Khi nói đến việc phát triển kinh tế, không ít người cảm thấy chạnh lòng và tức giận khi đất nước chúng ta không có một nhãn hiệu nào để làm biểu tượng quốc gia. Như khi nhắc đến Nhật Bản người ta nghĩ ngay đến Toyota hoặc khi nói về Hàn Quốc người ta nói ngay về Samsung.
Mặc dù đã hơn 44 năm trôi qua từ khi thống nhất và hơn 33 năm Đổi Mới, Việt Nam vẫn là vùng trũng. Nhưng ít ai biết rằng, trước đây đã có một Việt Nam khác hẳn bây giờ. Chúng ta đã đừng có những nhãn hiệu khá thành công trong nước mà không cần phải sử dụng đến những chiêu trò hay núp sau vỏ bọc yêu nước để đứng vững.
Những chiếc xe La Dalat, kem đánh rắng Hynos, nước ngọt của BGI và xà phòng Cô Ba đã từng khẳng định vị thế. Nếu không có cái ngày lịch sử 30/4/1975 kia thì khó mà hình dung bây giờ họ sẽ làm gì và ra sao. Khi nhìn lại thì không ít người đã vô cùng tiếc nuối.
Nhưng ngày qua ngày, những nỗ lực đó vẫn không đem lại những kết quả như mong đợi. BPhone với những tuyên bố hùng hồn của anh Quảng năm nào cho tới bây giờ vẫn chưa đến đâu. Những Zing Me, Gapo và bây giờ là Lotus gần như thất bại trong việc thuyết phục người trong nước sử dụng để thay thế Facebook. Nền kinh tế thì ngoài bất động sản và tài chính ra thì gần như không có gì vững bền. Việt Nam vẫn là xưởng gia công giá rẻ cho thế giới và không có gì để họ nhớ đến.
Muốn đất nước này bứt phá thì hãy cởi trói nền kinh tế. Hãy cho người dân quyền tư hữu để họ sở hữu đất đai, tài sản và công lao của mình. Hãy dẹp bỏ những thủ tục quy định rườm rà để doanh nghiệp làm ăn và không bị xách nhiễu bởi cán bộ nhà nước. Hãy ngừng trợ cấp những công ty nhà nước vốn đang đốt tiền người dân vào những dự án vô bổ.
Trên hết, hãy dẹp bỏ cơ chế độc tài để thiết lập một chính quyền liêm chính cho người dân. Không ai muốn sinh sống ở một đất nước không tôn trọng quyền con người và bị điều hành bởi những cá nhân họ không lựa chọn để đại diện.
Hãy để cho người dân chọn mua sản phẩm phù hợp nhất với mình, vì họ không cần ai ra lệnh và chỉ dạy. Đất nước này không cần những chiếc xe với thiết kế và động cơ cũ được mua lại và dán lên mình ‘niềm tự hào dân tộc.’
Nền kinh tế không cần những dự án bất động sản tỷ đô để làm đẹp cho thành phố trong khi cái người dân cần là đường phố, trường học và bệnh viện. Họ không cần những công cụ theo dõi núp sau cái mác ‘mạng xã hội cho người Việt.’
Họ đã chán ngắt khi nghe những lợi ích nhóm tô vẽ tương lai xa vời ảo tưởng. Họ quá mệt khi nghe ai đó dùng ‘nguỵ biện yêu nước’ để kêu gọi họ mua những thứ không xứng đáng. Họ không mua, không ủng hộ và chế nhạo không phải vì những thứ đó là sản phẩm Việt Nam – mà nó là thứ sao chép kém chất lượng không đáng để dùng. Một sản phẩm tốt không cần bất cứ ai biện hộ cả.
Muốn thịnh vượng thì hãy theo kinh tế thị trường, còn ’Kinh Tế Yêu Nước’ chỉ là vỏ bọc nguỵ biện của những kẻ thất bại.