Xem thêm:
Tự điển phật học online
Bát Chánh Đạo
Bát chánh đạo là con đường chân chánh có tám chi, giúp chúng sanh hướng đến một đời sống cao thượng, hạnh phúc. Bát thánh đạo là tám phương tiện vi diệu đưa chúng sanh đến đời sống an lạc, giải thóat, tiến đến địa vị giác ngộ. Những bậc Hiền, Thánh nương theo tám phương tiện này để đi đến Niết bàn, Phật quả.
Source: Bát chánh đạo
Bát-nhã
Bát-nhã là một khái niệm trung tâm của Phật giáo Đại thừa, có nghĩa là trí tuệ (huệ) nhưng không phải do suy luận hay kiến thức đem lại, mà là thứ trí huệ của sự hiểu biết một cách toàn triệt (bất cứ thứ gì cũng nằm trong nó, ví dụ: “các định luật của Newton chỉ đúng trong điều kiện vận tốc rất nhỏ so với vận tốc ánh sáng”, hay “những khái niệm này chỉ hoạt động được trong môi trường nước”), không mâu thuẫn (ví dụ: “ai cũng thắng”). Điều khó của trí tuệ này là không đến từ kết quả của lý luận logic, tuy nhiên có thể hiểu được khi đi đến tận cùng của lý luận (các khái niệm, phủ định của khái niệm). Đạt được trí Bát-nhã được xem là đồng nghĩa với giác ngộ và là một trong những yếu tố quan trọng của Phật quả. Bát-nhã là một trong những hạnh Ba-la-mật-đa mà một Bồ Tát phải đạt đến (Thập địa). Wikipedia
Bụt
Bụt là từ xuất hiện trước; còn Phật là từ xuất hiện sau. Bụt chính là chữ phiên âm trực tiếp từ chữ बुद्ध (buddh) trong tiếng Phạn, kể từ khi Phật giáo Nam Tông (Tiểu thừa) du nhập vào VN; còn Phật (佛) là từ Hán Việt mà ta sử dụng khi Phật giáo Bắc Tông (Đại thừa) được truyền vào nước ta.
Sự Khác Biệt Giữa Hai Chữ Phật Và Chữ Bụt
Chánh niệm
“ Khi tôi chế trà, tôi thích chế trà trong chánh niệm, nghĩa là tôi chế trà với tâm trí hoàn toàn trong việc chế trà, tâm trí không ở quá khứ, tương lai hay ở những dự án khác. Tâm trí tôi đang tập trung chế trà, tôi tập trung chú ý vào việc chế trà, chế trà trở thành đối tượng duy nhất trong chánh niệm và sự tập trung.
https://thuvienhoasen.org/a37293/chanh-niem-la-gi
Chấp ngã
là cho rằng cái gì liên quan đến “ta” và “của ta” mới là quan trọng và ưu việt: nhận thức của ta, kiến thức của ta, danh dự của ta, nhân cách của ta v.v.. “ta” là cái rốn của vũ trụ! Chấp ngã là quên mất rằng “ta” với mọi người không có gì khác nhau cả, chỉ là sự kết hợp của 5 uẩn mà thôi! Cái ta càng lớn thì càng dễ nổi giận.
Chấp pháp
là cho rằng các pháp là có thật, từ đó dẫn đến sai lầm. Ví dụ khư khư cho rằng phương pháp ta đang sống, đang theo .. là pháp tốt nhất, pháp của người kia là thấp kém, pháp mà Thầy của ta dạy là hay nhất, pháp của Thầy người kia dạy là tào lao v..v.. từ đó sinh ra tranh cãi, giận dữ, thù oán v.v.. Cho nên giận dữ cũng khởi sinh từ ngã mạn, tự cao tự đại, si mê và lầm lạc!
Chấp thủ
là nắm chặt, giữ kỹ, không chịu buông ra. Người có định kiến thường hay cố
chấp không chịu thay đổi quan điểm, suy nghĩ, thành kiến v.v… của mình, mặc dù thực tế đã chứng
minh là thành kiến ấy, suy nghĩ ấy sai lầm.
Có nhiều hình thức chấp thủ: chấp ngã, chấp pháp, chấp thủ tướng v.v…
Source: Tinh Thần Không Chấp Thủ và Tinh Thần Tùy Duyên Bất Biến
Cực Lạc
còn được gọi là An lạc quốc nơi thanh tịnh nhất, tên của Tây phương Tịnh độ, là tên của một cõi thế giới, nơi Phật A-di-đà tiếp dẫn trong Phật giáo Đại thừa.
Diệt độ
Diệt là tịch diệt. Rời bỏ cái thân người này là cội gốc của già, bệnh, chết và bao nhiêu phiền não khác, tức là diệt. Độ là qua con sông sinh tử luân hồi, đến cõi Niết Bàn yên vui, bất tử.
Nhập Niết Bàn, hay vào Niết Bàn là đồng nghĩa với diệt độ. Nói Phật diệt độ cũng như nói Phật nhập Niết Bàn.
Duy thức học
chủ trương mọi hiện tượng đều chỉ là thức, là cảm nhận của tâm, ngoài thức đang cảm nhận thì không có gì hiện hữu, không có một đối tượng khách thể, độc lập. Thế gian chỉ là ảo ảnh (màyà), hay tợ cảnh, bởi vì tất cả hiện thể đều không bền vững, không có tự thể (vô ngã), và không tồn tại (vô thường). Tâm thức, bị ảnh hưởng của vô minh (avidyà), tin vào những gì mà nó tiếp xúc, trong cả hai trạng thái tỉnh giấc và ngủ mơ, cho rằng đối tượng thật sự hiện hữu bên ngoài nó, trong khi thật ra, chỉ vì cái tâm thức đó phóng thể, hay là hiện ra (tập khởi), cho nên thấy như là thế gian như là hiện hữu, vậy thôi. Chủ thể, cái ta, do đó không có thật; và khách thể, thế giới bên ngoài, cũng không có thật.
Đạo đế
một trong Tứ Diệu Đế (Four Noble Truths), bốn chân lý cơ bản của Phật giáo.
chân lý về con đường dẫn đến diệt khổ: Phương pháp diệt khổ là con đường Bát chính đạo
Magga, The Buddhist path to liberation.
Đạo tràng
là nơi tu hành Phật đạo.
Giác ngộ
thức tỉnh và hiểu rõ ra một chân lý nào đó.
Hành giả
chỉ người thực hành, tu hành theo giáo điều của Phật
Hành trì
là chỉ cho việc thực hành các phương pháp tu tập hàng ngày như ngồi thiền, tụng kinh, niệm Phật, trì chú v.v…
Điểm khởi đầu của hành trì Phật pháp là tĩnh tâm và giữ chánh niệm, nghĩa là luôn luôn ghi nhớ việc ý thức về cách mình đang hành động và nói năng với người khác, cách mình suy nghĩ như thế nào khi chỉ có một mình. Điều này không có nghĩa là chỉ quan sát những hành động này và để yên chúng như vậy. Khi có chánh niệm, ta có thể phân biệt điều gì là tích cực và điều gì là tiêu cực. Nó không phải là bận tâm cho bản thân, mà là quan tâm và cởi mở với người khác nhiều hơn.
Hoằng pháp
Hoằng pháp là một phương cách truyền đạt giáo pháp đến xã hội, đòi hỏi nhiều về tính năng truyền đạt, kiến thức tổng quát và chuyên môn thông qua thân – khẩu – ý, nói tóm lại là nhân cách. Mục đích của hoằng pháp căn bản có hai điều: Một là giữ gìn cho Phật pháp được trường tồn, và hai là phụng sự xã hội, đem lại lợi ích, an lạc và hạnh phúc cho tất cả chúng sanh.
Lân mẫn
Lòng thương yêu, lòng trắc ẩn, lòng khoan dung.
Luận Tạng
Luận Tạng (Abhidhamma A-tì-đạt-ma) là bộ sưu tập các bài luận giải về Giáo lý.
Luật tạng
Luật tạng (vinaya) là phần thứ hai của Tam tạng, quy định về việc sống tập thể của chư tăng, chư ni.
Ngã
tức là cái “ta” được thiết thuyết với một thể tính trường tồn, không bị ảnh hưởng của tụ tán, sinh tử. Đạo Phật không công nhận sự hiện diện của một ngã như thế. Trong tất cả mọi hiện tượng tâm lý và vật lý thì không có một chủ thể gì được gọi là độc lập, thường còn (Vô ngã, Ngũ uẩn).
Ngũ lực
Ngũ lực (zh. wǔlì 五力, ja. goriki, sa. pañca balāni) là năm lực đạt được do tu tập “Năm thiện pháp căn bản” (ngũ thiện căn 五善根):
- Tín lực (zh. 信力, sa. śraddhābala), là tâm loại bỏ các loại tin tưởng sai lầm;
- Tinh tiến lực (zh. 精進力, sa. vīryabala) là năng lực tu trì Tứ chính cần (sa. saṃyak-prahānāni) để diệt trừ bất thiện pháp;
- Niệm lực (zh. 念力, sa. smṛtibala), sức mạnh do tu trì Tứ niệm xứ (sa. smṛtyupasṭhāna) đem lại;
- Định lực (zh. 定力, sa. samādhibala), sức mạnh do Thiền định (sa. dhyāna) mang lại nhằm loại bỏ mọi tham ái;
- Huệ lực (zh. 慧力, sa. prajñābala) là sức mạnh nhờ phát khởi tri kiến Tứ diệu đế.
Năm lực là một phần của 37 Bồ-đề phần, những yếu tố dẫn đến giác ngộ (sa. bodhipākṣika-dharma).
Quán chiếu
là nhìn thật sâu vào vấn đề gì đó, soi rọi lại trong Tâm của mình để hiểu nó từ bản thân mình, quán sát chung quanh mình, cụ thể chứ không phải nghiên cứu những danh từ trong sách vở. Và để từ đó có thể hiểu vấn đề sâu sắc hơn nhờ tiếp cận, phân tích, chứng nghiệm.
Tam bảo
là “Ba ngôi báu” (Three Jewels), ba cơ sở chính của Phật giáo: Phật, Pháp, Tăng (Buddha, Dharma, and Sangha), tức là bậc giác ngộ, giáo pháp của bậc giác ngộ và những người bạn đồng học.
Tha lực
có nghĩa là lực từ bên ngoài, lực của người khác. Nhưng với nghĩa hẹp trong Phật giáo, Tha lực là Phật lực của Phật A-di-đà.
Thọ trì
Thọ là nhận lấy, còn trì là giữ gìn, ghi nhớ không quên.
1. Thọ trì giới luật:
Tức thọ giới và trì giới. Đây là chỉ việc nhận giới do giới sư truyền thọ đúng pháp và giữ gìn giới luật thanh tịnh, không vi phạm.
2. Thọ trì ba y:
Tức nhận và gìn giữ ba y của Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni từ giới sư sau khi thọ đại giới.
3. Thọ trì kinh điển
Thọ trì kinh điển là một hình thức của thọ trì Pháp. Đây là cụm từ mà người Phật tử hay gặp trong kinh sách hay nghe giảng.Thông thường chúng ta nghĩ, “thọ trì kinh điển” là đọc tụng kinh điển. Nhưng hàm nghĩa của “thọ trì kinh điển” vừa rộng lại vừa sâu, đọc tụng kinh điển chỉ là một phần của thọ trì kinh điển. Thọ trì kinh điển có mười pháp. Những gì là mười? (1) biên chép, (2) cúng dường, (3) Lưu truyền, (4) Lắng nghe, (5) tự đọc, (6) ghi nhớ, (7) nói cho người nghe, (8) miệng tụng, (9) tư duy, (10) tu hành.
Tì kheo
bhikkhu, thuật ngữ vốn thường được dùng ở Ấn Độ chỉ cho giai đoạn thứ tư trong cuộc đời của người theo đạo Bà-la-môn, trong đó người chủ gia đình rời bỏ đời sống gia đình (“xuất gia” và quy y), sống bằng hạnh khất thực và tìm cầu chân lý giải thoát. Trong Phật giáo, thuật ngữ có nghĩa là một tăng sĩ Phật giáo, người từ bỏ cuộc sống thế tục, thụ lãnh giới luật.
Tiếng Pali
Pāli (पाळि) còn gọi là Nam Phạn, là ngôn ngữ kinh điển của Phật giáo Nam Tông, dùng trong việc chép kinh cùng tụng niệm, trong đó có bộ Kinh Tam tạng (tên theo tiếng Nam Phạn là Tipitaka).
cõi Phật, cõi thanh tịnh. Trong Bắc tông, người ta hiểu mỗi Tịnh độ thuộc về một vị Phật đã tạo ra, và vì có vô số chư Phật nên có vô số Tịnh độ.
Được nhắc nhở nhiều nhất là Tịnh độ mang tên Cực Lạc (sa. sukhāvatī) của Phật A-di-đà (sa. amitābha) ở phương Tây.
Tịnh độ chưa phải là mục đích cuối cùng trên con đường tu tập – chỉ là nơi được xem là cõi cuối cùng mà hành giả phải tái sinh để rồi đạt Niết-bàn (trừ phi có hạnh nguyện riêng trên con đường Bồ tát muốn đến các cõi khác để cứu độ).
Tịnh độ tông
là một pháp môn quyền khai của Phật giáo,trường phái này được lưu hành rộng rãi tại Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam do Cao tăng Trung Quốc Huệ Viễn sáng lập và được Pháp Nhiên phát triển tại Nhật. Mục đích của Tịnh độ tông là tu học nhằm được tái sinh tại Tây phương Cực lạc, Tịnh độ của Phật A-di-đà. Đặc tính của tông này là lòng tin nhiệt thành nơi Phật A-di-đà và sức mạnh cứu độ của vị Phật này, là vị đã thệ nguyện cứu độ mọi chúng sinh quán tưởng đến mình. Vì thế chủ trương tông phái này có khi được gọi là “tín tâm”, vì chỉ trông cậy nơi một lực từ bên ngoài (tha lực) là Phật A-di-đà. Phép tu của Tịnh độ tông chủ yếu là niệm danh hiệu Phật A-di-đà và quán tưởng Cực lạc. (Wiki)
Tứ Vô Lượng Tâm
“bốn món tâm rộng lớn không lường được”, đó là các tâm “Từ, Bi, Hỷ, Xả”.
Vãng sanh Cực Lạc
sanh Thiên, thác sanh lên cõi Trời (thiên đường)
Vô minh được kinh sách đề cập trong ba trường hợp khác nhau:
– Vô minh là nọc độc thứ nhất trong số ba nọc độc gọi là Tam Độc: đấy là sự đần độn hay u mê (moha – si mê); sự thèm khát và bám víu (raga – tham lam) và hận thù (krodha – sân hận). U mê (moha – ignorance – si mê) sẽ đưa đến những hành động ngu đần và sai lầm, mang lại những xúc cảm bấn loạn trong tâm thức.
