Seite auswählen

„Tôi không thấy đất nước Độc Lập mà chỉ thấy người dân sống không khác gì nô lệ trên chính quê hương của mình. Tôi không hề thấy sự Tự Do mà chỉ thấy một trại tù khổng lồ bịt miệng những ai muốn nó tốt hơn.“

Ku Búa

Dân oan xuống đường chào mừng ngày Quốc Khánh. Nguồn ảnh: Internet

Cứ mỗi lần đến cái ngày mà chính quyền gọi là ‘Độc Lập’ tôi luôn tự hỏi, “Từ cái gì?” Cách đây 74 năm vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chi Minh đã đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập tại quảng trường Ba Đình. 

Nếu chỉ nghe những lời văn thôi, người dân sẽ ngỡ rằng đang có một nhà yêu nước tuyên bố chủ quyền và đất nước sẽ sắp có một tương lai phía trước. Họ háo hức vui mừng vì sắp được làm chủ chính quê hương mình, rằng từ đây về sau sẽ không bị đế quốc nào cai trị nữa và Việt Nam sẽ là một quốc gia độc lập.

Nhưng những chuỗi tháng năm tiếp theo là sự trái nghịch với những lời yêu nước trong bản tuyên ngôn đó. Di sản ngày 2/9/1945 là những cơn ác mộng cho người dân Việt.

1. CHÍNH PHỦ TRẦN TRỌNG KIM BỊ CƯỚP – Ít ai biết rằng khi Nguyễn Ái Quốc xuất hiện đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập, rất ít người biết ông ta là ai. Người ta tưởng là một người nào đó từ Pháp trở về. Họ bị ép phải đi ra Ba Đình rồi không hiểu mình đang lắng nghe cái gì. Họ đang ngu ngơ không biết rằng chính quyền chính thức của họ đã bị cướp đi và người thực hiện đang đọc bản tuyên ngôn.

2. PHE CS BÀNH TRƯỚNG DƯỚI DANH NGHĨA CHỐNG PHÁP – Thay vì có sự bình yên, lực lượng CS đã bành trướng. Vì không được ai công nhận cho nên phải dùng vũ lực để thực hiện. Núp sau danh nghĩa yêu nước và chống Pháp, Việt Minh đã biến những người dân thành công cụ để xây dựng quyền lực. Đến năm 1954 khi đánh bại Pháp ở Điện Biên Phủ thì mưu đồ đã thành công.

3. ĐẤT NƯỚC CHIA ĐÔI, 1 TRIỆU NGƯỜI BỎ QUÊ – Sau chiến thắng ở Điện Biên Phủ, đất nước lại tiếp tục bị chia đôi. Một quốc gia bỗng dưng bị chia cắt để làm hài lòng một lực lượng bất chính. Hơn một triệu người miền Bắc đã phải bỏ xứ để vào Nam lánh nạn. Đất nước chia đôi, gia đình chia cắt.

4. CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT – Những người nào kém may mắn bị kẹt lại ở miền Bắc đã phải gánh chịu thảm hoạ của chính sách tái phân phối của cải dưới danh nghĩa ‘Cải Cách Ruộng Đất.’ Hàng xóm đấu tố nhau, con cái phản cha mẹ, bạn bè trở thành địch thủ. Người dân bỗng dưng coi nhau là kẻ thù giai cấp.

5. NỘI CHIẾN – Thay vì an phận với phân nửa đất nước, những nhà cai trị lại muốn toàn dân phải thống nhất chung dưới một màu cờ. Dưới danh nghĩa thống nhất đất nước, họ sử dụng những thanh niên để làm vũ khí. Sinh Bắc Tử Nam, hàng triệu chàng trai trẻ tuổi của miền Bắc đã từ giã cha mẹ để chết ở miền Nam. Ngược lại, người dân miền Nam thay vì được yên ổn làm ăn thì bị lôi vào cuộc chiến vô nghĩa và phải giết hại đồng bào của mình. Còn gì đau thương hơn cảnh huynh đệ tương tàn.

6. ĐẤT NƯỚC HOANG TÀN – Sau khi thành công thống nhất lãnh thổ, thay vì khoan dung thì phe chiến thắng đã thẳng tay trả thù và triệt hạ bên thua cuộc. Từ đánh tư sản cho tới đi cải tạo, người dân miền Nam đã bị tiêu diệt tinh thần và vật chất. Họ chẳng còn gì ngoài cái xác.

7. DÂN TỘC CHIA RẼ – Để phân biệt bên thắng kẻ thua, nhà cầm quyền đã chia rẽ dân tộc với vô số chính sách phân biệt. Những hộ khẩu, sơ yếu lý lịch, phân biệt trong tuyển dụng nhân sự và đối xử – họ đã biến anh em trong nước thành kẻ thù của nhau. Nạn Bắc Kỳ Nam Kỳ cũng từ đây mà ra.

8. DÂN BỎ XỨ – Vì không chịu nổi sự khắc nghiệt, người dân đã đánh cược với tính mạng bằng cách ra đi trên những con thuyền. Hàng trăm ngàn người đã chết trên biển. Những ai may mắn còn tồn tại thì sống qua ngày ở các trại tỵ nạn và mong chờ một nước khác nhận làm tỵ nạn. Để rồi từ đó thế giới khi nhắc đến Việt Nam thì sẽ nghĩ ngay đến những từ như thuyền nhân, vượt biên, tỵ nạn, con lai và chiến tranh. 

9. ĐẤT NƯỚC THUA KÉM – Sau 11 năm thực hiện kinh tế CNXH thất bại, đất nước Việt Nam từ một tiềm năng trở thành một vùng trũng của thế giới. Ngành công nghiệp bị tàn phá, trí thức bị tiêu diệt và thanh niên bị tẩy não. Nơi này trở thành trò cười cho thiên hạ. Bây giờ hơn 33 năm sau Đổi Mới, mọi thứ trông như vẫn vậy. Người dân phải đi làm với mức lương rẻ mạt, sinh niên tốt nghiệp không có việc làm, người người cầm nhà để có tiền đi xuất khẩu lao động, gái miền quê đua nhau lấy chồng già và ai cũng ôm mộng xuất ngoại để biến khỏi nơi đây.

Tôi chẳng hiểu. Chúng ta đã hy sinh để giành được gì dưới danh nghĩa ‘Độc Lập?’ Tôi không thấy đất nước Độc Lập mà chỉ thấy người dân sống không khác gì nô lệ trên chính quê hương của mình. Tôi không hề thấy sự Tự Do mà chỉ thấy một trại tù khổng lồ bịt miệng những ai muốn nó tốt hơn. Tôi cũng không thấy Hạnh Phúc khi ra đường thì chứng kiến vô số người bán vé số và trẻ em đi ăn xin.

Độc lập để làm gì khi dân tộc phải gánh bao nhiêu đau khổ và tàn khốc. Mọi người xung quanh tôi, từ người nhà cho tới bạn bè, đều hối hả đi chơi. Đối với họ, Ngày Quốc Khánh chỉ là một dịp để họ vui chơi nhằm quên đi những ngày đi làm mệt mỏi. Đa số người dân ở đất nước này cũng như tôi, chẳng thèm hay quan tâm đến vận mệnh đất nước. Vì trong mắt họ, nơi này chẳng hề có độc lập và cũng chưa bao giờ có tự do.

Vì cái gọi là độc lập chỉ là độc lập trong nô lệ. Người dân nơi này cần tự do.

Ku Búa @ Cafe Ku Búa

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen