Seite auswählen

Tại sao chiến dịch tung “hỏa lực mồm” của Trung cộng năm nay gay gắt hơn?

Chinese structures and buildings on the man-made Subi Reef at the Spratlys group of islands are seen 18 kilometers (11 miles) away from the Philippine-claimed Thitu Island off the disputed South China Sea

© AP Photo / Bullit Marquez

Ngày 8.11, Trung cộng kêu gọi Việt Nam tránh hành động có thể làm phức tạp vấn đề hay làm suy yếu nền hòa bình và ổn định trên Biển Đông. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung cộng Cảnh Sảng (Geng Shuang) còn khẳng định trước báo giới rằng, “Cốt lõi các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông nằm ở Việt Nam cùng những yêu sách nhằm xâm chiếm và kiểm soát các đảo của Trung cộng”, khi trả lời câu hỏi của phóng viên yêu cầu nêu phản ứng của Trung cộng trước việc Việt Nam có thể theo đuổi vụ kiện chống lại Bắc Kinh liên quan đến những căng thẳng trên Biển Đông thời gian qua.

Vì sao Trung cộng bắt đầu gay gắt hơn trong việc lên án Việt Nam trong thời điểm hiện nay? Việc người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung cộng Cảnh Sảng đưa ra những cáo buộc vô lý, bịa đặt để vu cáo Việt Nam về vấn đề chủ quyền biển và hải đảo ở Biển Đông chứng tỏ điều gì?

Trung cộng muốn tạo thế có lợi cạnh tranh với đối thủ là Mỹ ở điểm tiếp giáp đặc biệt là Biển Đông

Theo nhà phân tích những vấn đề quân sự và quốc tế Nguyễn Minh Tâm thì không có ai ngạc nhiên về dã tâm lâu dài của Trung cộng muốn độc chiếm Biển Đông.

“Thực hiện dã tâm này, Trung cộng muốn tạo thế có lợi cạnh tranh với đối thủ là Mỹ ở điểm tiếp giáp đặc biệt là Biển Đông, được coi là cái “cầu nối” có vị trí chiến lược giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, có vai trò quan trọng không kém so với kênh đào Panama nối Thái Bình Dương với Đại Tây Dương, so với kênh đào Suez nối Địa Trung Hải với Ấn Độ Dương cũng như eo biển Gibranta nối Địa Trung Hải với Đại Tây Dương”, – Ông Nguyễn Minh Tâm bình luận với Sputnik.

Trong sự cạnh tranh này, Trung cộng một mặt dùng sức mạnh kinh tế để “mua chuộc” các tầng lớp lãnh đạo các quốc gia ven Biển Đông; mặt khác, dùng sức ép chính trị, quân sự để đe dọa những quốc gia mà Trung cộng cho là “cứng đầu”. Những quốc gia này đã kiên quyết và kiên trì bảo vệ chủ quyền của mình ở Biển Đông theo đúng quy định của Hiến chương Liên Hợp quốc 1946 và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS-1982). Là một thành viên tham gia UNCLOS-1982, Trung cộng đã coi Công ước này như một “vật cản” đối với âm mưu bành trướng của họ trên Biên Đông, đã phớt lờ phán quyết ngày 12-6-2016 của Tòa Trọng tài quốc tế PCA bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò”phi lý của Trung cộng.

Nhưng, tại sao chiến dịch tung “hỏa lực mồm” của Trung cộng năm nay mạnh hơn, gay gắt hơn? Nó có những điểm gì khác so với cách đây 5 năm?

Theo nhà phân tích những vấn đề quân sự và quốc tế Nguyễn Minh Tâm thì có tám điểm khác nhau (8 mục tiêu) trong chiến dịch tung “hỏa lực mồm” của Trung cộng hiện nay.

8 cái mới trong chiến dịch tung “hỏa lực mồm” của Trung cộng hiện nay

Thứ nhất, nếu như năm 2014, Trung cộng lén lút đưa giàn khoan HD-891 vào vùng EEZ ở ngoài khơi Quảng Ngãi của Việt Nam hòng tạo ra một sự đã rồi để cố biến một vùng không tranh chấp thành một vùng tranh chấp chủ quyền với Việt Nam, thì năm nay, hoạt động của tàu Haiyang Dizhi 08 của Trung cộng nhằm nhiều mục đích cùng lúc. Năm nay, chiến thuật giả tạo vùng tranh chấp (“vùng xám”) của Trung cộng ở phía Bắc bãi Tư Chính là hoạt động lợi dụng quy định của UNCLOS-1982 về việc “đi qua không gây hại” của các tàu thuyền phi quân sự trên vùng EEZ của nước khác.

Vì vậy, mục tiêu giả tạo một “vùng xám” trong EEZ của Việt Nam vẫn là mục tiêu chính của các hoạt động xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam từ phía Trung cộng. Bên cạnh đó Trung cộng còn nhằm nhiều mục tiêu khác với nhiều thủ đoạn tổng hợp tinh vi hơn, quy mô hơn so với trước đây.

Thứ hai, mục tiêu quấy rối, cản trở các hoat động liên doanh khai thác dầu khí của Việt Nam với các đối tác như Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Na Uy. Để thực hiện mục tiêu này, Trung cộng một mặt tung dư luận vu cáo Việt Nam cả trên làn sóng truyền hình, phát thanh và internet toàn cầu. Mặt khác, trên thực địa, Trung cộng không chỉ quấy rối, cản trở bằng tàu bè mà còn dùng loa phóng thanh công suất lớn gắn trên tàu Haiyang Dizhi 08 và các tàu hải cảnh liên tục phát các cảnh báo về việc các công ty nước ngoài đã “nghe lời xúi giục của Việt Nam” xâm phạm chủ quyền của Trung cộng. Đây là một thủ đoạn mới của Trung cộng nhằm cản trở và phá hoại các hoạt động thăm dò khai thác của Việt Nam trên EEZ của Việt Nam.

Thứ ba, Trung cộng muốn hạ uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Năm 2020, Việt Nam đảm nhận hai vai trò quốc tế đặc biệt quan trọng, vừa là Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021 và Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2020. Để thực hiện mục tiêu này, từ giữa năm 2018 đến nay, bộ máy truyền thông của Trung cộng đã gia tăng các hoạt động tuyên truyền bịa đặt, vu cáo Việt Nam đi đôi với các hoạt động vận động công khai và ngấm ngầm cho chủ thuyết “đường lưỡi bò” vô lý.

Thứ tư, Trung cộng đẩy mạnh việc tuyên truyền cho cái gọi là “vùng nước lịch sử”, (tức “đường lưỡi bò” phi lý) bằng các thủ đoạn mới. Bên cạnh việc huy động bộ máy tuyên truyền công khai tăng dày mật độ thông tin về “đường lưỡi bò”, Trung cộng ngấm ngầm đưa nội dung này vào các tài liệu, vật dụng .v.v… Nếu như năm 2008, Trung cộng chỉ đưa bản đồ có hình “đường lưỡi bò” vào góc dưới bên phải màn hình trung các buổi truyền hình Olympic Bắc Kinh và năm 2014, chỉ dám đưa hình ảnh “đường lưỡi bò” vào hộ chiếu dưới hình thức bóng chìm, hình nền của các trang hộ chiếu thì nay, thủ đoạn này vẫn tiếp tục được thực hiện và hơn thế nữa, đã được Trung cộng mở rộng ra nhiều hình thức khác.

Đó là hình “đường luỡi bò” trên các phim hoạt hình mà Trung cộng hợp tác với điện ảnh Mỹ được lồng ghép một cách tinh vi, khó nhận biết.

Đường lưỡi bò

© DEPOSITPHOTOS / FURIAN

“Đường lưỡi bò”

Đó là hình “đường lưỡi bò” được gài trong thiết bị định vị vệ tinh gắn trên các xe của một số hãng ô tô Mỹ và phương Tây sản xuất tại Trung cộng. Một số xe này đã nhập khẩu vào Việt Nam và bị cơ quan chức năng Việt Nam phát hiện.

Đó là hình ảnh “đường lưỡi bò” được in trên một số thiết bị điện, thiết bị thông tin-tin học, thiết bị gia dụng của Trung cộng nhập khẩu vào Việt Nam.

Đó là hình ảnh “đường lưỡi bò” được in trong các cuốn giáo trình tiếng Trung mà các nhà “giáo dục học” Trung cộng đã “biếu” cho một số giảng viên Việt Nam sang Trung cộng dự hội thảo. Do mất cảnh giác, những người này đã đem các tài liệu đó về Việt Nam nhân bản tại Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ để phát cho giảng viên và sinh viên. Hiện số tài liệu này đang bị thu hồi và tiêu hủy.

Đó là việc Trung cộng lợi dụng các mạng xã hội như Google Map, Facebook, Zalo để “cướp” hai huyện đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam rồi gắn nó vào bản đồ Trung cộng cũng như đăng lên các hình ảnh “đường lưỡi bò” phi lý và phi pháp.

Thứ năm, Trung cộng  làm phân tâm sự chú ý của thế giới đối với những diễn biến phức tạp đang diễn ra tại Hồng Công. Bịa đặt và vu cáo Việt Nam làm phức tạp tình hình ở Biển Đông, Trung cộng muốn hướng sự chú ý của dư luận quốc tế cũng như sự quan tâm của người dân Trung cộng ra ngoài biên giới, che giấu tình hình bạo loạn ngày một gia tăng ở Hồng Công.

Thứ sáu, mục tiêu này của Trung cộng sâu xa hơn, đó là gián tiếp phá hoại việc chuẩn bị Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII, gây nhiễu loạn trong tâm lý người dân Việt Nam, phá hoại uy tín của Đảng và Nhà nước Việt Nam để dễ bề thao túng, đặt điều kiện “trịch thượng” đối với Việt Nam trong hoạch định chính sách quan hệ giữa Việt Nam với Trung cộng nói riêng và các quan hệ quốc tế khác của Việt Nam nói chung. Đây cũng là việc đã trở thành quy luật bởi trước thềm các đại hội lần thứ X và XI của Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung cộng đều chủ động “gây hấn” tại vùng EEZ của Việt Nam và các quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.

Việc Trung cộng xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam một cách công khai và trắng trợn đã trực tiếp tạo cớ cho các thế lực phản động thù địch lợi dụng cái vỏ “chống Trung cộng, bảo vệ chủ quyền” để chống Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, chống phá chế độ chính trị hiện hành ở Việt Nam, gây mất ổn định nội bộ Việt Nam.

Mục tiêu thứ bảy của Trung cộng là là gây sức ép đối với Việt Nam nói riêng và các nước ASEAN nói chung để buộc những nước này phải chấp nhận một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) có lợi cho Trung cộng. Nếu không đạt được mục tiêu này, Trung cộng sẽ dây dưa trong các cuộc đàm phán về COC và sẽ đổ lỗi cho Việt Nam gây cản trở tiến trình đi đến một COC bình đẳng, công bằng, chia sẻ lợi ích hợp lý phù hợp với công pháp quốc tế. Mục tiêu-thủ đoạn này của Trung cộng rất giống với thủ đoạn của Mỹ trong đàm phán hòa bình Việt-Mỹ ở Paris (1968-1973) trước khi Mỹ buộc phải ký Hiệp định Paris ngày 27-1-1973.

Và mục tiêu thâm hiểm cuối cùng của Trung cộng mà nhiều người có thể phán đoán được là lợi dụng hoạt động thăm dò trái phép của tàu Haiyang Dizhi 08 trên vùng EEZ của Việt Nam làm bình phong che đậy cho các hoạt động trinh sát điện tử nhằm thăm dò hệ thống phòng thủ biển của Việt Nam. Dĩ nhiên là phía Việt Nam đã biết và đã có các biện pháp đối phó thích hợp, đã vô hiệu hóa các hoạt đông đó của phía Trung cộng.

Tóm lại, lời phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung cộng Cảnh Sảng về cái gọi là “Việt Nam gây tình hình phức tạp ở Biển Đông” đều nhằm mục đích che đậy và biện hộ cho những mục tiêu, những thủ đoạn và dã tâm nói trên của Trung cộng.

 Những vấn đề phức tạp còn ở phía trước

Trước tình hình hiện nay, không đơn giản có thể dự đoán điều gì sẽ diễn ra tiếp theo. Nhưng có thể khẳng định rằng, đối tượng đầu tiên bị ảnh hưởng lớn nhất, và trước hết từ các hoạt động tuyên truyền cũng như xâm phạm trên thực địa từ phía Trung cộng, chính là chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên vùng EEZ. Trên thực tế, các hoạt động thăm dò, khai thác hợp pháp tài nguyên biển trên vùng EEZ của Việt Nam bị gây khó khăn. Các công ty nước ngoài liên doanh với Việt Nam thăm dò và khai thác tài nguyên biển trong vùng EEZ của Việt Nam bị đe dọa, bị uy hiếp, bị gây khó dễ. Tuy nhiên, khác với 5 năm trước đây, Việt Nam hiện có đủ lực lượng và phương tiện để bảo vệ an toàn và bảo đảm các điều kiện làm việc của các công ty liên doanh với Việt Nam đang thăm dò, khai thác tài nguyên biển trên vùng EEZ của Việt Nam ở Biển Đông được tiếp tục tiến triển.

Đối tượng thứ hai bị ảnh hưởng bởi các hoạt động phi pháp, gây hấn của Trung cộng là các công pháp quốc tế. Sâu xa hơn là hòa bình, ổn định, an toàn ở Biển Đông bị đe dọa. Đây là điều mà các lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới không thể chấp nhận. Và rốt cuộc, Trung cộng sẽ ngày càng bị cô lập hơn trên trường quốc tế.

Đối tượng bị ảnh hưởng tiếp theo là tương lai của một COC sẽ ngày càng xa vời cũng như những nguy cơ mất ổn định ở Biển Đông sẽ gia tăng, đe dọa lợi ích của nhiều quốc gia trực tiếp hoặc gián tiếp. Điều đó dẫn đến một hệ lụy là không biết đến khi nào, tình hình Biển Đông mới có thể có điều kiện pháp lý quốc tế đủ để bảo đảm hòa bình và ổn định. Và điều đó càng chứng minh một cách rất rõ ràng rằng Trung cộng chính là nước gây ra tình hình phức tạp, gây mất ổn định và hòa bình ở Biển Đông chứ không phải nước nào khác.

Hoàng Hoa (Sputnik 15.11.2019)

Việt Nam mở rộng đội tàu cá để bảo vệ chủ quyền

Các tàu đánh cá của Việt Nam đang neo đậu ở âu thuyền Thọ Quang, thành phố Đà Nẵng

Các tàu đánh cá của Việt Nam đang neo đậu ở âu thuyền Thọ Quang, thành phố Đà Nẵng

Các tàu cá Việt Nam thường đánh bắt bên ngoài vùng biển của họ vốn đôi khi bị giới chức Mã Lai và Phi Luật Tân phát hiện. Nhưng bây giờ các cơ quan chính quyền Việt Nam đang được huy động để thực hiện một kế hoạch dài hạn mà các nhà phân tích cho rằng sẽ giúp tăng cường sử dụng đội tàu cá của họ để khẳng định chủ quyền đối với Biển Đông mà họ đang có tranh chấp với năm quốc gia và vùng lãnh thổ khác.

Các kế hoạch tăng cường đánh bắt trên biển cho đến năm 2030 được đưa ra sau nghị quyết được Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua hồi năm ngoái. Nghị quyết kêu gọi ‘phát triển bền vững nền kinh tế hàng hải’ và tiến tới việc trở thành ‘cường quốc biển’, trang mạng VnExpress đưa tin.

Ý định của Việt Nam đối với Biển Đông đã được biết đến trong nhóm các nhà lãnh đạo 10 quốc gia đông nam Á hồi tháng này tại một hội nghị thượng đỉnh thường niên. Việt Nam sẽ là chủtịch của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, tức Asean, vào năm 2020 và có nhiều tiếng nói hơn đối với các quyết định của mình.

Một phần của chiến lược là phát triển một đội tàu đánh cá ‘rất mạnh’, ông Nguyễn Thành Trung, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Sài Gòn, cho biết. Nếu bị chỉ trích, giới chức Việt Nam có thể nói đội tàu đó là ‘tàu dân sự’.

“Tôi có thể nói rằng đây là một bước đi chính trị thực sự thông minh bởi vì, cuối cùng, bạn đang sử dụng ngư dân để khẳng định chủ quyền của mình để chứng tỏ rằng ‘Tôi luôn có mặt ở đó, họ không phải là quân lính’ vì tôi không nghĩ họ sẽ mặc quân phục khi đánh bắt trên biển,” ông Collin Koh, chuyên gia về an ninh biển tại Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore, nhận định.

Đội tàu hùng mạnh hơn

Quá trình này đã được khởi động từ một đạo luật được thông qua 10 năm trước. Đạo luật này đề xuất lực lượng dân quân tự vệ hộ tống các đội tàu cá Việt Nam. Năm năm sau, Việt Nam ban hành nghị định nhằm giúp ngư dân đóng những con tàu lớn để phục vụ mục đích đánh bắt xa bờ.

Một nghiên cứu của Trường S. Rajaratnam về Nghiên cứu Quốc tế tại Singapore cho biết các ngân hàng Việt Nam đã cho ngư dân vay 176 triệu đô la để nâng cấp khoảng 400 tàu cá. Hơn 10.000 ngư dân từ một tỉnh đã được cung cấp ống nhòm hồng ngoại và súng.

Cho đến năm 2030, chính phủ có thể sẽ thành lập một cơ quan để thực hiện kế hoạch này và nhờ các chuyên gia giúp đỡ, ông Trung nói. Hiện tại, ông nói, các quan chức thiếu sự phối hợp và ‘lộ trình cụ thể’. Một lựa chọn là trợ cấp xăng dầu cho các tàu cá, ông nói thêm, cũng như xây dựng lực lượng cảnh sát biển mạnh hơn.

Tin tức trên truyền thông nhà nước về kế hoạch 2030 không đề cập gì về lực lượng ‘dân quân’ tàu cá, nhưng các học giả nói rằng nó sẽ tạo ra điều đó. Việc Việt Nam sử dụng đội tàu cá để bảo vệ các yêu sách hàng hải là làm theo cách của Trung cộng, họ nói.

“Tôi nghĩ rằng phần lớn chiến lược hàng hải của Việt Nam lấy một số ý tưởng từ những gì mà Chính phủ Trung cộng đang làm khi họ đang dùng quá nhiều sức mạnh, khi họ triển khai các tàu cá về phía nam,” ông Trung nói.

‘Dân quân biển’ của Trung cộng đã hoạt động ít nhất từ năm 1950, các tác giả Andrew Erickson và Conor Kennedy đã viết trong một nghiên cứu hồi tháng 2 năm 2019. Giải phóng Quân Nhân dân Trung cộng đã ‘sớm sử dụng’ các tàu dân sự để hoạt động trên biển, nghiên cứu cho biết.

“Việt Nam muốn đẩy lùi điều đó khi mà cácngư dân của họ bị xua đuổi khỏi ngư trường truyền thống của họ ở Biển Đông,” ông Trung nói.

Trong vòng 5 năm qua, các tàu khảo sát của Trung cộng và một giàn khoan dầu cũng đã xuất hiện tại vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Brunei, Trung cộng, Mã Lai, Phi Luật Tân và vùng lãnh thổ Đài Loan cũng đòi chủ quyền đối với toàn bộ hoặc một phần của vùng biển rộng hơn 3,5 triệu km vuông, nơi có nguồn lợi thủy sản và năng lượng dồi dào.

Nguy cơ bị bắt giữ

Một số nhà khai thác tàu cá Việt Nam lo ngại kế hoạch năm 2030 sẽ khiến họ có nguy cơ bị tàu nước ngoài đâm trên biển, ông Trung nói.

Những tàu cá Việt Nam ngược xuôi trên Biển Sulu do Mã Lai và Phi Luật Tân kiểm soát cũng có nguy cơ bị bắt giữ, ông Oh Ei Sun, chuyên viên cao cấp của Viện các vấn đề Quốc tế Singapore, nhận định. Cơ quan Thực thi Luật pháp trên Biển của Mã Lai đã bắt giữ một loạt các tàu cá Việt Nam trong năm qua, bao gồm 123 tàu vào tháng Năm.

“Có những ngư dân Việt Nam đánh bắt trên khắp vùng biển Sulu và xâm nhập vùng biển của Mã Lai và Phi Luật Tân…, do đó đây sẽ chỉ là chính thức hóa và có lẽ là mở rộng những gì họ đang làm,” ông nói.

Ralph Jennings

VOA (14.11.2019)

Việt Nam sẽ tìm cách thúc đẩy ASEAN đoàn kết chống Trung cộng

Tàu Trung Quốc trong vùng quần đảo Trường Sa đang tranh chấp ở Biển Đông

© REUTERS / U.S. Navy

Việt Nam chính thức đảm nhận cương vị Chủ tịch ASEAN trong một năm. Các chuyên gia và các ấn phẩm hàng đầu thế giới bắt đầu đưa ra những dự báo về việc Việt Nam sẽ làm chủ tịch ASEAN năm 2020 như thế nào? Nhiều nhà quan sát cho rằng, các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông sẽ được đặt vào trọng tâm chú ý.

ASEAN đặt Biển Đông vào trọng tâm chú ý

Lập trường cứng rắn của Việt Nam trong vấn đề này là điều dễ hiểu: vào mùa hè, một tàu thăm dò của Trung cộng đã khảo sát ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trong thời gian hai tháng. Và không ai có thể bảo đảm được rằng, chắc chắn Trung cộng sẽ không nối lại các hoạt động như vậy ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, và quyền của Việt Nam đối với vùng biển và tài nguyên dưới đáy biển ở khu vực này sẽ không bị hạn chế nhiều hơn nữa do các hành động của Trung cộng.

Để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình, Hà Nội đang xem xét khả năng khởi kiện Trung cộng ra tòa án quốc tế, và Công ước về luật biển của Liên Hiệp quốc có đủ các cơ chế cho Việt Nam áp dụng những biện pháp này ,- Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Hoài Trung đã tuyên bố tại Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông ở Hà Nội.

Các chuyên gia suy đoán, Hà Nội sẽ hành động rất cẩn thận, sẽ tìm cách tăng cường sự gắn kết của ASEAN để đạt đồng thuận về hòa bình và ổn định ở Biển Đông, an ninh hàng hải và bảo vệ tài nguyên biển và môi trường. Nhưng, Trung cộng sẽ không cảm thấy thoải mái.

COC: thỏa thuận ràng buộc hay văn kiện chính trị?

Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) đang được đàm phán từ cuối thế kỷ trước, có thể đóng một vai trò quan trọng trong quá trình giải quyết vấn đề. Đến nay, các bên chỉ đạt được thỏa thuận về “văn bản dự thảo đàm phán duy nhất” (Single Draft Negotiating Text – SDNT) mà Bắc Kinh và ASEAN cam kết sẽ hoàn thiện văn kiện này đến năm 2022. Vấn đề chính là quy chế của thỏa thuận này.

“Việt Nam sẽ ủng hộ quan điểm của ASEAN để Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông mang tính ràng buộc về mặt pháp lý, – chuyên gia về Đông Nam Á, Phó chủ nhiệm Khoa Chính trị học của Học viện MGIMO, bà Ekaterina Koldunova, đại biểu tham dự Hội thảo Khoa học Quốc tế về Biển Đông tại Hà Nội cho biết. – Liệu ASEAN sẽ thành công hay không?  Vấn đề này là khá phức tạp. Ở đây có hai phương án: hoặc là ASEAN ký kết thỏa thuận với Trung cộng và văn kiện này mang tính ràng buộc về mặt pháp lý có thể hạn chế hiệu quả các hành vi của Trung cộng ở vùng biển mà các nước Đông Nam Á đang phấn đấu. Hoặc là các bên ký kết một tài liệu chính trị không áp đặt bất kỳ nghĩa vụ pháp lý nào, mà Trung cộng ủng hộ phương án này. Mặc dù Bộ trưởng Ngoại giao Trung cộng trong bài phát biểu của mình nhắc đến công thức “ràng buộc”, có vẻ như là một sự nhượng bộ đối với phía ASEAN, nhưng, không có từ nào về tính ràng buộc pháp lý, mà đây là vấn đề chính gây ra tranh luận giữa ASEAN và Trung cộng”.

Kinh nghiệm của châu Âu không thể được sử dụng ở Biển Đông

Liên minh châu Âu đang trở thành một cầu thủ mới trong cuộc xung đột ở Biển Đông, họ hoạt động rất tích cực theo hướng này, – bà Ekaterina Koldunova nói.

“Các nước Châu Âu cho rằng, họ cần phải hiện diện trong khu vực này vì họ có lợi ích kinh tế ở đây, và không nên chuyển giao cho Trung cộng tất cả mọi thứ”,  – chuyên gia nhận xét.

Formularende

Điều đáng chú ý là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biển Đông của Trung cộng (NISCS) đã nhấn mạnh rằng, thành công của EU trong việc thiết lập các cơ chế hợp tác ở Địa Trung Hải, Biển Baltic, Biển Bắc và Biển Đen là một tấm gương đối với Trung cộng, và Bắc Kinh sẵn sàng học hỏi từ những kinh nghiệm này. Một ví dụ: vào cuối những năm 1960, Đan Mạch, Đức và Hà Lan đã yêu cầu Tòa án Công lý Quốc tế xem xét, giải quyết tranh chấp giữa họ với nhau liên quan đến thềm lục địa Biển Bắc. Phán quyết của Tòa án đã giúp các bên giải quyết tranh chấp. Năm 2016, sau khi Tòa án Trọng tài quốc tế PCA ở The Hague bác bỏ đường lưỡi bò trong vụ Phi Luật Tân kiện Trung cộng, Bắc Kinh đã bỏ qua quyết định này và tuyên bố rằng toàn vẹn lãnh thổ của đất nước không thể bị thiệt hại do điều đó. Chính bởi vậy, các chuyên gia châu Âu cho rằng, các tranh chấp hàng hải ở Đông Nam Á không thể được giải quyết vì các bên thiếu sự tin cậy lẫn nhau.

Sputnik (13.11.2019)

Việt Nam bác bỏ cáo buộc “chiếm đảo” của Trung cộng

Ảnh minh họa: Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng.

Ảnh minh họa: Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng.AFP

Việt Nam bác bỏ hoàn toàn cáo buộc của Bộ Ngoại giao Trung cộng, vào ngày 8/11, cho rằng phía Việt Nam “chiếm đảo” của nước này.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng tuyên bố như vừa nêu trong cuộc họp báo vào ngày 13 tháng 11.

Trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan tuyên bố của phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung cộng Cảnh Sảng, vào hôm 8 tháng 11 rằng Việt Nam đã “xâm lược và chiếm đóng” các đảo của Trung cộng, bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh là “Việt Nam bác bỏ hoàn toàn mọi nội dung phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung cộng ngày 8/11 về vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa”.

Bà Lê Thị Thu Hằng còn nói thêm rằng Việt Nam đã nhiều lần khẳng định có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý đối với chủ quyền hai quần đảo Hòang Sa và Trường Sa, cũng như luôn mong muốn giải quyết những tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hiệp Quốc.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đồng thời nhắc lại Việt Nam mong muốn cùng Trung cộng nỗ lực đóng góp vào sự phát triển mối quan hệ giữa hai nước, duy trì hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực.

Vào ngày 8/11 vừa qua, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung cộng Cảnh Sảng kêu gọi Việt Nam không “làm phức tạp” vấn đề ở Biển Đông, sau khi một giới chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố Hà Nội có thể cân nhắc biện pháp pháp lý trong tranh chấp lãnh hải với Bắc Kinh ở Biển Đông, kéo dài hơn 4 tháng qua tại khu vực Bãi Tư Chính.

RFA (13.11.2019)

Ai đang bắt nạt ai trên Biển Đông?

 USS Nimitz, USS Chosin, USS Sampson, and USS Pinkney in South China Sea (File)

CC0

Mỹ hay Trung cộng mới là kẻ đi bắt nạt những nước khác trên Biển Đông? Hà Nội sẽ còn phải đối mặt với việc Trung cộng ỷ vào sức mạnh kinh tế và quân sự để tiếp tục gây sức ép lên Việt Nam và các nước trong khu vực trong vấn đề tranh chấp Biển Đông.

Biển Đông: Mỹ và Trung cộng chỉ trích lẫn nhau là kẻ bắt nạt

Cả Mỹ và Trung cộng đều cáo buộc lẫn nhau thực thi chính sách ‘bắt nạt’ trên Biển Đông. Những cuộc chiến ngôn từ được hai bên sử dụng triệt để. Nhưng hoàn toàn có cơ sở cho những lời buộc tội lẫn nhau này.

Tác giả Mark J. Valencia, nhà phân tích chính sách hàng hải, nhà bình luận và tham vấn chính trị chuyên về châu Á có những bình luận, đánh giá về vấn đề này trên diễn đàn chính sách Phương Đông (East Asia Forum, Australia).

Bắt nạt là lối hành xử, chính sách gây ảnh hưởng đến một bên khác bằng cách sử dụng các mối đe dọa hoặc vũ lực để đạt được lợi ích mình mong muốn. Những từ đồng nghĩa mang sắc thái chính trị trong trường hợp này bao gồm cưỡng chế và đe dọa. Tất cả các quốc gia đều có nghĩa vụ pháp lý “kiềm chế mọi hình thức cưỡng ép về quân đội, chính trị, kinh tế hoặc bất kỳ hình thức o ép nào khác nhằm chống lại sự độc lập chính trị hoặc toàn vẹn lãnh thổ của bất kỳ Nhà nước, chính phủ nào trong các mối quan hệ quốc tế”. Mọi sự ép buộc leo thang thành mối đe dọa sử dụng vũ lực chống lại vùng lãnh thổ hoặc nền hòa bình và an ninh của bất kỳ quốc gia nào đều sẽ vi phạm trực tiếp Hiến chương Liên Hợp Quốc.

Vào ngày 21 tháng 7 năm 2019, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đưa ra một tuyên bố cáo buộc Trung cộng “bắt nạt một số nước Đông Nam Á và đe dọa an ninh năng lượng khu vực” bằng cách ngăn cản những quốc gia này khai thác tài nguyên dầu khí trên Biển Đông. Trong khi chính bản thân Trung cộng cũng đã và đang thực hiện việc khảo sát, nghiên cứu khoa học hàng hảng ngay tại vùng đặc quyền kinh tế hợp pháp (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam, bất chấp những phản đối và thái độ cương quyết của chính quyền Hà Nội.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus tuyên bố bày tỏ lo ngại sâu sắc về sự can thiệp của Trung cộng vào các hoạt động khai thác dầu khí tại vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, và khẳng định việc triển khai các tàu thăm dò thuộc sở hữu của Chính phủ cùng với nhóm tàu hộ tống có vũ trang là “sự leo thang của Bắc Kinh trong những nỗ lực đe dọa các quốc gia khác có tuyên bố chủ quyền đang tiến hành nhiều hoạt động khai thác tài nguyên trên Biển Đông”.

Việc Bắc Kinh triển khai nhóm tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi 8) được hộ tống bởi lực lượng bảo vệ bờ biển và các tàu Hải cảnh cũng cho thấy rằng Trung cộng đang sử dụng vũ lực để đe dọa các nước láng giềng và biện minh cho hành động xâm nhập vùng biển chủ quyền nước khác bất hợp pháp của mình. Thủ tướng Australia Scott Scottison cũng lên tiếng về vấn đề này, kêu gọi các nước láng giềng của Trung cộng chống lại lối hành xử ‘cưỡng ép, bắt nạt’ người khác. Ông Scott Morrison khẳng định, cả Australia và Việt Nam đều cùng ủng hộ nguyên tắc của luật pháp quốc tế, nhằm duy trì ổn định trong khu vực.

“Các nguyên tắc như tự do hàng hải, hàng không phải được đảm bảo để các quốc gia có thể cùng theo đuổi những cơ hội phát triển hiện có trong vùng đặc quyền kinh tế và vùng biển thuộc chủ quyền của mình. Đồng thời, tiến hành công việc khai thác phù hợp với luật pháp, công ước quốc tế cho phép”, ông Morrison nhấn mạnh.

Trung cộng có lịch sử đe dọa cả Phi Luật Tân, Việt Nam và Australia cùng các công ty dầu khí quốc tế đã ký hợp đồng với hai nước này đều phải ngừng hoạt động tại các khu vực nằm trong “đường chín đoạn, đường lưỡi bò” theo yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh. Cả Việt Nam và Phi Luật Tân đều cáo buộc Trung cộng can thiệp vào hoạt động khai thác dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế EEZ của nước mình.

Những sự cố này là chuỗi hành xử coi thường pháp luật quốc tế của Trung cộng với những hành vi gây hấn khác gần đây – như việc chiếm giữ bãi cạn Scarborough hay việc đâm chìm hàng loạt tàu cá tại vùng biển tranh chấp do Phi Luật Tân kiểm soát.

Nếu còn bất kỳ nghi ngờ nào về việc Trung cộng đe dọa dùng vũ lực trong tranh chấp trên biển thì hãy nhớ đến việc Tổng thống Phi Luật Tân Rodrigo Duterte hồi tháng 5.2017 từng tố cáo Bắc Kinh đe dọa chiến tranh nếu Phi Luật Tân thực thi phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực – được thành lập theo Phụ lục VII, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) – chống lại Trung cộng, bằng việc khoan khai thác dầu ở các vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. Phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực năm 2016 xử Phi Luật Tân thắng kiện, bác tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung cộng ở biển Đông.

