Seite auswählen

Người Buôn Gió

Khoảng 8 giờ tối ngày 26 tháng 1 năm 2019. Trương Duy Nhất bị đám gồm 10 người của tổng cục 2 trùm túi lên đầu và đưa lên xe đi, trước khi đi Nhất còn xin thay quần áo.

Ai tiếp tay cho tổng cục 2 tình báo quân đội bắt Trương Duy Nhất? Điều này rất tiếc chưa thể nói trong bài viết, những chi tiết ấy hãy để cho cảnh sát quốc tế biết thì tốt hơn. Chỉ có điều phải nói rằng trong vụ bắt cóc này có những ” thành phần Việt ” đang sinh sống ở Thái Lan dưới cái nhãn hiệu là người ” tốt ” theo đánh giá của đám đông tị nạn bên đó.

Cộng sản Việt Nam có những đặc tình, cơ sở thế này. Đặc tình của chúng hết lòng giúp đỡ A, khiến A nghĩ rằng đó là người tốt, vì nếu không thì A đã bị gì đó. Nhưng A không bao giờ nghĩ rằng tên đặc tình đó muốn qua A để tìm hiểu thông tin nhằm triệt hạ B.

Cái bản chất của con người Việt là vậy, dù cho đấu tranh đi nữa, họ nghĩ ai tốt với mình là được, họ không cần phải đau đầu để tính đến chuyện kẻ kia lợi dụng mình để hại B.

Hành vi của tổng cục 2 tình báo quân đội bắt Trương Duy Nhất ở Thái Lan đáng được gọi là bắt cóc, mặc dù họ có lệnh bắt Nhất về tội liên quan đến kinh tế, mặc dù họ có làm việc với …. nào đó ở Thái Lan. Nhưng tất cả đều vô giá trị, vì việc họ đưa Nhất trở về không qua con đường chính thức. Lẽ ra sau khi Nhất đã trình diện ở Cao Uỷ Tị Nạn, việc đưa Nhất trở về phải qua một quá trình xem xét về pháp luật của Thái Lan. Nếu không có những quy trình đó, đương nhiên hành vi của tổng cục 2 đưa Nhất về là bắt cóc xuyên quốc gia, có tổ chức.

Bây giờ Thái Lan cũng khẳng định không biết gì về Nhất sau khi Nhất đến Cao Uỷ Tị Nạn, có nghĩa người Thái sẵn sàng phủ nhận hoàn toàn việc dính dáng đến tổng cục 2 tình báo quân đội Việt Nam trong vụ bắt Trương Duy Nhất. Nếu như vậy, hiển nhiên việc tổng cục 2 bắt Nhất về hoàn toàn là một vụ bắt cóc người.

Ngày 26 khi Nhất cắt bỏ điện thoại, anh vào siêu thị Futurepark tìm mạng intent để liên lạc tìm sự giúp đỡ của đồng hương. Có 3 đồng hương biết vị trí của Nhất lúc đó là Bạch Hồng Quyền, Cao Lâm và Kami.

Ngay sau đó thì Nhất bị bắt !!!

Trong mấy ngày Nhất ở Thái Lan, một người Việt tên là Huân liên tục dò hỏi chỗ ở của Nhất với lý do muốn mời đến nhà bà Sương ( người Đà Nẵng ) để nhậu. Bà Sương xác nhận không hề quen Nhất và cũng không hề có ý mời Nhất đến nhà.

Cao Lâm là một người được cộng đồng tị nạn người Việt ở Thái Lan đánh giá là người tốt, vì Cao Lâm có nguồn tiền bên Mỹ gửi về giúp đỡ cho người tị nạn, Cao Lâm cũng giúp đỡ những người tị nạn rất nhiều. Nhưng có một điều là ngay cả những vấn đề liên quan đến sứ quán Việt Nam, Cao Lâm cũng giúp đỡ được.

Nhắc đến nhân vật Cao Lâm này, rất nhiều người tị nạn sẽ phản ứng cho rằng Cao Lâm bị vu khống. Vì lẽ đó mà đầu bài viết phải nhấn mạnh đến các đối tượng đặc tình và những người đấu tranh A, B.

Kami, một bút danh quen thuộc, tỏ ra thông thạo mọi nguồn tin nội bộ, những việc trời ơi tận đâu Kami cũng đề cập đến vẻ thông thạo. Nhưng giờ phút mà Kami biết Nhất ở đâu, mất tích thế nào thì không thấy Kami đả động. Anh ta đang là cây viết bình luận cho đài RFA !!!

Bạch Hồng Quyền là nhân vật quá nhiều người Việt Nam biết, anh ta đang tị nạn ở Thái Lan vì cùng vụ với Hoàng Bình. Quyền được nhiều người biết là đệ tử của tôi ( Người Buôn Gió ). Từ khi sang Thái, Nhất gặp Quyền để nhờ việc đi lại, ăn ở.

Đây là 3 người biết vị trí của Nhất trước khi Nhất bị bắt. Cả ba người này đều quen biết nhau.

Nhiều người tị nạn ở Thái Lan mang ơn của Cao Lâm, chất vất tôi rằng tại sao không đưa tên của Bạch Hồng Quyền vào bài viết của mình mà chỉ nhắc đến Cao Lâm và Kami.

Nay tôi xin chiều họ, đưa lên cho sòng phẳng.

Hiện nay Bộ Ngoại Giao Đức đang chú trọng quan tâm đến vụ bắt cóc này, bởi nó giống như vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Trên cơ sở những gì người Đức thu thập được, họ sẽ làm việc với cơ quan cảnh sát quốc tế. Khi ấy sẽ còn nhiều điều sáng tỏ.

THÔNG CÁO BÁO CHÍ
(về vụ “mất tích” của Blogger Trương Duy Nhất (Một Góc Nhìn khác)

Ngày 06/2/2019, Hiệp hội Phóng viên Không biên giới, Reporters Without Borders (RSF) kêu gọi chính quyền Thái Lan làm sáng tỏ tất cả về sự mất tích của Trương Duy Nhất, một blogger người Việt nổi tiếng đã mất tích ở Bangkok vào ngày 26 tháng 1, một ngày sau khi đến văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc cho người tị nạn để áp dụng cho tình trạng tị nạn.