi Halberstam. Bạn sẽ không tìm thấy nó trong bảng tóm tắt do Leslie Gelb biên tập trong ấn bản Gravel của The Pentagon Papers, dù qua nhiều tài liệu đưa ra về trường hợp quyết định rút lui của Kennedy được xuất bản trong ấn bản này. Ngoài ra, chỉ với ba trường hợp ngoại lệ trước khi tác phẩm Death of Generation của Howard Jones công bố trong ấn bản muà xuân, một cột mốc trong việc tìm sự thật khó khăn, còn che đây quá cẩn mật, bạn sẽ không tìm thấy nó ở nơi nào khác trong tài liệu lịch sử về Việt Nam trong 30 năm qua.
John F. Kennedy có ra lệnh triệt thoái khỏi Việt Nam không?
***
Chắc chắn là hầu hết các sử gia Việt Nam đã nói là “không”, hoặc nếu có, thì họ xem vấn đề là có đáng đặt ra không. Họ đã khẳng định sự liên tục giữa chính sách của Kennedy và Lyndon Johnson, trong khi họ luôn cáo buộc là cả hai tổng thống đều không thích chiến tranh và đặc biệt nhất là Kennedy đã bày tỏ với bạn bè lòng mong muốn về việc triệt thoái vào lúc nào đó sau cuộc bầu cử năm 1964.
Có quan điểm do các phe cánh tả, trung dung và hữu trưng ra, từ Noam Chomsky cho đến Kai Bird kể cả William Gibbons hỗ trợ. Họcho rằng Kennedy sẽ làm những gì mà Johnson đã làm, ở lại Việt Nam và từng bước leo thang chiến tranh vào năm 1964 và 1965. Quan điểm này đã được cổ vũ mãnh liệt qua nhiều năm bởi Walt Rostow; bắt đầu từ năm 1967, ông biên soạn công phu riêng cho Johnson về những tuyên bố công khai của Kennedy về chính sách cho Việt Nam và tiếp tục cho đến những năm 1990. Trong một cuốn sách với ba tập, Gibbons đã tuyên bố theo cách này: “Vào ngày 26 tháng 11 năm 1963, Johnson phê duyệt Giác thư về Hành động cho An ninh Quốc gia, (National Security Action Memorandum, NSAM 273), Hoa Kỳ tái khẳng định cam kết đối với Việt Nam, tiếp tục các chương trình và chính sách của chính quyền Kennedy.”
Cũng cách tương tự như vậy, trong cuốn sách Vietnam: A History (1983), Stanley Karnow viết rằng sự cam kết của Johnson “về cơ bản báo hiệu sự tiếp tục chính sách của Kennedy.” Trong khi viết rất chi tiết về cuộc đảo chính tại Sài Gòn, Patrick Lloyd Hatcher không đề cập đến tất cả các cuộc thảo luận ở Washington về sau khi Johnson kế nhiệm ba tuần sau đó. Gary Hess đưa ra bảng tóm tắt về chính sách mà Johnson thừa kế: “Đối với Kennedy và các cộng sự viên trong chương trình Biên cương mới của ông, đó là một học thuyết về niềm tin mà các vấn đề Việt Nam tự nó sẽ mang lại một giải pháp của Mỹ.”
Cuốn sách về Tiểu sử McGeorge và William Bundy Jerry của Kai Bird năm 1998 đã tóm lược các cuộc thảo luận về việc triệt thoái đã xảy ra vào cuối năm 1963, nhưng chấp nhận một nghi vấn chung cho là Kennedy không có ý định bỏ cuộc. Trong cuốn sách quan trọng năm 1999, Fredrik Logevall cũng nghĩ như vậy, ông khẳng định rằng những lựa chọn mà Kennedy phải đối mặt là leo thang hoặc đàm phán và không bao giờ gồm có việc triệt thoái mà không có thương thảo.
Bất chấp các bằng chứng trái ngược, tất cả điều này (và còn nhiều thứ khác nữa) được trình bày qua nhiều năm bởi một số tác giả. Năm 1972, lần đầu tiên, Peter Dale Scott đât vấn đề Giác thư NSAM 273 của Johnson, tài liệu mà Gibbons dựa vào đó để nói về trường hợp cho sự liên tục, thực ra, đó là một sự tháo chạy trong chính sách của Kennedy; tiểu luận của ông đăng trong The Pentagon Papers, ấn phẩm của Gravel. Robert M. Schlesinger có đề cập trong tác phẩm Robert Kennedy and His Time một vài trang trêu chọc “cách áp dụng đầu tiên” vào tháng 10 năm 1963 “về kế hoạch triệt thoái theo từng giai đoạn của Kennedy”.
Một nghiên cứu cẩn trọng hơn được ấn hành vào năm 1992 là tác phẩm JFK và Việt Nam do John M. Newman xuất bản.1 Cho đến khi ông nghỉ hưu vào năm 1994, Newman là thiếu tá trong quân đội Hoa Kỳ, một sĩ quan tình báo trú đóng cuối cùng tại Fort Meade, Bộ Tổng Hành Dinh của Cơ quan An ninh Quốc gia. Là một nhà sử học, chuyên đề nghiên cứu của ông là giải mã các tài liệu được giải mật, một tài năng mà sau này ông đã áp dụng cho các kho văn khố lưu trữ lâu đời của CIA về vụ Lee Harvey Oswald.
Lập luận của Newman không phải là trường hợp về “lý luận lịch sử phản chứng”, như Larry Berman đã mô tả vấn đề trong một phản ứng đầu tiên.2 Không phải chuyện gì đã có thể xảy ra khi mà Kennedy còn sống. Lập luận của Newman thuyết phục hơn: ông cho là Kennedy đã quyết định bắt đầu rút khỏi Việt Nam theo từng giai đoạn và ông đã ra lệnh cho việc rút lui bắt đầu. Theo Newman, thời biểu như sau
(1) Vào ngày 2 tháng 10 năm 1963, Kennedy nhận được phúc trình của McNamara và Maxwell Taylor, Tổng Tham Mưu Trưởng Liên Quân (Joint Chiefs of Staff, JCS). trong nhiệm vụ đến Sài Gòn. Các khuyến cáo chính được đăng trong Phần I (B) của Báo cáo McNamara-Taylor là việc rút quân theo từng giai đoạn sẽ được hoàn thành vào cuối năm 1965 và “Bộ Quốc Phòng phải thông báo trong tương lai gần nhất các kế hoạch được chuẩn bị hiện nay là rút 1.000 trong số 17.000 nhân viên quân sự Mỹ đồn trú tại Việt Nam vào cuối năm 1963.” Theo chỉ thị của Kennedy, Tùy viên Báo chí Pierre Salinger thông báo công khai vào buổi tối thời biểu rút quân do McNamara đề nghị.
(2) Vào ngày 5 tháng 10, Kennedy đã đưa ra quyết định chính thức. Newman trích dẫn biên bản cuộc họp ngày hôm đó:
Tổng thống cũng nói rằng quyết định của chúng ta về việc triệt thoái 1.000 cố vấn Hoa Kỳ vào tháng 12 năm nay không được đề ra chính thức với ông Diệm. Thay vào đó, hành động này phải được thực hiện xem như là thông lê của một phần trong quan điểm chung của chúng ta về việc rút quân khi mà họ không còn cần nữa. (Tác giả nhấn mạnh)
Trích đoạn này minh chứng hai điểm: (a) thực ra, quyết định được đưa ra vào ngày hôm đó, và (b) bất chấp việc tuyên bố trước đó về khuyến cáo của McNamara, quyết định vào ngày 5 tháng 10 không phải là một chiến thuật mưu mẹo hay áp lực để tạo cho ông Diệm cải cách (như Richard Reeves, một trong số những tác giả khác, đã tranh luận, 3) nhưng quyết định bắt đầu rút quân không quan tâm đến ông Diệm hoặc các phản ứng của ông ta.
(3) Vào ngày 11 tháng 10, Toà Bạch Ốc đã công bố Giác thư NSAM 263, trong đó nêu rõ:
Tổng thống đã phê chuẩn các khuyến cáo quân sự trong phần I B (1-3) của Báo cáo, nhưng chỉ đạo rằng không đưa ra thông báo chính thức kế hoạch rút 1.000 nhân viên quân sự Mỹ vào cuối năm 1963.
Nói cách khác, lệnh rút quân do McNamara đề nghị vào ngày 2 tháng 10 đã được Kennedy bí mật chấp nhận vào ngày 5 tháng 10 và được thực hiện theo lệnh của Kennedy vào ngày 11 tháng 10 cũng trong bí mật. Newman lập luận rằng tính cách bí mật sau ngày 2 tháng 10 có thể được giải thích bởi một lý do ngoại giao. Kennedy không muốn ông Diệm hay bất cứ ai khác giải thích sự rút quân như là một phần của bất kỳ chiến thuật áp lực nào (các biện pháp khác được xem là các chiến thuật áp lực cũng đã được phê chuẩn). Cũng có một lý do chính trị: Kennedy đã không quyết định liệu xem ông có thể thoát khỏi các cáo buộc việc rút quân không, mà đó là do kết quả của sự tiến triển hướng đến mục tiêu cho miền Nam tự lực duy trì.
Một giải thích tương ứng là rút quân trong khi chấp nhận sự thất bại. Về chuyện này, Newman lập luận là Kennedy đã chuẩn bị để làm nếu nó trở nên cần thiết. Tuy nhiên, Kennedy không thấy lý do để thực hiện biện pháp này, trước khi nó trở nên cần thiết. Nếu các lực lượng quân đội có thể rút đi trong khi miền Nam vẫn còn đứng vững, trường hợp này là tốt hơn nhiều.4 Nhưng từ ngày 11 tháng 10 trở đi, báo cáo của CIA đã thay đổi một cách thảm hại. Sự lạc quan chính thức đã được thay thế bằng cách tìm kiếm một sự bi quan tương đối thực tế. Newman tin sự bi quan này, mà nó liên quan đến việc đánh giá lại như hồi tháng 7 trước đó, đó là một phản ứng với Giác thư NSAM 263. Nó biểu hiện một nỗ lực của CIA làm suy yếu lý do triệt thoái là thành công, và do đó mà nó cản trở việc thực hiện kế hoạch rút quân. Không cần phải nói, Kennedy đã không đồng tình trong toàn bộ về các lý luận với CIA.
(4) Vào ngày 1 tháng 11 đã có cuộc đảo chính ở Sài Gòn và vụ ám sát ông Diệm và ông Nhu. Tại một cuộc họp báo ngày 12 tháng 11, Kennedy đã công khai tái xác định các mục tiêu của Mỹ về Việt Nam: “để tăng cường công cuộc chiến đấu” và “để đưa người Mỹ ra khỏi nơi đó.” Chiến thắng, đã được hình dung một cách nổi bật trong một lời tuyên bố tương tự vào ngày 12 tháng 9, đã không còn được tìm thấy trong danh sách.
(5) Hội nghị Honolulu đã triệu tập các giới chức cấp cao trong nội các và và quân sự vào ngày 20 và 21 tháng 11 nhằm xem xét các kế hoạch sau cuộc đảo chính tại Sài Gòn. Tuy nhiên, quân đội và CIA đã hoạch định sử dụng cuộc họp đó là để che đậy sự lạc quan sai lầm mà một số người đã sử dụng để hợp lý hoá về Giác thư NSAM 263. Tuy nhiên, Kennedy không tự tin rằng chúng ta rút lui với chiến thắng. Các hình ảnh thay đổi của tình hình quân sự sau đó cũng sẽ không làm thay đổi quyết định của Kennedy.
(6) Tại Honolulu, McGeorge Bundy chuẩn bị một dự thảo về những gì mà cuối cùng trở thành Giác thư NSAM 273. Kế hoạch đã được đệ trình cho Kennedy sau khi cuộc họp kết thúc. Dự thảo này được ghi ngày 21 tháng 11, nó phản ánh sự thay đổi trong báo cáo quân sự. Ví dụ, báo cáo nói về nhu cầu phải “thay đổi trào lưu không chỉ là trên chiến trường mà còn là trong niềm tin”. Tuy nhiên, các kế hoạch tăng cường cuộc đấu tranh không vượt quá những gì mà Kennedy sẽ chấp thuận: Một phân đoạn kêu gọi thi hành chống lại miền Bắc nhấn mạnh đến vai trò của lực lượng quân sự người Việt.
- Đối với hành động chống Bắc Việt, cần có kế hoạch chi tiết cho việc phát triển thêm nguồn lực của Chính phủ Việt Nam, đặc biệt là hoạt động trên biển, và việc hoạch định như vậy cần chỉ ra thời gian và đầu tư cần thiết để đạt được một cấp độ hoàn toàn mới có và hiệu quả trong lĩnh vực thi hành này. (Tác giả nhấn mạnh)
(7) Tại Honolulu, một kế hoạch sơ bộ được biết đến như là CINCPAC OPLAN 34-63 và sau đó được thực hiện là kế hoạch OPLAN 34A, nó đã được chuẩn bị để đệ trình. Kế hoạch này kêu gọi tăng cường các cuộc đột kích phá hoại chống miền Bắc, sử dụng các lưc lượng biệt kích người Việt dưới quyền kiểm soát của Mỹ, một sự leo thang đáng kể.5 Trong khi Taylor, Tham Mưu Trưởng Liên Quân, đã chấp thuận chuẩn bị kế hoạch này, nó đã không trình qua cho McNamara. Bảng E của cuốn sách tóm tắt của cuộc họp, nó được Taylor chấp thuận và cũng không gửi trước cho McNamara, cho thấy lệnh rút quân do Kennedy đưa ra vào tháng 10 đã bị hoàn toàn phá huỷ, thay thế cho việc rút toàn đơn vị bằng cách rút những cá nhân binh sĩ mà trong mọi chuyển biến họ sẽ bị luân phiên thuyên chuyển ra khỏi Việt Nam
(8) Phiên bản cuối cùng của Giác thư NSAM 273 do Johnson ký vào ngày 26 tháng 11 khác với bản dự thảo ở một số khía cạnh. Hầu hết là những thay đổi nhỏ là về từ ngữ. Thay đổi chính là ở đoạn 7 của bản dự thảo đã bị xoá toàn bộ (có hai dấu gạch chéo bằng bút chì trên bản thảo ngày 21 tháng 11) và được thay thế bằng đoạn sau:
Việc hoạch định nên bao gồm các mức độ khác nhau của hoạt động có thể tăng lên, và trong mọi trường hợp, có ước tính về các yếu tố như sau: A. Kết quả thiệt hại cho Bắc Việt; B. Sự phủ nhận mức độ hợp lý; C. Trả đũa của Việt Nam; D. Phản ứng khác của quốc tế. Các kế hoạch được đệ trình ngay để được chính quyền phê duyệt.
Ngôn ngữ mới chưa hoàn chỉnh. Nó không bắt đầu bằng cách tuyên bố thẳng thừng là các cuộc tấn công miền Bắc là chủ đề. Nhưng động lực thúc đẩy là không thể nhầm lẫn, và tham chiếu giới hạn đối với “nguồn lực của chính phủ Việt Nam” hiện không còn đề ra. Newman kết luận rằng sự thay đổi này đã mang lại quyền lực mới trong các hành động chiến đấu chống lại Bắc Việt do Hoa Kỳ chỉ đạo hữu hiệu hơn. Hoạch định hành động này bắt đầu từ đó, và hiện nay chúng ta biết rằng một cuộc đột kích theo kế hoạch OPLAN 34A vào tháng 8 năm 1964 đã gây hấn cho Bắc Việt trả thù chống lại khu trục hạm Maddox, trở thành biến cố đầu tiên trong Vịnh Bắc Bộ. Điều này lần lượt dẫn đến sự cố đầy rối rắm trong những đêm sau đó trên tàu Turner Joy, để rồi có báo cáo rằng Mỹ cũng đã bị tấn công, và quyết định tức thời của Johnson để tìm kiếm sự ủng hộ của quốc hội về “trả thù” chống lại miền Bắc. Tất nhiên, từ biến cố này, cuộc chiến tranh lan rộng hơn.
Đáp ứng cho cuốn sách của Newman xuất hiện một cách nhanh chóng. Nó do Noam Chomsky, nhưng hầu như ông không phải là một nhà biện hộ cho Lyndon Johnson hay cho chiến tranh.
Chomsky khinh thường những người biện hộ cho Kennedy: cho dù họ là những người trong cuộc trước đây và những người hoài niệm về phản chiến – như Arthur Schlesinger và Oliver Stone – và ký ức lịch sử của “người lãnh đạo đã nằm xuống, các người đã tăng cường cho các cuộc tấn công chống Việt Nam từ khủng bố đến xâm lăng.” Ông nhục mạ những nỗ lưc nhằm tô vẽ lại quan điểm về chính sách ngoại giao của Kennedy là khác với quan điểm của Johnson. Về điểm này, về cơ bản, ông có thể là chính xác, mặc dù vì những lý do hoàn toàn khác với những lý do mà ông trưng ra.
Những suy nghĩ lại của Chomsky thách thức những điểm chính của Newman. Đầu tiên, có phải Kennedy đã có kế hoạch rút lui mà không chiến thắng không? Hoặc là các kế hoạch theo Giác thư NSAM 263 có dựa trên nhận thức tiêp nối theo thành công trên chiến trường không? Thứ hai, thay đổi trong Giác thư NSAM 273 giữa bản dự thảo (đã được chuẩn bị cho Kennedy nhưng Kennedy chưa bao giờ thấy) và phiên bản cuối cùng (do Johnson ký) đã biểu lộ một sự thay đổi trong chính sách không?
Chomsky cả quyết trên cả hai vấn đề: “Hai tuần trước khi vụ ám sát Kennedy, không có một đoạn văn nào trong hồ sơ nội bộ dày đặc mà thậm chí có gợi ý cho việc rút lui mà không chiến thắng.” Ở một chổ khác, ông lưu ý rằng “chủ đề rút quân mà không chiến thắng dựa trên giả định rằng Kennedy nhận thấy các báo cáo quân sự lạc quan là không chính xác… Không có dấu vết chứng cứ hỗ trợ thể hiện trong hồ sơ nội bộ, hoặc được đề ra [bởi Newman]. ”Và, đối với những thay đổi đối với Giác thư NSAM 273: “Không có sự khác biệt có liên quan giữa hai tài liệu [bản dự thảo và bản chung quyết], ngoại trừ phiên bản của Johnson là yếu hơn và có nhiều lẩn tránh hơn.”
Chomsky phủ nhận lời cáo buộc của Newman rằng phiên bản mới của đoạn 7 trong bản dự thảo chung quyết của Giác thư NSAM 273 được Johnson ký vào ngày 26 tháng 11 đã mở đường cho kế hoạch OPLAN 34A và việc sử dụng các lực lượng do Mỹ chỉ huy trong các hoạt động bí mật chống lại Bắc Việt. Thay vào đó, ông đọc phiên bản của Johnson chỉ áp dụng cho các lực lượng của Chính phủ Việt Nam, mặc dù ngôn ngữ hạn chế hành động đối với các lực lượng này không còn trong bản văn đó nữa.
Peter Dale Scott, một cựu viên chức ngoại giao, giáo sư Anh ngữ tại Đại học California, Berkeley, và là tác giả của một phần của tác phẩm Pentagon Papers, đã trả lời tức khắc cho Chomsky trên cả hai điểm.
Về điểm đầu tiên, rút lui mà không chiến thắng, Scott viết:
Theo [Leslie] Gelb, Chomsky cáo buộc rằng kế hoạch rút lui của Kennedy là để đáp lại một “sự đánh giá lạc quan vào giữa năm 1962 . . . Nhưng thực ra, kế hoạch được McNamara đề ra đầu tiên vào tháng 5 năm 1962. Đây là chuyện một tháng sau khi đại sứ Kenneth Galbraith, thất vọng sau một chuyến thăm Việt Nam theo lệnh của Tổng thống, ông đã đề xuất một “giải pháp chính trị” một phần dựa trên việc cho Liên Xô tham gia cứu xét việc triệt thoái theo từng giai đoạn của Mỹ.”
Scott tiếp tục chỉ ra rằng không thể chứng minh là khuyến cáo của Galbraith là có trách nhiệm cho mệnh lệnh của McNamara. Nhưng có lý do chính đáng để tin rằng cả hai liên kết nhau, cả hai đều phản ánh chiến lược dài hạn của Kennedy đối với Việt Nam.6 Về đề xuất cho là không có bằng chứng cho thấy có việc triệt thoái mà không có chiến thắng, Scott lập luận rằng “hồ sơ về hoạch định trong nội bộ” của Chomsky, mà nó là một phần lớn của Pentagon Papers“, thực tế là một phiên bản đã chỉnh sửa từ các hồ sơ nguyên thủy.” Hơn nữa, “hồ sơ lưu trử là khiếm khuyết rõ ràng” vào tháng 11 năm 1963. “Trong tất cả ba ấn phẩm của Pentagon Papers, không có tài liệu hoàn chỉnh giữa năm lần điện tín vào ngày 30 tháng 10 và Giác thư của McNamara vào ngày 21 tháng 12; 600 trang tài liệu của chính quyền Kennedy kết thúc vào ngày 30 tháng 10.”
Về điểm thứ hai, liên quan đến Giác thư NSAM 273, Scott viết rằng Chomsky đọc Giác thư NSAM của Johnson như thể không có đặt nó trong ngữ cảnh như trong tác phẩm “Dead Sea Scroll”, ông bỏ qua tầm quan trọng của nó và xem thường “những phúc trình đầu tiên như là một ‘quyết định quan trọng’, một hứa hẹn sẽ quyết định cho mọi sự sẽ theo sau, do các ký giả khác nhau như Tom Wicker, Marvin Kalb và I. F. Stone. Scott đã viết rằng Chomsky cũng bỏ qua Giác thư của Taylor gởi cho Tổng thống Johnson ngày 22 tháng 1 năm 1964, trong đó trích dẫn Giác thư NSAM 273 là có thẩm quyền để “chuẩn bị để leo thang hoạt động chống Bắc Việt.”
Trong tiến trình tranh luận này, điểm nền tảng thu hẹp lại rõ nét. Sau khi tác phẩm của Newman ra đời, không có ai tranh luận nghiêm túc rằng Kennedy đang dự tính rút khỏi Việt Nam. Thay vào đó, những bất đồng tập trung vào bốn vấn đề: Các kế hoạch triệt thoái có phụ thuộc vào nhận thức về chiến thắng không? Kennedy có hành động đúng với kế hoạch của ông không? Những hành động mà ông có thể đã gây ồn ào, nhưng có tác dụng phô trương, có phải là một chiến thuật gây áp lực nhắm vào ông Diệm hay tạo lợi thế đối với công chúng Mỹ, hay là các hành động này là thực tê? Và có phải các hoạt động của Kế hoạch OPLAN 34A đã được tiến hành sau cái chết của Kennedy là một sự tách biệt rõ ràng với chính sách trước đây của Hoa Kỳ hay chỉ là hoạt động của “Chính phủ Việt Nam” phụ thuộc với việc tăng cường chiến tranh ở miền Nam?
Việc phát hành tác phẩm In Retropspect của McNamara đã làm rõ thêm các điều kiện tranh luận. Một số ngưồn tài liệu chính, bao gồm các báo cáo McNamara-Taylor và Giác thư NSAM 263 và 273 đã công khai trong nhiều năm. Các câu chuyện kể của McNamara vào năm 1995 về nhiệm vụ của ông vào tháng 9 năm 1963 tại Việt Nam đã sử dụng báo cáo McNamara-Taylor và các trích dẫn được trình bày là một công trình nghiên cứu còn trong mơ hồ. Ông trích dẫn về một niềm tín biểu kiến của Tướng Maxwell Taylor là cuộc chiến có thể thắng vào cuối năm 1965, nhưng sau đó thừa nhận rằng “các báo cáo có mâu thuẫn nhau về tiến bộ quân sự và ổn định chính trị” và mô tả những nghi ngờ đầy ấn tượng của những người nói là chính phủ Nam Việt Nam có khả năng hành động hiệu quả mà chiến thắng quân sự đòi hỏi:
Chiến dịch quân sự đã đạt được tiến bộ lớn lao và tiếp tục tiến triển… Có những căng thẳng chính trị nghiêm trọng ở Sài Gòn… Các hành động đàn áp nhiều hơn của ông Diệm và ông Nhu có thể thay đổi xu hướng quân sự thuận lợi trong hiện tại… Chuyện không rõ rằng là liệu Hoa Kỳ gây áp lực sẽ giúp cho ông Diệm và ông Nhu tiến tới mức dung hoà không… Các triển vọng về một sự thay đổi cho chế độ sẽ cải thiện dường như khoảng 50-50.
Sự chuyển hướng dường như đủ rõ: chính quyền ông Diệm đang thất bại và không có lý do gì để nghĩ rằng sự thay thế sẽ tốt hơn. Nhưng các đề cập về các “tiến bộ lớn lao” còn phải nghi ngờ. Rút lui với chiến thắng hoặc không có chiến thắng? Sau đó, McNamara đưa ra các lời lẽ chính xác của các khuyến cáo quân sự từ Mục I (B) của báo cáo:
Chúng tôi đề nghị rằng: [1] Tướng Harkins duyệt xét với ông Diệm về những thay đổi quân sự cần thiết để hoàn thành chiến dịch quân sự ở miền Bắc và miền Trung vào cuối năm 1964, và ở vùng châu thổ vào cuối năm 1965. [2] thiết lập một chương trình huấn luyện cho người Việt trong các chức vụ chủ yếu mà hiện nay do quân đội Mỹ đảm trách. Việc này có thể được thực hiện bởi người Việt vào cuối năm 1965. Rút đi số lượng lớn nhân viên Mỹ vào thời điểm đó là khả thi. [3] Phù hợp với chương trình đào tạo dần dần cho người Việt để đảm nhiệm các chức vụ quân sự, Bộ Quốc phòng sẽ công bố trong tương lai gần nhất các kế hoạch được chuẩn bị hiện nay là rút 1000 nhân viên quân sự Mỹ vào cuối năm 1963.
Sau đó, báo cáo tiếp tục đưa ra một số khuyến nghị để “gây cho ông Diệm có ấn tượng về sự bất bình của chúng ta đối với chương trình chính trị của ông.” Những vấn đề này liên quan đến việc đàn áp Phật tử và các vấn đề liên hệ; khuyến cáo công bố các kế hoạch rút 1.000 binh sĩ không được liệt kê trong đoạn này.
Lý do cho sự mơ hồ về tình hình quân sự, cũng như câu nói mơ hồ “nó có thể thực hiện được” theo lời khuyến cáo thứ hai, trở nên rõ ràng hơn khi McNamara mô tả cuộc họp Hội đồng An ninh Quốc gia ngày 2 tháng 10 năm 1963, cho thấy “thiếu tất cả về sự đồng thuận” về tình hình chiến trường:
Một nhóm tin rằng có tiến bộ quân sự tốt đẹp và huấn luyện tiến triển đến mức mà chúng ta có thể bắt đầu triệt thoái. Nhóm thứ hai không nhìn thấy là cuộc chiến đang tiến triển tốt và miền Nam không có bằng chứng cho thấy về huấn luyện là thành công. Nhưng họ cũng đồng ý rằng chúng ta nên bắt đầu rút lui… Nhóm thứ ba, đại diện cho đa số, cho là người Việt có thể đào tạo được, nhưng tin rằng việc đào tạo của chúng ta để thay thê đã không đủ lâu dài để đạt được kết quả và do đó, nên tiếp tục ở mức độ hiện tại.
Khi McNamara kể chuyện lịch sử vào năm 1986, ký gởi các tường thuật vào Thư viện Lyndon Baines Johnson, ông nêu rõ (nhưng cuốn sách của ông không ghi rõ), ông chính là người trong nhóm thứ hai, người ủng hộ rút quân mà không chiến thắng – không nhất thiết phải thừa nhận hoặc thậm chí dự đoán thất bại, nhưng chấp nhận sự bất trắc về những gì sẽ theo sau. Trích đoạn kế tiếp được đưa ra sau đó:
Sau nhiều cuộc tranh luận, tổng thống đã ủng hộ đề nghị của chúng tôi là rút 1.000 quân trước ngày 31 tháng 12 năm 1963. Tôi nhớ lại rằng ông đã làm như vậy mà không nêu lập luận. Trong mọi trường hợp, vì có nhiều phản đối dữ dội và vì tôi nghi ngờ những người khác có thể cố gắng khiến cho ông đảo ngược quyết định, tôi thúc dục ông công bố chính thức quyết định này. Điều đó sẽ đặt vấn đề trong cụ thể… Cuối cùng, Tổng thống đã đồng ý, và thông báo được Pierre Salinger phổ biến sau cuộc họp.
Trước một cử toạ đông đảo tại Thư viện LBJ vào ngày 1 tháng 5 năm 1995, McNamara đã tái xác nhận câu chuyện kể của mình về cuộc họp này và nhấn mạnh tầm quan trọng của nó. Ông xác nhận rằng hành động của Tổng thống Kennedy có ba yếu tố: (1) rút lui toàn bộ “vào ngày 31 tháng 12 năm 1965,” (2) rút 1.000 quân đầu tiên vào cuối năm 1963, và (3) thông báo công khai, để đặt các quyết định này “trong cụ thể. McNamara cũng bổ sung thông tin quan trọng rằng có một cuốn băng ghi âm của cuộc họp này trong Thư viện John F. Kennedy ở Boston, nơi ông truy cập đựơc câu chuyện đã đề cập.
Sự tồn tại của một hệ thống băng ghi âm trong Văn phòng Bầu dục của John.F.Kennedy đã được biết đến qua nhiều năm, đặc biệt là thông qua việc phổ biến một phần các bản ký tự các cuộc họp lịch sử của “ExComm” trong cuộc khủng hoảng về vũ khí nguyên tử tại Cuba vào tháng 10 năm 1962. Nhưng toàn văn các băng ghi âm của Kennedy là không được biết đến. Theo McNamara, quyền truy cập các băng ghi âm đặc biệt được kiểm soát chặt chẽ bởi các đại diện của gia đình Kennedy. Khi McNamara nói chuyện ở Austin, chỉ có ông và Brian VanDeMark, đồng tác giả của ông, đã được cấp đặc quyền nghe những bản ghi âm thực sự của các cuộc họp của Kennedy tại Toà Bạch Ốc về vấn đề Việt Nam.
Tuy nhiên, vào năm 1997, tình trạng này đã thay đổi. Ủy ban Xét duyẽt Hồ Sơ về vụ ám sát (The Assassination Records Review Board, ARRB), một cơ quan dân sự độc lập được thành lập theo Đạo luật về Hồ sơ của JFK vào năm 1992 (The 1992 JKF Records Act) đã chịu trách nhiệm cho phổ biến hàng triệu trang hồ sơ chính thức, mà được cho là có liên quan đến vụ ám sát Kennedy, luật này quy định rằng các băng ghi âm của ông liên quan đến quyết định về Việt Nam phải được phổ biến. Vào tháng 7, Thư viện JFK đã bắt đầu cho phổ biến các băng ghi âm chính, bao gồm cả các cuộc họp rút quân vào ngày 2 và 5 tháng 10 năm 1963.7
Một cuộc xét duyệt cẩn trọng về phiên họp ngày 2 tháng 10 cho thấy rõ là chuyện kể của McNamara chủ yếu là chính xác và dù thậm chí ở mức độ nào đó được đề cập ít hơn. Người ta có thể nghe McNamara-giọng nói không thể nhầm lẫn được- ông lập luận về thời biểu xác định để rút tất cả các lực lượng Mỹ ra khỏi Việt Nam, cho dù chiến tranh có thể thắng trong năm 1964 hay không, dù ông có nghi ngờ. McNamara nhấn mạnh: “Chúng ta cần một cách để thoát khỏi Việt Nam, và đây là một cách để làm điều đó.”
Cuộc thảo luận trong tác phẩm In Retrospect về quyết định rút quân của Kennedy kết thúc vào thời điểm này. McNamara không đề cập đến Giác thư NSAM 263. Tuy nhiên, trên băng thu âm của cuộc họp ngày 5 tháng 10 năm 1963, người ta có thể nghe rõ một giọng nói-có thể là Robert McNamara hay McGeorge Bundy-yêu cầu Tổng thống John F. Kennedy chấp thuận chính thức về “Đề mục một, hai, và ba” trên một tờ giấy trước mặt họ. Chuyện rõ ràng là một trong những đề mục này là khuyến nghị rút 1.000 người vào cuối năm 1963, biện minh cho việc này thì họ cho không còn cần thiết nữa. Do đó, cuộc trao đổi ngắn này rõ ràng là yêu cầu về một quyết định chính thức của tổng thống liên quan đến các khuyến nghị của McNamara-Taylor. Sau cuộc thảo luận ngắn về hậu qủa chính trị có thể xảy ra ở Việt Nam khi công bố quyết định này, tiếng nói của JFK có thể được nghe rõ ràng: “Hãy tiếp tục và làm điều đó”, theo sau là một vài từ được nhà sử học George Eliades giải mã là “không tuyên bố công khai về việc này.”
Chuyện không may là băng ghi âm cuối cùng tại Toà Bạch Ốc của chính quyền Kennedy được ghi là ngày 7 tháng 11 năm 1963. Các nhân viên lưu trữ tại Thư viện JFK không có thông tin về lý do tại sao các băng ghi âm bị kết thúc hoặc các băng của những ngày sau đó không có. McNamara nói rằng ông đã “không nhớ rõ cụ thể” của Hội nghị Honolulu mà ông đã được phái đến để chủ toạ vào ngày 20 tháng 11 năm 1963.
Các tài liệu quân sự
Tổng thống Hoa Kỳ không ra các quyết định mà không có cơ sở. Các cơ quan phải được thông báo, các kế hoạch phải được đề ra, các hành động phải được thực hiện. Một phần nghi ngờ còn kéo dài về quyết định của Kennedy trong việc rút quân khỏi Việt Nam chắc chắn bắt nguồn từ sự thất bại của quyết định này tạo ra các mờ ám trong hồ sơ gốc, và đặc biệt là trong tài liệu Pentagon Papers, mà rất nhiều sử gia đã dựa vào đó trong nhiều năm. Hơn nữa, một người luôn hoài nghi vẫn có thể chỉ ra giọng văn “việc này phải được làm” của Báo cáo McNamara-Taylor liên quan đến ngày cuối cùng của năm 1965 khi đề ra trường hợp rút quân khi tình hình quân sự có thể trở nên tệ hại. Trong hai năm và hai tháng, nhiều chuyện có thể xảy ra, như các biến động sẽ chứng minh
Nhưng như Scott đã chỉ ra cho Chomsky vào năm 1993, hồ sơ chính gốc còn khả dụng cho đến ngày nay đã được chỉnh sửa rất nhiều. Các tài liệu từ ngày 1 tháng 11 năm 1963, đến đầu tháng 12 là thiếu sót rất dể nhận ra. Vì vậy, bây giờ chúng ta mới biết là các tài liệu khác cũng vậy
Vào tháng 1 năm 1998, một lần nữa, dưới sự giám sát của ARRB, khoảng 900 trang tài liệu mới đã được giải mã và công bố từ các kho văn khố lưu trữ của JCS. Chúng bao gồm các hồ sơ quan trọng từ tháng 5 năm 1963, từ tháng Mười, và từ thời kỳ ngay sau khi Kennedy chết; nhiều tài liệu đã được xét duyệt để giải mật vào năm 1989, nhưng không được phép giải mật vào thời điểm đó. Các tài liệu làm sáng tỏ một cách đáng kể về tính chất của “các kế hoạch chuẩn bị trong hiện tại” được đề cập trong khuyến cáo thứ ba của McNamara-Taylor, và nó đưa ra cách giải thích của giới lãnh đạo quân sự về chỉ đạo nhận được từ J.F. Kennedy. Vì được biết Ngũ Giác Đài không ủng hộ việc rút quân, nên thật là công bằng khi cho rằng còn tồn tại nhiều điểm không rõ trong các hướng dẫn của Tổng thống, việc này còn thể hiện trong các tài liệu này.
Một vài tài liệu mới liên quan đến Hội nghị lần thứ tám của Bộ trưởng Quốc phòng được tổ chức tại Honolulu vào ngày 6 tháng 5 năm 1963. Ở đây, người ta nhận ra một cảm tường hoài nghi của McNamara và các lời đáp ứng từ các giới chức cấp cao. Ví dụ, tại một thời điểm khi Bộ trưởng trích ra một lời nhân nhượng rằng “50-60 phần trăm vũ khí của Việt Cộng có nguồn gốc từ Hoa Kỳ.” Sau đó, chúng ta đọc: “Tướng Harkins xác định rằng để kiểm soát hiệu quả biên giới cần được xác định, đánh cột móc và xác định tương tự như ranh giới Hy Lạp với Albania và Bulgaria. Tuy nhiên, điều này không thể được thực hiện trong tương lai gần.”
Chuyển sang sự phát triển của một “kế hoạch toàn diện”, các tài liệu phản ảnh ngay các cuộc thảo luận về giai đoạn cắt giảm sự hiện diện của Hoa Kỳ. Ví dụ: “Bộ trưởng McNamara đã xác định rằng những nỗ lực của chúng ta cần được hướng đến việc chuyển giao các trang thiết bị hiện tại ở các đơn vị Hoa Kỳ để hỗ trợ cho người Việt càng nhanh càng tốt. Ông nói thêm rằng chúng ta phải tránh tạo ra một tình huống mà hiện nay ở Hàn Quốc xảy ra, nơi chúng ta hiện đang chi gần nửa tỷ đô la mỗi năm cho ngoại viện. Sau đó, chúng tôi tìm thấy một quyết định đã được ghi là: “1. Lập các kế hoạch đào tạo cho QLVNCH sẽ cho phép chúng ta bắt đầu rút lui nhân viên của Hoa Kỳ sớm hơn theo đề xuất của kế hoạch đã đệ trình.” Và:“ d. Hoạch định việc rút 1000 nhân viên quân sự Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam vào tháng 12 năm 1963.”
Thảo luận thêm về việc rút 1.000 người được ghi âm ngắn:
Tướng Harkins nhấn mạnh rằng ông không muốn gom lại 1.000 nhân viên của Hoa Kỳ và để họ khởi hành có các ban nhạc trình diển và cờ bay .v.v . .. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến người Việt, rút quân vào đúng lúc mà có vẻ như là họ đang thắng. Bộ trưởng McNamara nói điều này sẽ phải được xử lý cẩn thận do tác động tâm lý. Tuy nhiên, cần có một chương trình đào tạo cấp tốc cho QLVNCH để cho phép các đơn vị Mỹ ra đi hơn là cho từng các cá nhân.
Có các thảo luận quan trọng theo sau về các đề xuất khởi động các cuộc đột kích miền Bắc. Vì các lý do chiếu theo hiệp ước Geneva, có thỏa thuận cho là công việc này phải là bí mật. Việc sử dụng đất Lào là không khả thi; không có các việc thâm nhập bằng đường bộ xuyên qua khu phi quân sự.
Đối với việc thâm nhập bằng đường biển, tàu thuyền khả dụng dễ đạt được do thời tiết và quá chậm. Biển là phương tiện duy nhất để đào thoát. Tuy nhiên, đối với bất kỳ hoạt động chủ yếu nào, lực lương hải quân VNCH không đủ điều kiện để đối phó lực lưông hải quân của VNDCCH… Xây dựng nguồn lực của CIA vào cuối năm 1963 bao gồm 40 toán và 9 toán trong nước. Những chiếc tàu vũ trang mới với tốc độ cao có thể sử dụng để xâm nhập và đào thoát vào tháng Chín, cung cấp khả năng quanh năm, mọi thời tiết.
Do đó, Chomsky có câu trả lời cho một trong những câu hỏi quan trọng khác riêng biệt của Newman và Scott. Khi kế hoạch OPLAN 34A đặt ra vào tháng 11, đó là một hoạt động của CIA. Không thể khác được, vì Chính phủ Việt Nam không sở hữu các tàu thuyền.8
Cuối cùng, thảo luận chuyển sang vân đề các cấu trúc lực lượng được dự phóng, và một thời biểu có tiêu đề “CPSVN – DỰ BÁO RÚT QUÂN THEO GIAI ĐOẠN CAC LỰC LỰỢNG HOA KỲ” đưa ra các ước tính chính xác, theo từng đơn vị chính, của cam kết dự kiến của Mỹ trong năm 1968. Phản ứng của McNamara về thời biểu này được ghi lại rõ ràng:
Trong sự kết nối với việc đệ trình này, được thực hiện bởi COMUSMACV (kèm theo đây), Bộ trưởng Quốc phòng tuyên bố rằng giai đoạn rút quân dường như quá chậm. Ông chỉ đạo các kế hoạch đào tạo cho Chính phủ Việt Nam được cơ quan CINCPAC xây dựng, nó sẽ cho phép việc rút lực lượng Mỹ nhanh chóng hơn, nói cho rõ rằng là chúng ta nên xem xét kế hoạch huấn luyện phi công nhằm tăng tốc cho kế hoạch về mặt vật chất. Ông đã đưa ra một điểm đặc biệt về sự mong muốn tăng tốc huấn luyện các phi công trực thăng, để chúng ta có thể cung cấp cho người Việt những các phi công trực thăng của chúng ta và do đó có thể triệt thoái lực lượng của chúng ta ra khỏi. Tham mưu Liên quân (J-3): ĐỂ THI HÀNH, CINCPAC: để thông báo chỉ thị, COMUSMACV: để tường (Tác giả nhấn mạnh)
Do đó, hội nghị tháng 5 thay thế cho hồ sơ chính gốc: các kế hoạch đang được khai triển để rút toàn bộ lực lượng Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam. Vào ngày 2 tháng 10 năm 1963, như chúng ta đã thấy trước đây, Tổng thống Kennedy đã làm rõ quyết tâm để thực hiện những kế hoạch đó – rút 1.000 quân vào cuối năm 1963, và hầu hết số còn lại được rút vào cuối năm 1965. Sau đó, vào ngày 4 tháng 10, có một bản Giác thư có tựa đề “Các Hành động tại Nam Việt Nam” của Tướng Maxwell Taylor gởi cho các Tướng May, Wheeler, Shoup và Đô đốc McDonald trong Tham mưu trưởng Liên Quân, với nội dung:
- Chương trình đang được tiến hành để đào tạo cho quân đội người Việt sẽ được xét duyệt và tăng tốc khi cần thiết để đảm bảo rằng tất cả các nhiệm vụ chủ yếu được hình dung cho môi trường hoạt động theo dự kiến, bao gồm những nhiệm vụ trong hiện tại do các đơn vị và nhân viên quân đội Hoa Kỳ đảm trách, tất cả có thể giao lại cho nguùi Việt đảm đương vào cuối năm 1965. Tất cả các kế hoạch sẽ được hướng tới việc chuẩn bị cho quân đội VNCH để thay cho tất cả các đơn vị hỗ trợ đặc biệt và nhân viên của Hoa Kỳ rút đi vào cuối năm 1965. (Tác giả nhấn mạnh)
“Tất cả các kế hoạch” là một câu nói vô điều kiện. Ở đây hoặc ở nơi khác trong bản giác thư này không có kế hoạch dự phòng. Nôi dung đoạn tiếp theo là:
- Thực hiện kế hoạch rút 1.000 nhân viên quân sự Hoa Kỳ vào cuối năm 1963 cho mỗi DTG 212201Z tháng 7 và được phê duyệt để lập kế hoạch bởi JCS DTG 062042Z tháng 9. Hướng dẫn trước đây trong bảng phụ lục về công vụ được thay đổi trong phạm vi mà hành động này sẽ được xử lý ở mức thấp, như sự gia tăng ban đầu của các lực lượng Mỹ mà sự hiện diện không còn cần thiết vì (a) quân đội Việt Nam đã được đào tạo để đảm nhận nhiệm vụ liên quan; hoặc (b) nhiệm vụ mà họ đến Việt Nam nay đã được hoàn thành. (Tác giả nhấn mạnh)
Điều này giải quyết vấn đề về cách rút quân ban đầu được thực hiện như thế nào. Nó không phải là một chuyện có tác dụng ồn ào hay tô vẽ, được đề ra để làm hài lòng cho công luận của Mỹ hoặc là thay đổi các chính sách ở Sài Gòn. Đúng ra, đó là một sự khởi đầu ít quan trọng nhưng thực tế đối với một tiến trình sẽ diễn ra trong hai năm tiếp theo. Đoạn văn cuối cùng trong bản Giác thư của Taylor nhấn mạnh điểm này bằng cách chỉ đạo rằng “các điểm kiểm soát cụ thể sẽ được đề ra ngay theo tiến độ nào có thể được đánh giá qua từng quý một.” Trong các tài liệu của JCS cho thấy có nhiều hơn nữa rằng Kennedy đã nhận thức rõ về bằng chứng thực tế Nam Việt Nam đang thất baị trong cuộc chiến. Nhưng hầu như nó không quan trọng. Việc rút quân được quyết định là vô điều kiện, và không phụ thuộc vào tiến bộ quân sự hay không có việc tiến bộ.
Leo thang sau cái chết của Kennedy
Bốn ngày sau khi Kennedy bị giết, Giác thư NSAM 273 đã được kết hợp chung vào trong các chỉ thị về chính sách của tân tổng thống. Giác thư nêu rõ là các mục tiêu về chính sách của Johnson vẫn giống như chính sách của Kennedy: “hỗ trợ dân chúng và chính quyền miền Nam Việt Nam giành chiến thắng cuộc thử thách chống lại âm mưu của Cộng sản do ngoại bang hỗ trợ và chỉ đạo” thông qua huấn luyện hỗ trợ và không áp dụng các lực lượng quân sự Mỹ công khai. Nhưng Johnson cũng đã phê duyệt kế hoạch tăng cường về các hoạt động bí mật chống lại Bắc Việt bởi các lực lượng Nam Việt Nam do CIA hỗ trợ.
Với điều này, McNamara xác nhận một trong những luận điểm chính của Newman: Giác thư NSAM 273 đã thay đổi chính sách. Đúng, “mục tiêu chính” vẫn giữ nguyên: một cuộc chiến tranh Việt Nam không có “lực lượng quân sự công khai của Hoa Kỳ”. Nhưng lực lượng bí mật vẫn là “lực lượng quân sự Hoa Kỳ. ”Và việc này đã được đề ra hoặc ít nhất được chấp thuận đầu tiên, như McNamara viết, do Giác thư NSAM 273 trong vòng bốn ngày của vụ ám sát Kennedy. Hơn nữa, McNamara hỗ trợ một cách tích cực cho Newman về ý nghĩa của đoạn thứ bảy của Giác thư NSAM 273, mà nó được đưa vào bản dự thảo (như chúng ta đã thấy) vào khoảng giữa ngày 21 và 26 tháng 11 — sau cuộc họp Honolulu đã hoãn lại và có lẽ sau khi Kennedy chết.
Một tài liệu quân sự cuối cùng có liên quan ở đây, nó có tiêu đề “Hành động của Bộ Quốc phòng để thực hiện Giác thư NSAM số 273, 26 tháng 11 năm 1963.” được ghi ngày 11 tháng 12 năm 1963. Tài liệu này do Trung tá Hải quân M. C. Dalby soạn thảo; nó nằm trong hờ sơ tệp CINCPAC và được gắn nhãn là “Nhóm 1 — Cấm tự động hạ cấp phân loại và giải mật.” Tài liệu bắt đầu một cách lạnh lùng:
“Sau khi duyệt lại các cuộc thảo luận gần đây về miền Nam Việt Nam tại Honolulu và sau khi thảo luận vấn đề sâu xa hơn với Đại sứ Lodge, Tổng thống chỉ đạo rằng một số hướng dẫn nhất định được ban hành cho nhiều Cơ quan khác nhau của Chính phủ. Điều này đã được ban hành dưới hình thức Giác thư Hành động An ninh Quốc gia 273, 26 tháng 11 năm 1963.”
Không có sự tham chiếu đối với sự thay đổi của vị Tư lệnh, mà nó đã xảy ra trong khoảng thời gian được chỉ ra bởi câu mở đầu. Tầm quan trọng đặc biệt của tài liệu này là tham chiếu đến đoạn 7 của Giác thư NSAM 273.
Việc hoạch định cho hành động tăng cường chống lại Bắc Việt được chỉ đạo sau Hội nghị Honolulu (JCS 3697, ngày 26 tháng 11 năm 1963) dưới hình thức một chương trình 12 tháng… 20 tháng 12 năm 63 là hạn chót đã được đề ra để hoàn thành kế hoạch.
Sau đó, có những bút chú ghi rằng các yêu cầu này được thông báo tới hai cơ quan CINCPAC và COMUSMACV vào ngày 2 tháng 12, COMUSMACV trả lời vào ngày 3 tháng 12. Tuy nhiên, hướng dẫn của trạm CIA đã xảy ra nhanh hơn:
Hướng dẫn của CIA cho Trạm Sài Gòn cho kế hoạch tăng cường được gửi đi sau Hội nghị Honolulu (CAS 84972, 25/11/63). (Tác giả nhấn mạnh)
Nói cách khác, CIA bắt đầu khai triển các kế hoạch tăng cường để thực thi kế hoạch OPLAN 34A, chương trình đột kích trên biển và phá hoại Bắc Việt mà nó dẫn đến sự cố Vịnh Bắc Bộ và cuối cùng là chiến tranh lan rộng hơn, một ngày trước khi Tổng thống Johnson ký chỉ thị cho phép hành động. Làm thế nào việc này xảy ra, và ý nghĩa chính xác của nó vẫn còn phải được xác định.9
Kết luận
John F. Kennedy đã chính thức quyết định rút khỏi Việt Nam, cho dù chúng ta có thắng hay không. Robert McNamara, người không tin rằng chúng ta thắng, ủng hộ cho quyết định này.10 Giai đoạn đầu tiên của việc rút quân đã được đề ra. Ngày cuối cùng, hai năm sau, đã được quy định. Những quyết định này đã được thực hiện, và thậm chí đặ thu xếp, trong một cách giới hạn cẩn thận và gián tiếp trước khi đưa ra cho công chúng.
Howard Jones có hai đóng góp lớn cho câu chuyện này. Một trong số này chỉ thuần là tầm vóc vấn đề, sự sâu xa và tính toàn diện. Cuốn sách gần đây của ông Death of Generation là một lịch sử đầy đủ về vụ ám sát ông Diệm và sau đó là vụ ám sát của của JFK đã làm kéo dài cuộc chiến như thế nào mà nếu không, cuộc chiến có thể đã kết thúc trong lặng lẽ trong vòng một vài năm. Khi bài viết này đã trình bày câu chuyện trong một câu chuyện chỉ trong vài tuần ở Washington, Jones quay trở lại đầu thập niên 1960, biên soạn theo ngày tháng về cuộc tranh quyền và chính sách đánh dấu toàn bộ trong ngàn ngày của Kennedy. Ông trình bày câu chuyện toàn bộ một cách hợp lý của hồ sơ lưu trữ xung quanh các quyết định rút quân của tháng 10 năm 1963.
