Seite auswählen

Con người uống sữa bò có hợp lẽ tự nhiên?

Michael Marshall
BBC Future
18.3.2019

 

Humans didn’t start out being able to digest animal milk – but now many populations do. Why has evolution favoured tolerating dairy?

Dairy milk has competition. Alternative “milks” made from plants like soya or almonds are increasingly popular. These alternatives are often vegan-friendly and can be suitable for people who are allergic to milk, or intolerant of it. The runner-up in the 2018 series of The Apprentice (UK) ran a flavoured nut milk business.

Sữa động vật đang bị cạnh tranh. Những loại “sữa” làm từ thực vật như đậu nành hay hạnh nhân đang ngày càng trở nên phổ biến.
Các loại sữa thay thế này thường thân thiện với người ăn chay và thích hợp cho những người dị ứng sữa hoặc không dung nạp sữa.

Người về nhì trong loạt chương trình The Apprentice (Người học việc – phiên bản Anh Quốc) năm 2018 đã đi vào kinh doanh trong mảng chế biến sữa thực vật, làm từ các loại hạt.

But the rise of alternative milks is just the latest twist in the saga of humanity’s relationship with animal milk. This relationship dates back thousands of years, and it has had a lot of ups and downs.
When you think about it, milk is a weird thing to drink. It’s a liquid made by a cow or other animal to feed its young; we have to squirt it out of the cow’s udders to obtain it.

Nhưng sự phát triển của các loại sữa thay thế chỉ là bước ngoặt gần nhất trong quá trình lịch sử của mối quan hệ giữa con người với sữa động vật, vốn bắt đầu từ hàng ngàn năm trước và đã trải qua rất nhiều giai đoạn thăng trầm.

Con người bắt đầu uống sữa động vật từ khi nào?

Sữa là một thức uống kỳ quặc. Đó là chất lỏng do bò hoặc các loài động vật khác dùng để nuôi con; chúng ta lấy sữa bò bằng cách vắt sữa từ bầu vú bò mẹ.

In many cultures it is almost unheard of. Back in 2000, China launched a nationwide campaign to encourage people to consume more milk and dairy products for health reasons – a campaign that had to overcome the deep suspicions of many older Chinese people. Cheese, which is essentially milk that has been allowed to go off, can still make many Chinese people feel sick.

Trong nhiều nền văn hóa, đây là điều chưa từng nghe nói.
Hồi 2000, Trung Quốc khởi động chiến dịch toàn quốc, khuyến khích mọi người sử dụng sữa và sản phẩm từ sữa nhiều hơn nhằm nâng cao sức khỏe. Ở nước này, người cao tuổi rất nghi ngờ tác dụng của sữa. Phô mai, về cơ bản là sản phẩm làm từ sữa lên men, là thứ khiến nhiều người Trung Quốcảm thấy buồn nôn.

Milk is poured at a dairy farm in Russia

Milk is poured at a dairy farm in Russia. Compared to humanity’s 300,000-year history, drinking milk is a new habit (Sữa được rót ra từ trang trại sữa ở Nga. So với lịch sử 300.000 năm của loài người, uống sữa là thói quen mới hình thành được vài ngàn năm nay )

Set against the 300,000-year history of our species, drinking milk is quite a new habit. Before about 10,000 years ago or so, hardly anybody drank milk, and then only on rare occasions. The first people to drink milk regularly were early farmers and pastoralists in western Europe – some of the first humans to live with domesticated animals, including cows. Today, drinking milk is common practice in northern Europe, North America, and a patchwork of other places.

Trong lịch sử 300.000 năm của loài người, uống sữa là thói quen mới xuất hiện.

Khoảng 10.000 năm trước, rất hiếm người uống sữa, mà cũng chỉ uống trong những dịp hiếm hoi. Những người đầu tiên thường xuyên uống sữa là nông dân và những người chăn nuôi gia súc ở Tây Âu. Họ là một trong số những người đầu tiên sống với động vật mà con người thuần hóa, trong đó có bò.

Ngày nay, uống sữa là chuyện phổ biến ở Bắc Âu, Bắc Mỹ và nhiều nơi khác.

Baby food

There is a biological reason why drinking animal milk is odd.

Milk contains a type of sugar called lactose, which is distinct from the sugars found in fruit and other sweet foods. When we are babies, our bodies make a special enzyme called lactase that allows us to digest the lactose in our mother’s milk. But after we are weaned in early childhood, for many people this stops. Without lactase, we cannot properly digest the lactose in milk. As a result, if an adult drinks a lot of milk they may experience flatulence, painful cramps and even diarrhoea. (It’s worth noting that in other mammals, there aren’t any lactase-persistent adults – adult cows don’t have active lactase, and neither do cats or dogs, for example).

‘Chỉ thích hợp cho trẻ sơ sinh’

Có một lý do sinh học khiến việc uống sữa động vật là chuyện kỳ quặc.

Trong sữa có một loại đường gọi là lactose, khác với các loại đường có trong trái cây và các loại thực phẩm ngọt khác.

Ở trẻ sơ sinh, cơ thể tạo ra một loại enzyme đặc biệt gọi là lactase, khiến ta hấp thụ được lactose có trong sữa mẹ.

Sau khi trẻ cai sữa, với nhiều người, cơ thể từ đó tới lúc trưởng thành cho đến cuối đời sẽ không còn tiết ra loại enzyme này nữa.

Không có lactase, ta không thể tiêu hóa được lactose trong sữa một cách bình thường. Kết quả là nếu một người lớn uống rất nhiều sữa, họ có thể bị đầy hơi, trướng bụng, đau bụng và thậm chí bị tiêu chảy. (Lưu ý rằng các loài động vật có vú khác trong cơ thể cũng không tạo lactase một khi đã trưởng thành – bò trưởng thành không tiết ra lactase; chó mèo cũng vậy).

Vì vậy, có lẽ là những người Châu Âu đầu tiên uống sữa có lẽ đã trung tiện rất nhiều.

So the first Europeans who drank milk probably farted a lot as a result. But then evolution kicked in: some people began to keep their lactase enzymes active into adulthood. This “lactase persistence” allowed them to drink milk without side effects. It is the result of mutations in a section of DNA that controls the activity of the lactase gene.

Tiến hoá

Nhưng sau đó quá trình tiến hóa xảy ra: ở một số người, khi đã trưởng thành cơ thể vẫn tiếp tục sản xuất ra enzyme lactase. Loại enzyme ‘lactase vĩnh trú’ (tồn tại vĩnh viễn trong cơ thể kể cả khi cơ thể đã qua giai đoạn cai sữa) này cho phép họ uống sữa mà không bị tác dụng phụ.

Đó là kết quả từ quá trình đột biến trong một đoạn của DNA điều khiển hoạt động của gene lactase.

 Artwork from the tomb of Methethi in Egypt

Artwork from the tomb of Methethi in Egypt, dated to around 2350BC, shows an ancient Egyptian milking a cow (Tác phẩm trong lăng mộ Methethi ở Ai Cập, có nguồn gốc từ năm 2350 trước Công Nguyên, miêu tả một người Ai Cập cổ đại đang vắt sữa bò )

“The first time that we see the lactase persistence allele in Europe arising is around 5,000 years BP [before present] in southern Europe, and then it starts to kick in in central Europe around 3,000 years ago,” says assistant professor Laure Ségurel at the Museum of Humankind in Paris, who co-authored a 2017 review of the science of lactase persistence.

“Lần đầu tiên chúng ta thấy rõ allele (tức là một đoạn gene – nhân tố di truyền nằm trong DNA) tương ứng với enzymen lactase vĩnh trú ở Châu Âu là khoảng cách đây 5.000 năm ở miền nam Châu Âu. Sau đó, nó tiếp tục xuất hiện ở Trung Âu vào 3.000 năm trước,” phó giáo sư Laure Ségurel tại Bảo tàng Nhân Chủng học ở Paris nói. Bà là đồng tác giả của một tổng hợp khoa học về enzyme lactase vĩnh trú, công bố vào năm 2017.

The lactase persistence trait was favoured by evolution and today it is extremely common in some populations. In northern Europe, more than 90% of people are lactase persistent. The same is true in a few populations in Africa and the Middle East.

Enzyme lactase vĩnh trú được ưu ái trong quá trình tiến hoá. Ngày nay, loại gene này cực kỳ phổ biến trong một số nhóm dân cư.

Ở Bắc Âu, hơn 90% dân số có enzyme lactase vĩnh trú. Kết quả tương tự cũng xuất hiện ở một số nhóm dân cư ở Châu Phi và Trung Đông.

But there are also many populations where lactase persistence is much rarer: many Africans do not have the trait and it is uncommon in Asia and South America.

Nhưng ở rất nhiều nhóm dân cư khác, enzyme lactase vĩnh trú lại là thứ hiếm thấy: nhiều người Châu Phi không có enzymne này; ở Châu Á và Nam Mỹ cũng vậy.

 A woman purchases soy milk in Hong Kong

A woman purchases soy milk in Hong Kong. Dairy can make many people feel sick in Asia, where the lactase persistence trait is uncommon (Một phụ nữ mua sữa đậu nành ở Hong Kong. Sữa động vật có thể khiến nhiều người không tiêu hoá được ở Châu Á, nơi mà tỷ lệ dân số có enzymne lactase vĩnh trú không cao: Getty)

It is hard to make sense of this pattern because we don’t know precisely why drinking milk, and therefore lactase persistence, was a good thing, says Ségurel: “Why was it so strongly advantageous in itself?”

Vì sao con người cần tiến hoá để uống được sữa?

Thật khó lý giải điều này, vì ta không biết chính xác vì sao chúng ta lại cần uống sữa, và do đó vì sao việc cơ thể có enzyme lactase vĩnh trú lại là điều tốt, Ségurel nói.

The obvious answer is that drinking milk gave people a new source of nutrients, reducing the risk of starvation. But on closer inspection this doesn’t hold up.

“There’s a lot of different sources of food, so it’s surprising that one source of food is so important, so different from other sorts of food,” says Ségurel.

Câu trả lời rõ ràng là sữa cung cấp cho con người một nguồn dưỡng chất mới, giảm nguy cơ bị chết đói.

Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ thì lý do này xem ra không phải là điều hiển nhiên cho lắm.

“Có rất nhiều nguồn thức ăn khác nhau, cho nên thật là kinh ngạc khi có một nguồn thực phẩm lại trở nên quá quan trọng, quá khác biệt so với những nguồn thực phẩm khác,” Segurel cho biết.

 People who are lactase-non-persistent can still eat a certain amount of lactose without ill effects, so drinking a small amount of milk is fine. There is also the option of processing milk into butter, yoghurt, cream or cheese – all of which reduce the amount of lactose. Hard cheeses like cheddar have less than 10% as much lactose as milk, and butter is similarly low. (Read more about parmigiano, a cheese with so little lactose it can be eaten by the lactose-intolerant). “Heavy cream and butter have the lowest lactose,” says Ségurel.

Những người không có enzyme lactase vĩnh trú vẫn có thể tiêu hoá được một lượng lactose nhất định mà không bị bệnh, vì vậy nếu họ uống một lượng sữa nhỏ thì sẽ không sao.

Cũng có nhiều lựa chọn khác, như dùng các sản phẩm chế biến từ sữa, như bơ, yoghurt, kem hoặc phô mai – tất cả đều có hàm lượng lactose thấp hơn so với sữa.

Phô mai cứng như cheddar có lượng lactose thấp hơn 10% so với sữa, và bơ cũng có lượng lactose thấp tương tự. “Kem béo và bơ có hàm lượng lactose thấp nhất,” Ségurel nói.

 Hard cheeses like parmigiano-reggiano can have little to no lactose

Hard cheeses like parmigiano-reggiano can have little to no lactose (Phô mai cứng như parmigiano-reggiano có thể có rất ít hoặc hoàn toàn không có lactose: Getty)

Accordingly, people seem to have invented cheese rather quickly. In September 2018, archaeologists reporting finding fragments of pottery in what is now Croatia. They carried fatty acids, suggesting that the pottery had been used to separate curds from whey: a crucial step in making cheese. If that is correct (and the interpretation has been questioned), people were making cheese in southern Europe 7,200 years ago. Similar evidence from slightly more recent times, but still more than 6,000 years ago, has been found elsewhere in Europe. This is well before lactase persistence became common in Europeans.

Và do vậy, con người có vẻ như đã biết làm phô mai từ rất sớm.

Trong tháng 9/2018, các nhà khảo cổ nói rằng họ tìm thấy những mảnh gốm vỡ ở nơi nay là lãnh thổ Croatia. Chúng có dính acid béo, cho thấy gốm này từng được sử dụng để tách sữa đông từ váng sữa: đây là bước quan trọng để làm phô mai.

Nếu điều này đúng (cách diễn giải này cũng từng bị đặt câu hỏi), thì con người đã làm phô mai ở miền nam Châu Âu từ 7.200 năm trước.

Các bằng chứng tương tự nhưng với niên đại gần hơn một chút, khoảng hơn 6.000 năm trước, được tìm thấy ở nơi khác tại Châu Âu. Đây là khoảng thời gian cách rất xa so với lúc enzyme lactase vĩnh trú trở nên tiến hoá, tồn tại phổ biến ở con người tại Châu Âu.

That said, there is clearly a pattern behind which populations evolved high levels of lactase persistence and which didn’t, says genetics professor Dallas Swallow of University College London. Those with the trait are pastoralists: people who raise livestock. Hunter-gatherers, who do not keep animals, did not acquire the mutations. Neither did “forest gardeners” who cultivated plants, but not livestock.

It makes sense that people who did not have access to animal milk were not under great evolutionary pressure to adapt to drinking it.

Điều này cho thấy có một mô thức rõ ràng đằng sau những nhóm dân cư tiến hóa để đạt enzyme lactase vĩnh trú ở mức cao hơn so với các nhóm không có loại enzyme này, giáo sư về gene Dallas Swallow từ University College London nói.

Những người có enzyme lactase vĩnh trú là những người chăn nuôi gia súc. Những người săn bắt – hái lượm không nuôi giữ động vật thì không có.

Những người “làm vườn trong rừng” vốn chỉ dựa vào sản phẩm thu hoạch từ cây cối chứ không dựa vào động vật nuôi cũng không tiến hoá để có enzymne này.

Đúng là nghe có lý khi cho rằng những người không có sữa thì không bị áp lực buộc phải tiến hóa để thích nghi với việc uống sữa.

The question is, why did some pastoralist people acquire the trait and not others?

Thế nhưng câu hỏi đặt ra là vậy tại sao trong số những người chăn nuôi gia súc, một số thì tiến hoá để có enzyme lactase vĩnh trú, nhưng một số khác lại không?

 A Sudanese boy milks a cow at a cattle camp

A Sudanese boy milks a cow at a cattle camp; an enduring mystery is why only some pastoralist groups acquired lactase persistence (Một cậu bé người Sudan vắt sữa bò trong trai trại chăn nuôi, bí ẩn vẫn còn chưa được giải đáp là tại sao chỉ một số nhóm người chăn nuôi phát triển enzymne lactase vĩnh trú : Getty)

Ségurel points to east Asian herding peoples, such as those in Mongolia, who have some of the lowest rates of lactase persistence even though they rely heavily on milk from their animals for food. The mutations were common in nearby populations in Europe and western Asia, so it would have been possible for them to spread into these east Asian groups, but they didn’t. “That’s the big puzzle,” says Ségurel.

Dairy benefits

Ségurel chỉ ra rằng những người chăn nuôi gia súc ở Đông Á, như người Mông Cổ, là nhóm cư dân có tỷ lệ enzymne lactase vĩnh trú thấp nhất, mặc dù họ lệ thuộc rất nhiều vào nguồn thực phẩm là sữa gia súc.

Các biến thể gene lactase xảy ra phổ biến với các nhóm cư dân sống ở khu vực lân cận, gồm cả ở Châu Âu và vùng Tây Á, vậy lẽ ra chúng phải lan rộng ra với các nhóm cư dân Đông Á mới phải.

Thế nhưng thực tế không phải vậy. “Đó là một câu hỏi lớn,” Ségurel nói.

She speculates that drinking milk might have other advantages besides its nutritional value. People who keep livestock are exposed to their diseases, which can include anthrax and cryptosporidiosis. It may be that drinking cow’s milk provides antibodies against some of these infections. Indeed, milk’s protective effect is thought to be one of the benefits of breastfeeding children.

Lợi ích từ sữa động vật

Bà cho rằng uống sữa có lẽ còn đem lại các ích lợi khác nữa chứ không chỉ giá trị dinh dưỡng.

Những người chăn nuôi gia súc thường bị phơi nhiễm với bệnh dịch của động vật, trong đó có bệnh than và bệnh nhiễm ký sinh trùng cryptosporidiosis.

Có thể là uống sữa bò sẽ cung cấp thêm kháng thể chống lại một số lây nhiễm. Thật vậy, tác dụng bảo vệ của sữa được cho là một trong những ích lợi của việc nuôi con bằng sữa mẹ.

Women nurse their children in Bogota, Colombia

Women nurse their children in Bogota, Colombia for a World Breastfeeding Week event. Milk’s protective effect is thought to be a benefit of breastfeeding (Phụ nữ chăm sóc con ở Bogota, Colombia trong sự kiện Tuần lễ Nuôi con bằng Sữa mẹ Thế giới. Tác dụng bảo vệ của sữa được cho là lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ: Getty)

But some of the mysterious absences of lactase-persistence could be down to sheer chance: whether anyone in a group of pastoralists happened to get the right mutation. Until fairly recently there were a lot fewer people on Earth and local populations were smaller, so some groups would miss out by plain bad luck.

Nhưng bí ẩn của việc một số người không có enzymne lactase vĩnh trú rất có thể đơn giản chỉ là hoàn toàn may rủi: có phải ai trong nhóm những người chăn nuôi gia súc cũng đều có biến thể gene cần thiết đâu.

Mãi cho đến gần đây, trên Trái Đất vẫn chỉ có rất ít người so với bây giờ, và các nhóm cư dân sống quần tụ với nhau thì nhỏ hơn, cho nên có một số nhóm không có biến thể gene này có thể chỉ bởi họ không may mắn.

“I think the most coherent part of the picture is that there’s a correlation with the way of life, with pastoralism,” says Swallow. “But you have to have the mutation first.” Only then could natural selection go to work.

In the case of Mongolian herders, Swallow points out that they typically drink fermented milk, which again has a lower lactose content. Arguably, the ease with which milk can be processed to be more edible makes the rise of lactase persistence even more puzzling. “Because we were so good at adapting culturally to processing and fermenting the milk, I’m struggling with why we ever adapted genetically,” says Swallow’s PhD student Catherine Walker.

“Tôi nghĩ phần rõ ràng nhất của bức tranh là có sự tương quan trong cách sống, với cuộc sống chăn nuôi gia súc,” Swallow nói.

“Nhưng bạn phải có biến thể gene trước đã.” Chỉ khi đó thì chọn lọc tự nhiên mới bắt đầu phát huy tác dụng.

Trong trường hợp với những người Mông Cổ chăn nuôi gia súc, Swallow chỉ ra rằng thường họ uống sữa đã lên men, là sản phẩm có hàm lượng lactose thấp.

Điều đáng chú ý ở đây là việc sữa có thể dễ dàng được chế biến thành những sản phẩm mà con người dễ hấp thụ hơn khiến cho việc tiến hoá để có enzyme lactase vĩnh trú ở mức độ cao hơn thậm chí càng trở nên khó giải thích.

“Bởi vì chúng ta rất giỏi thích nghi với việc chế biến và lên men sữa, nên tôi thấy khó hiểu là tại sao chúng ta lại cần phải thích nghi về mặt gene,” nghiên cứu sinh tiến sĩ Catherine Walker nói.

There may have been several factors promoting lactase persistence, not just one. Swallow suspects that the key may have been milk’s nutritional benefits, such as that it is rich in fat, protein, sugar and micronutrients like calcium and vitamin D.

It is also a source of clean water. Depending on where your community lived, you may have evolved to tolerate it for one reason over another.

Có thể còn một số yếu tố khác dẫn đến việc xuất hiện biến thể gene lactase vĩnh trú chứ không chỉ vì một nguyên nhân.

Swallow nghi rằng điều mấu chốt nằm ở chỗ sữa có nhiều tác dụng dinh dưỡng, như rất giàu chất béo, protein, đường và các chất vi lượng như can-xi và vitamin D.

Sữa cũng là nguồn nước sạch. Tùy vào việc cộng đồng của bạn sống ở đâu, bạn có thể phải tiến hóa để thích nghi với việc uống sữa vì lý do này hay lý do khác.

It’s unclear whether lactase persistence is still being actively favoured by evolution, and thus whether it will become more widespread, says Swallow. In 2018 she co-authored a study of a group of pastoralists in the Coquimbo region of Chile, who acquired the lactase-persistence mutation when their ancestors interbred with newly-arrived Europeans 500 years ago. The trait is now spreading through the population: it is being favoured by evolution, as it was in northern Europeans 5,000 years ago.

Người ta vẫn chưa rõ liệu enzymne lactase vĩnh trú có vẫn đang được tiến hóa nữa hay không, và do đó liệu loại gene này có lan ra rộng rãi hơn nữa không, Swallow nói.

Trong năm 2018, bà là đồng tác giả của một nghiên cứu về nhóm chăn nuôi gia súc ở vùng Coquimbo của Chile, là nhóm người đã có biến thể enzyme lactase vĩnh trú khi tổ tiên họ lai với nhóm người Châu Âu mới đến vùng đất này hồi 500 năm trước. Loại gene này giờ đây có rộng rãi trong dân cư: nó cũng được quá trình tiến hóa ưu ái, giống như ở vùng Bắc Âu hồi 5.000 năm trước.

Dairy cows munch on alfalfa in north-western France (Credit: Credit: Getty)

Dairy cows munch on alfalfa in north-western France, a part of the world where people would have adapted to drinking milk around 3,000 years ago (Bò sữa ăn cỏ linh lăng ở vùng tây bắc Pháp, nơi con người đã thích nghi để uống sữa từ 3.000 năm trước: Getty)

But this is a special case because the Coquimbo people are heavily reliant on milk. Globally, the picture is very different. “I would think it’s stabilised myself, except in countries where they have milk dependence and there is a shortage [of other food],” says Swallow. “In the West, where we have such good diets, the selective pressures are not really likely to be there.”

Nhưng đây là trường hợp đặc biệt vì cư dân ở Coquimbo phụ thuộc rất nhiều vào sữa. Còn trên toàn cầu thì tình hình rất khác.

“Tôi cho rằng đây là việc tự điều chỉnh, trừ ở các nước người dân phụ thuộc vào sữa và thiếu thốn [thực phẩm khác],” Swallow nói. “Ở phương Tây, nơi có nguồn dinh dưỡng tốt, thì có vẻ như không tồn tại áp lực chọn lọc, tiến hoá.”

Dairy decline?

If anything, the news over the last few years offers the opposite impression: that people are abandoning milk. In November 2018, the Guardian published a story headlined “How we fell out of love with milk”, describing the meteoric rise of the companies selling oat and nut milks, and suggesting that traditional milk is facing a major battle.

Nhu cầu sử dụng sữa động vật giảm?

Tin tức trong vài năm gần đây khiến người ta có cảm giác rằng con người đang từ bỏ sữa.

Vào tháng 11/2018, báo Guardian xuất bản một bài viết với tiêu đề “Con người đã hết thích sữa như thế nào” mô tả sự phát triển rực rỡ của các công ty bán sữa đậu, sữa yến mạch, và cho rằng sữa truyền thống đang gặp phải một trận chiến lớn.

But the statistics tell a different story. According to the 2018 report of the IFCN Dairy Research Network, global milk production has increased every year since 1998 in response to growing demand. In 2017, 864 million tonnes of milk were produced worldwide. This shows no sign of slowing down: the IFCN expects milk demand to rise 35% by 2030 to 1,168 million tonnes. (Read more about how milk became a staple food in industrialised societies).

Nhưng số liệu thống kê lại cho thấy một câu chuyện khác hẳn. Theo báo cáo năm 2018 của Mạng lưới Nghiên cứu Sữa động vật IFCN, sản lượng sữa toàn cầu đã luôn tăng mỗi năm kể từ năm 1998 lại đây, vì nhu cầu ngày càng tăng.

Năm 2017, 864 triệu tấn sữa được sản xuất trên thế giới, và không có dấu hiệu nào cho thấy nhu cầu đối với sữa đang giảm bớt: IFCN dự đoán nhu cầu sẽ tăng 35% vào năm 2030, lên mức 1.168 triệu tấn.

 Still, this masks some more localised trends. A 2010 study of food consumption found that in the US milk consumption has fallen over the last few decades – although it was replaced with fizzy drinks, not almond milk. This fall was balanced by growing demand in developing countries, especially in Asia – something the IFCN has also noted. Meanwhile, a 2015 study of people’s drinking habits in 187 countries found that milk drinking was more common in older people, which does suggest that it is less popular with the young – although this says nothing about young people’s consumption of milk products like yoghurt.

Tuy nhiên, điều này đã làm người ta không nhìn thấy một số xu hướng có tính địa phương hoá.

Một nghiên cứu năm 2010 về tiêu thụ thực phẩm cho thấy việc sử dụng sữa ở Mỹ đã giảm trong vài thập niên qua, mặc dù sữa được thay thế bằng thức uống đóng chai chứ không phải sữa hạnh nhân.

Sự sụt giảm này được cân bằng lại từ nhu cầu tăng cao ở các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là ở Châu Á – đây cũng là điều mà IFCN ghi nhận.

