Seite auswählen

This article is adapted from Workplace Letter, produced by Nishi Sunder. It aired on Business Matters and World Business Report from the BBC World Service. Adapted for BBC Capital by Angela Henshall.

If you’ve spent much time working with recent graduates – people who have just finished university without much work experience – you’ve probably witnessed your share of odd office behaviour.

For instance, the new grad who shows up dressed for a night of clubbing, or the entry level worker who doesn’t realise the CEO in a Fortune 500 company doesn’t want his opinion about their new brand strategy, or the new grad who takes all her calls on speakerphone without noticing the colleagues glaring in her direction.

Sinh viên mới tốt nghiệp cần giúp gì khi vào nghề?

Bài viết này được chuyển thể từ bài ‘Thư Nơi Làm Việc’ của Nishi Sunder. Nó được phát sóng ở mục ‘Business Matters and World Business Report’ trên BBC World Service và được Angela Henshall chuyển thể cho BBC Capital.

Nếu bạn đã có nhiều thời gian làm việc với những sinh viên mới tốt nghiệp – những người vừa học xong đại học và không có nhiều kinh nghiệm làm việc – thì bạn có thể đã chứng kiến những cách cư xử lạ kỳ.

Chẳng hạn, một người mới tốt nghiệp ăn mặc như đi (dự dạ hội khiêu vũ) các quán nhạc ban đêm, hoặc nhân viên mới không nhận ra rằng ông giám đốc công ty Fortune 500 không thích ý kiến của mình về chiến lược thương hiệu mới của công ty, hoặc nhân viên mới cứ gọi điện thoại mà bật cả loa mà không để ý rằng các đồng nghiệp đang khó chịu nhìn mình.

We’ve all heard the stereotypes about entry-level workers who think they should get a corner office or have their own assistant right off the bat – but in my experience, those are outliers.

Of course, we’ve all been there at the start of our own careers … because we don’t do a very good job of teaching students and recent graduates how to navigate office life. We teach them other things – how to write a research paper or analyse a poem or conduct a lab experiment – but we don’t have many formalised mechanisms for teaching the sort of skills that will have a huge impact on how to succeed in your first few years of work: skills most of us think of as just how to be in an office.

Tất nhiên, tất cả chúng ta đều đã như vậy khi bắt đầu bước vào nghề … vì chúng ta đã không làm tốt việc dạy sinh viên và sinh viên sắp tốt nghiệp cách ứng xử ở môi trường văn phòng. Chúng ta dạy họ những điều khác – cách viết một bài nghiên cứu hoặc cách phân tích một bài thơ hoặc cách làm một thí nghiệm trong phòng lab – nhưng chúng ta không có nhiều cơ chế chính thức để dạy loại kỹ năng mà nó sẽ có tác động rất lớn đến sự thành công ở vài năm đầu của công việc: các kỹ năng mà hầu hết chúng ta nghĩ là phải như thế nào khi ở văn phòng .

 (Credit: Getty)

Part of the problem is that the people who could do the teaching work in academia and don’t have much, if any, recent experience of industry (Credit: Getty)

 

Instead, we just throw young people in and expect them to figure it out … which of course leads to plenty of professional faux pas along the way, some of them only mildly embarrassing but some quite embarrassing indeed.

We’ve all heard the stereotypes about entry-level workers who think they should get a corner office or have their own assistant right off the bat – but in my experience, those are outliers. What’s much more common are young workers who haven’t fully processed that they’re adults now and don’t need to ask for permission to go to lunch, or to leave a meeting to use the bathroom, or who feel awkward calling their older colleagues by their first names, or are afraid of asking questions because they think they’re already supposed to have all the answers.

Thay vào đó, chúng ta chỉ ném họ vào đời và mong họ tự mày mò ra … việc này tất nhiên sẽ dẫn đến rất nhiều những sai sót trong nghề khi làm việc, một số người chỉ bỡ ngỡ nhẹ, nhưng một số là hoàn toàn bỡ ngỡ.

Tất cả chúng ta đều nghe nói về những loại nhân viên mới mà họ nghĩ rằng họ phải có ngay một góc ngồi riêng hoặc có người trợ lý riêng – nhưng theo kinh nghiệm của tôi, đó là những người đặc biệt. Thường phổ biến hơn nhiều là những nhân viên trẻ chưa nhận thức đầy đủ rằng giờ họ đã là người trưởng thành và không cần xin phép đi ăn trưa hoặc rời khỏi cuộc họp để đi vệ sinh, hoặc cảm thấy lúng túng khi gọi người đồng nghiệp lớn tuổi trực tiếp bằng tên, hoặc sợ đặt câu hỏi vì nghĩ rằng người ta coi họ phải biết điều đó rồi.

That’s not to say, though, that there are never young workers who dramatically misunderstand their standing in their office.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là không bao giờ có những nhân viên trẻ hiểu sai rất nhiều về vị trí của họ trong văn phòng.

They were shocked when the company decided to end their internships early rather than keep debating what they could wear to work.

A letter to my website went viral a couple of years ago when an intern wrote in to say that he and several other interns had been fired after writing a petition demanding that their company relax its dress code. Apparently, they had pushed the dress code issue several times before and had been told it wasn’t changing, and then spent work time putting together a petition to push the issue further. They were shocked when the company decided to end their internships early rather than keep debating what they could wear to work.

Một lá thư đến trang web của tôi, một vài năm trước, đã lan truyền mạnh mẽ khi một thực tập sinh viết rằng anh ta và một số thực tập sinh khác đã bị sa thải sau khi viết đơn thỉnh cầu công ty của họ nới lỏng quy định về trang phục. Hình như họ đã nêu lên vấn đề về trang phục nhiều lần trước đó và đã được trả lời là nó không thay đổi, và sau đó họ dành thời gian làm việc đưa kiến nghị để đẩy vấn đề đi xa hơn nữa. Họ thấy choáng khi công ty quyết định kết thúc sớm việc thực tập thay vì tiếp tục tranh luận là họ nên ăn mặc thế nào khi làm việc.

 But for the most part, new grads mean well, are conscious of being new, and simply need someone to explain workplace norms to them.

And it’s strange that we don’t do this in any organised way! Why don’t we do a better job of teaching university students and recent graduates about how to navigate office life?

Nhưng trong hầu hết trường hợp, sinh viên mới tốt nghiệp là tốt, có ý thức mình là mới và cần ai đó giải thích các quy tắc nơi làm việc.

Và điều lạ lùng là chúng ta không làm điều đó theo bất kỳ cách có tổ chức nào! Tại sao ta không làm tốt hơn việc giảng dạy cho sinh viên đại học và mới tốt nghiệp về cách ứng xử trong cuộc sống văn phòng?

At the university level, part of it no doubt is explained by the fact that the people who could do the teaching – professors – work in academia, not industry, and don’t have much, if any, recent first-hand experience in traditional offices. But why then aren’t employers making a concerted effort to help graduates who are new to the workforce understand and acclimate to its ways?

Why, when we have new employee orientations that sometimes last days and cover things like attendance policies in dreary detail, do employers not tackle the things that will most determine whether these new workers struggle or thrive?

Ở cấp đại học, chắc chắn một phần của điều đó được giải thích bởi thực tế là những người có thể giảng dạy – tức các giáo sư – làm việc trong trường, không phải trong ngành công nghiệp và không có nhiều kinh nghiệm trực tiếp về văn phòng truyền thống. Nhưng tại sao các chủ hãng lại không có nỗ lực phối hợp để giúp những người mới nhập vào lực lượng lao động hiểu và thích nghi theo lề lối của cơ quan?

Trong khi chúng ta có những điều hướng mới cho nhân viên mà đôi khi kéo dài nhiều ngày và bao gồm những thứ như quy tắc tham dự rất chi tiết, thì tại sao các chủ hãng lại không đề cập đến những vấn đề quyết định nhất việc liệu những nhân viên mới này có gặp khó khăn hay đang phát triển?

I’d like to see employers do more formal training in how an office works. How about – here’s what’s expected of you at meetings, here’s what you can look to your manager to do for you, here are the kinds of input we do and don’t want from people in your role, here’s how to decide if a complaint is worth escalating, here’s the amount of socialising that’s okay, and here’s how to peacefully co-exist in a shared space with your colleagues without inciting violence. Employees and employers alike would benefit.

Tôi mong muốn thấy các chủ hãng có việc đào tạo chính quy hơn về cách thức làm việc tại một văn phòng. Bao gồm cách thức bạn cư xử tại cuộc họp, những người quản lý có thể giúp gì cho bạn , những điều bạn nên làm và không nên làm, cách quyết định một việc thỉnh cầu có đáng để đẩy mạnh, mức độ thích hợp của việc giao lưu, cách để cùng tồn tại thân thiện trong một không gian chung với các đồng nghiệp mà không để xảy ra bạo lực. Như vậy nhân viên và chủ hãng đều có lợi.