Cũng quan trọng không kém là phạm vi nghiên cứu của Jones mở rộng đến Sài Gòn. Trong một phần dài và hấp dẫn, ông vạch ra những âm mưu dẫn đến những vụ giết ông Diệm và Bào đệ Ngô Đình Nhu vào ngày 1 tháng 11 năm 1963. Tại đây, Toà Bạch Ốc của Kennedy thể hiện ở mức tồi tệ nhất. Nền chính trị Mỹ đã bị xáo trộn, vô tổ chức, bận rộn, không biết về các lực lượng nào mà Mỹ phải đối phó ở Việt Nam. Sự ngược đãi của ông Diệm đối với Phật tử, điều này đã làm cho nhà sư Quang Đức tự thiêu trên một con đường Sài Gòn vào tháng 6 năm 1963, làm tổn thương Toà Bạch Ốc. Và sau biến cố đó, bà Nhu và những nhận xét của bà về “những vị sư bị nướng” gây kích động vựọt ra ngoài tầm quan trọng của vấn đề. Do đó, một phần nào, đó là quyết định tách rời khỏi ông Diệm.
Vào tháng 8 năm 1963, một đoàn tùy tùng (Averell Harriman, Roger Hilsman, Michael Forrestal), là những người đã nắm cơ hội để khuấy động cuộc đảo chính ở Sài Gòn, họ lợi dụng sự vắng mặt của các quan chức cấp cao nhất trong một cuối tuần ở Washington. Sau đó, khi biến cố chuyển động, Toà Bạch Ốc đã trở nên quan tâm đến chuyện phủ nhận mà tất cả vấn đề là hoàn toàn không thể thuyết phục. Một phần kết quả là vì Toà Bạch Ốc đã có tiếp xúc hạn chế với những kẻ âm mưu và không thể bảo vệ cho ông Diệm và Nhu khi cuộc đảo chính xảy ra. Ông Diệm không thể tự bảo vệ qua nhiều cách. Nhưng cuộc đảo chính đã tiến hành mà không xét đến một giải pháp khác khả thi; và khi vị đại sứ Pháp tại Sài Gòn đưa ra một giải pháp vào thời điểm đó: “bất kỳ chính phủ nào khác sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào người Mỹ, sẽ phục tùng họ trong tất cả mọi thứ, và như vậy sẽ không có cơ hội cho bình yên.” Trong khi đó, còn các chuyển động ngầm bên dưới của những gì có thể đang xảy diển. Liệu ông Như đang có các cuộc thảo luận với các người trung gian đại diện cho ông Hồ Chí Minh, với khả năng có thể có một thỏa thuận giữa miền Bắc và Nam để đẩy người Mỹ ra khỏi Việt Nam? Có vẻ như ông Nhu đang làm. Và nếu như ông Nhu đã thành công, chuyện này tránh được biết bao nhiêu rắc rối.
Chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam đã lại thay đổi vào cuối tháng 11 năm 1963. Thay đổi chính là quyết định cho phép kế hoạch OPLAN 34-A – những cuộc đột kích nhỏ nhưng là sống chết chống lại các mục tiêu ở miền Bắc. Quyết định tung ra các cuộc tấn công bí mật miền Bắc tự nó không tạo ra được chuyện Lyndon Johnson muốn có một cuộc chiến lớn hơn. Khi những cuốn băng ghi âm mới do Thư viện LBJ phổ biến, Johnson cũng biết rằng Việt Nam là một cái bẫy, một bi kịch đang thành hình. Johnson sợ rằng một thảm họa sẽ theo sau. Về mặt này, Johnson và Kennedy là tương tự nhau.
Tuy nhiên, Johnson không thể tập hợp quyết tâm của Kennedy, người ta có thể nói quyết tâm mù quáng, để tránh thảm họa. Ông đã tán thành các hoạt động bí mật, và ông đã hứa với quân đội vào ngày 24 tháng 11 rằng họ có thể có những gì họ muốn. Và do đó, một chuỗi các diễn biến dẩn đến vụ việc Vịnh Bắc Bộ, vụ trả thù của chúng ta, vụ quyết định của Bắc Việt đưa lực lượng chính quy của họ vào miền Nam, và quyết định của chúng ta đưa các lực lượng chủ lực rút đi. Những ngày từ Hội nghị Honolulu đến Giác thư NSAM 273, ngày 20 đến 26 tháng 11 năm 1963, chỉ đơn giản là đánh dấu bước ngoặt đầu tiên.
Không có gì là khó hiểu tại sao Johnson cảm thấy buộc phải khẳng định cam kết của mình đối với Việt Nam vào tháng 11 năm 1963. Để tiếp tục sự rút lui của Kennedy, sau khi ông qua đời, sẽ rất khó khăn, vì công chúng Mỹ không được cho biết là sẽ thua trong cuộc chiến. Họ cũng không được cho biết rằng Kennedy đã thực sự ra lệnh rút quân. Do đó, để duy trì cam kết của chúng ta là duy trì ảo tường của sự liên tục, và chuyện này là mục tiêu chính trị tối cao của Johnson ngay trong thời điểm đang bị chấn thương sau vụ ám sát. Hơn nữa, sự chậm trễ trong việc giải quyết vấn đề Việt Nam vào cuối năm 1963 không nhất thiết kéo theo cuộc chiến. Cam kết của chúng ta sau đó vẫn còn nhỏ. Vịnh Bắc Bộ và hậu quả của nó hầu như nằm trong một năm của tương lai. Mặc dù có các cuộc đột kích của lực lượng biệt kích, một giải pháp ngoại giao có thể đã được tìm thấy về sau này.
Còn phải mang trọng trách, Lyndon Johnson phải giải quyết tạm thời, khổ sở và nguyền rủa về số phận. Nhưng cuối cùng, Johnson đã cam kết với chúng ta về một cuộc chiến mà ông biết trước là trong thực tế sẽ không thể thắng cuộc. Không có gì có thể xóa bỏ việc này. Tuy nhiên, trong khi đó, cùng với McNamara, ông cũng ngăn cản bất kỳ biện pháp nào có thể dẫn đến một cuộc xâm lược miền Bắc, xung đột trực tiếp với Trung Quốc và đối đầu về vũ khí hạch tâm. Ông đã chờ thời của mình, mãi cho đến khi bị tổn thương trong dịp tấn công Tết vào tháng Giêng năm 1968 và rời khỏi chính trường vào tháng Ba đã giúp ông khỏi phài làm những gì Kennedy đã làm ở Lào năm 1961: phái Harriman để chấm dứt vấn đề tại bàn đàm
***
Tại sao Johnson làm điều đó? Ông không hiểu sai về triển vọng thành công. Ông không điên cuồng. Số phận chính trị của ông vào năm 1964 không phụ thuộc vào việc bày tỏ sự bền bỉ. Nhưng như ông đã nhìn thấy khả năng là các lựa chọn thay thế khác là tệ hơn. Để đánh giá khả năng này, người ta cần phải nắm bắt không chỉ một mà là hai vấn đề đặc biệt gai góc: một mặt, đó là sự quân bình chiến lược trong những năm đầu của thập niên 1960 và mặt khác, vấn đề của vụ ám sát John F. Kennedy. Khi suy ngẫm về tình trạng tiến thoái lưỡng nan của Johnson, chúng ta thấy mình đã trong tư thế sẵn sàng giữa hai hố đen của lịch sử hiện đại của Hoa Kỳ.11
Khi Jones viết: “Quyết định rút khỏi Việt Nam của Kennedy là vô điều kiện, ông đã phê duyệt thời biểu các diễn biến mà không đòi hỏi có chiến thắng.” Nó cũng là một phần trong chiến lược lớn hơn, bao gồm cả phân cảnh có các giải pháp của Lào và Berlin vào năm 1961, không xâm lược Cuba vào năm 1962, Hiệp ước cấm thử nghiệm vũ khí vào năm 1963. Kennedy đã đặt thời biểu của các diễn biến này lệ thuộc vào chính trị: ông đã chuẩn bị sẵn sàng để rút quân theo cách nguy hại cho đến sau khi ông tái đắc cử. Mục tiêu lớn hơn của Kennedy sau đó là giải quyết vấn đề Chiến tranh Lạnh, không có chuyện thắng hay bại – một tầm nhìn chiến lược được trình bày trong bài phát biểu bắt đầu niên học của JFK tại Đại học American vào ngày 10 tháng 6 năm 1963.
Một phần đó là vấn đề về sự tồn tại của vũ khí nguyên tử – một chủ đề chỉ có thể được nói là đã gây ám ảnh cho giới lãnh đạo dân sự của Mỹ trong thời gian đó, và vì có một lý do chính đáng. Liên Xô, lúc đó chỉ có bốn hoả tiển liên lục địa có khả năng đánh vào đất liền Hoa Kỳ, không phải là mối nguy hiểm mà những người suy nghỉ thuần lý lo sợ nhất. Hoa Kỳ đã giử một lợi thế về vũ khí hạch tâm ở mức áp đảo vào cuối năm 1963. Theo đó, các kế hoạch về vũ khí hạch tâm của chúng ta không thực sự lo về ngăn chặn. Thay vào đó, sau đó lại thành hiển nhiên như hiện nay, các kế hoạch này hình dung cuộc chiến tranh phòng ngự dựa trên một lý cớ đưa ra 12. Đã có những người tận lòng đóng góp để thực hiện những kế hoạch này vào thời điểm thích hợp. Vào tháng 7 năm 1961, các nhà hoạch định về vũ khí hạch tâm đã xác định rằng thời điểm tối ưu cho một cuộc tấn công như vậy sẽ đến vào cuối năm 1963.
Tuy nhiên, đứng chống lại các kế hoạch này (như Daniel Ellsberg cho biết vào thời điểm đó), các nhà lãnh đạo dân sự của Hoa Kỳ đã kiên định không bao giờ, trong mọi trường hợp, để cho phép vũ khí hạch tâm của Hoa Kỳ được sử dụng đầu tiên – không phải ở Lào hoặc Việt Nam, cũng không chống Trung Quốc, không phải qua Cuba hay Berlin, cũng như không chống lại Liên Xô. Vì các lý do chính trị, tại một thời điểm khi người Mỹ đã được tuyên truyền để suy nghĩ về bom nguyên tử như là cách phòng thủ tốt nhất của họ, đây là bí mật sâu xa nhất của thời đại.
Đâu cũng là một bí mật chết người? Có phải L. B. Johnson có lý do để lo sợ, vào ngày ông nhậm chức, rằng ông đang đối mặt với một cuộc đảo chính bằng vũ khí hạch tâm không? 13 Các vấn đề tương tự đã gây ra gây khinh miệt trong 40 năm qua. Nhưng các vấn đề không phải là không chính danh – hãy để tôi mạo muội nói rằng không còn gì hơn là ý tưởng rằng Kennedy thực sự đã quyết định từ bỏ Việt Nam. Có lẽ một ngày nào đó, một nhà sử học sẽ trả lời các vấn đề này cũng như Howard Jones đã giải quyết vấn nạn Việt Nam. Trong khi đó, chúng ta hãy hy vọng rằng chúng ta có thể học hỏi điều gì đó về nhu cầu công nhận và đối phó với thất bại của chính sách. Và về sự thật đằng sau những bí mật quốc gia đen tối nhất, chúng ta cũng hy vọng rằng các nạn nhân của ngày 11 tháng 9 năm 2001, không phải chờ đợi quá lâu.
______
Chú thích của tác giả:
1. Tác phẩm JFK và Việt Nam có một câu chuyện lạ thường, mà trong đó tôi phải nhận là có một vai trò nhỏ. Khi sách phát hành, Arthur Schlesinger Jr. đã viết một bài điểm sách nơi trang bià của trong Tạp chí New York Times Book Review. Nhưng khi khoảng 32.000 bản in sách (theo Newman có hai bản in,) chỉ khoảng 10.000 bản đã được bán trước khi NXB Warner Books đột ngột ngừng bán sách loại bìa cứng – một sự kiện mà tôi phát hiện ra vào mùa thu năm 1993, khi tôi cố gắng đưa sách cho vào chương trình cho ban cao học. Tôi đã gặp Newman vào tháng 11 năm 1993, một phần thông qua văn phòng của Thư viện LBJ. Cá nhân tôi đã than phiền với một viên chức cấp cao của Time Warner, mà các can thiệp của họ bảo đảm thu hồi các tác quyền của ông. Tuy nhiên, bản sách bìa cứng chưa bao giờ được tái phát hành và không có sách bìa mềm nào xuất bản.
2. “Counterfactual Historical Reasoning: NSAM 263 and NSAM 273,” mimeo for a conference at the LBJ Library, 14–15 October 1993, published as “NSAM 263 and 273: Manipulating History” in Lloyd C. Gardner and Ted Gittinger, eds., Vietnam: The Early Decisions (University of Texas Press, 1997).
3. Reeves, tác giả sách President Kennedy: Profile of Power, đã lập luận trong một bài giảng trên truyền hình tại Thư viện LBJ vào đầu năm 1995.
4. Trong In a early contribution to Vietnam: The Eaarly Decisions, Newman thêm một lý do sâu xa: vào ngày 2 tháng 10, Kennedy đã cho phép McNamara và Taylor thông báo, như theo ngày dự kiến của họ, việc rút quân được hoàn tất vào năm 1965. Chuyện không may là chỉ ba ngày sau đó, một quyết định của tổng thống qui định rõ về thời biểu mà thực tế ra là đã tiên quyêt.
5. Số phận của các lính biệt kích này xuất hiện trong tờ New York Times ngày 14 tháng 4 năm 1995, nơi có báo cáo rằng sau 30 năm tù, nhiều người đã bị từ chối nhập cảnh vào Hoa Kỳ vì thiếu hồ sơ quân vụ.
6. Cha tôi đã nói nhiều lần rằng Kennedy đã gửi ông đến Việt Nam “vì ông ấy biết tôi không có tinh thần cởi mở.”
7. Tôi đã yêu cầu phổ biến các băng ghi âm trong một bức thư gửi ARRB vào tháng 11 năm 1996.
8. Theo Newman, CINCPAC đã khai triển các kế hoạch này, nhưng họ đã không trình cho JFK.
9. Theo Newman, LBJ đã có một giọng điệu hiếu chiến tại cuộc họp đầu tiên tại Việt Nam với tư cách là tổng thống vào ngày 24 tháng 11, và McGeorge Bundy tăng thêm ngôn ngữ leo thang của Giác thư NSAM 273 trong cuộc họp này. Tuy nhiên, theo bất kỳ tiêu chuẩn nào, CIA đã thay đổi nhanh chóng, và nhân chuyện này, nó dựa vào các cuộc thảo luận ở Honolulu – mà nó xảy ra trong khi JFK vẫn còn sống.
10. Trong phần tường thuật này, tôi có cố tình xem nhẹ vai trò của chính cha tôi, người đã nhiều lần kêu gọi Kennedy đưa ra các lý lẽ ủng hộ việc rút quân khỏi Việt Nam, và năm 1962 Kennedy đề nghị rút lui có lẽ là cơ sở của các lệnh trong năm 1963. Cha tôi không biết rằng quyết định thực sự đã được đưa ra vào tháng 10 năm 1963, nhưng ông không nghi ngờ gì về quyết tâm của Kennedy: ông nhớ lại Kennedy năm 1962 nói với ông một cách riêng tư và không thể nhầm lẫn là rút khỏi Việt Nam là vấn đề thời điểm chính trị, như chuyện Lào và tách rời khỏi Cuba,
11. Cha tôi có một ký ức rõ ráng lạnh lùng về những lời nói của LBJ đối với ông, trong chốn riêng tư, trong một cuộc họp cuối cùng trước khi chiến tranh Việt Nam đẩy họ xa cách nhau: “Ông có thể không thích những gì tôi đang làm ở Việt Nam, Ken, nhưng ông sẽ không tin chuyện gì sẽ xảy ra nếu tôi không có ở đây.”
12. Heather Purcell và tôi ghi lại những cơn ác mộng này trong một bài báo xuất bản năm 1994 có tựa đề “Quân đội Mỹ có kế hoạch tấn công bằng vũ khí hạch tâm lần đầu tiên vào năm 1963 không?” Bài này vẫn còn trên trang web của American Prospect. Khi tôi hỏi Walt Rostow nếu ông biết bất cứ điều gì về cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia ngày 20 tháng 7 năm 1961 không (tại đó những kế hoạch này đã được trình bày),ông trả lời không do dự: “Ông muốn nói về những người muốn nổ tung thế giới?”
13. Không nghi ngờ gì về sự nguy hiểm của chiến tranh với vũ khí hạch tâm có trong tâm trí của Johnson. Nó cũng giải thích những điểm quan trọng về hành vi của ông trong lúc đó, bao gồm cả các lệnh của ông cho Earl Warren và Richard Russell (trong một cuộc gọi điện thoại của Richard Russell có một bản ghi âm đã có sẵn từ lâu trên trang web của C-SPAN) về việc họ thực hiện việc ủy nhiệm như thế nào. Điểm đáng ghi nhận là chỉ có một cách mà một cuộc chiến có thể đã bắt đầu tại thời điểm đó: Hoa Kỳ tấn công trước chống Liên Xô.
***
Tác giả: James K. Galbraith, a 2003 Carnegie Scholar, holds the Lloyd M. Bentsen, Jr., Chair of Government/Business Relations at the Lyndon B. Johnson School of Public Affairs, University of Texas at Austin.
Nguyên tác: Exit Strategy: In 1963, JFK ordered a complete withdrawal from Vietnam
Dịch giả: Đỗ Kim Thêm