Nhân dịp ra mắt cuốn sách mới Trong suy tư của Orwell (Dans la tête d’Orwell), người con trai của tác giả cuốn 1984 trải lòng mình về “hậu vận” cuốn tiểu thuyết của thân phụ mình.
Thomas Mahler ghi
Mười bảy năm sau khi bản in bằng tiếng Anh ra mắt và tám năm sau khi tác giả qua đời, nhà xuất bản Saint-Simon đã có ý tưởng chuyển dịch cuốn Trong suy tư của Orwell (Christopher Hitchens). Trong cuốn tiểu sử tuyệt vời này, gương mặt nổi bật theo chủ nghĩa vô thần và là tay bút chiến cay độc Hitchens đã tỏ lòng kính trọng và biết ơn nhà văn quan trọng nhất thế kỷ XX. Nhân dịp này, chúng tôi gặp gỡ Richard Blair, người con nuôi của Eric Blair (bút danh George Orwell). Richard Blair tầm 70 tuổi và hiện đang trông coi Hội Orwell, ông lý giải vì sao tác phẩm của cha ông luôn có thêm những độc giả mới, trong khi nhiều tác giả khác lại không có được điều này.
Sau đây là cuộc trò chuyện.
Le Point: Là con của một “vị thánh”, ông cảm thấy điều này như thế nào?
Richard Blair: Cha tôi gần như đã trở thành một huyền thoại. Trước Trại súc vật, ông đã có tên tuổi trong giới văn chương. Song chỉ sau cuốn tiểu thuyết ngắn này, và nhất là sau cuốn 1984, những người dân thường bắt đầu đọc Orwell. Ngày nay, có thêm nhiều người đọc ông. Tuy nhiên, có nguy cơ là ông bị quy giản về hai tác phẩm này, và người ta không biết đến phần còn lại trong trước tác của ông. Độc giả không chỉ coi ông là một nhà văn đơn thuần mà là một nhà tiên tri mang thông điệp tới cho chúng ta. Rất thường xuyên, chúng ta so sánh những gì ông viết trong 1984 với cuộc sống thường ngày của mình. Rồi chúng ta nói: “Đấy, đúng như Orwell đã nói”. Khi Kellyanne Conway nói về những “sự kiện đối chọn” sau khi Trumps nắm quyền, 1984 đã leo lên hạng nhất trong số những cuốn sách bán chạy trên Amazon.
Cuộc nội chiến Tây Ban Nha có tầm quan trọng như thế nào trong cuộc sống của cha ông?
Trở lại với câu hỏi của ông, cuộc sống của tôi trước đây hết sức bình thường. Không có được tài năng di truyền từ Orwell, tôi làm việc cho nhà sản xuất máy cày Massey Ferrguson, trước khi dành thời gian cho Hội Orwell và Giải thưởng Orwell. Tên của tôi là Richard Blair chứ không phải là Richard Orwell, nên trong một thời gian dài không mấy ai biết đến. Người ta lại thường hay hỏi: “Ngài có mối liên hệ gì với Tony Blair[1] không? (cười)
Trước khi đến Tây Ban Nha, Orwell luôn chống lại chủ nghĩa đế quốc nhờ những trải nghiệm trong giai đoạn ông làm việc trong Sở Cảnh sát của Đế chế Anh ở Miến Điện. Đó là cơn vỡ mộng đầu tiên của ông. Sau đó, với tư cách là một nhà văn nghèo, ông tiếp tục quan tâm đến tầng lớp dưới của London và Paris. Cuộc nội chiến Tây Ban Nha đã hun đúc nên tất cả những gì ông viết sau đó về chủ nghĩa toàn trị. Tại đất nước này, ông hiểu thế nào là bị truy đuổi bởi những người theo chủ nghĩa cộng sản và KGB. Nếu không bỏ trốn cùng vợ, ông ấy đã có thể bị hạ sát, rõ ràng là như vậy. Orwell có một khả năng quan sát tuyệt vời. Ông đã nhìn thấy sự thật trong mọi chuyện, và nhận ra khi nào tuyên truyền nói dối. 1984 chỉ ra một cách rõ ràng những gì sẽ xảy đến nếu chúng ta để cho chính phủ kiểm soát hoàn toàn các công dân của mình. Đây là một lời cảnh báo.
