There are no official acts of remembrance for the events of 1989 in Beijing. But that statement, although factually correct, is far too neutral.
In truth, what happened in Tiananmen Square is marked faithfully each year by a massive, national act of what might more properly be called “forgettance”.
Không có một chương trình tưởng nhớ chính thức nào về biến cố năm 1989 ở Bắc Kinh. Nhưng tuyên bố đó, mặc dù chính xác, nhưng quá trung lập.
Thực tế, những gì xảy ra ở Quảng trường Thiên An Môn được đánh dấu mỗi năm bởi một hành động lớn, mang tính quốc gia có thể được gọi là “sự quên lãng”.
In the weeks leading up to 4 June, the world’s biggest censorship machine goes into overdrive as a huge dragnet of automated algorithms and tens of thousands of human expurgators cleanse the internet of any reference, however oblique.
Vài tuần trước ngày 4 tháng Sáu, cỗ máy kiểm duyệt lớn nhất thế giới rơi vào tình trạng quá tải khi một mạng lưới thuật toán tự động khổng lồ cùng hàng chục ngàn người ‘kiểm duyệt’ phải tìm mọi cách xóa sạch mọi tài liệu tham khảo trên internet.
Those deemed to have been too provocative in their attempts to evade the controls can be jailed – with sentences of up to three and a half years recently handed down to a group of men who’d tried to commemorate the anniversary with a product label.
Những người được cho là quá khiêu khích trong nỗ lực trốn tránh các biện pháp kiểm soát có thể bị bỏ tù với những bản án lên đến ba năm rưỡi.
Và đó là bản án dành cho một nhóm gần đây đã tìm cách kỷ niệm ngày này bằng cách dùng cụm từ “Tiananmen Massacre” làm nhãn hiệu cho sản phẩm.
Merely reposting such images on Twitter – a banned platform not even accessible to most Chinese internet users – can get you detained.
A few months ago, I saw for myself the extraordinary lengths to which the authorities are prepared to go to ensure that Chinese citizens engage in absolutely no public discussion or visible acts of commemoration.
Chỉ việc đăng lại những hình ảnh trên Twitter, một mạng xã hội bị cấm thậm chí không thể truy cập được đối với hầu hết người dùng internet Trung Quốc, cũng có thể khiến anh bị giam giữ.
Vài tháng trước, tôi đã tận mắt chứng kiến mức độ chính quyền đang chuẩn bị để đảm bảo rằng công dân Trung Quốc không có bất kỳ cuộc thảo luận công khai hoặc hành động tưởng niệm nào.
On China’s national tomb-sweeping festival – a time when people visit the graves of their loved ones – the BBC had arranged to meet an elderly woman whose son was shot through the head on the North side of Tiananmen Square, shortly after the first troops fought their way into the city.
Vào ngày Tết Thanh minh, thời điểm mọi người đến thăm mộ người thân của họ, BBC đã sắp xếp để gặp một người phụ nữ lớn tuổi có con trai bị bắn vào đầu ở phía Bắc Quảng trường Thiên An Môn, ngay sau khi những đội quân đầu tiên tiến vào trong thành phố.
As she does every year, 81-year-old Zhang Xianling was planning to take flowers to the small, peaceful cemetery where the ashes of 19-year-old Wang Nan are interred, close to Beijing’s Summer Palace.
But we found the cemetery crawling with security guards keeping watch over the family memorial stone.
Như mọi năm, bà Trương Tiên Linh (Zhang Xianling), 81 tuổi, đang lên kế hoạch đưa hoa đến nghĩa trang nhỏ, yên bình, nơi tro cốt của Vương Nam (Wang Nan), 19 tuổi, được chôn cất, gần Di Hòa Viên, Bắc Kinh.
Nhưng chúng tôi thấy nghĩa trang đã bị quây kín bởi các nhân viên bảo vệ theo dõi bia mộ của Wang Nan.
We were questioned by uniformed police officers who checked our passports and press cards, and took our details.
And Mrs Zhang was taken to and from the cemetery under police escort in order to keep her well away from journalists.
Chúng tôi đã bị tra hỏi bởi các cảnh sát mặc sắc phục và thậm chí còn kiểm tra hộ chiếu và thẻ báo chí, và lấy thông tin của chúng tôi.
Và sau đó cảnh sát hộ tống bà Trương đến ngôi mộ con trai và ra khỏi nghĩa trang để tránh xa các nhà báo.
The BBC archive contains a compelling record of the events in which Wang Nan’s death played only a small part.
The video footage – every frame a testament to the bravery of those who filmed it – shows the soldiers advancing with weapons held at crowd height silhouetted against the burning vehicles.
Kho dữ liệu của BBC lưu trữ hàng loạt sự kiện, trong đó cái chết của Vương Nam đóng một phần rất nhỏ.
Các đoạn phim với mỗi khung hình là một minh chứng cho sự dũng cảm của những người quay nó, cho thấy những người lính tiến tới với vũ khí giữ ngang tầm bóng đổ trên những chiếc xe tăng.
And it captures the panicked protesters struggling on bicycles or on foot to carry the bloodied, bullet-ridden bodies to hospital.
But for me, one brief account in particular stands out.
Những thước phim quay lại khoảnh khắc những người biểu tình hoảng sợ leo lên những xe đạp hoặc bỏ chạy trong lúc đem theo những thi thể đầy máu, đầy vết đạn vào bệnh viện.
Nhưng với tôi, khoảng khắc này đặc biệt ấn tượng.
Mục lục
‘They begged him to stop firing’
In daylight, sporadic bursts of gunfire can still be heard throughout the city and a visibly shocked British tourist, Margaret Holt, has found herself unwittingly caught up in one of the defining moments of the past century.
“This gun-happy soldier, he’s firing indiscriminately into the crowd and three young girl students knelt down in front of him and begged him to stop firing,” she says quietly, gesturing with her hands in a praying motion.
‘Họ cầu xin anh ta đừng bắn’
Trong ánh sáng ban ngày, tiếng súng nổ lẻ tẻ vẫn có thể được nghe thấy trên khắp thành phố và một du khách người Anh rõ ràng đang bị sốc. Margaret Holt đã vô tình bị cuốn vào một trong những khoảnh khắc quyết định của thế kỷ trước.
“Người lính này, anh ta bắn một cách bừa bãi vào đám đông và ba cô gái trẻ đã quỳ xuống trước mặt anh ta và cầu xin anh ta ngừng bắn,” bà nói lặng lẽ, chắp hai tay theo kiểu cầu nguyện.
“And he killed them.”
She goes on: “An old gentleman put his hand up because he wanted to cross the road, and he shot him.”
“Và anh ta đã giết họ.”
“Một ông già giơ tay lên vì muốn qua đường, và anh ta cũng bắn ông ấy.”
In her late fifties or perhaps early sixties, and studying painting in a building just a few hundred yards from Tiananmen Square, Ms Holt points out of the window as she describes what happened to the soldier.
“The magazine of his gun was empty so he tried to reload and the crowd came in and hung him from a tree.”
The whole description takes just 24 seconds.
Holt lúc đó khoảng cuối 50 hoặc đầu 60 và đang học vẽ trong một tòa nhà chỉ cách Quảng trường Thiên An Môn vài trăm thước, bà Holt chỉ ra ngoài cửa sổ khi bà mô tả những gì đã xảy ra với người lính.
“Băng đạn trên súng của anh ta hết nên khi anh ta cố nạp đạn thì đám đông lao vào và treo cổ anh ta trên một cái cây.”
Toàn bộ lời mô tả diễn ra trong vòng 24 giây.
But its very brevity underscores the brutality of the force used to clear a peaceful protest, and the seething resentment of the crowds on the receiving end.
It also hints at why, even today, the authorities strive so hard to bury all discussion of what took place.
Nhưng chính sự ngắn gọn của nó đã nhấn mạnh sự tàn bạo của lực lượng được sử dụng để xóa bỏ một cuộc biểu tình ôn hòa, và sự phẫn nộ của đám đông bên kia đầu đạn.
Nó cũng cho thấy tại sao, ngay cả ngày nay, chính quyền Trung Quốc vẫn cố gắng hết sức để chôn vùi tất cả các cuộc thảo luận về những gì đã diễn ra.
Winds of change
The protests that rocked Beijing and dozens of other Chinese cities in that spring and summer of 1989 were sparked – as is often the case – by an entirely ordinary event: the death in April of the previously sidelined Communist Party leader, Hu Yaobang, an economic and political liberaliser.
Làn gió đổi thay
Các cuộc biểu tình làm rung chuyển Bắc Kinh và hàng chục thành phố khác của Trung Quốc vào mùa Xuân và mùa Hè năm 1989 đã được châm ngòi – như thường lệ – bởi một sự kiện hoàn toàn bình thường: cái chết vào tháng Tư của nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản trước đây, Hồ Diệu Bang, một nhà lãnh đạo ủng hộ tự do kinh tế và tự do chính trị.
A spontaneous outpouring of public grief, led by students, quickly morphed into large-scale street demonstrations with calls for his reputation to be restored and for his legacy to be honoured with wide-ranging reforms: a free press, freedom of assembly, and an end to official corruption.
Sự đau buồn, thương tiếc kéo dài, chủ yếu từ các sinh viên, đã nhanh chóng biến thành các cuộc biểu tình trên đường phố quy mô lớn với lời kêu gọi danh tiếng của ông được khôi phục và để di sản của ông được vinh danh với những cải cách trên diện rộng: một nền báo chí tự do, tự do hội họp và chấm dứt tình trạng quan chức tham nhũng.
In Beijing, up to a million people poured into Tiananmen Square, occupying the vast public space at the political heart of the capital in a carnival of flags and banners and tents.
With the winds of change already blowing through Eastern Europe, in another chance piece of timing, the Soviet leader Michael Gorbachev arrived in Beijing in mid-May to take part in the first Sino-Soviet summit for 30 years.
Tại Bắc Kinh, khoảng một triệu người đổ về Quảng trường Thiên An Môn, chiếm giữ không gian công cộng rộng lớn tại trung tâm chính trị của thủ đô với cờ, biểu ngữ và lều.
Trong lúc đó, những làn gió đổi thay đã thổi qua từ Đông Âu, thêm vào đó là chuyến thăm của nhà lãnh đạo Liên Xô Michael Gorbachev đến Bắc Kinh vào giữa tháng Năm để tham gia hội nghị thượng đỉnh Xô-Trung lần đầu tiên trong 30 năm.
To China’s leaders, as well as to the demonstrators on their doorstep, the country appeared to be teetering on the edge of a profound historical moment, and the Communist Party was split over how best to respond.
It was the hardliners who eventually won out.
Late at night on 3 June and into the morning of the next day, a full-scale military assault was launched on the square, with columns of tanks and soldiers advancing towards it firing live ammunition.
Đối với các nhà lãnh đạo của Trung Quốc, cũng như với những người biểu tình, đất nước lớn nhất Đông Á dường như ở bờ vực của một thời khắc lịch sử, và nội bộ Đảng Cộng sản đã chia rẽ về giải pháp đối phó.
Và cuối cùng, phe cứng rắn đã giành chiến thắng.
Đêm khuya ngày 3 tháng 6 và đến sáng ngày hôm sau, một cuộc tấn công quân sự quy mô lớn đã được phát động trên quảng trường, với hàng loạt chiếc xe tăng và binh lính tiến vào nổ súng với đạn thật.
At intersections along the route to Tiananmen people refused to move out of the way and were mown down in a hail of bullets.
Some – as in the quote from the tourist above – fought back with their bare hands, and a number of armoured vehicles were reportedly set on fire by protesters using Molotov cocktails.
