Seite auswählen

1. Khái niệm chung về năng lực

Theo quan điểm của những nhà tâm lý học Năng lực là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao.

Các năng lực hình thành trên cơ sở của các tư chất tự nhiên của cá nhân nới đóng vai trò quan trọng, năng lực của con người không phải hoàn toàn do tự nhiên mà có, phần lớn do công tác, do tập luyện mà có.

2. Năng lực chung và năng lực chuyên môn

Tâm lý học chia năng lực thành các dạng khác nhau như năng lực chung và năng lực chuyên môn.

– Năng lực chung là năng lực cần thiết cho nhiều ngành hoạt động khác nhau như năng lực phán xét tư duy lao động, năng lực khái quát hoá, năng lực lát tập, năng lực tưởng tượng.

– Năng lực chuyên môn là năng lực đặc trưng trong lĩnh vực nhất định của xã hội như năng lực tổ chức , năng lực âm nhạc, năng lực kinh doanh, hội hoạ, toán học… Năng lực chung và năng lực chuyên môn có quan hệ qua lại hữu cơ với nhau, năng lực chung là cơ sở của năng lực chuyên luôn, nếu chúng càng phát triển thì càng dễ thành đạt được năng lực chuyên môn. Ngược lại sự phát triển của năng lực chuyên môn trong những điều kiện nhất định lại có ảnh hưởng đối với sự phát triển của năng lực chung. Trong thực tế mọi hoạt động có kết quả và hiệu quả cao thì mỗi người đều phải cớ năng lực chung phát triển ở trình độ cần thiết và có một vài năng lực chuyên môn tương ứng với lĩnh vực công việc của mình. Những năng lực cơ bản này không phải là bẩn sinh, mà nó phải được giáo dục phát triển và bồi dưỡng ở con người. Năng lực của một người phối hợp trong mọi hoạt động là nhờ khả năng tự điều khiển, tự quản lý, tự điều chỉnh ở lỗi cá nhân được hình thành trong quá trình sống và giáo dục của mỗi người.

Năng lực còn được hiểu theo một cách khác, năng lực là tính chất tâm sinh lý của con người chi phối quá trình tiếp thu kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo tối thiểu là cái mà người đó có thể dùng khi hoạt động. Trong điều kiện bên ngoài như nhau những người khác nhau cớ thể tiếp thu các kiến thức kỹ năng và kỹ xảo đó với nhịp độ khác nhau có người tiếp thu nhanh, có người phải mất nhiều thời gian và sức lực mới tiếp thu được, người này có thể đạt được trình độ điêu luyện cao còn người khác chỉ đạt được trình trung bình nhất định tuy đã hết sức cố gắng. Thực tế cuộc sống có một số hình thức hoạt động như nghệ thuật, khoa học, thể thao … Những hình thức mà chỉ những người có một sốnăng lực nhất đinh mới có thể đạt kết quả. Để nắm được cơ bản các dấu hiệu khi nghiên cứu bản chất của năng lực ta cần phải xem xét trên một số khía cạnh sau:

– Năng lực là sự khác biệt tâm lý của cá nhân người này khác người kia, nếu một sự việc thể hiện rõ tính chất mà ai cũng như ai thì không thể nói về năng lực.

– Năng lực chỉ là những khác biệt có liên quan đến hiệu quả việc thực hiện một hoạt động nào đó chứ không phải bất kỳ những sự khác nhau cá biệt chung chung nào.

– Khái niệm năng lực không liên quan đến những kiến thức kỹ năng, kỹ xảo đã được hình thành ở một người nào đó. Năng lực chi làm cho việc tiếp thu các kiến thức kỹ năng, kỹ xảo trở nên dễ đàng hơn.

– Năng lực con người bao giờ cũng có mầm mống bẩm sinh tuỳ thuộc vào sự tổ chức của hệ thống thần kinh trung ương, nhưng nó chỉ được phát triển tróng quá trình hoạt động phát triển của con người, trong xã hội có bao nhiêu hình thức hoạt động của con người thì cũng có bấy nhiêu loại năng lực có người có năng lực về điện, có người có năng lực về lái máy bay, có người có năng lực về thể thao … Năng lực của người lãnh đạo quản lý chính là năng lực tổ chức, Lê nin (Sao chuyện gì cũng có ông này, còn bác Hồ của tôi tại sao không nhắc tới) đã vạch ra đầy đủ cấu trúc của năng lực tổ chức chỉ ra những thuộc tính cần thiết chơ người cán bộ tổ chức là bất cứ người lãnh đạo nào cũng cần phải có: “Sự minh mãn và tài sắp xếp công việc“ “sự hiểu biết `mọi người“ – tính cởi mở hay là năng lực thâm nhập vào các nhóm người“ “ sự sắc sảo về trí tuệ và óc tháo vát thực tiễn“ “các phẩm chất ý chí`”, “Khả năng hiểu biết mọi người và kỹ năng tiếp xúc với con người“. Do đó khi xem xét kết quả công việc của một người cần phân tích rõ những yếu tố đã làm cho cá nhân hoàn thành công việc, người ta không chỉ xem cá nhân đó làm gì, kết quả ra sao mà còn xem làm như thế nào chính năng lực thể hiện ở chỗ người ta làm tốn ít thời gian, ít sức lực của cải vật chất mà kết quả lai tốt.

1.3. Phân biệt năng lực với trí thức, kỹ năng, kỹ xảo

Cần phân biệt năng lực với trí thức, kỹ năng, kỹ xảo.

Trí thức là những hiểu biết thu nhân được từ sách vở, từ học hỏi và từ kinh nghiệm cuộc sống của mình. .

Kỹ năng là sự vận dụng bước đầu những kiến thức thu lượm vào thức tế để tiến hành một hoạt động nào đó.

Kỹ xảo là những kỹ năng được lắp đi lặp lại nhiều lần đến mức thuần thục cho phép con người không phải tập trung nhiều ý thức và việc mình đang làm. Còn năng lực là một tổ hợp phẩm chất tương đối ổn đinh, tương đối cơ bản của cá nhân, cho phép nó thực hiện có kết quả một hoạt động, do đó người có trình độ học vấn cao đại học, trên đại học hoặc có nhiều kinh nghiệm sống do công tác lâu năm và kinh qua nhiều cương vị khác nhau nhưng văn có thể hiểu năng lực cần thiết của người lãnh đạo quản lý như năng lực tổ chức, năng lực trí tuệ …) Nếu chỉ căn cứ vào bằng cấp hay quá trình công tác mà đề bạt một cán bộ là chưa đủ, chỉ có căn cứ và hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ được giao để đánh giá năng lực cán bộ đảng viên thì mới đúng đắn. Tuy nhiên cũng cần thấy rằng giữa năng lực và tri thức, kỹ năng, kỹ xảo có quan hệ mật thiết với nhau. Năng lực tư duy không thể phát triển cao ở người có trình độ học vấn thấp. Năng lực tổ chức không thế có được ở người chưa hề quản lý, điều hành một đơn vị sản xuất, kinh doanh cụ thể do vậy khi đánh giá năng lực của một cán bộ cần phải căn cứ vào hiệu quả sản xuất hoàn thành công việc là chính, đồng thời cũng cần biết được trình độ học vấn và quá trình công tắc của người đó nữa.

                                                                       PGS.TS Tô Văn Bình