“Có đặc xá anh cũng không chấp nhận bởi vì đơn giản anh không có tội. Anh không bao giờ chấp nhận đặc xá, không bao giờ. Không chờ đợi hay xin xỏ gì hết. Ở hết án, rục xương cũng được, nhưng dứt khoát không cần đặc xá”
Mục lục
Trần Huỳnh Duy Thức
Ông Trần Huỳnh Duy Thức sinh ngày 29 tháng 11 năm 1966 tại Việt Nam trong một gia đình nghèo với tám anh chị em. Tốt nghiệp ngành ngành công nghệ thông tin của Trường Đại học Bách Khoa Tp Sài Gòn.
Đầu năm 1993, Trần Huỳnh Duy Thức mở một cửa hàng vi tính nhỏ. Chỉ một vài tháng sau, cửa hàng của Thức đã có thể tự lắp ráp những chiếc máy vi tính cá nhân đầu tiên với thương hiệu EIS của riêng mình. Doanh thu của EIS tăng nhanh, EIS trở thành thương hiệu chi phối phân khúc máy tính gia đình trên thị trường Sài Gòn vào năm 1994.
Cuối năm 1994, Thức gặp Lê Thăng Long, người bạn cũ của anh tại trường đại học và khi đó đang thành công ở vị trí giám đốc một công ty liên doanh tại Hà Nội. Anh đã đề nghị Long cùng mình thành lập một công ty mới.
Từ năm 1998 trở đi, Internet chính thức được sử dụng ở Việt Nam, tạo nên một nhu cầu truy cập Internet bùng nổ. Công ty EIS đã giới thiệu vào thị trường công nghệ truy cập digital mới nhất vào lúc đó, cho phép mở rộng nhanh dung lượng lẫn tốc độ truy cập nhiều lần so với công nghệ analog cũ.
Năm 2000, công ty TNHH Tin học EIS chuyển đổi thành công ty cổ phần Công nghệ thông tin EIS (EIS, Inc.) với sứ mệnh: “Tiến công mạnh mẽ vào thị trường CNTT quốc tế, chuyển tri thức Việt Nam thành những giá trị cao trong nền kinh tế tri thức thế giới.”
Chỉ 2 năm sau, với 3 công ty con gồm One-Connection Singapore, One-Connection USA và One-Connection Vietnam có mặt ở San Jose (California, Mỹ), Sài Gòn (Việt Nam) và Singapore, EIS đã tự tin và đủ sức cạnh tranh với các đối thủ mạnh trên thế giới lúc đó.
One-Connection Vietnam trở thành chủ thể cung cấp dịch vụ cho các khách hàng trong lẫn ngoài nước. One-Connection Singapore được chuyển thành một dạng như tổng đại lý bán hàng cho One-Connection Việt Nam.
Tháng 3 năm 2009, sở Thông tin – Truyền thông Tp Sài Gòn ra quyết định buộc One-Connection Việt Nam ngừng cung cấp dịch vụ và xử phạt hành chính, tịch thu các máy móc thiết bị.
Ngày 24 tháng 5 năm 2009, Trần Huỳnh Duy Thức bất ngờ bị bắt với thông tin ban đầu là trộm cước viễn thông. Tuy nhiên, một cách vô lý, chỉ một thời gian ngắn sau cả Lê Công Định, Lê Thăng Long đều lần lượt bị bắt và cùng với Thức bị chính quyền cáo buộc tội “lật đổ chính quyền” gây chấn động. One-Connection Việt Nam và EIS, Inc. bị thanh tra thuế toàn bộ nhưng cơ quan điều tra đã không tìm được bất cứ bằng chứng nào cáo buộc các công ty này trốn thuế. Không lâu sau đó, One-Connection Việt Nam bị rút giấy phép, còn EIS, Inc. Bị các rào cản và sự cô lập từ phía nhà cầm quyền VN nên phải giải thể.
Trần Huỳnh Duy Thức bị cơ quan an ninh Việt Nam bắt giam và Tòa án Nhân dân tại sài Gòn đưa ra xét xử vào ngày 20 tháng 01 năm 2010 và kết án 16 năm tù với tội danh hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Trong tù, ông từ chối đi Mỹ định cư, từ chối nhận tội để đổi lấy lệnh đặc xá và tuyệt thực nhiều lần để phản đối.
—-
Dưới nhãn quan của ĐCSVN, nhà đấu tranh cho Dân Chủ Nhân Quyền và Hưng Thịnh thì Trần Huỳnh Duy Thức hay bất cứ ai đứng lên vì tiêu chí đó cũng đều là cái gai trong con mắt của họ. Nhưng với một đảng có cả bộ máy bạo lực cách mạng khổng lồ côn an, quân đội và nhà tù để chỉ đàn áp một cá nhân tay không tấc sắt dù cá nhân ấy là nam hay nữ thì guồng máy này vẫn bị xem là một guồng máy thấp hèn, không thể nào thu phục nhân tâm. ĐCSVN phải nhận thấy rõ điều đó để biết rằng ngày sụp đổ của chế độ thấp kém của mình đang cận kề.
Nhà đấu tranh kiên cường Trần Huỳnh Duy Thức là một trong những gương sáng, tinh hoa của dân tộc. Chúng ta, những người còn quan tâm đến vận mệnh của đất nước phải bằng mọi cách bảo vệ và cứu lấy anh đã và đang vô cùng nguy ngập trước nanh vuốt nham hiểm của bầy quỉ dữ.
Nguyên Thạch (Hãy cứu lấy Trần Huỳnh Duy Thức)
Ngày 29/11/2018 là sinh nhật anh Trần Huỳnh Duy Thức. Tôi dự định tới hôm đó sẽ gởi tặng anh Thức và bằng hữu cùng quý độc giả nhạc phẩm “Bạn Thân” do nhạc sĩ Việt Khang – cũng là một người bạn tù thân thiết – sáng tác.
Âu lo và phẫn nộ là tâm trạng chung của rất nhiều người khi LS Lê Công Định loan báo tin anh Thức bị đầu độc vào ngay ngày mưa bão hiếm hoi của Sài Gòn!
Tôi không biết làm gì hơn là cố gắng hoàn tất clip nhạc này để gởi đến gia đình Trần Huỳnh Duy Thức cùng tất cả bằng hữu và quý độc giả trong & ngoài nước.
Bài hát như một tiếng lòng tha thiết, kêu lên cho người bạn – Trần Huỳnh Duy Thức, mặc dù tôi và anh chưa bao giờ gặp nhau ngoài đời thực!
Nguyễn Ngọc Già (Đón sinh nhật Trần Huỳnh Duy Thức trong ngày mưa bão!)
Tâm Ca Duy Thức
Dương cầm ngân một trường canh
Trần đông chấn – khúc huyền thanh trở về
Cung đàn vọng thấu sơn khê
Quê hương tỉnh mộng bốn bề thái dương
Đường tơ địa cửu thiên trường
Tâm ca duy thức mười phương hữu tình
Dõi đời gia phụ hiển vinh
Thanh long vân các trần huỳnh nhất nam
Mặc nhiên hạo khí cao đàm
Con đường nước việt, công hàm đỉnh thiêng
Từ sinh nhật đến hiện tiền
Nát mòn cẩm hạnh niềm riêng lặng cười
Huyền cầm lạc nhạn hồ nguôi
Dấu sương chìm cỏ bóng người chân mây
Thành cao ải ngục sa lầy
Cung thương ngấn lệ vơi đầy tiếng xưa
Hoàng Nhất Phương
Ông Trần Huỳnh Duy Tân, em trai của ông Trần Huỳnh Duy Thức hôm 25/11 cho biết việc người tù nhân lương tâm này có dấu hiệu bị đầu độc của cán bộ trại giam số 6 Thanh Chương, Nghệ An trong thời gian vừa qua. Ngày 24/11/2018, gia đình ông Trần Huỳnh Duy Thức có chuyến thăm người thân của mình theo định kỳ hàng tháng và được ông tiết lộ về những biểu hiện bất thường trong sức khỏe, cũng như cho hay ông Thức không dám nhận thức ăn từ trại giam nữa.
Nhà cầm quyền Việt Nam đang sử dụng hình thức tra tấn tinh thần anh Trần Huỳnh Duy Thức, buộc anh nhận tội để được trả tự do trong nước, vì anh hoàn toàn từ chối đi nước ngoài. “Những gì cơ bản cho sinh hoạt tối thiểu trong tù như trước đây đã mất hết rồi, không còn gì nữa”. Trần Huỳnh Duy Thức đề nghị toàn thể nhân dân, bạn bè quốc tế và các luật sư can thiệp khẩn cấp giúp chấm dứt tình trạng nguy hiểm, trong đó có khả năng bị đầu độc, mà anh đang đương đầu.
Ông đã ba lần tuyệt thực trong nhà tù. Lần tuyệt thực thứ ba hồi Tháng Tám vừa qua kéo dài từ ngày 13 Tháng Tám đến ngày 15 Tháng Chín mới ngưng lại theo lời khuyên của gia đình và bạn bè khắp nơi.
Ông tuyệt thực để phản đối chế độ Hà Nội áp lực ông ký giấy “nhận tội” để được “đặc xá.” Nhà cầm quyền CSVN muốn trả tự do cho ông Trần Huỳnh Duy Thức bằng cách “đặc xá” như một thứ “ân huệ” vì họ không muốn áp dụng một quy định luật pháp mới có lợi cho mọi tù nhân nhân quyền. Đó là Khoản 3, Điều 109 và Điều 14 của Bộ Luật Hình Sự 2015 về hành vi “chuẩn bị phạm tội” liên quan đến cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân,” mà bản án chỉ từ 1 năm đến 5 năm.
Ông Thức luôn lặp lại nhiều lần với vợ và em trai rằng: “Có đặc xá anh cũng không chấp nhận bởi vì đơn giản anh không có tội. Anh không bao giờ chấp nhận đặc xá, không bao giờ. Không chờ đợi hay xin xỏ gì hết. Ở hết án, rục xương cũng được, nhưng dứt khoát không cần đặc xá,” LS Lê Công Định kể lại.
Ls Lê Công Định (Anh Trần Huỳnh Duy Thức bị đầu độc)
Bích chương với chân dung và lời tuyên bố của ông Trần Huỳnh Duy Thức được phổ biến rộng rãi trên mạng. Nhiều người còn lấy tấm chân dung này làm hình đại diện cho mình trên trang facebook cá nhân. (Hình: FB Lê Công Định)
Phong trào tiếp sức cùng Trần Huỳnh Duy Thức. (Hình: Facebook Trần Huỳnh Duy Thức)
Nên đặc xá Trần Huỳnh Duy Thức
29-11-2018
Cho đến nay, một cựu lãnh đạo Cục An ninh kinh tế (A17 cũ) vẫn cho rằng, vụ Trần Huỳnh Duy Thức đã bị chính trị hoá. Hành vi “chống phá” đáng kể nhất của anh là lập ra hai blogs: Change We Need – nói những chuyện khuất tất trong gia tộc Nguyễn Tấn Dũng; Trần Đông Chấn – chỉ trích các chính sách của Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. Giờ đây, nhiều bài viết từ trước 2009 của anh, đọc lại, chúng ta vẫn thấy rất là tâm đắc.
Từ Công ty tin học Duy Việt (1994) cho tới công ty cổ phần Công nghệ thông tin EIS (EIS, Inc. 2000), Trần Huỳnh Duy Thức và cộng sự đã chứng minh các anh đủ năng lực và khát vọng để “Tiến công mạnh mẽ vào thị trường CNTT quốc tế, chuyển tri thức Việt Nam thành những giá trị cao trong nền kinh tế tri thức thế giới.”
Chỉ sau 2 năm, nhóm của anh đã có 3 công ty: One-Connection Singapore, One-Connection USA và One-Connection Vietnam có mặt ở San Jose (California, Mỹ), Sài Gòn và Singapore. Nhiều năm trước khi bị bắt, One Connection Singapore đã được coi là “nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trên môi trường Internet toàn cầu”.
Tháng 3-2009, Lê Mạnh Hà – con trai tướng Lê Đức Anh, người luôn hậu thuẫn mạnh mẽ cho Nguyễn Tấn Dũng – ra quyết định buộc One-Connection Việt Nam ngừng cung cấp dịch vụ, tịch thu các máy móc thiết bị. Cũng trong tháng 3, Trần Huỳnh Duy Thức & Lê Công Định “bị dụ” sáng Phu Khét, Thái Lan… tháng 5 họ bị bắt. Vụ án không đơn giản chỉ là “chống phản động” mà còn nhắm tới hai thành viên trong “Top Five”.
“Âm mưu chính trị” của nhóm Trần Huỳnh Duy Thức nếu có chỉ là khát khao canh tân đất nước. Họ nôn nóng và nhanh chóng bị đàn áp bởi chống độc tài mà vừa không có chút kinh nghiệm đối phó nào với các mẹo vặt của đám tay chân của các nhà độc tài; vừa quá lãng mạn cách mạng; lại vừa thuộc vào rất ít các “nhà chính trị” tin vào “Trạng”, vào “Sấm” vào “chân mệnh” của những người họ nghĩ sẽ trở thành “Thiên tử”.
Trần Huỳnh Duy Thức vừa là một trí thức tầm cỡ, có tư duy, có khát vọng; vừa là một doanh nhân tài ba. Lẽ ra giờ đây, chúng ta đã có một người VN có chỗ đứng trong nền kinh tế tri thức ở bên ngoài Biên giới. Họ sa cơ trong một tình huống mang nhiều màu sắc của động cơ cá nhân.
Bây giờ là lúc không nên trễ hơn nữa để Chủ tịch Nước ký lệnh đặc xá anh. Tôi tin, cho dù Trần Huỳnh Duy Thức có rất nhiều quần chúng, việc trả tự do cho anh không những không hề đe doạ Chế độ mà còn tăng thêm nhiều thiện cảm hơn cho Chế độ.