Tại các giao lộ dọc theo tuyến đường đến Thiên An Môn, những người từ chối di chuyển đã bị bắn gục xuống bởi một loạt đạn.
Một số người như lời kể của vị khách du lịch trên đã chiến đấu lại bằng tay không, và một số xe bọc thép được cho là đã bị bốc cháy bởi những quả bom Molotov cocktail người biểu tình tự chế.
Today, the ongoing secrecy and censorship makes it impossible to know how many died that night. No full, official accounting of the dead and injured has ever been made public.
The various accounts from the foreign journalists who were there, many of whom visited the city’s hospitals, suggest a broad consensus of anything from hundreds of dead to an upper estimate of around 2,000 to 3,000.
Ngày nay, sự kiểm duyệt và những bí mật tiếp tục được giữ khiến người ta chưa thể xác định chính xác bao nhiêu người đã chết trong đêm đó. Không có một con số chính thức đầy đủ về những người đã chết và bị thương nào được công bố.
Theo những phóng viên nước ngoài có mặt ở đó, đến thăm các bệnh viện trong thành phố và hầu hết đều ước chừng số người thiệt mạng là từ hàng trăm đến 2000-3000 người.
At least one diplomatic cable, written in the heat of the moment, gives a much higher figure.
What is beyond dispute is that it was a moment when a national defence force took on the role of an invading army in its own capital city, and a turning point that continues, in so many unspoken ways, to define China today.
Ít nhất một nguồn tin ngoại giao, được đưa ra trong thời điểm vụ việc đang sôi sục, đưa ra một con số lớn hơn.
Điều không thể tranh cãi là đó là khoảnh khắc lực lượng quốc phòng quốc gia lại đóng vai một đội quân xâm lược, tấn công chính người dân của họ trong chính thủ đô của họ.
Đó là một bước ngoặt tiếp tục định hình Trung Quốc ngày hôm nay.
Tank Man
Perhaps nothing illustrates the effectiveness of 30 years of Chinese censorship more than Tank Man.
On 5 June, the day after the clearances, a column of tanks was seen leaving Tiananmen Square along Chang’an Avenue where most of the killing took place.
‘Người chặn xe tăng’
Có lẽ không có gì có thể minh họa cho sự hiệu quả của 30 năm kiểm duyệt của Trung Quốc hơn hình ảnh ‘Người đàn ông chặn xe tăng’, hay còn gọi là là ‘Tank Man’.
Vào ngày 5 tháng 6, một ngày sau khi giải phóng mặt bằng quảng trường, một hàng xe tăng đã được trông thấy rời khỏi Quảng trường Thiên An Môn dọc theo Đại lộ Trường An, nơi hầu hết các vụ giết người đã diễn ra.
Video footage captures a lone protester placing himself in front of the lead tank and then shuffling sideways each time it tries to move around him.
Video ghi lại cảnh một người biểu tình đơn độc đặt mình trước chiếc xe tăng bọc chì và sau đó cứ đi qua đi lại chặn đầu chiếc xe mỗi khi nó cố gắng lách khỏi anh ta.
At one point the man, dressed in a white shirt and black trousers and holding two shopping bags, climbs onto the tank and tries to remonstrate with the crew through the turret.
For the outside world, this one iconic image – juxtaposing the authoritarian repression with the unquenchable spirit of defiance – has come to define more than any other what happened in and around Tiananmen Square.
Người đàn ông vào một lúc nào đó, mặc áo sơ mi trắng và quần đen và cầm hai chiếc túi mua sắm, trèo lên chiếc xe tăng và cố gắng khuyên can với phi hành đoàn qua nắp xe.
Đối với thế giới bên ngoài, hình ảnh mang đầy tính biểu tượng này là một đối chiếu giữa sự đàn áp độc đoán với một tinh thần bất chấp không thể chối cãi.
Nó biểu trưng cho tất cả những gì đã xảy ra trong và xung quanh Quảng trường Thiên An Môn.
It has also been pointed out that the tank commander – who cannot have known that the long-lenses of the international media were focused on the standoff – can be credited with showing some restraint.
Tank Man was not shot or run over but eventually bundled away to a fate still unknown to this day.
In China though, the image has been obliterated from public consciousness.
Cũng cần phải chỉ ra rằng người chỉ huy xe tăng, không hề hay biết hàng chục ống kính quốc tế đang chĩa vào anh ta, có vẻ đã nhượng bộ.
‘Người đàn ông chặn xe tăng’ đã không bị bắn hay bị cán qua nhưng số phận của anh ta vẫn là một bí ẩn cho đến ngày nay.
Ở Trung Quốc, hình ảnh kinh điển này đã bị xóa sạch khỏi ý thức của công chúng.
Inhuman crime
Today, Tiananmen Square appears largely unchanged from the video images of 1989.
Chairman Mao remains in pride of place, his pristine, slightly smiling face a continuing rebuke to the three protesters who threw paint-filled eggs at the portrait – and ended up serving jail terms of up to 20 years as a result.
Tội ác bất nhân
Ngày nay, Quảng trường Thiên An Môn hầu như không đổi thay so với những hình ảnh video năm 1989.
Bức chân dung của Chủ tịch Mao Trạch Đông vẫn được treo ở vị trí trang trọng nhất, với vẻ mặt nguyên sơ, hơi mỉm cười.
Nụ cười đó đã từng bị ba người biểu tình ném đầy trứng và sơn trước khi họ bị bỏ tù 20 năm.
But beyond the square China as a country has changed immeasurably over the past three decades.
As it grows ever richer and more powerful, that success might seem to offer the ultimate rebuttal to the acres of newsprint – these few paragraphs included – that insist that a dark, buried chapter of the past somehow still matters.
Nhưng bên ngoài quảng trường đó, Trung Quốc đã thay đổi chóng mặt trong ba thập kỷ qua.
Khi nó ngày càng trở nên giàu có và mạnh mẽ hơn, sự thành công đó dường như là sự phản bác của Bắc Kinh đối với những trang báo quốc tế – bao gồm cả bài viết này, vốn cứ mãi khẳng định rằng một chương đen tối, bị chôn vùi trong quá khứ đó vẫn còn một vấn đề.
Bao Tong is a former senior official who had a ringside seat during the political upheavals of 1989.
He is now one of China’s best-known dissidents, having served a seven-year sentence, all of it in solitary confinement, as a result of his support for the Tiananmen protesters.
Bao Đồng là một cựu quan chức cao cấp, người ngồi bên lề những bàn thảo luận cấp cao về những biến động chính trị năm 1989.
Ông bây giờ là một trong những nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất của Trung Quốc, đã thụ án 7 năm, tất cả đều bị biệt giam, do ủng hộ những người biểu tình Thiên An Môn.
“What worries me,” he says, “is that in the past 30 years all Chinese leaders have been willing to stand alongside the inhuman crime of 4 June.”
Referring to the idea that China owes its current success to the crackdown, Mr Bao goes on: “They treat it as a valuable lesson, as a magic trick behind the nation’s rise. They consider it beneficial.”
“Điều làm tôi lo lắng”, ông nói, “là trong 30 năm qua, tất cả các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã sẵn sàng đứng bên cạnh tội ác vô nhân đạo ngày 4 tháng Sáu.”
“Họ coi đó là một bài học quý giá, như một trò ảo thuật đằng sau sự trỗi dậy của quốc gia. Họ coi đó là lợi ích.”
“The CPC should allow people to discuss – victims, witnesses, foreigners, journalists who were there at the time. They should allow everyone to say what they know and figure out the truth.”
As if to prove just how vain a hope that might be, Mr Bao – who is constantly monitored and followed – was warned after our visit not to accept any more foreign media interviews.
“CPC nên cho phép mọi người thảo luận – nạn nhân, nhân chứng, người nước ngoài, nhà báo đã ở đó. Họ nên cho phép mọi người nói những gì họ biết và tìm ra sự thật.”
But he is certain that if the protesters’ demands had been listened to all those years ago, China’s future would not only have been a prosperous one, but a more balanced and equitable one too.
“I see a China without a Great Fire Wall, without a privileged class. Unfortunately with less billionaires but at least the poor migrant workers could live freely without being driven out of the big cities. And a China that does not need to steal foreign technology.”
Ông chắc chắn rằng nếu những yêu cầu của người biểu tình đã được lắng nghe từ những năm trước, thì tương lai của Trung Quốc sẽ không chỉ là một sự thịnh vượng, mà còn là một sự cân bằng và công bằng hơn.
“Tôi thấy một Trung Quốc không có Vạn Lý Tường Lửa, không có tầng lớp đặc quyền. Rất tiếc sẽ có ít tỷ phú hơn nhưng ít nhất là những người lao động nhập cư nghèo có thể được sống tự do mà không phải bị đuổi ra khỏi các thành phố lớn. Và một Trung Quốc không cần phải đánh cắp công nghệ nước ngoài.”
Power at all costs
The irony of the Tiananmen protests is that despite the sense of hope, when many truly believed change had come, they may instead have pushed back the chance of political reform in China for a generation or more.
Few of the students were openly calling for revolution – they would anyway have likely made poor leaders, riven as they were with factionalism, squabbling and autocratic tendencies of their own (as the best documentary made about the events makes abundantly clear).
Quyền lực bằng mọi giá
Điều trớ trêu trong các cuộc biểu tình ở Thiên An Môn là bất chấp niềm tin hy vọng của nhiều người rằng sự thay đổi thực sự đã đến, thì thay vào đó họ có thể đã đẩy cơ hội cải cách chính trị ở Trung Quốc lùi lại một thế hệ, thậm chí hơn.
Một số ít sinh viên đã công khai kêu gọi cách mạng, họ rất có thể sẽ là những nhà lãnh đạo tồi và bị chia rẽ bởi bởi chủ nghĩa bè phái, mâu thuẫn và khuynh hướng độc đoán của chính họ (như các tài liệu cũ cho thấy).
But the Communist Party hardliners saw that even the more limited demands for rule of law and increasing democratic choice would spell the end of their absolute monopoly on power.
Had the protests never happened, had senior reformists not been silenced, purged or jailed, might China have followed the path of the other Asian states, Taiwan and South Korea, that had already begun their gradual, managed transition away from authoritarianism?
Nhưng những người cứng rắn trong nội bộ Đảng Cộng sản đã cho rằng, ngay cả những yêu cầu hạn chế nhất về một nhà nước pháp quyền và những quyền tự do dân chủ sẽ chấm dứt sự độc quyền quyền lực của họ.
Nếu các cuộc biểu tình này không bao giờ xảy ra, nếu các nhà cải cách cao cấp không bị thanh trừng hay bỏ tù, liệu Trung Quốc có theo con đường của các quốc gia châu Á khác, như Đài Loan và Hàn Quốc, dần dần từ bỏ chế độ độc đoán?
In China, no such reckoning is possible: An older generation is not allowed to remember, a new generation is not even allowed to know.
Instead, the decision that was taken is one that still holds fast today. The Party was going to hold on to power at all costs, and never again would a popular movement be allowed to try to loosen its grasp.
Thirty years on, the massive “forgettance” effort continues as forcibly as ever.
Ở Trung Quốc, không thể phán xét như vậy: Một thế hệ cũ không được phép nhớ, một thế hệ mới thậm chí không được phép biết.
Thay vào đó, quyết định đã được đưa ra khi đó là một quyết định vẫn còn giữ cho đến hôm nay. Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ giữ quyền lực bằng mọi giá, và không một phong trào nào được phép đe dọa điều này.
Ba mươi năm trôi qua, nỗ lực “xóa ký ức” vẫn tiếp diễn mạnh mẽ hơn bao giờ hết.