Seite auswählen

Phỏng dịch từ Wahlen im Verein – Grundsatz und Gestaltungsmöglichkeiten

 http://www.vereinsrecht.de/wahlen-im-verein.html

 Rafael Hörmann Rechtsanwalt

 1. Điều hành – Nguyên tắc

Theo nguyên tắc ban chấp hành có trách nhiệm tổ chức đại hội đồng và điều hành cuộc bầu cử:

–    Trường hợp ban chấp hành gồm nhiều người, hội trưởng sẽ là người điều hành đại hội đồng và cuộc bầu cử.

–    Đại hội đồng có thể quyết định chọn một người khác để điều hành, khi ban chấp hành từ bỏ quyền điều hành vì không tham dự hay vì lý do gì mà không thể tham dự.

–    Người được chọn để điều hành có thể bị thay thế trong đại hội đồng bất cứ lúc nào mà không cần nêu lý do.

 

Việc điều hành bầu cử bao gồm: Chuẩn bị và thực hiện cũng như tuyên bố kết quả.

 2. Quyền bầu cử tích cực và thụ động – nguyên tắc

  • Tất cả những hội viên có quyền bầu cử là cử tri tích cực.
  • Tất cả các hội viên đều có thể đề nghị người tranh cử không phân biệt là có quyền bầu cử tích cực hay không
  • Những người có thể được bầu (quyền bầu cử thụ động) có thể là người không thuộc hội, dưới tuổi thành niên (phải có sự đồng ý của cha mẹ), ở nước ngoài nhưng có thể ra vào bất cứ lúc nào, những người có họ hàng, kể cả những người thuộc ban chấp hành có vấn đề chưa giải quyết xong.
  • Những hội viên danh dự chỉ có quyền bỏ phiếu nếu có ghi trong nội quy.

 

  1. Bộ phận có thẩm quyền – nguyên tắc

Đại hội đồng là bộ phận có thẩm quyền về cuộc bầu cử.

Ngoại lệ: BCH có thể khi thiếu người trong nhiệm kỳ có thể tự chọn người, trong trường hợp đó chỉ là số nhỏ so với số TV BCH. TV được chọn chỉ có  thẩm quyền đến cuộc họp đại hội đồng định kỳ tới.

 

  1. Bầu cử -Nguyên tắc
  • Theo nguyên tắc cuộc bầu cử sẽ là bầu cử mở.
  • Lối bầu cử (bỏ phiếu kín hay dơ tay) tùy thuộc vào ban điều hành bầu cử.
  • Một hội viên có quyền đề nghị bầu kín. Đa số trong đại hội đồng sẽ quyết định về đề nghị này.

 

  1. Đa số – nguyên tắc
  • Ai được đa số tuyệt đối (trên 50% số phiếu) sẽ đắc cử. Do đó trong trường hợp nhiều người tranh cử, ứng cử viên đắc cử phải được nhiều phiếu hơn số phiếu của những người khác cộng lại.
  • Phiếu trắng hoặc phiếu không hợp lệ sẽ không được tính, có nghĩa là nó sẽ được xem như là người đó không hiện diện.
  • Trường hợp không ai đủ đa số tuyệt đối, 2 người nhiều phiếu nhất sẽ tham dự cuộc bầu cử vòng nhì.
  • Hỏi người được bầu xem có chấp nhận chức vụ.

 

  1. a) Phương cách bầu cử – nguyên tắc

Theo nguyên tắc chỉ bầu cho từng chức vụ.

 

  1. b) Phương cách bầu cử – theo nội quy
  • Bầu bằng thư: Phiếu bầu bằng thư hoặc thư điện tử có thể thực hiện mà không cần đại hội.  

 

  • Bầu trực tuyến

 

  1. Lỗi lầm trong cuộc bầu cử
  • Theo luật về hội, những vi phạm luật hay quy định của nội quy sẽ làm kết quả của cuộc bầu cử không có giá trị.
  • Mỗi hội viên đều có quyền kiện ra tòa về việc này, với điều kiện người này không liên hệ gì đến kết quả.
  • Hội trong trường hợp vi phạm luật trong cuộc bầu cử phải chứng minh, người điều hành cuộc bầu cử không dính líu tới kết quả cuộc bầu cử.

 

  1. Đăng ký thay đổi
  • Thay đổi trong ban chấp hành, từ chức hay nhậm chức, phải đăng ký vào sổ đăng bạ hội. Người đăng ký trễ có thể bị phạt tiền.
  • Một cuộc bầu cử không có giá trị sẽ không làm việc đăng ký có hiệu lực.
  • Đơn đăng ký đăng bạ hội phải được thị thực bởi công chứng viên. Người điều hành cuộc bầu cử và người thư ký phải bắt buộc ký vào biên bản đại hội.
  • Nếu ban chấp hành không thay đổi thì không phải đăng ký.

 

P.S : Nhiều đoạn không dịch vì bị cho là không cần thiết, cần phải được đưa vào nội quy, có thể xem bản gốc để rõ hơn.