Seite auswählen

Ngô Trường An

13-7-2019

Trong 3 năm liền (2017, 2018, 2019) TQ liên tục gây hấn, gia tăng sức ép trong vùng biển thuộc chủ quyền VN.

Năm 2017 VN hợp đồng với tập đoàn dầu khí Repsol của Tây Ban Nha, khai thác lô 136/3 (ngoài khơi Vũng Tàu). Tập đoàn Repsol đã chi 27 triệu USD thi công các công đoạn cho giếng khoan này thì VN yêu cầu dừng lại vì bị TQ đe doạ.

Năm 2018, VN cũng hợp đồng với Repsol khai thác lô 07/03 thuộc mỏ Cá Rồng Đỏ. Khi Repsol đã chuẩn bị đến khâu cuối cùng để khoan dầu, và giàn khoan Ensco 8504 chuẩn bị rời Singapore để tiến vào vị trí mỏ khoan, thì đích thân ông tổng BT Nguyễn Phú Trọng và ông bộ trưởng QP Ngô Xuân Lịch kiên quyết yêu cầu Repsol ngưng khai thác để tránh đối đầu với TQ. Lần hủy hợp đồng này, Repsol ước tính thiệt hại hơn 200 triệu USD.

Năm 2019 này TQ lại đem các tàu hải giám có máy bay trực thăng yểm trợ, đến tiếp tục gây hấn ở bãi Tư Chính. Tất cả các thông tin trên đều do các hãng thông tấn nước ngoài đăng tải.

Trong 3 năm liền, TQ liên tục quấy nhiễu gia tăng sức ép, xâm phạm chủ quyền, gây thiệt hại rất lớn về kinh tế. Nhưng, báo chí VN chẳng có một dòng nào thông tin cho dân được biết.

Cũng trong 3 năm liền đó, hết ông Trọng đi thăm TQ rồi đến ông Phúc, lại đến bà Ngân. Chẳng biết bọn họ bàn nhau chuyện gì, nhưng thấy báo chí chụp hình đưa lên, họ, đều tươi cười hớn hở khi đứng bên nhau, còn trong nước thì bộ GTVT quyết giao đường cao tốc bắc nam cho TQ thầu, và, chính quyền Tp Hà Nội thì quyết vay thêm tiền của TQ để đầu tư tiếp cho tuyến Cát Linh – Hà Đông.

Xâu chuỗi lại những sự việc này, tôi không biết những người lãnh đạo đất nước này hèn hạ, khiếp nhược trước bọn giặc phương Bắc, hay là họ đã bán đứng gian sơn này cho giặc rồi?

Khó hiểu quá! Chỉ một trong hai điều đó thôi!

Tàu Cảnh sát biển Việt Nam và Trung Quốc đối đầu ở Bãi Tư Chính

RFA
2019-07-12
Có ít nhất 2 tàu hải cảnh Trung Quốc và 4 tàu Cảnh sát biển Việt Nam đang đối đầu với nhau ở Bãi Tư Chính trong khoảng một tuần qua, nơi Việt Nam có nhà giàn DK1 do Tiểu đoàn DK1 trực thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân kiểm soát.

Thông tin này được mạng báo Bưu điện Hoa Nam Buổi Sáng (South China Morning Post – SCMP) đăng tải vào chiều 12/7.

Mạng báo tiếng Anh có trụ sở ở Hồng Kông trích dẫn đoạn Tweet của ông Ryan Martinson – Trợ lý giáo sư tại Trường Hải Chiến Mỹ cho hay, hôm 3/7, tàu thăm dò dầu khí Trung Quốc mang tên Haiyang Dizhi 8 (Marine Geology 8) đã đi vào vùng biển gần rạn san hô do Việt Nam kiểm soát để thực hiện một cuộc khảo sát địa chấn.

Ông Ryan Martinson đăng tải ảnh chụp màn hình về thông tin theo dõi dữ liệu tàu trong một tweet hôm 11/7 chỉ ra, khu vực trên có sự xuất hiện của các tàu hộ tống tàu thăm dò Trung Quốc gồm tàu bảo vệ bờ biển vũ trang 12 ngàn tấn số hiệu 3901 mang theo trực thăng và tàu 2.200 tấn số hiệu 37111.

Trong khi đó, sáng 11/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các thành viên Chính phủ đột nhiên đi thăm Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển và nói chuyện qua điện thoại vệ tinh với các chiến sĩ làm việc trên các tàu CSB 4031, 4034, 9001, 8002, 4038, 4039.

Theo SCMP, cuộc đối đầu có thể dẫn đến đụng độ lớn nhất trên Biển Đông trong vòng 5 năm trở lại đây và có thể kích động làn sóng chống Trung Quốc chưa từng thấy ở Việt Nam kể từ vụ giàn khoan Hải Dương 981 kéo vào vùng biển nước này.

Theo Wikipedia, Bãi Tư Chính là một cụm rạn san hô ở phía nam Biển Đông mà Việt Nam cho lắp đặt các cấu trúc thép có tên là nhà giàn DK1 và giao cho Tiểu đoàn DK1 trực thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân kiểm soát.

Việt Nam tuyên bố bãi Tư Chính nằm trên thềm lục địa phía nam, không thuộc quần đảo Trường Sa và bác bỏ sự gán ghép bãi này vào quần đảo Trường Sa.

Đài Loan và Trung Quốc quan niệm bãi này thuộc quần đảo Nam Sa. Khu vực bãi Tư Chính đã nhiều lần là đối tượng tranh cãi giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Năm 1994, tàu vũ trang Việt Nam đã buộc tàu thăm dò Shiyan 2 rời đi sau 3 ngày đối đầu.

Hiện phía Việt Nam cũng như Trung Quốc chưa có bình luận gì về vụ việc này.

Vào ngày 11 tháng 7, ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có cuộc làm việc với Bộ Tư Lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam và lên tiếng cho rằng cơ quan này không được để bị động, bất ngờ trước các tình huống xảy ra trên biển.

Cũng vào chiều ngày 11 tháng 7, tại cuộc gặp ở Bắc Kinh giữa bà chủ tịch quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân với ông chủ tịch Nhân Đại Trung Quốc Lật Chiến Thư hai phía lặp lại cám kết sẽ tiếp tục tuân thủ nhận thức chung của hai lãnh đạo cao cấp hai đảng, hai nước ‘thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam- Trung Quốc’.

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen