Seite auswählen

* Anh em cột chèo

Thường đã là mối buộc thì phải rất chắc chắn, nhưng mối buộc ở cọc chèo lại rất lỏng lẻo, cốt (cột) để cho mái chèo khua khoắng. 

* Anh em, chị em đồng hao

“đồng hao” là một loại rau dại thường mọc ở bờ giậu, còn có những tên gọi thân thuộc hơn như “tần ô”, “cải cúc”. Đây là một loại rau ít rễ và rễ cũng ngắn. Từ điển văn hoá Hưng Yên giảng: “Trận gió nhẹ có thể làm cả cụm đồng hao bật gốc. Từ đặc tính ấy, nhân dân miền Nam ví hai người lấy  2 chị em ruột là anh em đồng hao”.

* Ác giả ác báo
người làm việc xấu, điều ác sẽ phải chịu sự trừng phạt thích đáng. 

* Ăn cá bỏ xương
suy nghĩ kĩ trước khi làm việc; làm cẩn thận, tỉ mỉ ngay cả trong những công việc nhỏ nhất.

*Ăn cơm hớt
nhanh nhảu, lanh chanh, hay tranh lời hay giành phần của người khác mặc dù chưa đến lượt hoặc không có phần của mình.

* Ăn cơm nhà vác ngà voi

những người làm việc công, và không được hưởng tí quyền lợi gì.

* Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau

Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau nghĩa là ích kỉ, khôn lỏi có lợi lộc thì tranh phần trước, còn việc nguy hiểm, khó khăn thì né tránh, đùn đẩy cho người khác.

* Ăn đằng sóng, nói đằng gió
những người điêu toa, chuyên đi nói dối, bịa đặt, làm ảnh hưởng tiêu cực đến danh dự người khác.
Cô ta vốn dĩ là người ăn đằng sóng, nói đằng gió, nên chẳng ai tin lời cô ta nói.

* Ăn đời ở kiếp
việc sống chung với một người trong cả cuộc đời (thường nói về tình cảm vợ chồng), hoặc có ý nghĩa khác là khẳng định sự định cư cả đời ở một nơi.
Tôi rất muốn ăn đời ở kiếp ở quê, nhưng điều kiện công việc không cho phép.

* Ăn mày mà đòi xôi gấc
không biết thân biết phận, không nhận thức được thực trạng của mình, chỉ luôn đòi hỏi những thứ cao sang, vượt qua cả tầm với của mình.

* Ăn như tằm ăn rỗi

ý nói về những người ăn nhanh, ăn khỏe. Con tằm sau khi nhả tơ và chuyển sang thời kì thành nhộng thường ăn rất khỏe.

* Ăn thô nói tục
chỉ những người có lời nói thô tục,xúc phạm đến người khác, không biết chọn lời hay ý đẹp.
Bà ấy nổi tiếng với tính cách ăn thô nói tục, nên chẳng ai dám đến gần.

* Ao sâu cá cả
tầm quan trọng của môi trường sống. Môi trường xung quanh chúng ta có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thì bản thân ta mới có thể tiến bộ mỗi ngày.
Anh ta sống ở nơi đó như ao sâu cá cả, càng ngày càng thăng tiến cả sự nghiệp và kĩ năng mềm.

Ăn xổi ở thì:

+ Ăn xổi là ăn ngay khi dưa, cà vừa mới muối xong. Ăn xổi là tạm bợ, làm cho có để dùng ngay.
+ Thì là lúc. Ở thì là ở tạm trong một lúc, trong một thời gian ngắn.
Thành ngữ Ăn xổi ở thì theo nghĩa đen là: Ăn thì tính chuyện ăn ngay, ở thì tính chuyện ở tạm. Nghĩa bóng dùng để chỉ trích thói sống tạm bợ, chỉ biết tính chuyện trước mắt, mà không lo suy tính sâu xa. Làm gì cũng nóng vậy,hấp tấp,suy nghĩ nông cạn mà không lo nghĩ đến tương lai,hậu quả.

* Bách nhân bách bất tính

Trăm người thì trăm tính, trăm nết khác nhau.

* Bất khả chiến bại

Để chỉ người nào đó khi chiến đấu thì không thể và không bao giờ thất bại hoặc bại trận
Đội nhóm bất khả chiến bại.
Đồng nghĩa
vô địch
vô đối
undefeated, invincible, unbesiegbar, unschlagbar

* Bên trọng bên khinh

không công bằng.

* Bề ngoài thơn thớt nói cười, Mà trong nham hiểm lừa người ngây ngô. Miệng luôn cầu khấn Nam mô. Bụng toàn chứa sẵn một bồ âm mưu

* Biệt vô âm tín

hoàn toàn biệt tin, đã lâu không có tin tức gì 
”sáu bảy tháng rồi vẫn biệt vô âm tín”

* Bước thấp bước cao

 tư thế không chững chạc.

Cải tử hoàn sinh

Làm cho người đã chết sống lại (thường dùng với nghĩa bóng)

* Cậu ấm cô chiêu 

con cái các quan chức lãnh đạo, hoặc nhà giàu sang, quyền quý, có địa vị, tiếng tăm trong xã hội”.

Cây ngay không sợ chết đứng:

Những người ngay thẳng, trung thực, không làm điều gì xấu, thì không phải lo sợ gì cả.

* Chạy sấp chạy ngửa

 vội vàng, hấp tấp.

* Chân cứng đá mềm
có ý chí, quyết tâm thì mọi khó khăn, gian lao, trở ngại cũng có thể vượt qua.

Đây là câu thành ngữ có tác dụng động viên, khích lệ chúng ta phải cố gắng nhiều hơn nữa trong cuộc sống. Chỉ cần bản thân có niềm tin thì mọi chuyện đều có thể được thực hiện một cách suôn sẻ.

* Chân mình thì lấm bê bê/ Lại cầm bó đuốc đi rê chân người

ý chỉ bản thân mình đầy rẫy những thói hư,tật xấu mà không nhận thấy, lại còn đi soi mói, bới móc người khác.

* Chân ướt chân ráo

mới tới, chưa biết rõ tình hình

* Chó nhảy bàn độc

chỉ những kẻ kém hèn, ngu dốt nhờ có cơ hội may mắn mà nhảy lên được địa vị cao sang.

* Có đi có về

Có đi có về

* Dân Chi Phụ Mẫu

từ quyết định ngữ nghĩa là chi [之]. Hán Việt từ điển trích dẫn (tra trực tuyến tại http://www.hanviet.org) giảng: Chi là giới từ, nghĩa là “của, thuộc về”. “dân chi phụ mẫu” [民之父母] nghĩa là cha mẹ của dân.

* Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh

Dân là quý, xã tắc ở bậc sau, vua là bậc thường. (Mạnh Tử )

* Dịch chủ tái nô

dù có đổi chủ mới thì dân vẫn tiếp tục làm nô lệ mà thôi.

* Dĩ bất biến, ứng vạn biến

 kiên định, giữ vững những mục tiêu, lý tưởng cuối cùng cần đạt tới và đồng thời linh hoạt, ứng biến, sáng tạo với những phương pháp, phương thức, hình thức, cách thức, phương tiện và lực lượng tùy vào từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể để đạt được mục tiêu đã định.

Đá thúng đụng nia 

tỏ thái độ bực dọc, giận dỗi một cách gián tiếp bằng những cử chỉ, hành động ít nhiều thô bạo.

* Đã nghèo còn gặp cái eo

“Đã nghèo còn gặp khó khăn” hay “đã nghèo lại còn gặp tai vạ”

Eo nghĩa danh từ là “chỗ, vùng thắt nhỏ dần lại ở quãng giữa” (như eo biển, eo đất, vòng eo) và nghĩa tính từ là “thắt nhỏ dần lại ở quảng giữa” (như quả bầu eo, lưng eo). Từ nghĩa tính từ này, eo phái sinh thêm một nét nghĩa “ở trong tình thế gặp nhiều khó khăn, trắc trở, khó có lối thoát”

* Đi ngược về xuôi
ám chỉ những người đi nhiều nơi, gặp gỡ được nhiều người, có nhiều trải nghiệm. Ngoài ra, thành ngữ còn nói về những người làm ăn, buôn bán bận rộn, vất vả.

* Đồng sàng dị mộng

(Nghĩa đen) Cùng nằm một giường mà giấc mơ khác nhau. (Nghĩa bóng) Sống gần nhau, nhưng không cùng một chí hướng.

* Đồng tịch đồng sàng

Cùng giường cùng chiếu; dùng để chỉ quan hệ vợ chồng

* Đười ươi giữ ống

thường được dùng để so sánh với những kẻ khờ dại, ngu ngốc hay bị mắc lừa.

Đười ươi là một loài khỉ độc, nó có thể bắt và ăn thịt người, nếu không đề phòng cẩn thận. Khi bắt được con mồi, đười ươi thường sung sướng ngửa mặt lên trời cười một cách hả hê tít cả mắt và chờ cho đến khi mặt trời lặn nó mới ăn thịt con mồi. Nắm được điểm yếu đó khi đi rừng người ta thường phòng đười ươi bằng cách xỏ tay vào hai ống tre để ngộ nhỡ đười ươi có bắt được thì người ta rút tay ra mà chạy thoát, con đười ươi ngu ngốc thì cứ giữ hai cái ống đó và ngửa mặt lên trời cười cho đến tối.

Đường quang chẳng đi lại đâm quàng bụi rậm

Việc dễ dàng, sáng sủa không làm lại đi đương đầu với khó khăn, bế tắc.

*Gần nhà xa ngõ

 gần mà không thân.

* Gái thương chồng đương đông buổi chợ, trai thương vợ nắng quái chiều hôm. 

* Ghen ăn tức ở – sour grapes

nhằm ám chỉ đến tình trạng ghen tức, ganh ghét, đố kị với người khác vì họ đạt được những điều mong muốn nhưng mà bản thân mình thì lại không có được, đặc biệt là đạt được những thành công, danh vọng hoặc hạnh phúc trong cuộc sống hoặc trong công việc.

* Giàu nứt đố đổ vách 

chỉ sự giầu có đến mức tiền bạc của cải chất đầy nhà, làm đổ cả vách tường nhà.

Đố: khung cửa còn được gọi là đố cửa. Đố là cây lớn chắc, mè là cây nhỏ đan vào nhau nối các cây đố. Khi làm vách đất người ta phải đan mè và đố làm xương, sau đó lấy đất sét nhồi với rơm trát vào hai mặt.

* Giậu đổ bìm leo

lợi dụng người ta gặp điều không hay hoặc khó khăn, hoạn nạn để lấn lướt, áp đảo.

* Hậu sinh khả úy

giới trẻ, lớp người sinh sau thật đáng tôn kính và sợ hãi; ám chỉ giới trẻ có thể vượt qua được thế hệ trước.

* Hữu duyên thiên lí năng tương ngộ, Vô duyên đối diện bất tương phùng

có duyên với nhau thì dù cách xa nghìn dặm cũng có thể gặp nhau; không có duyên với nhau thì đối diện cũng cảm thấy xa cách.

*  Hữu danh vô thực

Có danh mà không có thực; chỉ có danh tiếng bề ngoài nhưng thực chất thì chẳng có gì.

* Hữu dũng vô mưu

chỉ có sức mạnh,  không có mưu trí gì.

Hữu xạ tự nhiên hương

Có chất thơm thì tự nhiên có mùi thơm.
(Nghĩa bóng) Nói người (hay vật thể) có tài (hoặc có chất lượng tốt) thì tự nhiên có người biết đến.

Khác máu tanh lòng

không cùng máu mủ ruột thịt cho nên đối xử với nhau tệ bạc, không có tình nghĩa.

* Khuynh (tán) gia bại sản

Bị mất hết của cải, nhà cửa tan nát.
    Cờ bạc làm cho khuynh gia bại sản.

Kinh bang tế thế

Kinh Bang – Trị nước, Tế Thế – Giúp đời

 Lợi bất cập hại

Điều lợi cho mình không bù dược điều hại mà mình phải chịu.

* Lộng giả thành chân

bỡn quá hóa thật hay Những cái giả để lâu không được cải chính, sẽ khiến người ta tin là thật.

* Lục lâm thảo khấu

Thảo khấu: Danh từ (Từ cũ) kẻ cướp ở nơi rừng núi hẻo lánh

* Mắt nhắm mắt mở

chưa nắm rõ tình hình.

Miếng ăn là miếng tồi tàn/Mất đi một miếng lộn gan lên đầu

* Miệng hùm gan sứa

Người bề ngoài thì nói năng hùng hổ, nhưng thực chất trong lòng lại nhút nhát, sợ sệt.

* Nam nữ thụ thụ bất thân

 chỉ mối quan hệ nam nữ theo quan niệm của nhà nho.

Người đàn ông và người đàn bà ngày xưa trao cho nhau cái gì, nhận của nhau cái gì, đều không trực tiếp tận tay, sợ bấm nháy, ra hiệu gì với nhau chăng? (Hai chữ “thụ thụ” trái ngược nghĩa: một chữ “thụ” là trao cho, một chữ “thụ” là nhận).

* Nén (Đồng) bạc đâm toạc tờ giấy

công lý bị đồng tiền chi phối. Than phiền thế lực của đồng tiền đã khiến cho giấy tờ, luật lệ không có tác dụng gì.

* Nhất nghệ tinh nhất thân vinh

người nào mà có một nghề đạt đến trình độ tinh thông, thuần thục, giỏi giang, tâm huyết gắn bó với nghề đấy, thì sẽ đạt được thành công và vinh quang

* Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy

a word spoken is past recalling,  Một lời nói ra, bốn ngựa đuổi không kịp, một lời đã nói ra thì không thể thu lại được, nhất định phải giữ lời.

* Phu xướng phụ tuỳ

 Chồng đề xướng vợ làm theo

Xem thêm Ý nghĩa thực sự câu “Phu xướng phụ tùy” trong vị thế chồng vợ

Những điều may mắn không đến nhiều lần, còn tai họa thì không chỉ đến một lần.

Quất ngựa Truy Phong

Phụ tình. Câu nay thường được dùng khi một người đã gây ra một việc gì đó rồi bỏ chạy mất hút, không chịu trách nhiệm với những gì mình đã làm. (https://vietanhmunchen.wordpress.com/2014/01/20/giai-ma-hien-tuong-truat-ngua-truy-phong-cua-nam-gioi/)

Quân hồi vô phèng (lệnh) 

thường dùng để tả cảnh hàng ngũ rối loạn, không còn có trật tự, tổ chức gì nữa.

Tam sao thất bản

 ý nói với một tài liệu, sự việc, sau nhiều lần sao chép hoặc truyền đạt lại thì sẽ không còn  thật  đúng với nguyên bản nữa.

* Tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách

Ba mươi sáu chước, chạy là hơn hết

Toạ sơn quan hổ đấu

Ngồi trên núi xem hổ đánh nhau; mưu thâm hiểm, để cho hai phe đánh nhau kiệt sức rồi mới nhảy vào đánh cả hai bên giành lợi thế.

Tham quyền cố vị

cố giữ lấy quyền hành, địa vị, không chịu rời bỏ (cho dù đã không còn đủ năng lực hoặc điều kiện làm việc).

Thanh thiên bạch nhật

Trời xanh ngày trắng, ý nói giữa ban ngày ban mặt, ai cũng được chứng kiến.

Theo đóm ăn tàn

Hùa theo, a dua theo để mong kiếm chác lợi lộc.

Thao quang dưỡng hối

Thành ngữ Đặng Tiểu Bình dùng để chỉ đạo Trung Quốc. Dịch ra là “náu mình chờ thời”Thao quang: giấu ánh sáng; dưỡng hối: nuôi dưỡng cái tối. Cả hai đều là ý: giấu mình (náu mình). Còn chờ thời là dịch thêm vào cho rõ ý. Bởi giấu mình là để chờ thời cơ xuất hiện, chứ không phải giấu mình luôn. 

Thượng bất chính, hạ tắc loạn

Thượng: trên, hạ: dưới, bất chính: không ngay thẳng, tắc: thì, loạn: lộn xộn) – Người trên mà làm bậy thì cấp dưới không thể nghiêm chỉnh được. Phiếm bàn về câu thành ngữ “Thượng bất chính, hạ tắc loạn”

Tôn ti trật tự

Tổ chức xã hội gồm những cấp bậc rành mạch từ trên xuống. trật tự có trên có dưới (nói về thứ bậc trong xã hội)

Tri túc tiện túc, đãi túc, hà thời túc,
Tri nhàn tiện nhàn, đãi nhàn, hà thời nhàn?
(Biết đủ là đủ, đợi cho đủ thì bao giờ mới đủ.
Biết nhàn là nhàn, đợi cho nhàn thì bao giờ mới nhàn?)”
[Từ bài thơ Chữ Nhàn – Tác giả: Nguyễn Công Trứ]

Trò chơi có tổng bằng không

(tiếng Anh: Zero-Sum Game) là một tình huống trong lí thuyết trò chơi mà trong đó, những gì mà một người thắng được bằng đúng tổng thua lỗ của những người chơi khác.

Xem thêm: Trò chơi có tổng bằng không (Zero-Sum Game) là gì? Ứng dụng trong giao dịch thực tế

Tứ cố vô thân

Những ai không có cha mẹ, anh em, bà con, không có bạn bè thân thích, không nơi nương tựa, sống cô độc một mình

Văn nhân tương khinh

Thời cổ đại, những người trí thức (người có học) thường có một thái độ không được lý tưởng, gọi là “văn nhân tương khinh”, đại ý là những kẻ văn nhân thì thường hay khinh nhau. Bởi vì bản thân một người có học vấn, người khác cũng có học vấn thì rất dễ dàng sinh ra tâm không thoải mái, tâm ghen ghét đố kỵ. Như vậy rất là không tốt, đối với người không tốt, đối với chính mình cũng không tốt.

Vô pháp, vô thiên

không có pháp luật, không có đạo trời, ý nói bất chấp tất cả. Mặc dù có luật lệ, quy định, nhưng người ta vẫn cậy quyền xử lý theo ý muốn, chẳng còn hệ thống. luật lệ gì cả.

* Vô thưởng vô phạt

 chẳng có ích gì.