Seite auswählen
Photo

 

 

CreditAnthony Russo

Then an invitation from Salman Rushdie arrived, asking me to attend the PEN World Voices Festival in New York. I immediately contacted the local authorities to apply for permission to leave China, and booked my plane ticket. However, the day before my scheduled departure, a police officer called me to “have tea,” informing me that my request had been denied. If I insisted on going to the airport, the officer told me, they would make me disappear, just like Ai Weiwei.

Thế rồi tôi nhận được giấy của Salman Rushdie, mời tôi tham dự Liên hoan Những Tiếng nói Thế giới của Hội Văn Bút Quốc tế ở New York. Tôi lập tức liên hệ với chính quyền địa phương để xin xuất cảnh, và đặt vé máy bay. Tuy nhiên, hôm trước khi tôi lên đường như đã định, một công an gọi điện mời tôi “tới uống trà”, cho tôi biết là đơn của tôi đã bị bác. Tay công an bảo tôi rằng nếu tôi cứ nhất mực ra sân bay, họ sẽ khiến tôi biến mất, y như Ngải Vị Vị.

For a writer, especially one who aspires to bear witness to what is happening in China, freedom of speech and publication mean more than life itself. My good friend, the Nobel laureate Liu Xiaobo, has paid a hefty price for his writings and political activism. I did not want to follow his path. I had no intention of going back to prison. I was also unwilling to be treated as a “symbol of freedom” by people outside the tall prison walls.

Đối với một nhà văn, đặc biệt là người mong mỏi làm nhân chứng cho những gì đang diễn ra ở Trung Quốc, tự do ngôn luận và xuất bản có ý nghĩa lớn hơn bản thân sự sống. Anh bạn hiền của tôi, Lưu Hiểu Ba – người đoạt giải Nobel, đã trả giá đắt cho những tác phẩm và hoạt động chính trị của anh. Tôi không muốn đi theo con đường của anh. Tôi không có ý định quay lại nhà tù. Tôi cũng không muốn bị những người bên ngoài những bức tường tù cao ngất coi như “biểu tượng của tự do”.

Only by escaping this colossal and invisible prison called China could I write and publish freely. I have the responsibility to let the world know about the real China hidden behind the illusion of an economic boom — a China indifferent to ordinary people’s simmering resentment.

Chỉ bằng cách đào thoát khỏi nhà tù khổng lồ và vô hình có tên gọi là Trung Quốc này thì tôi mới có thể tự do viết và xuất bản. Tôi có trách nhiệm cho thế giới biết về nước Trung Quốc thật sự nấp đằng sau ảo ảnh bùng nổ kinh tế – một Trung Quốc bàng quan trước nỗi phẫn uất âm ỉ của dân thường.

I kept my plan to myself. I didn’t follow my usual routine of asking my police handlers for permission. Instead, I packed some clothes, my Chinese flute, a Tibetan singing bowl and two of my prized books, “The Records of the Grand Historian” and the “I Ching.” Then I left home while the police were not watching, and traveled to Yunnan. Even though it was sweltering there, I felt like a rat in winter, lying still to save my energy. I spent most of my time with street people. I knew that if I dug around, I could eventually find an exit.

Tôi giữ kín kế hoạch của mình. Tôi không giữ nếp thường nhật là xin phép những tay công an theo dõi mình nữa. Trái lại, tôi xếp mấy bộ quần áo, cây sáo, chiếc mõ tụng kinh và hai cuốn sách quý của mình là “Sử Ký Tư Mã Thiên” và “Kinh Dịch”. Rồi tôi rời khỏi nhà khi công an không theo dõi, đến Vân Nam. Dù tiết trời ở đó oi ả ngột ngạt, tôi thấy như một chú chuột trong mùa đông, nằm yên để giữ năng lượng. Tôi dành phần lớn thời gian làm quen với những người sống trên đường phố. Tôi biết nếu mình tìm quanh, thể nào cuối cùng tôi cũng tìm được lối thoát.

WITH my passport and valid visas from Germany, the United States and Vietnam, I began to move. I shut off my cellphone after making brief contacts with my friends in the West, who had collaborated on the plan. Several days later, I reached a small border town, where I could see Vietnam across a fast-flowing river. My local helper said I could pay someone to secretly ferry me across, but I declined. I had a valid passport. I chose to leave through the border checkpoint on the bridge.

Với hộ chiếu và thị thực hợp lệ của Đức, Mỹ và Việt Nam, tôi bắt đầu dịch chuyển. Tôi tắt điện thoại di động sau khi liên lạc chớp nhoáng với bạn bè ở phương Tây, những người đã hợp tác trong kế hoạch này. Mấy ngày sau, tôi đến một thị trấn nhỏ ở biên giới, ở đó tôi có thể thấy Việt Nam bên kia con sông chảy cuộn. Người dẫn đường địa phương nói tôi có thể trả tiền thuê người bí mật chở tôi qua, nhưng tôi từ chối. Tôi có hộ chiếu hợp lệ. Tôi chọn cách đi qua cửa khẩu biên giới trên cầu.

Before the escape, my helper had put me up at a hotel near the border. Amid intermittent showers, I floated in and out of dreams and awoke nervously to the sound of a knock on the door, only to see a prostitute shivering in the rain and asking for shelter. Although sympathetic, I was in no position to help.

Trước cuộc đào thoát, người dẫn đường đã xếp cho tôi ở một khách sạn gần biên giới. Giữa những lần tắm, tôi cứ hết mơ rồi lại giật mình tỉnh ra, đầy âu lo khi nghe tiếng gõ cửa, để rồi chỉ thấy một cô gái điếm run lẩy bẩy xin vào trong trú mưa. Tuy thông cảm, nhưng tôi đâu thể giúp được.

At 10 a.m. on July 2, I walked 100 yards to the border post, fully prepared for the worst, but a miracle occurred. The officer checked my papers, stared at me momentarily and then stamped my passport. Without stopping, I traveled to Hanoi and boarded a flight to Poland and then to Germany. As I walked out of Tegel airport in Berlin on the morning of July 6, my German editor, Peter Sillem, greeted me. “My God, my God,” he exclaimed. He was deeply moved and could not believe that I was actually in Germany. Outside the airport, the air was fresh and I felt free.

Lúc 10 giờ sáng ngày 2/7, tôi cuốc bộ 100 thước tới chốt biên giới, sẵn sàng chuẩn bị cho tình thế xấu nhất, nhưng điều kỳ diệu đã diễn ra. Cán bộ hải quan kiểm tra giấy tờ của tôi, nhìn tôi chằm chằm trong tích tắc, rồi đóng dấu vào hộ chiếu của tôi. Không ngừng lại, tôi đi thẳng về Hà Nội và lên máy bay sang Ba Lan rồi tới Đức. Khi tôi bước ra khỏi sân bay Tegel ở Berlin sáng ngày 6/7, Peter Sillem, biên tập viên người Đức của tôi, đón tôi. “Chúa ơi, Chúa ơi,” ông thốt lên. Ông vô cùng cảm động và không thể tin rằng tôi đã thực sự tới Đức. Bên ngoài sân bay, không khí trong lành, và tôi thấy được tự do.

After I settled in, I called my family and girlfriend, who were questioned by the authorities. News about my escape spread fast. A painter friend told me that he had gone to visit Ai Weiwei, who is still closely watched. When my friend mentioned that I had mysteriously landed in Germany, Old Ai’s eyes widened. He howled with disbelief, “Really? Really? Really?”

Sau khi ổn định, tôi gọi cho gia đình và bạn gái của mình; họ đã bị nhà cầm quyền tra vấn. Tin tức về cuộc đào thoát của tôi lan nhanh. Một người bạn họa sĩ kể anh tới thăm Ngải Vị Vị, ông vẫn đang bị theo dõi sát sao. Khi bạn tôi báo tin tôi đã bí mật hạ cánh ở Đức, Ngải lão tôn tròn mắt. Dạ không tin, ông gào lên, “Thật à? Thật à? Thật à?”