Seite auswählen

(Foto: Jonathan Sharp/Unsplash; Illustration Jessy Asmus)

Bởi vì xung đột sẽ làm con người cảm thấy không thoải mái và mệt mỏi, cho nên nhiều người chủ trương tránh né nó. Tuy nhiên cãi nhau có thể giúp cải thiện tình hình – nếu bạn làm đúng. Một bài hướng dẫn.

Meredith Haaf

Hãy tưởng tượng một thế giới trong đó cãi nhau là một chuyện thường tình. Cũng giống như một người theo đuổi sở thích của mình, nấu ăn, quấn tã cho trẻ sơ sinh; đôi khi bổ ích nhiều hơn, đôi khi ít hơn, nhưng đó là chuyện tất nhiên. Không có gì mà người ta phải lo sợ, để mà phải cố gắng tránh né hoặc áp đặt lên người khác.

Đó là cách nó phải được xem là như vậy. Tuy nhiên, nhiều cuộc cãi vã mang lại căng thẳng. Trong cuộc sống làm việc hàng ngày, nó được coi là làm giảm đi năng suất và gây phiền nhiễu. Và trong nhiều gia đình nó thường dẫn dần dần đến một sự im lặng cay đắng.

Nó càng đáng tiếc hơn nếu ta nhận thức được, thời kỳ mà các cuộc tranh cãi mang lại lợi ích thực sự tốt, hơn bao giờ hết. Xã hội chưa bao giờ ít được phân cấp như hiện tại và phân cấp không được ưa chuộng nữa. Phụ nữ và đàn ông bây giờ sống chủ yếu ngang hàng với nhau. Phân biệt chủng tộc đối với những người thuộc gia đình có người di cư hoặc có màu da khác ngày càng ít được chấp nhận. Người lớn thường coi trọng trẻ em và chịu lắng nghe chúng hơn trước đây. Và cũng trong nhiều công ty – ít nhất rõ ràng là – sự phân cấp đã giảm bớt đi nhiều. Điều này cũng tạo ra đòi hỏi mới, được lắng nghe và được tôn trọng. Để tận dụng những cơ hội này, một vài điều cần lưu ý trong các trường hợp xung đột:

1. Một cuộc tranh cãi tốt cần một mục đích
Cho dù với đồng nghiệp, với bạn bè, người yêu hay một người nào đó gây phiền phức trên Twitter: Nếu bạn muốn vượt qua xung đột một cách tốt đẹp, trước tiên bạn nên xem xét xung đột có thể mang lại điều gì tốt đẹp không. Có phải là vì lợi ích của riêng bạn – chả hạn như từ chối một nhiệm vụ vì bạn không có thời giờ để thực hiện công việc đó? Có phải là để thắng cuộc – chả hạn như để không phải đi nghỉ hè chung với với bố mẹ chồng hay vợ? Có phải là để tạo dấu ấn – và ngoài ra để gây ấn tượng với những người có mặt? Tất cả đều là những mục đích mang lại những kỳ vọng khác nhau. Nhưng quá thường xuyên, chúng ta tranh luận như thể chỉ có chiến thắng hoặc thất bại. Vì vậy làm cho người ta có cảm tưởng như đây một hành động sống còn, ​​chê trách thẳng vào mặt người khác – trong khi đó thực sự chỉ là một cuộc đàm phán về một vấn đề nào đó. Và thay vì bảo vệ khách quan lợi ích của chính mình, người ta lại ném những câu nói giận dữ tới người kia. Đó là lý do tại sao các cuộc cãi vã tự phát thường chỉ để xả những căng thẳng và nên được xem xét kỹ hơn. Một cuộc tranh cãi chỉ tốt đẹp khi nào bạn biết bạn mong đợi những gì từ nó.

2. Một cuộc tranh cãi cần những ý kiến tốt
Hannah Arendt mô tả ý kiến là kết quả của một quá trình đàm phán lâu dài, trong đó người ta công khai suy ngẫm về các quan điểm khác nhau có thể có: “với sự giúp đỡ của khả nămg suy tưởng, nhưng không từ bỏ bản sắc của một người, để đứng vào một vị trí trong thế giới không phải của mình và hình thành ý kiến của riêng mình từ vị trí này.”” Nhưng thành thật mà nói, phải thừa nhận: trong hiện tại nhận định tức thời, thay đổi nhanh chóng, chúng ta rất hiếm khi thực hiện hành trình trí tuệ gian khổ này. Ý kiến nhanh chóng được hình thành và khó thay đổi, như chúng ta biết từ nghiên cứu về xu hướng chỉ chấp nhận những thông tin mình mong đợi. Nhưng ít nhất chúng ta nên biết ý kiến của chúng ta dựa trên điều gì, tại sao chúng ta có nó – và những gì có thể được mang ra chống lại ý kiến phản biện. Đừng quên: sợ hãi, khó chịu, tức giận – đó là những cảm xúc. Nhưng không phải là các lý lẽ để tranh luận.

3. Một cuộc tranh cãi tốt cần các quy tắc
Tất nhiên một cuộc tranh cãi có thể sôi nổi, nhưng về nguyên tắc, tranh cãi sẽ tốt hơn với các luật chơi nhất định – ví dụ, bằng cách tuân theo lược đồ của các hòa giải viên: Họ bắt đầu bằng một giai đoạn làm rõ vấn đề. Trong đó chỉ bên A mới được nói, trong khi bên B lắng nghe. Sau đó, hòa giải viên nhắc lại những gì đã nói để đảm bảo bên A cảm thấy được hiểu rõ. Sau đó, nó mới được trao đổi. Cách tốt nhất trong một tranh chấp là kích hoạt hòa giải viên ngay trong thâm tâm của mình. Trước hết, một người hãy lắng nghe người kia và sau đó nhắc lại những gì mình đã nghe – điều này tạo khả năng sửa chữa những hiểu lầm. Và sau đó là đến phiên khác. Sau đó, cả hai thảo luận về những gì họ thực sự muốn – và có thể khám phá ra những điểm tương đồng. Riêng thủ tục này có thể lấy đi rất nhiều gay gắc và sự khó lường của nó. Điều đó tạo ra sự rõ ràng và bình thản trong tâm hồn. Điều này không chỉ đặc biệt áp dụng cho các xung đột riêng tư và chuyên nghiệp, mà còn tại các cuộc họp thường xuyên hoặc trong các cuộc thảo luận chính trị.

4. Một cuộc tranh cãi tốt cần nghỉ ngơi
Giữ chừng nên rời khỏi phòng. Nếu cần thiết, đi vào nhà cầu. Hãy hít thở sâu. Thu thập lập luận. Hãy suy nghĩ nó thiệt sự là về vấn đề gì. Nếu cần thiết, hãy hoãn tranh cãi một tuần, điều này giúp ích rất nhiều trong các tình huống chuyên nghiệp.

5. Một cuộc tranh cãi tốt cần liên lạc
Lý do xung đột xã hội leo thang thường xuyên thì rất hiển nhiên: nó thiếu cái nhìn vào khuôn mặt người khác, âm thanh của giọng nói và cả âm thanh của giọng nói của chính mình mà chúng ta điều chỉnh trong cuộc trò chuyện để nó chỉ phát ra âm thanh khó chịu, khi không còn cách nào khác nữa. Chúng ta quá gần gũi nhau trên mạng – màn hình bên cạnh màn hình – và quá xa, ở những nơi hoàn toàn khác nhau cùng một lúc. Một chiến lược tốt để tranh cãi trực tuyến và ngoại tuyến là giữ liên lạc với nhau dưới dạng câu hỏi: Ý bạn có phải là vậy không? Bạn có chắc chắn muốn đổ lỗi cho tôi? Bạn khỏe không? Điều này tạo ra sự gần gũi, nơi bạn có thể cảm thấy rất xa và cô đơn, và nó buộc người khác, phải nhìn nhanh vào chính họ.

6. Một giải pháp cuối cùng thì tốt – nhưng không bắt buộc
Các giải pháp được đánh quá giá cao – nhất là nếu bạn mong đợi chúng ngay lập tức và trực tiếp như là kết quả một cuộc xung đột. “Và chúng ta sẽ làm gì bây giờ, bây giờ chuyện sẽ được giải quyết như thế nào?” Đây là những câu hỏi, thường được đặt ra cuộc tranh cãi và có vẻ có tính xây dựng và hướng tới tương lai. Nhưng trong thực tế, họ thường tạo ra một áp lực đòi hỏi một giải pháp đến quá sớm. Xung đột cần thời gian để giải quyết. Điều này là hiển nhiên, đặc biệt là trong phạm vi chính trị. Kết quả thường không phải là một giải pháp, như có thể thấy trong cuộc tranh luận rất không có kết quả về cái gọi là cấm quảng cáo cho phá thai theo §219a. Cuối cùng, một thỏa hiệp lố bịch đã xuất hiện. Nhưng có ít nhất một phần rõ ràng về việc các chính trị gia đứng ở vị trí nào trong cuộc tranh luận.

Nhất là trong các cuộc thảo luận chính trị, cần phải rõ ràng. một phần bởi vì đôi khi nó có thể mang lại một ranh giới cấm. Bởi vì để tranh luận tốt, người ta cũng phải có một điểm chung: sự tôn trọng trước Luật Cơ bản (hiến pháp). Hoặc mong muốn hòa bình. Sự quan tâm đến một môi trường đáng sống. Nếu điểm đó không có, nếu quan điểm nhân sinh quá khác biệt, chẳng hạn – thì một cuộc cãi vã có thể thực sự vô nghĩa và đôi khi đáng sợ, có lẽ không còn gì để nói.

Nhưng ít nhất bạn nên thành thật tranh cãi để đưa tới đánh giá này.

VNCHi dịch
Nguồn: SZ

 

 

 

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen