Cô giá có cái tên thật đẹp: Diana Khôi Nguyễn. Tác phẩm của cô là Bóng Ma. Cô viết ra đầy cảm xúc từ chính những sự kiện trong gia đình mình…
Từ một kinh nghiệm đau thương trong gia đình, một nữ sinh viên gốc Việt đã dùng văn chương để diễn tả lại, phấn đấu với, trước những cảm xúc xung đột trong tâm hồn. Không ngờ, tác phẩm đầu tay của cô đã được ngợi khen nồng nhiệt, được đề cử giải văn chương lớn của người Mỹ.
Dưới đây là bài viết của cô Tamara Chapman đăng trên tạp chí của trường đại học University of Denver cuối tháng Hai 2019, khoảng một năm sau ngày sách được phát hành, về tác phẩm của Diana Khôi Nguyễn, về một người chị cả trong một gia đình tỵ nạn có ba chị em, về cái chết của người em út mà cũng là đứa con trai duy nhất mà cha mẹ của Diana rất thương yêu.
Với tác phẩm đầu tay mang tựa đề “Ghost Of” (Bóng Ma) do nhà xuất bản Omnidawn phát hành năm 2018, cô Diana Khôi Nguyễn bỗng trở thành một ánh đèn chớp nháy mới trong thế giới văn chương Anh ngữ.
Trong tháng Chín, nửa năm sau khi tuyển tập thơ được phát hành, Diana Khôi Nguyễn được biết “Ghost Of” đã được đưa vào danh sách những tác phẩm đề cử cho giải National Book Award. Vài tuần sau, cô nghe tin tác phẩm của mình đã vào vòng chung kết gồm năm cuốn sách. Có được cơ hội thắng giải như vậy là một vinh dự lớn cho bất cứ tác phẩm nào xuất bản ở Mỹ, huống hồ một tác phẩm đầu tay như của cô Diana.
Tuy rằng cuối cùng “Ghost Of” không thắng trong buổi lễ trao giải diễn ra trong tháng 11, Diana Khôi Nguyễn vẫn “hoàn toàn biết ơn” trước những kinh nghiệm mà cô nhận được trong quá trình được đề cử. Cô đang học để lấy bằng Tiến Sĩ (PhD) môn viết sáng tạo tại Đại Học Denver (DU) và hiện đang là giáo sư phụ giảng tại trường Daniels College of Business.
“Cho tới nay tôi chưa thật sự hiểu,” cô nói về kinh nghiệm tuyển tập thơ được đề cử. “Có những lúc như khi tôi đang dắt chó và rồi tôi bỗng làm thơ, tôi viết. Thế rồi sao nữa? Tôi hoàn toàn không hiểu… Làm sao chuyện này đã xảy ra?”
Theo thông lệ thì các nhà xuất bản thường đề cử những tác phẩm cho các hạng mục gồm tiểu thuyết, tác phẩm dịch thuật, truyện và thơ của tác giả trẻ. Ban giám khảo gồm năm người. Họ chọn những tác phẩm được các nhà xuất bản đề nghị để đưa vào danh sách. Sau đó, trong mùa hè, các giám khảo đọc hết các tác phẩm trong mỗi hạng mục. Chẳng hạn như trong mục thơ thì ban giám khảo phải đọc khoảng 150 tập thơ. Sau đó họ soạn ra danh sách tuyển chọn, và cuối cùng danh sách chung kết. Vài giờ đồng hồ trước bữa tiệc công bố giải thưởng, các giám khảo phải họp riêng với nhau để quyết định chọn một tác phẩm để trao giải văn chương quốc gia.
Tuyển tập của Diana Khôi Nguyễn chứa đựng những xúc cảm đau thương. “Ghost Of” là một cuộc chiêm nghiệm về một bi kịch – cái chết vì tự tử của Oliver, em trai của Diana. Cô đã sáng tác những vần thơ viết theo lối văn xuôi để đối phó trước những nỗi đau thương dày xéo trong tâm hồn từ cái chết bất ngờ ấy. “Tôi không muốn tác phẩm này là một cách sống lại những kinh nghiệm đau buồn, tôi muốn nó như một cây cầu nối, một cách để tôi vinh danh em tôi và nghĩ về em, về quá khứ của chúng tôi,” Diana giải thích.
Cô đã nghĩ về cái chết của em, phấn đấu trước sự ra đi của Oliver (tên của em được chọn khi cha mẹ xem phim Oliver Twist được viết theo tiểu thuyết bi kịch của ông Charles Dickens), nhưng Diana chưa có ý định viết về em, cho đến khi cô dự lớp viết sáng tạo của bà Selah Saterstrom, giám đốc của chương trình viết cấp tiến sĩ của trường DU và cũng là một tác giả có tiếng tăm.
“Một bài tập cho chúng tôi là viết một bài điếu văn thật khác thường,” Diana nhớ lại. “Trong thời gian trước đó tôi đã cố tránh nghĩ về em tôi. Thế rồi trong lúc làm bài tập nói trên, tôi chế một cái quan tài bằng giấy cứng, rồi mỗi ngày nằm trong đó khoảng 10 phút. Đó là một kinh nghiệm quán chiếu. Tôi muốn đi lại những bước của em tôi trong cái chết.”
Những bài thơ bắt đầu khởi lên trong năm 2016, mấy tuần sau khi những lớp học kết thúc.
“Tôi chỉ viết trong vòng 15 ngày trong mùa hè và 15 ngày trong tháng 12,” Diana kể. “Thật là điên. Thế nhưng ngoài những bài thơ đó, tôi không viết gì khác. Khi tôi dạy học, hay tôi học, thì tôi 100 phần trăm là giáo viên, hay 100 phần trăm là học trò. Tôi không thể nào vừa làm việc này vừa làm việc khác trong cùng một lần. Tôi không có khả năng làm như vậy.”
Giữa 30 buổi bình minh và hoàng hôn đó, Diana Khôi Nguyễn đặt mục tiêu mỗi ngày viết một bài thơ có thể đăng được. Cô đã thí nghiệm với hình thức, và thường xem lại những bức ảnh cho thấy một cuộc khủng hoảng đang hình thành. Cô còn nhớ là hai năm trước khi Oliver tự tử, anh từng thức dậy lúc nửa đêm và thu thập lại hết những bức hình gia đình treo trong nhà. Rồi với con dao cắt giấy X-Acto, anh cắt hình ảnh của mình ra khỏi mỗi tấm ảnh, để lại một khoảng trống.
“Hành động đó giống như là một cơn thịnh nộ diễn ra rất cẩn thận,” Diana kể. “Em tôi không đập phá gì hết. Em đã để lại hết thảy những tấm hình. Chúng tôi không bao giờ nói về những bức ảnh bị cắt ấy. Cha mẹ tôi không lấy những bức ảnh ấy xuống. Chúng vẫn được treo cho đến ngày em chết. Họ cũng còn treo những hình đó sau cái chết của em.”
Diana Khôi Nguyễn phải phấn đấu dưới sức nặng của những cảm xúc sâu đậm đến từ những tấm ảnh, cố gắng đưa những cảm xúc ấy vào trong những bài thơ mà cô thường sắp đặt thành từng chương gồm ba bài thơ. Mỗi chương được mở đầu với một bức ảnh bị xóa mặt, cho thấy một gia đình đứng chung quanh một khoảng trống không thể nào không thấy.
Một yếu tố khác là cô điền những dòng chữ chung quanh khoảng trống hoặc lấp chữ vào trong khoảng trống, để nói lên sự ra đi, sự vắng mặt của Oliver.
Sự sáng tạo và thí nghiệm này trong cách làm thơ mới của Diana Khôi Nguyễn đã được ngợi khen bởi các nhà phê bình, kể cả của bà Selah Saterstrom. Bà khen Diana đã thám hiểu sâu vào vùng tối của sự mất mát và nắm bắt được những gì mà chúng ta không thể nhìn thấy hay sờ mó được.
Bà Saterstrom nói, “Nỗ lực của Diana là
tìm ra được một nhịp đập vô hình tạo sinh khí cho sự bí ẩn của sự mất mát và hồi
phục.”
VietBF.com