Seite auswählen

Khi nghĩ đến VinFast hay VinGroup thì người ta sẽ nghĩ đến Ngô Thanh Vân, một ví dụ của sự thành công. Còn những vấn đề về thể chế hay ‘tư bản đỏ’ thì bị bỏ qua vì không còn quan trọng nữa. Từ góc nhìn marketing thì đây là đỉnh cao. VinGroup sẽ không chỉ là một công ty trong nước mà sẽ thành một thương hiệu quốc tế thông qua tầng lớp Việt kiều trẻ này.

 

VNC: Cu Búa còn quên một thông điệp nữa, là nếu bị chụp lên cái mũ là “con ngụy” mà ở lại Việt Nam thì phước 70 đời mới được Vinfast cho vào làm cu li. Phải ra được nước ngoài khi có tiền và địa vị thì may ra khi về mới được cho hưởng ké chùm khế ngọt.
[NGÔ THANH VÂN VÀ VINFAST – Ý NGHĨA VÀ BIỂU TƯỢNG] Mấy ngày nay việc Ngô Thanh Vân trở thành đại sứ thương hiệu cho VinFast là chủ đề gây tranh cãi trên mạng xã hội. Đây là lựa chọn quá khôn ngoan của VinGroup. Dù cố tình hay vô tình, không thể nào không nói về những ý nghĩa chính trị đằng sau thương vụ này.

Để hiểu vấn đề thì chúng ta phải biết Ngô Thanh Vân là ai. Cô ta sinh ra ở Trà Vinh năm 1979. Vào lúc 16 tuổi thì sang Na Uy định cư với gia đình, nghĩa là vào tầm năm 1995, thời điểm phong trào ‘vượt biên’ đang dịu lại. Vào những năm tháng đó thì cả nước đang chết đói cho nên nhiều người Việt chọn cách ra đi để thoát khỏi chế độ. Tôi sẽ không soi mói đời tư cá nhân nên sẽ dừng ở đây.

Đến năm 1999 thì cô ta trở lại Việt Nam để tìm cách chen vào show biz. Mãi đến năm 2007 thì mới đóng bộ phim đầu tiên, ‘Dòng Máu Anh Hùng’ chung với Johnny Trí Nguyễn và tên tuổi bay lên từ điểm đó. Đến nay thì đã trở thành một diễn viên và nhà sản xuất có tên tuổi trong nước.

Vậy điều này liên quan gì tới quyết định của VinFast khi chọn cô ta? Nó nói lên rất nhiều.

Không chỉ quảng cáo xe VinFast thông qua phương tiện truyền thông, Ngô Thanh Vân sẽ đưa những sản phẩm của VinGroup vào phim ảnh để khẳng định thương hiệu. Khi những bộ phim đó được chiếu ở trong nước, VinFast trở thành một phần không thể thiếu. Còn khi chiếu ở ngoài nước, nó là biểu tượng cho nền kinh tế Việt Nam. Các kiều bào khó mà chống lại và sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng.

Trước đây là một người tỵ nạn, được một nước thứ ba nhận và trở thành công dân xứ khác. Bây giờ là một người thành công ở trong nước trong một Việt Nam hậu CNXH nhưng vẫn độc tài. Thông qua việc chiêu mộ Ngô Thanh Vân, VinGroup và chính quyền Việt Nam muốn chinh phục những bạn trẻ Việt kiều cũng như cha mẹ họ.

Chính quyền như muốn nói thầm: “Các bạn thấy chưa, đất nước đang phát triển rất tốt. Các bạn hãy về đây đầu tư và sẽ thành công. Việt Nam không còn như trước đây nữa, có thể tự sản xuất xe hơi rồi. Bây giờ đâu còn ai quan tâm đến lịch sử làm gì. Hãy như Ngô Thanh Vân đây.”

Khi nghĩ đến VinFast hay VinGroup thì người ta sẽ nghĩ đến Ngô Thanh Vân, một ví dụ của sự thành công. Còn những vấn đề về thể chế hay ‘tư bản đỏ’ thì bị bỏ qua vì không còn quan trọng nữa. Từ góc nhìn marketing thì đây là đỉnh cao. VinGroup sẽ không chỉ là một công ty trong nước mà sẽ thành một thương hiệu quốc tế thông qua tầng lớp Việt kiều trẻ này.

Ku Búa @ Cafe Ku Búa