Orwell cũng bị ám ảnh bởi ngôn ngữ. Đối với chúng tôi, “newspeak”[2] của ông đã trở thành một thuật ngữ quen thuộc.
“Nguyên tắc cuối cùng, đó là hãy bỏ qua các nguyên tắc này còn hơn nói những điều dung tục…”
Trong vai trò người cha, ông ấy là người như thế nào?Khi viết, ông không ngừng xem lại văn bản, gạch xoá và viết lại lần nữa, cho tới khi tìm thấy những từ đơn giản. Ông không muốn sử dụng những thuật ngữ phức tạp khiến cho độc giả phải tìm cách diễn giải. Sự trung thực và sáng rõ là hai phẩm chất rõ ràng ở ông. Trong Politics and the English Language (Chính trị và Ngôn ngữ Anh), ông đã đưa ra một chuỗi sáu nguyên tắc, chẳng hạn: không bao giờ sử dụng những từ dài nếu một từ ngắn hơn có tác dụng tương tự, hãy xoá đi một từ nếu thấy cần thiết, hãy tránh các ẩn dụ. Nhưng có nguyên tắc cuối cùng, đó là hãy bỏ qua tất cả những nguyên tắc này còn hơn nói những điều dung tục (cười).
Ông là một người cha tuyệt vời. Ông muốn xây dựng một gia đình và trải nghiệm “điều bình thường”. Cha tôi từng nghĩ rằng mình vô sinh. Mẹ tôi là Eileen có vấn đề về sức khoẻ, và mất vào năm 1945 vì thuốc gây mê trong cuộc phẫu thuật cắt bỏ tử cung. Họ nhận nuôi tôi vào năm 1944 khi tôi mới được 3 tuần tuổi. Khi mẹ tôi mất, cha tôi đang giữ chân phóng viên chiến trường tại Paris cho tờ The Observer, bạn bè ông đã hỏi ông có muốn trao con nuôi cho người khác không. Nhưng ông đã trả lời: “Không, tôi sẽ không bỏ rơi con mình”. Thời gian chúng tôi sống ở đảo Jura (Scotland), tôi được hưởng một lối giáo dục hết sức tự do, tôi có thể dạo chơi ở đâu tuỳ thích. Cha tôi cho phép tôi được phạm lỗi. Ngày nay, các ông bố bà mẹ còn không muốn cho trẻ em đi chơi riêng. Thật kinh khủng. Một lần, tôi rút một điếu thuốc và xin ông ấy lửa. Ông châm lửa cho tôi. Và tôi đã bị ói vì khói thuốc. (cười)
Trong cuốn sách của mình, Christopher Hitchens nói rằng những nhà nữ quyền phê phán Orwell vì những quan điểm truyền thống của ông về phụ nữ…
Ngày nay dường như tự do ngôn luận đang bị đe doạ. Hitchens cho rằng trong suốt cuộc đời mình Orwell đã thể hiện sự ghét bỏ của ông đối với mọi hình thức kiểm duyệt, trục xuất, và “danh sách đen”…
“Ngày nay, người ta tụ họp với nhau trên mạng xã hội mà không dành chỗ cho những ý kiến trái chiều. Thật sự là một thế giới đáng buồn.”Cha mẹ tôi đã có một cuộc hôn nhân hạnh phúc, dù cho điều đó đã không dễ dàng cho mẹ tôi vì bà sống với một người không quan tâm lắm về sự tiện nghi, chỉ chăm chăm chuyện viết lách, để mặc bà lo chuyện nội trợ một mình. Quan hệ của họ cũng khá tự do, và tôi ngờ rằng ông ấy có nhiều mối quan hệ ngoại hôn hơn bà. Các nhà nữ quyền buộc tội ông là coi thường phụ nữ. Nhưng làm sao người ta có thể so sánh như vậy! Đó là hai thời kỳ hoàn toàn khác hẳn nhau. Thậm chí nếu ngược về lịch sử thì gia tộc chúng tôi còn tham gia việc buôn bán nô lệ ở Jamaica. Điều này là không thể chấp nhận được ở thời đại chúng ta, nhưng không phải vì thế mà tôi sẽ xin lỗi thay cho tổ tiên của mình. Nhiều người khác cũng chỉ trích Orwell về thái độ kỳ thị người đồng tính vì bởi vì ông đã nói đùa về những người “bóng”. Nhưng khi phê phán người khác, rồi có dịp gặp gỡ họ, ông nhận ra đó chỉ là những định kiến của mình. Ông cũng đã trở thành bạn bè với nhà thơ Stephen Spender, mà ông đã từng gọi là “kẻ đồng tính lãng mạn”. Ông có nói rằng: “Một khi bạn gặp ai bằng xương bằng thịt, bạn mới nhận ra rằng đó là một con người chứ không chỉ là bức biếm hoạ với vài ý tưởng nào đó”.
