Kim Jong-un và Donald Trump lại đóng trò trong hội nghị thượng đỉnh tuần này, nhưng không ai nên mong đợi tiến bộ chính trị thực sự. Ở đây chỉ có sự quyến rũ của một vở kịch.
Nhận xét của Stefan Kornelius
26.2.2019
Tổng thống Donald Trump chủ yếu dựa vào một vụ lừa đảo lớn. Ông là một nghệ sĩ gây ảo tưởng, người truyền đạt hai thông điệp tới cử tri của mình: Bạn là nạn nhân, nhưng bạn sẽ là người chiến thắng nếu bạn theo tôi. Giống như một người lừa đảo, ông ta thuyết phục những người theo mình rằng họ phải tin tưởng vào ông ta vì có những mối nguy hiểm lớn đang chờ đợi họ. Chỉ có ông ta mới có thể bảo vệ họ.
Trump không có gì để cung cấp hơn quan hệ nhân quả đơn giản này. Nhưng bởi vì ông ta không thể thực hiện được sự bảo vệ đã hứa, ông ta phải mô tả mối nguy hiểm ngày càng đáng sợ hơn: những kẻ khủng bố ở biên giới, chỉ có thể chặn người tị nạn bằng một bức tường, thuế quan chống lại mối đe dọa an ninh quốc gia, chính phủ ngừng hoạt động và cuối cùng là một tình trạng khẩn cấp quốc gia để luồn lách sự phân chia quyền lực và để bảo vệ trước các đối thủ chính trị.
Về nhà cai trị Triều Tiên Kim Jong-un tương đối ít được biết đến. Không giống như Trump, không có lừa đảo từ trung tâm chính phủ ở Bình Nhưỡng, không giống như Mỹ, Triều Tiên vẫn là một hệ thống khép kín và ít nhất là bên ngoài đồng nhất.
Hai loại người cai trị chơi trò thượng đỉnh, nhưng không ai nên mong đợi một giải quyết chính trị có chất lượng
Tuy nhiên Kim cũng sống nhờ ảo tưởng và sự bịp bợm. Anh ta cũng là một người khổng lồ giả tạo, người điều hành một loại đề án kim tự tháp (Pyramid Scheme, Schneeballsystem) với kho vũ khí hạt nhân và các chiến binh mạng của ông ta. Kinh doanh của ông là tống tiền chính trị ở định dạng quốc tế. Sự khó lường và mối đe dọa của triều đại Kim trên thực tế được tính toán chính xác và khiến Triều Tiên không thể đụng tới được trong nhiều năm và do đó được ổn định.
Trump và Kim rất giống nhau. Rốt cuộc, rõ ràng là Tổng thống Mỹ đồng cảm với kiểu cầm quyền mà gần gũi với bản tính của chính ông và ý tưởng về quyền lực cũng như sự khó lường của ông. Từ cuộc gặp gỡ với loại người này, Trump mong đợi lợi ích chính trị. Nó thích hợp với bản tính thích đánh bạc của ông ta: hai người đàn ông ngồi cùng bàn, đặt nhiều tiền, ít dự đoán trước được. Kim cũng dường như đã nhận ra trong Trump một nhân vật, mà làm cho khái niệm ảo tưởng và lừa dối của ông ta được nâng lên một tầm cao mới. Chỉ riêng cuộc gặp gỡ với người đàn ông có thế lực nhất nâng cao uy thế ông ta. Cuộc lừa đảo có thể hoạt động mãi mãi, miễn là ông ta không phải lật ra lá bài của mình.
Chính xác thì đây là một sắp xếp trò chơi, mà trong tuần này hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều tiếp theo tại Hà Nội bắt đầu. Bởi vì không có gì khác xảy ra giữa hai quốc gia, hay đúng hơn là giữa hai nhân vật này: một trò chơi với những ảo tưởng. Các nhà đàm phán từ lâu đã từ bỏ ý tưởng, có liên kết một quá trình chính trị thực sự với một màn kịch thượng đỉnh, bắt đầu ở Singapore vào tháng 6 năm ngoái.
Trong khi háo hức đi lại và đàm phán, cả Bắc Triều Tiên không thể hiện sự sẵn sàng đáng tin cậy để phi hạt nhân hóa, lẫn Mỹ cũng sẽ không nới lỏng chế độ trừng phạt trong quá trình từng bước một. Sự không tin tưởng của bộ máy chính quyền có cơ sở, vì các quan chức cho đến Cố vấn An ninh Quốc gia trong Tòa Bạch Ốc đánh giá chính xác bản chất cờ bạc của các nhân vật đại diện đứng đầu. Đó chỉ là ảo tưởng, không có chất lượng.
Ảo tưởng này có thể bao gồm việc Kim và Trump bắt đầu cuộc đàm phán tuyên bố biến lệnh ngừng bắn năm 1953 thành một hiệp ước hòa bình. Điều đó sẽ gây ra một sấm sét truyền thông lớn và mang lại cho những kẻ lừa đảo ấn tượng không hoàn toàn phi lý là kế hoạch của họ hoạt động. Tuy nhiên, trong thực tế, sẽ không có gì đạt được: Chính phủ Mỹ cũng không thể đạt được một sự bình thường hóa trong giao dịch với chế độ tội phạm toàn trị kiểu Stalin, chế độ đó cũng không thể từ bỏ vũ khí hạt nhân đảm bảo cho sự tồn tại của họ mà không phải lo sợ về sự sụp đổ của chính mình.
Sau Hội nghị thượng đỉnh Singapore, Trump được nhiều người ở Hàn Quốc cho tới châu Âu khen ngợi vì cách giao tiếp độc đáo và thẳng thắn. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thậm chí còn đề nghị (vì động cơ chiến thuật của riêng ông) nên trao cho Trump giải thưởng Nobel Hòa bình. Và vì vậy lần này cũng vậy, hội nghị thượng đỉnh Kim Trump bị nhầm lẫn với một sự kiện chính trị lớn. Đây là một mẹo thiệt lớn từ màn kịch ảo tưởng: Đưa ra một quan cảnh lớn, nhưng đằng sau hậu trường, có một thực tế khác hẳn.
Nếu Mỹ thực sự nghiêm túc về một tiến bộ chính trị, thì sẽ phải sắp xếp một kế hoạch cụ thể, trong đó từng bước một, thông qua những nhượng bộ cụ thể từ cả hai phía đưa đến sự tin tưởng lẫn nhau. Đó sẽ là một quá trình khó khăn, rất dài dòng, lấy đi cảnh tượng đặc biệt của Trump và Kim, 2 người đánh bạc loại tiền tệ quan trọng nhất của họ: không thể lường trước. Nhưng tại sao Trump lại phải làm chuyện đó? Ông ta đã có được thứ ông ta cần: Vở kịch thuần túy.
Nguồn: SZ
VNChi dịch
Xem thêm: Điều Trump muốn từ cuộc gặp với Kim