Seite auswählen

 „Tôi muốn nói với giới trẻ rằng:Tuổi trẻ Việt Nam ngày nay, dù có “ở tù” dưới chế độ của Cộng sản cho đến chung thân, 20 năm, thì cũng không bao giờ bằng được một tháng ở tù của các vị cựu tù nhân là Quân-Cán-Chính Việt Nam Cộng Hòa trước đây!

Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

Đó là lời của Thiếu tá Trương Quang Chung, Ông là Nghĩa Huynh của tôi, đã nhắn khi mới vừa qua cuộc giải phẫu, còn nằm tại Bệnh viện. Khi nhận được lời Chúc Giáng Sinh và Năm Mới của tôi, trong lúc bệnh nặng, vừa qua cuộc giải phẫu, nhưng Ông vẫn cố gắng nhắn cho tôi những dòng này trên giường bệnh, dù không được rõ chữ. Tôi xin được bỏ các dấu lại như sau:

“Xin cám ơn người em Chống Cộng. Từ tháng 7-2018 tôi đã phát bệnh. Hiện còn ở bệnh viện. Ngày 20-11/2018 nhập viện Đại giải phẫu. Hơn 5 giờ mới xong. Hiện giờ còn ở bệnh viện có lẽ không phục hồi lại.  Buồn là không thấy Việt Nam hết Việt cộng!  Chúc em và Lê Quang khỏe tiếp tục Diệt Cộng; xin cám ơn và vĩnh biệt!

 Trương Quang Chung”

Đọc những dòng của Thiếu tá Trương Quang Chung; một Nghĩa Huynh khác của tôi, tim tôi như bị thắt lại, nước mắt cứ tuôn trào. Mặc dù vào đầu tháng 7/2018 vừa qua, Ông có cho tôi biết vì lý do sức khỏe, Ông sẽ không thể tham dự ngày Hội Ngộ của Cựu Tù Nhân Chính Trị Quảng Nam Đà Nẵng năm nay được. Nhưng tôi lại không ngờ tình trạng sức khỏe của Ông lại đến mức như vậy.

Tôi liền gọi điện thoại đến Ông. Ông bắt máy, và qua giọng nói yếu ớt, Ông cho biết về bệnh tình và sức khỏe của Ông. Ông nói:

“Chắc anh không qua khỏi được, anh đã dặn dò các con của anh lo hậu sự cho anh. Anh bảo chúng, khi anh chết, lúc khâm liệm hãy mặc cho anh bộ Quân Phục Việt Nam Cộng Hòa, và xếp một Lá Cờ Vàng để trên đầu của anh, cả hai, anh đã để sẵn trong nhà, rồi đem đi hỏa thiêu.”

Những lời nói, có thể xem là “sau cùng” của Thiếu tá Trương Quang Chung, đã khiến lòng tôi vô cùng đau xót.

Ngày xưa, suốt những năm tháng dài ở trong nhà tù “cải tạo” của Cộng sản Việt Nam, Thiếu tá Trương Quang Chung, có thời gian ở “Trại 1- Trại chính “Trại cải tạo” Tiên Lãnh, tức “Trại T.154” Ông đã từng bị đưa vào Nhà Biệt giam Đồng Mộ, tức “Trại 2-79”. Hơn 10 năm sau, Ông mới được ra tù, sau đó sang Hoa Kỳ. Thiếu tá Trương Quang Chung là tác giả của bài viết: Một lần chào cuối cùng của đời quân ngũ. (Một lần chào cuối cùng của đời quân ngũ. )

Thiếutá Trương Quang Chung, người đã viết “Một lần chào cuối cùng của đời quân ngũ”.Và giờ đây, khi đã kiệt sức rồi, Ông lại nói với tôi lời “Chào Vĩnh Biệt! Vĩnh Biệt những người thân – Vĩnh Biệt Quý vị Cựu Tù Nhân Chính Trị Quảng Nam-Đà Nẵng!”

Tôi “may mắn” là người đầu tiên được Thiếu tá Trương Quang Chung đã tin tưởng cho tôi biết về căn bệnh và sức khỏe của Ông. Đồng thời đã có những lời nhắn gửi, Ông bảo tôi hãy gọi ngay cho Thiếu tá Lê Quang cũng là Nghĩa Huynh của tôi, và Thiếu tá Nguyễn Văn Thọ, là bạn thân của Ông, và là Vị Chỉ Huy Trưởng của tôi:  C1 Lực Lượng Đặc Biệt.

Trước khi gác điện thoại, Thiếu tá Trương Quang Chung nói: “Xin những thân hữu hãy góp lời cầu nguyện cho anh”.

Sau đó, tôi đã báo tin cho Thiếu tá Nguyễn Văn Thọ, thì được Thiếu tá Nguyễn Văn Thọ cho biết, đã gọi cho Thiếu tá Trương Quang Chung, và nói sức khỏe của Ông đã rất yếu rồi !

Tôi vẫn còn nhớ, đã quá khuya ngày 15/12/2018, sau khi điện đàm với Thiếu tá Trương Quang Chung trong lúc Ông đang nằm trên giường bệnh, theo lời Ông dặn, tôi liền gọi cho Thiếu tá Lê Quang, nhưng gặp lúc Ông không có ở nhà, tôi chờ cho đến sau 03 giờ sáng bên trời Âu, để gọi lại, thì mới gặp được Thiếu tá Lê Quang, khi tôi cho biết tin về Thiếu tá Trương Quang Chung, tôi biết đầu dây bên kia giọng nói của Thiếu tá Lê Quang như đã rưng rưng muốn khóc. Hai vị thân nhau lắm, cùng Chống Cộng quyết liệt như nhau. Thiếu tá Lê Quang và tôi nói chuyện ngắn gọn, để Ông còn kịp gọi cho Thiếu tá Trương Quang Chung, vì e rằng, sẽ không kịp để nói chuyện được nữa!

Viết đến đây, tôi muốn nhắc lại những năm tháng tù đày vô cùng kinh hoàng, khốc liệt và tàn bạo trong nhà tù “cải tạo” của Cộng sản Việt Nam.

Tôi muốn nói với giới trẻ rằng:

Tuổi trẻ Việt Nam ngày nay, dù có “ở tù” dưới chế độ của Cộng sản cho đến chung thân, 20 năm, thì cũng không bao giờ bằng được một tháng ở tù của các vị cựu tù nhân là Quân-Cán-Chính Việt Nam Cộng Hòa trước đây!

Những năm tháng bị tù đày, hành hạ ấy, các Cựu Tù Chính Trị Việt Nam Cộng Hòa, mỗi bữa ăn chỉ được phát một chén “cơm” nhưng thực chất chỉ là một chén sắn độn cơm với một chút muối hạt tanh hôi mùi cá và một chén canh rau muống nấu với nuối.

Và, đến đây, có lẽ tôi phải nói qua vài nét về những “sinh hoạt” trong nhà tù, để cho các vị không ở trong trại tù của chúng tôi được biết: Trại “cải tạo” Tiên Lãnh, với “danh số T.154”, là hậu thân của “Trại cải tạo đá Trắng” vào thời gian 1960 đến 1975. Đây là một trại chuyên về nông nghiệp, nên những cựu tù tại đây, đều phải làm những công việc rất nặng nhọc nhất là vào những vụ lúa, thì trại nam tù, phải thay trâu, bò, để cày, cuốc cho nữ tù cấy, gặt…. Và vì hai trại tù, nam-nữ gần nhau, nên hàng ngày nam nữ tù thường xuyên “lao động” cũng gần nhau, có khi nam nữ tù cùng “lao động” chung một đám ruộng; nếu nam tù “trang khỏa” không kịp cho nữ cấy, còn các anh làm nhanh, thì nam “trang khỏa” đám ruộng trên, nữ cấy đám ruộng dưới. Ngoài công việc cày cấy, đến mùa gặt, thì nữ gặt, nam phải bó lúa cho nữ tù gánh, vì nữ bó lúa không chặt, khiến cho lúa đổ tung tóe, là bị công an “đánh cho biết lễ độ”! Còn mỗi khi trại hết củi, thì nam tù đốn củi cho nữ tù vác xuống, chất thành từng khối, đến khi nào đủ “tiêu chuẩn” theo mét khối… Nói chung, với lao động khổ sai về nghề nông, thì nam nữ tù đều phải làm cho đến khi nào “đạt chỉ tiêu” thì mới được nghỉ. Còn nếu không “đạt” thì riêng nữ tù phải bị một hình phạt, mà đối với nữ tù, là một cực hình đáng sợ nhất. Đó là, nếu “không đạt chỉ tiêu” thì mỗi buổi chiều về trại sẽ bị phạt “không được tắm”!

Nhắc lại những cảnh oan khiên, nghiệt ngã này, tôi không làm sao quên dược những buổi chiều bị phạt không được tắm, nên khi về phòng, không ai có thể ăn nổi chén sắn độn cơm, vì cả thân thể hôi hám bởi mồ hôi lẫn với sình lầy, phân bón. Do vậy, cho nên khi leo lên chiếc sạp gỗ, là chẳng ai ngủ cho trọn giấc, mà những tiếng khóc như xé lòng cứ vang lên đến đứt ruột, đứt gan. Nhưng chưa hết, vì dù phải chịu đói, phải mất ngủ; song sáng sớm hôm sau, đúng sáu giờ, tất cả mọi cựu tù nam-nữ đều phải thức dậy, để chuẩn bị lên đồi cuốc đất trồng sắn với “tiêu chuẩn” vừa cuốc vừa trồng mỗi người là 500 (năm trăm hom sắn một ngày); hoặc cấy lúa, với “kỹ thuật” 8×8, nghĩa là mỗi cây lúa đều phải cách nhau 8 cm2; và với “tiêu chuẩn” là ba người một sào ruộng mỗi ngày (một sào theo cách tính tại miền Trung là 500 m2). Nói chung, tất cả đều phải “lao động đạt chỉ tiêu”, thì mới được nghỉ. Chính vì thế, nên đến khi các cựu tù được nghỉ, thì cũng là lúc những con gà trong “nhà chăn nuôi” của trại cũng vừa kéo nhau để lên chuồng!

  Nhưng không phải “đạt chỉ tiêu” rồi thì người tù được nghỉ, mà mỗi chiều về, có khi chưa kịp ăn chén sắn độn cơm, thì đã phải đi “lao động tranh thủ” có khi làm cỏ lúa ở gần trại, có đêm thì hái đậu phụng (lạc) ở sân kho, cũng phải ba người đầy một thúng rồi mới được về  phòng, để đặt lưng xuống sạp gỗ chưa được bao lâu, thì 6 giờ sáng đã bị “trật tự” trại đi đến từng phòng la hét, đánh thức mọi người, để bắt đầu một ngày khổ sai kế tiếp.

  Tôi vẫn nhớ cảnh Trung tá Không Quân Nguyễn Văn Đức đã bị “cán bộ dẫn giải” đánh, đá anh đến suýt chết trước mặt Giáo sư Đồng Sĩ Ninh và Mục sư Dương Đình Nguyện (hiện đang có mặt tại Hoa Kỳ) tại “Đồng  Cừ”, chỉ vì cái “tội” rửa rau muống không sạch cho “cán bộ” ăn. 

    Tôi cũng đã chứng kiến Thiếu úy Cảnh Sát Nguyễn Văn Nồng, anh làm ở tổ thuốc lá, phía sau trại nữ; trong một lần anh đã để cho tên công an Nguyễn Văn Xướng chồng của nữ “cán bộ” Nguyễn Thị Thanh Hương lấy đi một miếng bánh dầu, tức xác đậu phụng được ép lại thành từng miếng  hình tròn có đường kính khoảng 30 cm, dùng để bón cho những cây thuốc lá. Khi Nguyễn Hậu “quản giáo” tổ thuốc lá và rau xanh thấy mất, tên Hậu đã hỏi, anh Nguyễn Văn Nồng trả lời: “cán bộ Xướng đã lấy rồi”.

Nhưng anh Nồng không ngờ được là tên Nguyễn Hậu liền rút một cây củi lớn bằng nắm tay, rồi lăm lăm bảo:

   “Anh Nồng, anh phải nằm xuống sạp trong chòi cho tui đánh”.

    Và chắc Thiếu úy Nguyễn Văn Nồng cũng không ngờ được, chỉ có một chuyện nhỏ đó mà anh bị đánh, vì công an lấy bánh dầu chứ anh có lấy để làm gì. Vì thế, anh trả lời:

   “Thưa cán bộ, nếu cán bộ muốn đánh thì cứ đánh, chứ tôi không thể nằm xuống sạp được, vì chỉ có cha mẹ của tôi mới có thể bắt tôi phải nằm xuống để đánh mà thôi”.

  Nhưng  nhiều người, trong đó có tôi,  không thể ngờ được là tên Nguyễn Hậu đã dùng khúc củi trên tay và đã đánh tới tấp vào người anh Nồng, cho đến khi anh Nồng ngã quỵ xuống đất, hắn mới chịu buông tay, lúc hắn bỏ khúc củi xuống, là lúc các anh “tổ thuốc lá và rau xanh” đỡ anh Nồng ngồi lên trên mặt đất; song anh đã ngất xỉu và một cánh tay của anh đã bị gãy, tôi nhớ là phía trái, nếu là tay phải thì anh Nồng hiện đang có mặt tại Mỹ hãy cho chúng tôi biết để sửa lại cho đúng. Sau đó, bọn công an trại đã đưa anh xuống bệnh viện Tam Kỳ, khi trở lên trại chẳng những không được nghỉ, mà anh Nồng còn phải tiếp tục đi lao động với một tay, còn tay kia đã bị băng bột và treo lên cổ, trước sự đau xót của tất cả tù nhân  trong trại.

 Còn đây là Một mô hình của “nhà thăm nuôi”:

    Đó là một căn nhà xây gồm có hai phòng, một phòng lớn dành cho thân nhân của các vị cựu tù “cải tạo” nghỉ tạm, có khi hai ba đêm để chờ đến phiên gặp người tù, tôi không biết trong phòng ra sao, vì chỉ nhìn bên ngoài, mà sau khi ra tù cũng không hỏi gia đình; còn phòng thứ hai là một phòng nhỏ khoảng 6x4m, tường gạch xây kín, không có cửa sổ, chỉ có một cửa lớn ra vào, ở giữa đặt một chiếc bàn dài khoảng 3 mét, phía dưới gầm bàn là một tấm gỗ dày bít kín, mục đích là để tù nhân không thể đưa tin với thân nhân qua những “tín hiệu” bằng đôi bàn chân, và hai bên chiếc bàn cũng được đặt hai chiếc ghế dài, để thân nhân ngồi một bên, còn tù nhân phải ngồi một bên. Ngoài ra, ở đầu bàn phía trong phòng được đặt một chiếc ghế vuông, chiếc ghế này dành cho “cán bộ phụ trách thăm nuôi” tức một tên công an chuyên dắt tù đi thăm nuôi. Tất cả tù nhân đều phải ngồi trước mặt tên Công an này, và “nội quy” bắt buộc các tù nhân đều phải ngồi cách nhau cái mặt bàn, khi nói chuyện thì tất cả đều phải nói thật lớn, để cho tên Công an nghe cho rõ ràng; vì thế, chẳng ai nói được lời gì ngoài mấy câu thăm hỏi sức khỏe, trong khi thân nhân của người tù ai cũng biết sức khỏe của người tù chẳng khác gì những bộ xương biết đi. Do đó, mỗi lần gặp nhau tối đa chỉ trong vòng 15 phút, nên thường là những cuộc gặp ngắn ngủi trong nước mắt, nhưng không được khóc lớn vì sẽ bị cúp thăm nuôi. Chưa kể đến những lần người tù bị “Cán bộ giáo dục” bắt đọc “35 Điều Nội quy” trước khi ra nhà thăm nuôi, và đã có người vì không thuộc “nội quy” nên đã bị cúp thăm nuôi. Chính vì vậy, mà tôi đã thuộc “nội quy” bởi tôi sợ bị cúp thăm nuôi, không được gặp gia đình, thì Mẹ của mình sẽ đau buồn biết mấy, khi đã vượt suối, băng rừng mới đến trại tù để gặp được tôi. Tôi cũng phải nhắc lại, là mỗi lần thăm nuôi, người tù chỉ được nhận tối đa gồm tất cả là 10 ký mà thôi, và sau khi nhận quà thì “trật tự” trại sẽ dùng dao cắt hết bánh chưng, bánh tét, bánh mì v…v… còn những hũ thịt, cá kho thì “trật tự”  luôn luôn đổ ra một cái thau nhựa, rồi dùng đũa mà đào xới để xem có thư từ ở trong đó hay không…