Bên nào cũng đều muốn giành lấy di sản của Orwell về cho mình, từ những người theo cực tả tới bảo thủ cho tới những người theo chủ nghĩa tự do…Năm 2017, bức tượng Orwell cao 4 mét được dựng trước toà soạn BBC. Người ta đã khắc lên đó câu nói của ông: “Nói về tự do chỉ có ý nghĩa với điều kiện đó là tự do nói với người ta những điều vốn dĩ họ không muốn nghe”. Đây là một nguyên tắc cơ bản của tự do ngôn luận. Nếu ai đó nói với bạn những điều bạn không muốn nghe, hãy trả lời bằng lập luận chứ không phải là bằng cách “ném đá”. Ngày nay, người ta tụ họp trên mạng xã hội lại không dành chỗ cho những ý kiến trái chiều. Thật sự là một thế giới đáng buồn.
Orwell tự coi mình như một nhà “xã hội chủ nghĩa lỗi thời”, nhưng ông chỉ trích cả hai bên, tả cũng như hữu. Ngày nay, Orwell có lẽ là người trung tả, nhưng cuộc đấu tranh của ông, đó là cuộc đấu tranh của những người dân thường và về tự do của họ. Cùng lúc, ông không phê phán sự cần thiết phải có một người lãnh đạo về chính trị, vì cái đó thuộc về bản chất của con người. Nói như Trại súc vật, tất cả chúng ta đều bình đẳng, nhưng một số người bình đẳng hơn những người khác.
Liệu ông ấy thuận hay chống Brexit?
Tôi hoàn toàn không có ý tưởng gì về điều này, nhưng tôi muốn bổ sung rằng Orwell là một người yêu nước. Trong suốt Thế chiến Hai, ông ấy đã muốn chiến đấu bằng mọi giá, nhưng sức khoẻ không cho phép. Ông ấy hài lòng làm Home Guard (dân quân có vũ trang). Orwell là người có đầy những mâu thuẫn. Ông ấy yêu nước Anh, Sunday Post và bia, tất cả những điều này đều rất Anh. Dù có nhiều điều khác thường như vậy, ông vẫn luôn là một người rất bình thường.
Hồ Thị Hoà dịch
Nguồn: Richard Blair: “Orwell a été un père merveilleux”, Le Point.fr, 14/10/2019
Chú thích của người dịch:
[1] Thủ tướng Vương quốc Liên Hiệp Anh và Bắc Ai len (1997-2007), Lãnh đạo Công Đảng Anh (1994-2007).↩
[2] Trong tiểu thuyết 1984, Newspeak là ngôn ngữ được sử dụng trong nhà nước toàn trị Oceania, được tạo ra để đáp ứng với đòi hỏi về mặt ý hệ của Đảng cầm quyền Ingsoc. Với hệ thống ngữ pháp tối thiểu và từ vựng hạn chế, Newspeak nhắm vào việc hạn chế tự do tư tưởng (căn tính cá nhân, tự biểu đạt, ý chí tự do) – vốn là nguy cơ đe doạ sự tồn vong của chế độ.↩