Seite auswählen

Phan Thị Anh Thơ

30-10-2019

Linh tính từ phút đầu

Hai giờ sáng, giờ Vancouver, công việc dường như vô tận. Tôi mệt quá, ngồi xuống nghỉ ít phút. Mở bản tin Reuters thấy: “Police say 39 dead in truck near London believed to be Chinese”. (Tạm dịch: “Cảnh sát nói 39 người chết trong xe tải gần London, có thể là người Trung Quốc”).

Cảm giác ớn lạnh chạy dọc tủy sống. Linh tính báo cho tôi biết chuyện không lành. Ba mươi chín kẻ bất hạnh trên hẳn phần lớn là người Việt. Tôi thầm nghĩ khi đọc những dòng đầu tiên của bản tin.

Tôi ở Canada trên 30 năm. Tôi chưa thấy một người Trung Quốc nào đi “trồng cỏ” hay làm “nails”.

Trồng cỏ

Để tôi kể bạn nghe. Trước và sau năm 2000, cộng đồng người Việt ở Canada (chỉ Canada thôi, không thấy ở Mỹ) có phong trào trồng cần sa (cannabis, marijuana, weed, pot, bud, ganja) lậu, trong nhà. Người Việt dùng tiếng lóng gọi là “trồng cỏ” (trồng cần sa, bồ đà).

Tôi ít chữ quá, không đủ ngôn từ mô tả phong trào này sâu rộng trong cộng đồng người Việt ở Canada như thế nào.

Nhà nhà trồng cỏ, người người trồng cỏ. Mở nhà hàng tầng trên, tầng hầm trồng cỏ. Giả vờ giữ trẻ tầng trên, tầng dưới trồng cỏ. Mua cả ba căn nhà cạnh nhau, căn giữa trồng cỏ. Bác sỹ, dược sỹ, người giàu bỏ tiền cho bệnh nhân hoặc người quen trồng cỏ thu lời.

Tờ báo lớn và uy tín nhất Canada, The Globe and Mail, ngày 25/3/2000 mô tả những vụ đấu súng kéo dài đổ máu và án mạng trong cộng đồng người Việt. Chỉ riêng ở thành phố Vancouver, cảnh sát ước tính có tới 7000 cơ sở trồng cần sa của người Việt, hơn 80% trong số này dưới sự điều hành của các băng đảng người Việt.

Để phục vụ cho nhu cầu trồng cỏ, hàng loạt các dịch vụ ăn theo. Bán đất trồng, phân bón, hormone kích thích, thùng, chậu, bóng đèn cao áp, ống tưới nước, giống, hạt v.v…

Những tờ báo tiếng Việt địa phương, quảng cáo, công khai: Có các “chuyên gia” giàu kinh nghiệm, tận tình kín đáo, hướng dẫn cho khách cách gieo hạt, trồng tỉa, tưới, chiết cành, chăm bón, thu hoạch, bảo quản và phân phối ra thị trường.

Các “chuyên gia” còn hướng dẫn cách câu điện lậu, mắc ống nước chui, cách ngụy trang, cách đánh lạc hướng, cách đối phó khi bị phát hiện, cách đánh lừa cảnh sát.

Những người trồng cỏ đều hiểu. Hệ thống tư pháp Canada khá nhẹ tay, thậm chí nhân đạo. Tù tội nhẹ nhàng như một cuộc dạo chơi. Hơn nữa, những năm đầu, cảnh sát Canada khá lúng túng vì rào cản ngôn ngữ và văn hóa rất khác biệt.

Trồng cỏ thường đi liền với nhà hàng và làm nails. Chồng trồng cỏ, vợ mở tiệm nails hoặc nhà hàng, che mắt thế gian, rửa tiền.

Cộng đồng người Việt trên mọi miền đất Canada, từ thành phố lớn vài triệu dân cho tới những thị trấn nhỏ vài ngàn, từ Montreal tới Vancouver, từ Toronto tới Calgary, từ miền đông qua miền tây, cả những khu tự trị heo hút vùng Bắc Cực, cứ ở đâu có người Việt là ở đó có trồng cỏ, tiệm nails, nhà hàng và bán hàng hot (đồ ăn cắp, bán giá rẻ).

Thoạt đầu, nó phát triển trong nhóm người “Tàu Bắc” (người Tàu ra đi từ miền Bắc), và người Bắc (Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa). Sau đó lan qua cộng đồng người Nam. Phong trào rầm rộ và sâu rộng. Mỗi dịp tiệc tùng, cưới hỏi, sinh nhật, lễ tết là người ta ngồi bàn, tán dóc, bốc phét chuyện trồng cỏ.

Người Việt hốt bạc một thời. Tất nhiên những hệ lụy kèm theo băng đảng, cướp, thù hận, thanh toán lẫn nhau, đổ máu, tù đày và tính mạng.

Phong trào trồng cỏ từ từ tàn lụi khi bước qua thập kỷ thứ hai của thế kỷ này. Đặc biệt, khi chính phủ của Thủ tướng Justin Trudeau thông qua đạo luật được trồng, bán, dùng cannabis (marijuana) công khai. Phong trào trồng cỏ trong cộng đồng người Việt chính thức khai tử. Giờ đây, không thấy ai nói về nó nữa.

Lan qua Âu châu  

Ngược dòng thời gian, khoảng từ 2001 tới 2007, nhiều người Việt từ Âu châu qua Canada học kinh nghiệm trồng cỏ. Những người Tàu Bắc, người Bắc vẫn là nhóm tiên phong.

Tiếp theo là tầng lớp ưu tú của miền Bắc Việt Nam trước đây qua Đông Âu và Liên Xô du học kết hợp với nhóm xuất khẩu lao động. Nhóm này có học, biết cách tổ chức băng đảng, nắm vững địa hình từ Liên Xô, qua Đông Âu, Tây Âu tới Anh quốc.

Phần lớn họ là những người thuộc các tỉnh Bắc Trung bộ: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, và Quảng Bình. Họ có những mối quan hệ rất rộng trong nước dưới danh nghĩa “Đồng hương”.

Không cản bước ta đi

Tại sao “trồng cỏ” nở rộ ở Canada mà không ở Mỹ? Tại sao trồng cỏ nhiều ở Vương quốc Anh, mà ít thấy ở quốc gia Âu châu khác?

Nhường lời cho những nhà xã hội học, còn tôi chỉ đưa ra đôi lời phỏng đoán. Đó là thị trường béo bở, dễ hốt bạc. Hệ thống pháp lý của Canada rất giống với Vương quốc Anh không quá hà khắc với trồng cỏ. Hệ thống an sinh xã hội nhân đạo với di dân (ngay cả di dân bất hợp pháp).

Đó là sức hút, lực hấp dẫn vô hạn cho người muốn tới. Hơn nữa, những “Soái” điều hành mạng lưới trồng cỏ, thường thích tuyển dụng những người “Đồng hương” con em ở vùng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, là những con người chăm chỉ, kiên cường, chịu đựng, dũng cảm đến mức liều mạng.

Tôi không tin, sau biến cố này, họ dừng lại. Họ vẫn ra đi. Từ nhỏ, họ đã thuộc lòng: “Không kẻ thù ngăn cản bước ta đi”. Họ dư thừa bản lĩnh và tài năng để “thua keo này, bày keo khác”.

Cho tôi chia buồn với gia đình ba mươi chín nạn nhân. Tôi cầu nguyện cho linh hồn các em. Cái chết của các em là bài ca bi thương cho nhân loại. Các em là những người vô tội. Mưu cầu một đời sống khá hơn là vô tội nếu không nói là rất đáng khâm phục.

Tôi chúc những em đang chuẩn bị ra đi hãy “Chân cứng đá mềm”.

Cuối tháng Mười, 2019

Vancouver, Canada

Phan Thị Anh Thơ

Tiếng Dân

Thursday, September 8, 2011

 

Trồng “cỏ” làm giầu ở Canada

 

 Canada và ở Mỹ có hai nghề phần đông đại đa số nhân công là người Việt Nam, người nước ngoài khó  chen chân vào. Cả hai giống nhau ở những điểm:

 

 1. Không cần có học thức cao.

 2. Không cần biết nói hay hiểu tiếng Anh nhiều. Phát âm bập bẹ “Hao a-rờ dzu?” hay “Ai dzớt kêm tu Dzù-Nai-Tích-Tết ờ phiu dzưa ờ gô” (I just came to the Unites States a few years ago) là đủ trình độ đi làm.

3.  Chủ luôn luôn là người Việt.

 4. Không nộp thuế cho chính phủ.

 5. Chỉ cần làm trong một thời ngắn là tài chính được dồi dào, có thể mua xe Lexus hay Mercedes, không như những người  học đại học, ra trường tìm đỏ mắt không ra việc mà còn phải trả tiền nợ mượn khi đi học, nghèo xấc bấc xang bang.

 6. Giờ làm tùy hỷ, không nhất định.

 7. Chủ trả tiền mặt.

 8. Chủ không mua cho bảo hiểm y tế.

 9. Có thể ngửi hóa chất hại cho cơ thể.

 10. Làm việc trong nhà có máy lạnh.

 11. Khi làm việc nghe nhạc Sến Đàm Vĩnh Hưng 24/24 thoải mái, chủ không than phiền.

 

Và những điểm cách biệt:

 1. Ở Mỹ làm việc trong sung sướng, danh chính ngôn thuận, tiếp xúc với nhiều khách; ở Canada làm việc trong âu lo, sống chui sống nhũi, không muốn gặp ai.

 2. Phần đông nhân công ở Mỹ là người Việt ngày xưa sống trong thời Việt Nam Cộng Hòa, trong khi ởCanadaphần đông là người miền Bắc (sinh sống ở ngoài Bắc trước tháng 4-1975).

 3. Ở Mỹ tuy giầu, nhưng không giầu kinh khiếp như ở Canada.

 4. Ở Mỹ việc làm hợp pháp; ở Canada bất hợp pháp, cảnh sát bắt thì sẽ vào viếng thăm Khám Chí Hòa.

 

Hai nghề đó là: ở Mỹ, nghề làm nail, và ở Canada, nghề “trồng cỏ”: trồng lậu cây cần-sa để bán.

 

Tờ báo Winnipeg Sun số ra ngày 9-tháng 8-2011 loan báo Cảnh Sát RCMP –Royal Canadian Mounted Police- vừa phát giác một khu trồng trọt quy mô gần 3000 cây cần-sa marijuana trị giá 2.9 triệu đô-la ở vùng đồng quê gần St. Amelie. Theo lời cảnh sát, những cây cần-sa này được trồng trong sáu nhà kính lớn (green house), với rất nhiều nhà kính khác đang trong tình trạng xây dựng dở dang.  Ba người Việt Nam chủ miếng đất này, thường trú dân của bang British Columbia, đã bị cảnh sát bắt giữ.

Vườn cần sa bị Cảnh Sát Winnipeg phát giác

 

 

Theo tài liệu thu nhặt của tờ báo Winnipeg Sun, phần đông những nơi trồng cần-sa là ở phía Bắc Winnipeg, nơi rừng cây trùng trùng điệp điệp, và  90% chủ nhà cửa đất đai của những người trồng cần-sa bị bang Manitoba thưa để tịch biên tài sản là người Việt Nam. 15 trong số 17 chủ nhà trồng cần-sa tịch biên là người Việt Nam. Một trong những người này là hội viên của một băng đảng gây tội ác, trồng cần-sa, chuyên chở và buôn bán với  tổ chức quy mô và tinh xảo.

 Đây không phải là một vấn đề nan giải chỉ riêng cho bang Winnipeg, mà cho toàn cõi Canada.

 Đa số tội ác về trồng cây cần-sa, buôn bán thuốc phiện ở Canada là do người Việt Nam. Lý do nguyên thủy tại sao người Việt trồng cần-sa ở Canada cũng có chữ “Việt Nam”: Chiến tranh Việt Nam. Vào thập niên 1960, chính phủ Hoa Kỳ bắt quân dịch gửi quân sang Việt Nam chiến đấu. Hơn 50,000 thanh niên bỏ Mỹ sang Canada sống để trốn tránh nghĩa vụ quân sự. Phần đông chọn nơi cư ngụ ở bang phía Tây Canada,  British Columbia (có thành phố Vancouver)  vì nơi đây có nhiều rừng núi và khí hậu mát mẻ hơn ở phía Đông. Những thanh niên này theo phong trào hippie nên họ có đời sống thác loạn, hút thuốc phiện là chuyện thông thường. Họ bắt đầu trồng cây cần-sa, đa số với mục đích dùng riêng cho cá nhân, hoặc nếu có bán thì chỉ bán cho đủ sống. Nhưng dần dần băng đảng “Hells Angels” bắt đầu tổ chức trồng trọt quy mô, làm hẳn kỹ nghệ sản xuất để bán lại cho thị trường tiêu thụ bên Mỹ.

 

Sau tháng Tư năm 1975, làn sóng tỵ nạn Việt Nam đầu tiên đến Canada. Họ ở trải khắp mọi nơi trên Canada, chủ yếu là những thành phố lớn như Vancouver, Toronto, Ottawa, Montreal, và Quebec. Những người Việt tỵ nạn này phần đông là thành phần có học, hoặc là dân buôn bán chăm chỉ cố gắng rồi thành công ở xứ người. Ottawa là thành phố tập trung nhiều kỹ nghệ tân tiến của Canada và có khá nhiều người Việt trẻ tuổi tốt nghiệp kỹ sư. Tờ báo Ottawa Citizen đã viết một bài ca tụng người Việt tỵ nạn đã đóng góp vào công việc nâng cao Canada.

 Thành phố Vancouver thì lại khác. Rất nhiều người Bắc ở Hải Phòng  vào cuối thập niên 1980 dùng thuyền sang Hồng-Kông lánh nạn. Những người Bắc này phần đông ít học thức, quá nghèo nên trốn đi. Họ rời Việt Nam vì lý do kinh tế, không như  những người Nam Việt Nam rời bỏ quê hương vì lý do chính trị. Có một tin đồn, không biết đúng hay sai là chính phủ Cộng Sản Việt Nam nhân cơ hội này đẩy hết những tù nhân thuộc thành phần gian ác của xã hội ra khỏi Hải Phòng. Những người tỵ nạn từ Hải Phòng này cùng với những băng đảng đến trú ngụ ở Vancouver. Người ta không biết tại sao nhưng có thể đó là chính sách của chính phủ Canada trải rộng người Việt khắp nơi và chỉ vì một trùng hợp ngẫu nhiên mà những người này đến Vancouver. Không có kiến thức học vấn, ít nơi mướn làm việc, đời sống tài chính không ổn định, những người Việt vùng miền Bắc này và những băng đảng quay sang nghề kiếm tiền nhanh nhất: trồng cần-sa để bán.

  Theo một bản tường trình năm 2000 của DEA (Drug Enforcement Agency) Hoa Kỳ, vào thập niên 1990, một loại thuốc phiện tên BC Bud ở Vancouver một pound (nửa ký) bán từ $1,500 đến $2,000, ở California bán $3,000, và New York bán $8000. Bán được lời rất nhiều tiền mà hình phạt hầu như không hiện hữu. Đối với luật pháp Canada, buôn bán marijuana chỉ là một tội nhẹ, bị phạt một số tiền và một án treo, chẳng ai bị bắt (ở British Columbia, chỉ có 10% người bị bắt về tội trồng cần-sa phải vào tù). Vì lý do này mà những băng đảng người miền Bắc trong một sớm một chiều chiêu dụ bao nhiêu người đồng hương nhẩy vào nghề trồng cần-sa.

 Băng đảng Hells Angels của Mỹ lúc bấy giờ chú trọng trồng cần-sa hàng loạt trong một nông trại ở ngoại ô. Một khi phát giác và bị tịch thu, chẳng những vốn bị mất nhiều mà khai triển trở lại cũng khó. Ngược lại, người Việt Nam đổi chiến thuật trồng cần-sa ở trong nhà ngay trong thành phố hay ở vùng lân cận thành phố để đánh lạc hướng cảnh sát . Làng xóm không nghi ngờ, mà cảnh sát cũng không nghĩ ra. Chẳng phút chốc người Việt quá thành công, và rồi vào thập niên 1990, hoàn toàn làm bá chủ việc trồng “cỏ”.

 Trồng cần-sa tiêu thụ số lượng điện nước rất lớn.  Dùng điện nước trong nhà sẽ bị công ty Điện Nước phát giác nên người Việt Nam câu lậu điện, nước từ những nơi khác hoặc ở đèn đường. Đôi lúc họ sửa cả số đồng hồ. Có một ước lượng là mỗi nhà trồng cần-sa ăn cắp điện nước trị giá $15,000 đô-la một năm.

 Cắt nối dây điện, sửa đổi công-tơ điện, tăng cường độ điện dùng, dùng thêm quạt máy… tất cả làm tăng thêm nạn nguy hiểm cháy nhà, không những chỉ nhà trồng cần-sa, mà cho cả những nhà lân cận. Trong một vài thành phố, cứ mỗi một trong tám điện thoại cứu cấp gọi cảnh sát báo cháy nhà là do nhà trồng cần-sa gây ra hỏa họan.