Ngoài ra, về “Y tế” của trại tù còn độc ác hơn nữa, vì cả trại chỉ phát cho anh Đỗ Phạm Hiển một cây kim độc nhất, để chích thuốc cho cả ngàn cựu tù. Tôi từng đứng ở bệnh xá của trại, tôi thấy vì đông bệnh nhân quá, nên anh Đỗ Phạm Hiển bỏ cây kim vào nồi nước sôi, trong tích tắc là phải gắp ra liền, để chích cho một cựu tù khác. Chính vì thế, nên sau khi ra tù, một số cựu tù “cải tạo” đã bị truyền nhiễm bệnh gan qua cây kim này. Có vị chết khi mới ra tù, có vị sang Hoa Kỳ và các nước tự do khác, cũng chết vì bệnh gan.

Tôi vẫn nhớ, có lần, sau khi những ống “thuốc” vừa chích cho cựu tù xong, anh Đỗ Phạm Hiển vứt xuống thùng rác, tôi đã nhặt lên, và đưa cho anh Đỗ Phạm Hiển xem và nói: Đây là ống nước cất, sao anh nói chích thuốc bệnh?

Anh Hiển đành nói thật: “Cán bộ bảo vậy, mình đâu có dám nói gì hơn”.

Ngoài những ống nước cất ấy, bệnh nhân chỉ được phát những viên “Xuyên Tâm Liên trị bá bệnh”. Vì vậy, chỉ các vị cựu tù, có thân nhân “thăm nuôi” bằng những viên thuốc của gia đình, nhưng phải “lưu ký” tức phải gửi tại bệnh xá, khi bị bệnh mới được nhận lại, thì mới là thuốc thật.

Ngày hôm nay, qua những lần được tin một vị cựu tù “cải tạo” bị bệnh gan, rồi qua đời, thì tôi biết chắc chắn là các vị đã bị nhiễm bệnh gan từ một cây kim độc nhất từ trong nhà tù “cải tạo” năm xưa, như Thiếu tá Trương Quang Chung hiện đang nằm trên giường của bệnh viện vậy.

Vì giới hạn của bài viết, tôi không thể trình bày nhiều hơn, nên tôi xin tạm dừng lại nơi đây. Nhưng, tôi vẫn muốn lập lại đến cả muôn vạn lần rằng:


Sau ngày 30 Tháng Tư, 1975, chỉ trong vòng hai tháng, hàng trăm ngàn quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa bị đưa vào các trại tập trung “cải tạo.” (Hình: rfa.org)

Tuổi trẻ Việt Nam ngày nay, cũng như những người lớn, dù có “ở tù” dưới chế độ của Cộngsản cho đến chung thân, 20 năm, nhưng nếu chỉ để “tắm mưa, ngắm hoa” làm cảnh,để tô son, trét phấn cho chế độ Cộng sản, thì cũng không bao giờ bằng được một tháng ở tù của các vị cựu tù nhân là Quân-Cán-Chính Việt Nam Cộng Hòa trước đây!

Cácvị cựu tù nhân là Quân-Cán-Chính Việt Nam Cộng Hòa, là những viên gạch đã được“nung” qua cả nghìn độ nóng. Đã thấu hết những đau đớn, đã bị những bàn tay sắt máu của đảng Cộng sản Việt Nam giáng cho những cực hình dã man, tàn bạo nhất -Đã “bước qua” Địa Ngục của Trần Gian…

Chính vì thế, những ai không hề biết đến những cực hình của Cộng sản, như đã nói ở trên, thì dù có “ở tù” Việt cộng, cũng đều không được phép đem so sánh với Các Vị Cựu Tù Quân-Cán-Chính Việt Nam Cộng Hòa sau ngày Quốc Hận 30/4/1975 cả!

17/12/2018

Hàn Giang Trần Lệ Tuyền