Trong khi đó, một nghiên cứu năm 2015 về thói quen uống của người dân tại 187 quốc gia cho thấy việc uống sữa thì phổ biến hơn ở người già, còn người trẻ thì ít hào hứng hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu này không đề cập đến việc tiêu thụ các sản phẩm làm từ sữa trong nhóm người trẻ, ví dụ như yoghurt.

While milk consumption has fallen in the US, in Asia demand is growing

While milk consumption has fallen in the US, in Asia demand is growing (Trong khi việc tiêu thụ sữa đã giảm ở Hoa Kỳ, thì ở Châu Á nhu cầu về sữa đang tăng : Getty)

Still, it seems unlikely that alternative milks will make much of a dent in the world’s growing appetite for milk, at least over the next decade.

Walker adds that alternative milks are “not a like-for-like substitution” for animal milk. In particular, many don’t have the same micronutrients. She says they are most useful for vegans and for people allergic to milk – the latter being a reaction to milk protein, and nothing to do with lactose.

Tuy vậy, không có vẻ gì là các sản phẩm thay thế sữa sẽ tạo ra sự sụt giảm gì trong một thế giới ngày càng yêu thích uống sữa, ít nhất là trong thập niên sắp tới.

Walker nói thêm rằng các loại sữa thay thế “không phải là sự thay thế tương đương” với sữa động vật. Đặc biệt, rất nhiều loại không có các chất vi lượng tương tự.

Bà cho biết các loại sữa thay thế hữu ích nhất cho người ăn chay và cho người dị ứng sữa – nhóm thứ hai này có thể bị phản ứng với protein có trong sữa, và không liên quan gì tới lactose.

Alternative milks like almond milk don’t normally have the same micronutrients as dairy

Alternative milks like almond milk don’t normally have the same micronutrients as dairy (Các loại sữa thay thế như sữa hạnh nhân không thường có các chất vi lượng giống với sữa động vật : Getty)

It’s particularly striking that so much of the growth in milk demand is in Asia, where most people are non-lactase-persistent. Whatever advantages the people there see in milk, they outweigh the potential digestive issues or the need to process the milk.

Nhu cầu về sữa đặc biệt tăng cao ở Châu Á quả là điều gây kinh ngạc, vì đây là vùng mà hầu hết mọi người không có enzymne lactase vĩnh trú. Trong cách nhìn của người dân vùng này thì những lợi ích mà sữa đem lại dẫu gì cũng lớn hơn nhiều so với các vấn đề khó chịu có thể phát sinh trong quá trình tiêu hoá hoặc chế biến sữa.

 In fact, the United Nations Food and Agriculture Organisation has pushed for people in developing countries to keep more non-traditional dairy animals, such as llamas, so that they can obtain the benefits of milk even if cow’s milk is unavailable or too expensive.

Trong thực tế, Tổ chức Lương Nông thế giới (FAO) đã thúc đẩy người dân ở các quốc gia đang phát triển nuôi nhiều hơn các loại gia súc không truyền thống, như lạc đà không bướu, để họ có thể hưởng lợi từ việc uống sữa khi không có sữa bò hoặc nếu sữa bò quá đắt.

 What’s more, a major study published in January described a “planetary health diet” that is designed to both maximise health and minimise our impact on the environment. While it entails drastically cutting down on red meat and other animal products, it nevertheless includes the equivalent of one glass of milk a day.

Milk, it seems, is not down and out. If anything it’s still on the up – even if our bodies have mostly stopped evolving in response to it.

Một nghiên cứu quan trọng được công bố vào tháng Giêng mô tả “chế độ ăn uống lành mạnh trên hành tinh” đã đưa ra những khẩu phần ăn uống phù hợp nhất cho sức khỏe con người trong lúc hạn chế tối đa mức ảnh hưởng tiêu cực của chúng ta đối với môi trường.

Tuy đòi hỏi cắt giảm phần lớn lượng thịt đỏ và các sản phẩm từ động vật, nhưng chế độ ăn này vẫn đề xuất cần có phần dinh dưỡng tương đương một ly sữa mỗi ngày.

Có vẻ như sữa không hề mất vị thế hay bị bỏ rơi. Sữa vẫn đang được ưa chuộng, thậm chí ngay cả khi cơ thể chúng ta hầu như đã ngừng tiến hoá trong việc tìm cách thích nghi với sữa.

Nguồn: Tiếng Anh