  Cây cần có không khí để sống nên thông thường họ đổi lại hệ thống thổi gió từ lò sưởi để không khí lưu chuyển khắp nhà. Hơi độc của các chất hóa học dùng cho cây tăng trưởng tích tụ ở trong nhà, hay phát ra bên ngoài, ảnh hưởng không khí của các nhà láng giềng. Áp xuất của hơi tích tụ có thể nổ tung, phá vỡ nhà bất cứ lúc nào.

“Grow Ops” Trồng cần-sa trong nhà

 Để đem một số lượng nước rất cao vào nhà tưới cây, họ thường làm một hệ thống nước đặc biệt ở dưới hầm nhà. Nước vào càng nhiều thì độ ẩm ướt càng cao nên họ phải đặt thêm ống thoát hơi ra ngoài, thông thường là đi ra lối trên nóc nhà. Đèn phải sáng suốt ngày đêm cho cây lớn, sức nóng làm nước ẩm trong đất quyện với những thuốc acid giết bọ trở thành hơi độc hại trong không khí, ảnh hưởng đến người trong nhà. Không khí ẩm ướt tạo ra mốc trong tường, gây độc hại cho người hít thở không khí.

 Người Việt trồng cần-sa ở nhà mướn, và cả ở nhà họ mua. Để nhà trống không thì bị hàng xóm nghi hoặc nên họ mướn người Việt khác đến ở để hàng xóm khỏi dòm ngó. Những người được mướn này sẽ chăm sóc cho việc trồng cần-sa. Nếu bị cảnh sát phát giác thì chỉ có những người này bị bắt, chủ không bị hề hấn gì. Nhà trồng cần-sa như thế này ở Canada gọi là GROW OPS.  Người Việt Nam  mướn hay mua nhà để trồng cần-sa nhiều đến nỗi vào năm 2004, Hiệp Hội Buôn Bán Bất Động Sản Canada phải phát hành một quyển cẩm nang để huấn luyện nhân viên làm cách nào có thể phát hiện nhà đã dùng để trồng cần sa hay để ý những người như thế nào có thể dùng nhà để trồng cần sa khi hỏi mua hay mướn. Vào tháng 9 năm 2008, cảnh sát Canada khám phá một nông trại trần cần-sa nhiều nhất trong lịch sử Canada với hơn 40,000 cây cần-sa, trị giá bán ngoài thị trường tiêu thụ là $40 triệu đô-la. Chủ nông trại là một người Việt Nam, Việt Hà, mua nông trại này vào tháng 11 năm 2005 với giá là $190,000 đô-la.

 Ở Mỹ trồng cần-sa là một trọng tội (felony) với án tù mười năm, trong khi ở Canada chỉ là một tội nhẹ. Ngay cả sau khi bị bắt và kết tội, chỉ có 10% bị đi tù nên đó là lý do dân Việt Nam ở Canada tranh nhau trồng cỏ, bán qua thị trường tiêu thụ bên Mỹ (85% cần-sa trồng ở British Columbia bán qua bên Mỹ) . Tiền thu vào quá nhiều -chỉ ở British Columbia tiền cần sa bán thu vào là bẩy tỷ đô-la-, nên càng thêm nhiều người Việt nhẩy vào trồng cần-sa. Có nhiều gia đình thân nhân ở phân tán khắp nơi, người ở Canada, người ở Pháp, người ở Mỹ…nên sau khi khám phá môi trường thuận lợi giống Canada và có người tiêu thụ, người Việt trồng cần-sa nhanh chóng lan sang Anh Quốc. Năm 2004 luật pháp Anh Quốc hạ thấp tội trạng cần-sa từ Cấp B xuống cấp C, có nghĩa là nếu một người bị bắt hút cần-sa với một số lượng ít thì sẽ không bị kết tội. Dân chúng lại nghĩ trái ngược là luật pháp thay đổi không bắt người hút cần-sa nữa nên số lượng trồng cần-sa một sớm một chiều tăng lên gấp bội. Ở London, vào năm 2003-2004, cảnh sát bắt 500 nhà trồng cần-sa, Năm 2005-2007, con số đó tăng lên gấp ba, 1,500. 75% những người trồng cần-sa ở London là người Việt Nam, nhiều đến nỗi mà Cảnh Sát của Sở Ngoại Kiều tháp tùng Cảnh Sát thành phố mỗi khi bố ráp. Băng đảng hay người Việt trồng cần-sa ở Anh chiêu dụ trẻ con chăm sóc cây cối, nhà cửa  vì luật pháp Anh Quốc không khắt khe với con nít. Giống như Canada, trồng cần-sa ở Anh mang một số tiền lời khổng lồ. Họ ước lượng một nhà có thể mang vào $500,000 một năm.

 Biến cố Sep-11-2001, và gần đây giá nhà bên Mỹ sụp so với Canada, thay đổi cục diện trồng cần-sa ở Canada. Để chống quân khủng bố xâm nhập vào nước Mỹ quá dễ dàng (vài không tặc ngày Sep-11 đã xâm nhập vào Mỹ qua đường bộ từ Canada), chính phủ Hoa Kỳ  siết chặt kiểm soát an ninh ở vùng  biên giới. Sự gia tăng tuần tiễu ở biên giới chống khủng bố này vô tình bắt nhiều dân buôn lậu bạch phiến từ Canada. Dân chuyên môn trồng cỏ ở Canada do đó thay đổi chiến thuật, di chuyển sang bên Mỹ: New Jersey, Seattle, San Francisco, Houston, và ngay cả vùng San Gabriel Valley phía Đông của Los Angeles . Ở Seattle, người Việt Nam trồng cần-sa trong những tiệm bán cây cối trá hình. Họ  tìm những người Việt Nam mua bán nhà cửa khác mượn tiền ngân hàng cho họ mua những miếng đất lớn ở vùng thôn quê để trồng marijuana với kế hoạch quy mô vĩ đại.

 Vào tháng 3 năm ngoái, cảnh sát viên Thomas Lucasiewicz trong một đêm đi tuần ở thành phố Monrow Township, New Jersey ngửi thấy mùi cần sa đốt khá nặng qua gió vào trong xe của mình. Nhìn chúng quanh không thấy ai hút, anh ta và người lính đồng hành dừng lại ở một căn nhà và gõ cửa. Khi có người ra mở cửa thì hai người khám phá một cảnh chưa từng thấy: hàng hàng lớp lớp chậu cần-sa trồng khắp nơi trong nhà. Dây điện chằng chịt trong nhà đốt cháy sáng 64 bóng đèn cho cây sống. Chủ nhà là Thu Nguyên, đàn bà,và hai người đàn ông khác, công dân Canada, bị bắt. Số lượng cây cần-sa trong nhà trị giá 10 triệu đô-la.Trong vòng hai ngày kế tiếp, cảnh sát khám phá thêm năm căn nhà mướn trồng cần-sa, với 3,370 cây trị giá $400,000,  hai người bị bắt giam. Cảnh sát New Jersey nói là kế hoạch trồng cần sa này nhập cảng  từ Canada. Tất cả những người này bị kết tội trồng cần sa, oa trữ bạch phiến với mục đích phân phối bán -mỗi tội có thể mang án tù đến 20 năm-, và ăn cắp điện. Một người đã tẩu thoát, hai người đã bỏ trốn sang Thái Lan.

 Tuy rằng một thống kê gần đây nhất cho thấy 51% dân Canada ủng hộ việc cho phép hút marijuana, Đảng Bảo Thủ The Conservative Party do Thủ Tướng Stephen Harper lãnh đạo trình bày nhiều dự án thay đổi luật pháp tăng án tù, và tích cực trong việc bố ráp và bắt giam những người trồng cần-sa. Chỉ có thời gian mới trả lời là phe nào sẽ thành công, chính phủ Stephen Harper, hay nhóm thiểu số người Việt Nam dùng đủ mọi thủ đoạn bất chính với mục đích duy nhất là kiếm ra tiền, làm tổn thương danh dự của bao nhiêu người Việt Nam khác trên thế giới.

 

Nguyễn Tài Ngọc

Báo Mai

September 2011

 

 

Tài liệu tham khảo:

http://www.winnipegsun.com/2011/08/17/viet-bong-overthrown-by-criminal-forfeiture-unit

http://www.michaelgray.ca/writing/dope/dope.html

http://news.bbc.co.uk/2/hi/americas/4620272.stm

http://www.sherdog.net/forums/f48/vietnamese-gangs-stranglehold-over-canadian-marijuana-industry-1100631/

http://www.schumacherrealty.com/pdfs/realtor_toolbox/GROW%20OPS.pdf

http://www.nj.com/news/index.ssf/2010/03/marijuana_scent_led_police_drug_production.html

 

How To Spot A Marijuana ‘Grow-Op’

By Fiona Wagner • Bankrate.com

When east Vancouver residents Chad Skelton and his wife, Janice, were awakened at 3 o’clock one July morning by a loud bang and people shouting, they might have expected a car backfiring or teenagers playing with fireworks. Instead, upon looking out their back window, they were surprised to see a cop with his gun drawn. It was a drug bust. The neighbouring house was raided and 750 marijuana plants seized without incident. Talk about your bad neighbours.

“The house was pretty rundown and a bit shady, but we had no idea it was a ‘grow-op,'” says Skelton. “Because they had so many visitors, we often jokingly referred to it as ‘the crack house.’ Guess we had the drug wrong.”

While Skelton’s backyard neighbours fit the stereotypical profile of an illegal drug house — ill-kept, deteriorating roof, complete with nesting pigeons, and a garbage-strewn backyard — more and more grow-ops are found in $500,000 suburban homes, complete with manicured lawns and rose gardens.

There’s not one typical house or neighbourhood where criminals set up shop. Grow-ops are often housed in rentals (to pass the onus of property damage on to the owners) and sophisticated operations have been busted in apartment buildings. What are worse, unsuspecting homeowners are buying these tainted abodes.

 

 

But there are several signs that the house next door might be cultivating the wrong kind of grass or that the house of your dreams might in fact be a “handyman’s special.”

 A Growing Problem

It’s hard to peg the number of grow houses in Canada. Some estimates put the number at 50,000, though it could be much higher. The grow-op problem is particularly serious in British Columbia, Ontario and Quebec, with almost 1.9 million plants seized last year from those three provinces alone. With an estimated retail value of $1,000 per plant, it’s clear to see that growing grass is big business.

But with big business comes a high price, and it’s property owners and neighbours who have to pay

The Risk Of Grow-Ops

Regardless of your opinion on smoking pot, the risks of grow houses are very real. Grow-ops are electricity hogs; requiring three to 10 times the power demands of an average house (blame the 1,000-watt high-intensity growing lights and heavy duty cooling and ventilation systems.) To avoid detection, growers bore holes through the house’s concrete foundation and tap into the main power cable, bypassing the hydro meter. There are no circuits or fuses to protect the incoming load of stolen power, creating a dangerous electrical hazard and fire risk.

Grow-ops elevate the temperature and humidity levels in the home to a balmy 25 degrees — ideal conditions for toxic mould growth. This mould can coats the walls and ceilings of a home, or the infestation may be more sinister, eating the walls from the inside out.

“You can get mould growth throughout the structure and into the attic,” says Frank Haverkate, president of Haverkate & Associates, a Toronto-based environmental testing company. “It usually hides. In a lot of these cases there’s a lot of contamination behind the drywall.”

The structural damage gets worse. Holes punched through walls and ceilings accommodate elaborate exhaust systems and ducts that vent excess moisture and odours. Operators often disconnect furnace and hot water tank flues to help “feed” the plants, poisoning the air with excess combustion gases. 

While “crop sitters” are responsible for the plants’ day-to-day upkeep, organized crime usually backs the operation. “Whenever organized crime is involved, they want to make a profit. They want to make money and they’ll use whatever means it takes to get there,” says Denis Pelletier, Marijuana Grow Operations Coordinator for the RCMP.

It’s no surprise, then, that neighbourhoods with grow-ops are more susceptible to gang violence, home invasions and even homicide. To protect their investments, grow-op owners often set-up booby traps such as electrified doorknobs or mechanisms that fire shotgun shells indiscriminately at uninvited guests, including police personnel or the neighbourhood paperboy.

Buying A Grow-Op?

Living close to a grow-op isn’t the only risk. Canadians are buying these homes without knowing their sordid past. While some police services post lists of confirmed grow-op addresses, unscrupulous owners can often cover up the ravages of grow-ops with plaster and a good paint job.

Grow-ops are red flags for insurance and mortgage companies, which may suspend coverage until remedial action has been taken. To avoid being hit with a huge clean-up bill, Haverkate says there are some visual cues that a home may have once been a grow-op. Concrete patchwork around the electrical panel in the basement suggests a hydro bypass, staple marks around the windows could be from tight window coverings and hook marks in the ceiling might have been left from suspended growing lights.

“Those are just the initial cues,” says Haverkate. “You really have to do an environmental assessment” and test the air quality for mould spores and other contaminants.

How To Spot One In Your Neighbourhood

Even if you’re not shopping around for a home, it’s important to keep an eye on your neighbourhood. While grow-ops can be hard to spot, the RCMP provides several clues that a home may be concealing a marijuana grow-op:

All windows are covered, often with dark plastic or newspaper

Condensation forms on windows due to high humidity levels inside.

Residents may only be in the home occasionally and for short periods of time.

Unusual visitor behavior – no visitors or frequent visitors for short periods of time.

People access the home only through the garage.

Strange skunk-like odours.

Unusual garbage – little or no garbage or unusual items such as pots, soil and wiring.

Sounds of electrical humming or fans.

Unusual wiring on the outside or signs the hydro meter has been tampered with.

Little snow (or steam) on the roof in winter.

“Beware of Dog” or “Guard Dog On Duty” signs and excessive security.

Localized power surges or brown-outs.

Bright interior lights left on all day and night.

If you suspect there is a grow-op in your neighbourhood, call your local police or Crime Stoppers unit. “Don’t try to investigate yourself. Don’t go on the property and don’t take any action that can get you injured or killed,” says Pelletier.

Fiona Wagner is a freelance writer in Georgetown, Ont.

 

How To Spot Grow-Ops And Drug Labs

Saturday October 20, 2007

CityNews.ca Staff

Drug pushers aren’t picky about the types of neighbourhoods they set up shop in and create the stuff they eventually sell.

The Greater Toronto Area got excellent proof of just that fact Saturday, when an alleged ecstasy lab with product valued at roughly $20 million was uncovered in the Finch and McCowan area.

So how can you tell if a marijuana grow-op or drug lab is operating in your negibhourhood? Here are some tell-tale signs to look for, courtesy of York Regional Police:

Evidence of tampering with the electric meter (damaged or broken seals) or the ground around it.

Homes made to look lived-in by things like light-timers, but very few people are seen coming in and out of the home. 

Late night or very short visits by people.

Strange smells or overpowering smells of fabric softener.

Water lines and/or electrical cords running to the basement or outbuilding. .Unusual noises such as hammering or drilling into the basement foundation.

People bringing unusual items into the house, such as bags of soil, lots of plant roots and potting plants. 

Excess potting soil or other grow mediums around the residence or in the immediate area- .People continually bringing items and taking items away in garbage bags. Windows that are always covered.

Residence or outbuilding has unusual amount of roof vents or exhaust fan noises. .Outbuildings have air-conditioners.  

Unusual amounts of steam coming from vents in the house in cold weather. 

A house rooftop with no snow on it when the roofs of surrounding houses are snow- covered.

High condensation around windows. .Little or no garbage being put out.

Individuals arriving at the house to put out the garbage shovel the snow or cut the lawn and then leaving immediately.

People entering and exiting the residence only through the garage keeping the garage door closed.

People seen coming and going from the house only every week or so.

New neighbours never taking furniture or groceries into the house.

House or utilities obtained under assumed names with payment made in cash.

House rented under assumed names with payment made in cash.

Purchase of very expensive heat lamps for unexplained reason.

Unexplained and unseasonably high utility bills.

Property with excessive security (e.g. guard dogs, “keep out” signs, high fences, heavy chains and locks on gates).

The building of a large green house or tin barn on property where these structures would normally not be utilized.

Unusual amount of vehicular traffic (especially at night) carrying unknown individuals on and off the property with entrance gates always being locked after entry.

Large purchases by individuals of fertilizer, garden hose, and plastic PVC pipe, and chicken wire, long pieces of 2x2 lumber and different sizes of pots (utilized for different stages of growing plants). Machetes, camouflage netting, camouflage clothing, various sizes of step ladders (up to 18 to 20 feet) usually painted with green and brown paint, green plastic garden tie materials, cans of green spray paint, large trash bags, lanterns, portable heaters (such as large kerosene heaters), extension cords, heat lamps and fans.

Police warn that if you suspect a drug lab is operating in your neighbourhood, do not approach and try to do anything. Rather, contact authorities and provide them with the information you have learned.