– Vô minh (avidya/avijja) là “nút thắt” hay cái “khoen” đầu tiên trong số mười hai “nút thắt” của chuỗi dài lôi kéo và tương tác gọi là “Thập nhị nhân duyên”, trói buộc chúng sinh trong thế giới luân hồi. Cái nút thắt đầu tiên ấy còn được gọi là vô minh nguyên thủy (sahajavidya), tức sự kiện không hiểu biết về Tứ Diệu Đế, về quy luật nguyên nhân hậu quả (nghiệp) và không ý thức được sự hiện hữu trói buộc của chính mình.
– Vô minh mang ý nghĩa của sự lầm lẫn, thiếu sáng suốt (ditthi, wrong views – tà kiến) nghĩa là không nhìn thấy bản chất của mọi vật thể, tức phương thức hiện hữu đích thật của con người và mọi hiện tượng.
Source: KHÁI NIỆM VỀ VÔ MINH TRONG PHẬT GIÁO
Vô ngã
Vô ngã là pháp ấn chỉ có trong Phật giáo, cho rằng, không có một Ngã (sa. ātman, pi. attā), một cái gì trường tồn, bất biến, cốt tủy, vững chắc, tồn tại mà không phụ thuộc vào cái khác. Nghĩa là sự vật có mặt là do duyên sinh (tùy thuộc điều kiện) khởi phát, chứ sự vật không có quyền gì với sự sinh ra và sự hoại diệt của chính nó. Như thế, theo đạo Phật, cái ngã, cái “tôi” là không có mà chỉ là một tập hợp của Ngũ uẩn (sa. pañcaskandha), luôn luôn thay đổi, sinh diệt. Vô Ngã là một trong 3 pháp ấn. Hai pháp ấn còn lại là Khổ và Vô Thường. Cái gì có sinh thì phải có diệt là vô thường; cái gì vô thường thì là khổ; cái gì khổ mà nó biến đổi theo duyên sinh (không tùy thuộc vào ý muốn của nó) thì là vô ngã.
Vô ngã là tiến trình tu tập tâm không còn chấp thủ mọi hoạt động gây khổ ưu và phiền não cho bản thân và mọi người, nói theo thế tục và vô ngã còn là sự tu tập vượt vòng bộc lưu sanh tử luân hồi theo pháp môn Phật đạo.
Source: Quan Niệm Vô Ngã Trong Tư Tưởng Phật Giáo
Vườn Lộc Uyển
Sarnath (Lộc Uyển) là một thành phố ở bang Uttar Pradesh, Đông Ấn Độ, cách Varanasi 13 km về phía đông bắc.
Vườn Lộc Uyển ở trong thành phố này là nơi mà Tất-đạt-đa Cồ-đàm đã dạy bài pháp đầu tiên – Kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammacakkappavattana Sutta), và là nơi thành lập đoàn tì kheo đầu tiên sau sự giác ngộ của nhóm Kiều Trần Như.
Yết đế
Yết đế, Yết đế, Ba la yết đế, Ba la tăng yết đế, Bồ đề Tát bà ha.
Yết đế, tiếng Hán dịch nghĩa là độ, chữ Phạn vốn đọc là gate, có nghĩa là đi qua, vượt qua. Yết đế lặp lại hai lần có nghĩa là độ cho mình và độ cho người. Ba la yết đế, do chữ pàragate, có nghĩa là đi qua bờ bên kia. Ba la tăng yết đế, là do phiên âm chữ pàrasamgate, nghĩa là đi qua bờ bên kia hoàn toàn. Bồ đề là giác ngộ. Tát bà ha do phiên âm chữ svàha có nghĩa là Ngài khéo nói. Toàn bộ câu đó tiếng Phạm đọc như sau Gate Gate Pàragate Pàrasamgate Bodhi Svaha. Như vậy, ý nghĩa của toàn câu chú có thể tạm dịch như sau :
Hãy vượt qua, vượt qua đi, qua bờ bên kia đi, qua bờ bên kia hoàn toàn thì sẽ đạt đến giác ngộ. Ngài khéo nói như vậy.