Seite auswählen
Trump đến Hà Nội tối quaGETTY IMAGES Trump đến Hà Nội tối qua

Trong một nhiệm kỳ tổng thống đầy chấn động, có khoảnh khắc nào gây kinh ngạc hơn lúc Trump và Kim bước ra từ hai phía, nắm tay nhau tươi cười trong tiết trời ấm áp tháng Sáu năm ngoái ở Singapore không?

Hai kẻ liều lĩnh, một siêu nhân hỏa tiễn (như Trump đã gọi là Kim) tí hon và một lão già thần kinh lẩm cẩm (như Kim đã gọi Trump) vừa bước vào vòng đàm phán.

Và nó đã diễn ra một cách phi thường, không chỉ vì sự thiếu khả thi của nó mà có lẽ bởi vì chưa bao giờ trong lịch sử có một hội nghị thượng đỉnh được chuẩn bị tồi tệ đến thế.

Thậm chí cho đến phút chót, đã có rất nhiều quan chức hối thúc trì hoãn cuộc hội nghị.

Chẳng có một chương trình nghị sự nào, hay bất kỳ dự thảo thông cáo nào, cũng không có phương thức thống nhất nào.

Họ đã đang cố đạt được cái gì vậy?

Tại sao lại đi cho một tên lãnh đạo của một chế độ độc tài tàn bạo luôn lờ đi các quy tắc của Liên Hợp Quốc về hạt nhân được vinh danh trên chính trường quốc tế?

Tư duy chính trị và ngoại giao thông thuờng đều la lên rằng “đừng đến gần đó”.

Nhưng Donald Trump không phải là nhà lãnh đạo thông thường. Ông ta muốn tung xúc xắc và xem chuyện gì sẽ xảy ra.

Như tôi đã được bảo trên chiếc Air Force One, Donald Trump chỉ tập trung vào một điều.

Không, điều đó không phải là phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên, cũng không phải là về gói hỗ trợ kinh tế mà ông sẽ cung cấp như một sự khích lệ.

Không, ông ta bị ám ảnh bởi cái khoảnh khắc ông và Kim Jong-un sẽ gặp nhau – tràn ngập máy ảnh; phông nền là gì; lối đi vào của cả hai sẽ được trang hoàng như thế nào.

Người dân Hà Nội chờ đợi đoàn xe của ông Trump tối 26/2GETTY IMAGES Người dân Hà Nội chờ đợi đoàn xe của ông Trump tối 26/2

Nếu cuộc họp đầu tiên này là một sân khấu, nó phải là một sân khấu tốt.

Một điều khác khiến các quan chức khó chịu sâu sắc là tổng thống Mỹ và nhà lãnh đạo Triều Tiên bắt đầu cuộc gặp gỡ một mình.

Liệu ông Donald Trump chuyên làm việc theo hứng có vô tình đồng ý với bất cứ điều gì không thì không một ai có thể biết.

Ngay chính trong cuộc họp báo, báo giới chúng tôi – và cả giới lãnh đạo Hàn Quốc và Lầu năm góc – mới sửng sốt biết rằng Mỹ sẽ tạm dừng tất cả các cuộc tập trận quân sự trên bán đảo, sau khi ngài tổng thống đột nhiên thông báo.

Ông Trump cũng mô tả các cuộc tập trận này là một “sự khiêu khích” – một từ chỉ có thể rơi ra từ môi giới lãnh đạo Trung Quốc hoặc Bắc Triều Tiên.

Vâng, Triều Tiên sẽ trả lại hài cốt cho quân nhân Mỹ bị giết trong Chiến tranh Triều Tiên, vâng, sẽ không còn các vụ thử tên lửa đạn đạo nữa – nhưng đó chỉ là về phía Bắc Triều Tiên.

Hầu như tất cả mọi người đều chấm điểm cuộc hội nghị thượng đỉnh ở Singapore, và thông báo đó về việc dừng các cuộc tập trận quân sự nói riêng là một chiến thắng to lớn đối với Kim Jong-un.

Không cần phải nói, Donald Trump không hề nhìn nhận nó như thế và tâm trạng của ông ta tối sầm lại khi quay trở lại Mỹ và nhìn thấy tựa những bài báo.

Đăng trên Twitter, vị tổng thống viết: “Vừa hạ cánh – một chuyến đi dài, nhưng mọi người giờ đây có thể cảm thấy an toàn hơn nhiều so với ngày tôi nhậm chức. Không còn mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên nữa.”

Ngoại trừ việc, không có bất cứ điều gì thay đổi trong kho vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên, và không có lời hứa nào được thực hiện – vì vậy cuối tuần trước, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Mike Pompeo đã bị truy hỏi về điều này.

Ông Pompeo tìm cách lý giải rằng đó không phải là những gì tổng thống đã nói, và tìm cách nói đó là mong muốn của ông Trump.

Và mặc dù mục tiêu vẫn là sự phi hạt nhân hóa hoàn toàn trên bán đảo Triều Tiên, các quan chức Mỹ đã phải thừa nhận với báo giới vào tuần trước rằng thậm chí còn không có một thỏa thuận về việc định nghĩa phi hạt nhân hóa, chứ đừng nói đến việc làm việc đó như thế nào.

Nói cách khác, tám tháng kể từ Singapore, họ vẫn chưa xác định được các điều khoản. Các quan chức này cũng từ chối tham vấn bất kỳ đề nghị nào từ Hà Nội.

Điều này có mục đích làm suy giảm sự kỳ vọng.

Vì vậy có thể nên thực tế về những gì có thể hy vọng từ Hà Nội.

Có thể sẽ có một số thỏa thuận trong đó Triều Tiên hứa sẽ tạm dừng tất cả các công việc tại cơ sở hạt nhân của họ tại Yongbyon, và cho phép kiểm tra để gỡ bỏ một số biện pháp trừng phạt?

Nhóm cận vệ vây quanh chiếc xe của lãnh đạo Kim Jong-unGETTY IMAGES Nhóm cận vệ vây quanh chiếc xe của lãnh đạo Kim Jong-un

Liệu Mỹ có sẵn sàng tuyên bố rằng Chiến tranh Triều Tiên đã kết thúc – một yêu cầu lâu dài của phía Triều Tiên?

Ngoài ra, làm thế nào để xác minh một thứ mà chúng ta còn không biết chính xác Triều Tiên có những gì?

Tất nhiên là đã có những ước tính về kho vũ khí hạt nhân của Kim nhưng có ai biết rõ con số thực sự không?

Trên đường phố ở Hà Nội, đang có những tiếng rầm rì về thành phố này, với một bề dày lịch sử phức tạp sẽ là trung tâm của hội nghị thượng đỉnh thứ hai.

Thậm chí là một mô hình kinh tế mà Triều Tiên có thể trở thành. Nhưng những điều lớn lao này liệu có được quyết định trong những ngày tới và có thể định hình địa chính trị trong tương lai của bán đảo hay không, hay đây sẽ là một sân khấu kịch tính khác?

Lần trước, có lẽ là tuyệt vời thật – và cũng đủ rồi- để cho thấy hai nhà lãnh đạo Mỹ-Triều mỉm cười và bắt tay nhau.

Nhưng có lẽ một bước tiến nhỏ sẽ được thực hiện ở đây.

Và có lẽ sẽ cần phải có nhiều hội nghị thượng đỉnh nữa giữa hai nhà ‘hòa giải hòa bình’ này.

Donald Trump được biết là không vội vàng gì. Cũng tốt thôi. Chuyện này cũng phải thực hiện một cách cẩn thận chậm rãi tương tự như lúc chúng ta kẹt trong làn giao thông giờ cao điểm của Hà Nội vậy.

Nguồn: BBC (tiếng Anh)

PDF

Xem  thêm: Xin đừng nhầm lẫn với chính trị thực sự

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen