Seite auswählen

VNC dịch

40 năm trước

Chiến tranh Việt Nam kết thúc vào năm 1975. Để thoát khỏi sự khốn khổ của đất nước bị chiến tranh tàn phá và sự khủng bố do chế độ cộng sản chiến thắng gây ra, khoảng một triệu rưỡi người Việt Nam đã mạo hiểm chạy trốn vượt qua biển khơi. Vào ngày 3 tháng 12 năm 1978, những người được gọi là “Boatpeople” đã đến Đức lần đầu tiên.

163 thuyền nhân, trong đó có 72 trẻ em, lúc họ đến vào năm 1978. Theo sáng kiến của Thủ tướng bang Niedersachsen Albrecht, những người tị nạn Việt Nam từ con tàu quá tải “Hải Hồng” đã được không vận tới Hannover. (dpa / Werner Schilling) Otto Langels

 

“Khi máy bay chúng tôi đáp tại sân bay ở Hannover, lần đầu tiên ra khỏi máy bay, quá lạnh, sốc, quá lạnh. Mỗi người chúng tôi được phát cho một cái chăn và cảm thấy ấm át hơn được một chút.”

Định Kim Tân là một trong những người tị nạn Việt Nam đến từ Malaysia vào sáng ngày 3 tháng 12 năm 1978, tại Hannover-Langenhagen, ra khỏi một chiếc máy bay của Không quân Đức.

Sinh năm 1951, Kim đã chiến đấu với tư cách lính nhảy dù trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Sau khi quân đội miền nam theo khuynh hướng tư bản đầu hàng chế độ cộng sản ở miền Bắc Việt Nam, cha ông bị bỏ tù nửa năm trong một trại cải tạo khi đất nước thống nhất và lo sợ những người cầm quyền mới sẽ trả thù thêm nữa.

“Cha tôi, một người có một doanh nghiệp, bán sĩ và bán lẻ vật liệu xây dựng, sơn và gỗ. Ngôi nhà đã bị tịch thu vào ngày 23 tháng 3 năm 1978. Bố tôi nói sau đó: “Các con ơi, chúng ta phải ra đi. “

Ngoài ra, để đối phó với các cuộc xung đột với Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc, chính phủ đã trục xuất một cách có hệ thống những người thiểu số gốc Hoa. Khoảng 1,5 triệu người Việt Nam đã xem như một lối thoát duy nhất bằng cách chốn chạy qua Biển Đông để tới Malaysia, Indonesia và Thái Lan.

Đón nhận đột ngột 1.000 thuyền nhân ở Niedersachsen
Trong khi Định Kim Tân sống sót từ cuộc vượt biển, hàng trăm ngàn người chết đuối dưới biển, chết khát và chết đói trên thuyền hoặc trở thành nạn nhân của cướp biển. Tờ “Spiegel” đã viết vào tháng 11 năm 1978 về tình huống trên một chiếc thuyền tị nạn:

“Một đám mây hôi thối từ nước tiểu, phân và mồ hôi bao trùm con tàu. Một số thả mình trên lan can, những người khác nằm bất động trên sàn sắt rỉ sét của con tàu chở hàng trong tình trạng tồi tệ. “

Các chuyến đi phiêu lưu của người Việt Nam nhắm tới Malaysia hoặc Thái Lan ở bờ biển bên kia. Những người được gọi là “Boatpeople” phải chịu đựng nằm trên tàu của họ hoặc bị dồn vào các trại quá tải và chờ đợi trong điều kiện vô nhân đạo cho số phận của họ. Khi những hình ảnh về những người tị nạn kiệt sức được loan truyền đi khắp thế giới, Thủ tướng bang Niedersachsen Ernst Albrecht quyết định tự ý thu nhận 1.000 thuyền nhân đầu tiên vào bang của mình và gửi bộ trưởng Wilfried Hasselmann tới Malaysia để đón 163 người tị nạn từ con tàu “Hải Hồng”.

“Đó là một bức tranh rất buồn, nếu tôi có thể nói như vậy, đối với tất cả chúng tôi, trong tình trạng như vậy, đói khát, lo sợ, khe khẽ, không nói to, cũng không chắc chắn gì cả về tương lai của chúng tôi bây giờ sẽ đi về đâu, nhưng rất biết ơn chúng tôi được cho lên bờ. “

Hội nhập thành công
Sự xuất hiện của người Việt ở Hannover trở thành một sự kiện truyền thông. Được bọc trong chăn chữ thập đỏ, những người thuyền nhân mệt mỏi được phục vụ súp, trà và trái cây trong sảnh đường phi trường tại những chiếc bàn phủ khăn trắng. Một số người tị nạn, đói, khát và bị bỏng, đã được đưa đến bệnh viện. Những người khác, bao gồm Định Kim Tân, lái xe đến trại tạm thời Friedland, “cửa ngõ tự do”, như tên gọi của nó, bởi vì đây là trạm tiếp nhận đầu tiên của nhiều người tị nạn Đông Đức.

“Chữ đầu tiên: guten Tag (chúc một ngày tốt lành). Những tuần đầu tiên ở Friedland, chúng tôi đã có một buổi học ngắn, một vài từ, chúc một ngày tốt lành, thức ăn, v.v., chúng tôi đã học được ở đây. “
Theo sau 163 người tị nạn đầu tiên cuối cùng tổng cộng lên đến gần 40.000 người, trong đó có 10.000 người, được cứu vớt bởi tàu “Cap Anamur”. Nhà báo Rupert Neudeck và người vợ Christel của ông sáng lập ra sáng kiến ​​”Một con tàu cho Việt Nam” vào đầu năm 1979 để thuê một con tàu lớn với sự hỗ trợ của các chính trị gia và nhà văn nổi tiếng như Norbert Blüm, Martin Walser và Heinrich Böll và để thu nhận càng nhiều thuyền nhân càng tốt.

Những người Việt Nam đã tránh khỏi một thủ tục tị nạn dài nhờ khuôn khổ của nỗ lực cứu trợ nhân đạo này, không giống như những người tị nạn chính trị từ Chile, Argentina hay Trung Đông, những người sau đó đã bị từ chối được đối xử ưu đãi vì họ không chạy trốn khỏi chế độ cộng sản. Một đạo luật tương ứng cho những thuyền nhân này đặc quyền so với những người xin tị nạn và giúp đỡ họ với các khóa học ngôn ngữ và tìm kiếm công việc và nhà ở. Trong những điều kiện này, cùng với tinh thần chịu học hỏi cao và mong muốn hội nhập xã hội, nhiều người Việt Nam đã đạt được thăng tiến về kinh tế và xã hội. Ngày nay, chúng được coi là ví dụ điển hình của sự hội nhập thành công.

Nguồn: Aufnahme der ersten „Boatpeople“ in Deutschland

Word