FONOP, ngoại giao tàu sân bay, đâu chỉ có mình Trung cộng mới đi bắt nạt?

Vào ngày 29 tháng 8, sau hoạt động tuần tra tự do hàng hải gần đây nhất của Hoa Kỳ (FONOP), Trung cộng đã cáo buộc chính Mỹ cũng đi bắt nạt và có tham vọng khẳng định bá quyền hàng hải tại khu vực này. Các chiến dịch tuần tra tự do hàng hải (FONOP) của Mỹ thách thức yêu sách về lãnh thổ và quyền tài phán của Trung cộng với việc cử hàng loạt tàu chiến và tiêm kích chiến đấu tới Biển Đông, phương thức mà các chuyên gia thường gọi là “ngoại giao pháo hạm, tàu chiến”. Bắc Kinh luôn coi chiến dịch FONOP của Mỹ chỉ đạo chống lại yêu sách của hầu hết các quốc gia ven biển Biển Đông. Còn Hoa Kỳ cho rằng việc điều tàu chiến tuần tra vùng biển chiến lược không có gì là bất thường, bắt nạt hay hù dọa ai.

Vào tháng 3 năm 2018, tàu tấn công đổ bộ USS Carl Vinson đã được triển khai đến Biển Đông. Nhiệm vụ của kinh hạm này là thể hiện chính sách “Mỹ luôn quan tâm đến vấn đề tranh chấp tại biển Đông và nhất quán trong quan điểm bảo vệ tự do hàng hải”. Nói cách khác, Chính quyền Washington muốn thuyết phục Trung cộng không can thiệp vào việc điều hướng tàu chiến tự do đi lại trên vùng biển chung và hủy bỏ yêu sách chủ quyền phi lý của Trung cộng. Quan trọng, Mỹ ủng hộ việc giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về luật Biển 1982, thực hiện đầy đủ Tuyên bố của các bên về ứng xử trên Biển Đông (DOC) và hướng tới hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả, có tính ràng buộc pháp lý.

Liệu việc Mỹ triển khai một trong những biểu tượng mạnh mẽ nhất của sức mạnh quân sự Hoa Kỳ với mục đích khiến Trung cộng “sợ hãi” mà thay đổi chính sách có phải là minh chứng cho mối đe dọa vi phạm Hiến chương Liên Hợp Quốc? Thật khó trả lời dứt khoát câu hỏi này- Hoa Kỳ đã không phê chuẩn UNCLOS và không thể tận dụng những cơ chế giải quyết tranh chấp vốn giới hạn sự tham gia của Mỹ. Đây có thể là lý do tại sao Washington sử dụng chiến lược ngoại giao tàu sân bay thay thế.

Trung cộng hiểu rất rõ, không một quốc gia nào chấp nhận các khiếu nại tài phán mà họ cho là bất lợi hoặc phi lý với đất nước mình.

Theo tác giả bài viết Mark J Valencia, cả Trung cộng và Hoa Kỳ đang bắt nạt các nước Đông Nam Á nhỏ hơn. Mỹ cũng đang bắt nạt Trung cộng – ít nhất là trong mắt Trung cộng. Chính sách này là một phần cuộc đấu tranh của Hoa Kỳ đối với sự thống trị về quân sự, kinh tế và chính trị trong khu vực. Nhưng như Bộ trưởng Quốc phòng Singapore, Ng Eng Hen nhận xét, “thách thức đối với Hoa Kỳ và Trung cộng là đưa ra sự chấp nhận sự thống trị vượt quá sức mạnh quân sự. Nếu chính sách của họ bị chệch hướng so với các quốc gia khác, những nước này sẽ tìm kiếm các đối tác phù hợp. Mã Lai, Indonesia và Phi Luật Tân cũng bày tỏ lo ngại với sức mạnh cũng như sự đáng tin của Mỹ và các hành động không mong muốn khác của Trung cộng trong khu vực. Tuy nhiên, bắt nạt là một phần của lịch sử quan hệ quốc tế.

Giáo sư Mỹ: Trung cộng sẽ còn gây sức ép với Việt Nam trên Biển Đông

Giáo sư John Rennie Short thuộc trường Đại học Maryland, Mỹ khi bình luận với VOV về những căng thẳng gần đây đã cho rằng, cần công khai những sai trái của Trung cộng.

Việt Nam cần tiếp tục thúc đẩy việc truyền bá quan điểm đúng đắn trong việc xử lý vấn đề Biển Đông ra khắp thế giới:

 “Trung cộng là quốc gia có tầm ảnh hưởng không nhỏ và có thể dễ dàng áp đặt quan điểm của nước này ra khắp khu vực và trên toàn thế giới. Chính vì thế, Việt Nam cần thông qua các hội thảo, diễn đàn khoa học bày tỏ chính kiến của mình chống lại những hành vi sai trái của Trung cộng. Việt Nam cần đặc biệt nêu cao việc giải quyết những vấn đề còn tồn tại ở Biển Đông bằng cách đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật để chống lại những hành động đơn phương và phi pháp của Trung cộng trong khu vực”, Giáo sứ Short khẳng định.

Đảm nhiệm cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, “Việt Nam sẽ thành công trong việc thúc đẩy chương trình nghị sự hướng tới những vấn đề thời sự cũng như giúp ASEAN có được chính sách chung để vượt qua các bất đồng hay tìm phương hướng phù hợp cho những vấn đề lớn”, Giáo sư Short tin tưởng.

“Vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam và tôi tin chắc rằng, Việt Nam có thể tận dụng tốt cơ hội này để thúc đẩy giải quyết những vấn đề trong khu vực có tác động tới Việt Nam và các quốc gia trong khối vì lợi ích chung. Việt Nam cần nêu bật được khả năng giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông thông qua các biện pháp hòa bình trong đó có việc tuân thủ luật pháp quốc tế”, GS. Short khẳng định.

Tuy nhiên, để làm được điều này, Hà Nội sẽ phải đối mặt với những thách thức không nhỏ, trong đó có việc Trung cộng sẽ “ỷ vào sức mạnh của mình” để tiếp tục gây sức ép với Việt Nam và các nước trong khu vực trong vấn đề Biển Đông buộc các nước phải chấp thuận yêu sách của Trung cộng.

Bên cạnh đó, Trung cộng dù bị dư luận quốc tế lên án và chỉ trích nhưng vẫn đơn phương thực thi những hành vi sai trái ở Biển Đông trong suốt thời gian qua, như việc liên tục xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nhiều quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung cộng chính là nguyên cớ và Bắc Kinh luôn tự tin vào sức mạnh về quân sự của mình so với các quốc gia trong khu vực. Trung cộng muốn chiếm Biển Đông bởi vùng biển này không chỉ có ý nghĩa chiến lược về địa chính trị mà còn có nguồn tài nguyên dầu khí dồi dào phục vụ cho nhu cầu phục vụ sản xuất và tiêu dùng ngày càng gia tăng của Trung cộng.

Giáo sư Short cũng chỉ ra một thách thức khác, đó là, trong nhiều năm qua, tranh chấp trên Biển Đông thường được coi là “câu chuyện riêng” giữa Mỹ và Trung cộng và thế giới thường chú tâm vào phản ứng của hai quốc gia này. Chỉ trong vài năm trở lại đây, thế giới mới bắt đầu quan tâm hơn đến phản ứng của các quốc gia trực tiếp bị ảnh hưởng bởi những diễn biến phức tạp ở Biển Đông trong đó có Việt Nam, Phi Luật Tân hay Indonesia.

Chính vì thế, Giáo sư Short nhắc lại quan điểm rằng, các nước trong khu vực cần đẩy mạnh hơn nữa việc lên tiếng chống lại các hành vi sai trái của Trung cộng trên Biển Đông và điều này cần được công khai trên các diễn đàn quốc tế.

“Không nhiều người Mỹ biết đến quan điểm của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông so với những gì họ có thể tiếp cận được từ Trung cộng. Tôi tin tưởng rằng, trong thời gian tới, điều này sẽ thay đổi khi mà Việt Nam đang ngày càng chủ động hơn trong việc truyền bá quan điểm đúng đắn của mình ra thế giới để nhận được sự ủng hộ rộng lớn của cộng đồng quốc tế”, vị chuyên gia nêu rõ.

Theo Giáo sư Short, nếu cộng đồng quốc tế đồng loạt lên tiếng chỉ trích những hành vi sai trái, gây mất an toàn, an ninh ở Biển Đông, Trung cộng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thúc đẩy tham vọng của mình bởi khi đó, các nước trong khu vực và trên thế giới chắc chắn sẽ có phản ứng quyết liệt hơn khiến Trung cộng ít nhiều phải cẩn trọng lối hành xử của mình.

Sputnik (13.11.2019)

Chuyên gia Mỹ: Việt Nam cần liên minh với Mỹ để gìn giữ Biển Đông chống Trung cộng

Ảnh minh họa: Phi đội không quân trên tàu sân bay USS Carl Vinson hoạt động tuần tra thường lệ trong vùng Biển Đông. Ảnh 02/2018. 

 
Việc Trung cộng mới đây ngang nhiên cho tàu khảo sát vào hoạt động, đồng thời tung tàu hải cảnh vào phá quấy công việc thăm dò dầu khí của Việt Nam ngay trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam tiếp tục khiến dư luận quốc tế bất bình.

Trong một bài phân tích được tạp chí Mỹ The National Interest công bố hôm 07/11/2019 vừa qua, tiến sĩ Anders Corr, một chuyên gia về Biển Đông, từng hoạt động trong ngành quân báo tại bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, cho rằng để đối phó với dã tâm độc chiếm Biển Đông của Bắc Kinh, Việt Nam cần phải có một chiến lược thích ứng, trong đó yếu tố cực kỳ quan trọng là liên minh với Hoa Kỳ, nước duy nhất hiện nay có đủ lực để ngăn chặn Trung cộng.


Sau khi nhắc lại vụ Trung cộng cho tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 và đoàn tàu hải cảnh tháp tùng vào gây hấn trong khu vực Bãi Tư Chính, chuyên gia Anders Corr cho rằng Việt Nam đang gặp nguy cơ thực sự vì trong những lần gây sự trước đây, từ vụ Hoàng Sa năm 1974, cho đến vụ Gạc Ma ở Trường Sa năm 1988, Trung cộng luôn là kẻ gây sự trước, và kết quả là Việt Nam vừa bị mất người, vừa bị mất lãnh thổ.

Theo tác giả, lần này, nếu Trung cộng thành công trong việc chiếm trọn vùng Biển Đông mà họ đã gói trong tấm bản đồ đường chín đoạn được gởi đến Liên Hiệp Quốc vào năm 2009, thì Việt Nam cùng với các nước Đông Nam Á khác có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông sẽ bị mất quyền đánh bắt cá và khai thác dầu khí ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.

Hơn thế nữa Việt Nam có nguy cơ bị cô lập trong đất liền khi Trung cộng tiếp tục tăng cường các hoạt động nhằm kiểm soát đường biển đi vào Việt Nam.

Việt Nam cần một chiến lươc mới 

Để chống lại Trung cộng, tiến sĩ Anders Corr cho rằng Việt Nam cần có một chiến lược mới trong đó có 4 thành tố quan trọng.

1/ Một là liên minh với các quốc gia có thể răn đe Trung cộng ở mức cao nhất là răn đe hạt nhân, ví dụ như với Mỹ, Pháp và Anh.

2/ Hai là liên minh với các quốc gia có đủ năng lực triển khai nhanh chóng lực lượng quân sự thông thường (quy ước) để răn đe Trung cộng, ví dụ như Hoa Kỳ; 

3/ Ba là sử dụng thành quả tăng trưởng kinh tế để nâng cao mức chi tiêu quân sự để răn đe Trung cộng ngay tại chỗ, ví dụ như thông qua việc mua thêm tàu ngầm, tên lửa chống tăng và tên lửa phòng không; 

4) Và bốn là dân chủ hóa và cải thiện nhân quyền để tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên minh kinh tế và quân sự chặt chẽ hơn với các quốc gia ít chịu ảnh hưởng nhất của Trung cộng.

Ấn Độ, Nga, Úc không thể là đối tác liên minh cốt lõi?

Danh sách các nước mà Việt Nam cần liên minh không có các nước Ấn Độ, Nga và Úc, mà Việt Nam đã kêu gọi hỗ trợ. Về vấn đề này, chuyên gia Anders Corr đã giải thích như sau:

Nga, Úc và Ấn có thể là đối tác chiến lược hữu ích cho Việt Nam, nhưng các nước đó không đủ khả năng làm một đối tác liên minh cốt lõi vì họ thiếu sức mạnh cần thiết để một mình đánh bại Trung cộng. 

Nga có ghế trong Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, và cả Nga lẫn Ấn Độ đều là các cường quốc hạt nhân có khả năng quan trọng để triển khai lực lượng quân sự thông thường đối phó với Trung cộng, nhưng hai nước này không đủ sức mạnh về mặt kinh tế hay quân sự để đối đầu với Bắc Kinh. Cả hai đều là thành viên của Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải, trong thực tế do Trung cộng lãnh đạo. Do đó, hai nước này không thể trở thành đồng minh cốt lõi đáng tin cậy cho Việt Nam.

Úc là một đồng minh đáng tin cậy tiềm tàng, nhưng lại không có sức răn đe hạt nhân hay quy ước cần thiết để đối đầu với Trung cộng. Úc cũng không đặc biệt mạnh về mặt ngoại giao, quân đội Úc còn thiếu phương tiện so với Trung cộng, và nhất là Úc chịu ảnh hưởng chính trị của Trung cộng nhiều hơn là Hoa Kỳ, Pháp hoặc Anh Quốc. 

Khoảng 40,8% hàng xuất khẩu của Úc được bán sang Trung cộng, điều đó giải thích tầm ảnh hưởng to lớn của Trung cộng đối với các doanh nghiệp Úc vốn có ảnh hưởng trên sân khấu chính trị Úc. Ngược lại, Hoa Kỳ, Pháp và Anh có ít hàng xuất khẩu sang Trung cộng nếu tính theo tỷ lệ trong GDP của họ, do đó các nước này chịu ảnh hưởng chính trị ít hơn từ Trung cộng. Mỹ, Anh và Pháp cũng có thế mạnh là thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.

ASEAN chịu ảnh hướng của Trung cộng lơ là trước hành vi ở Biển Đông

Còn về các tổ chức khu vực và quốc tế mà Việt Nam đã kêu gọi giúp đỡ để đối phó với Trung cộng trên vấn đề Biển Đông, tiến sĩ Corr đã thẳng thắn cho rằng sự giúp đỡ của các định chế này gần bằng con số không.

Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) đã giúp đỡ rất ít cho Việt Nam trong bối cảnh các nước thành viên ngày càng chịu ảnh hưởng lớn hơn của Bắc Kinh, và phủ quyết mọi chỉ trích thực sự về Trung cộng. Các nước này chuẩn bị rất ít hay hầu như lơ là trong việc ngăn chặn các hoạt động gặm nhắm Biển Đông của Trung cộng.

Sau khi Bắc Kinh phớt lờ phán quyết Biển Đông của Tòa Thường Trực La Haye trong vụ Phi Luật Tân kiện đường 9 đoạn của Trung cộng, chính Phi Luật Tân chẳng hạn, lại là thành viên ASEAN mới nhất chịu ảnh hưởng của Bắc Kinh.

Theo chuyên gia Mỹ, hiện nay Việt Nam là nước bạo dạn nhất trong khối ASEAN vẫn cố duy trì sự độc lập của mình đối với Trung cộng, nhưng điều này đã bớt có ý nghĩa trong bối cảnh Trung cộng có ảnh hưởng sâu rộng đối với thượng tầng quyền lực của Việt Nam và khối giao dịch thương mại to lớn của Việt Nam với Trung cộng…

Còn Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, với quyền phủ quyết của Trung cộng, hoàn toàn không đủ khả năng để bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam. 

Mỹ có đủ điều kiện để hỗ trợ Việt Nam chống Trung cộng 

Đối với ông Corr, trong tình hình như vừa kể, một liên minh hoặc thậm chí một quan hệ sâu sắc hơn với Mỹ sẽ giúp Việt Nam củng cố tiềm năng chống lại Trung cộng, cải thiện sức mạnh răn đe của Việt Nam nhờ dựa được vào một người bạn mạnh mẽ nếu xảy ra xung đột quân sự.

Theo tiến sĩ Anders Corr, chỉ có Hoa Kỳ mới có tất cả các điều kiện để trở thành một đồng minh cốt lõi đáng tin cậy và đủ sức chống lại Trung cộng. Các điều kiện đó là một chính sách đối ngoại độc lập với ảnh hưởng của Trung cộng (so với các thành viên ASEAN và Nga), một sức mạnh kinh tế cần thiết để trừng phạt Trung cộng, một sức mạnh ngoại giao cần thiết để phủ quyết Trung cộng tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. 

Mỹ cũng có đủ khả năng quân sự cần thiết để triển khai sức mạnh quân sự quy ước đối phó với Trung cộng, và sức răn đe hạt nhân cần thiết để bảo vệ chính mình khỏi sự trả đũa hạt nhân tiềm tàng của Trung cộng.

Chuyên gia Mỹ khẳng định: Nếu không có Hoa Kỳ để làm đối trọng với Trung cộng, an ninh Việt Nam không thể được bảo đảm. Sự tham gia của Hoa Kỳ là điều kiện thiết yếu cho bất kỳ liên minh hiệu quả nào chống lại Trung cộng căn cứ vào tương quan lực lượng hiện tại.

Tuy nhiên, Mỹ chỉ ưu tiên cho những đồng minh có giá trị tương tự về dân chủ và nhân quyền. Vì vậy, để có được không chỉ liên minh với Hoa Kỳ, mà cả việc Hoa Kỳ sẵn sàng hy sinh cho Việt Nam, chấp nhận rủi ro trước một cường quốc hạt nhân, Việt Nam ít ra cần phải có những cải tiến dần dần nhưng ổn định về dân chủ và nhân quyền.

Liên minh Mỹ – Việt còn vì lợi ích của Hoa Kỳ

Đối với giáo sư Anders Corr, một liên minh Mỹ-Việt sẽ không chỉ vì lợi ích của Việt Nam mà còn vì lợi ích của Hoa Kỳ.

Vào lúc sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung cộng vượt qua Mỹ trên một số mặt, bao gồm từ GDP tính theo sức mua, tỷ lệ tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng của chi tiêu quân sự, cho đến tầm bắn của tên lửa chống hạm, dân số trong hạn tuổi quân dịch, số lượng tàu hải quân mới, trí thông minh nhân tạo và siêu máy tính, Hoa Kỳ và phần còn lại của thế giới nên cân nhắc rất kỹ cách làm thế nào để kiềm chế sức mạnh và ảnh hưởng của Trung cộng trước khi Bắc Kinh lấn lướt được các cấu trúc quyền lực hiện hữu…

Ảnh hưởng chính trị toàn cầu của Trung cộng được nền kinh tế đang giàu lên hỗ trợ, kèm theo việc Bắc Kinh dùng tiền mua chuộc sự ủng hộ chính trị của giới tinh hoa nước ngoài, kể cả giới tinh hoa Mỹ.

Một liên minh mới với Việt Nam sẽ đảo ngược dòng chiến thắng ngoại giao mới của Bắc Kinh và sẽ làm cho Trung cộng không chiếm được vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam để khai thác dầu khí và nguồn cá béo bở. Liên minh đó sẽ là một ví dụ cho các quốc gia khác trong khu vực về cách bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của họ và chống lại ảnh hưởng của Trung cộng. Nếu được mở rộng từ Việt Nam sang Indonesia và Ấn Độ, hai nơi cũng có chính sách không liên kết, Trung cộng sẽ ngày càng bị ngăn chặn ngay trong sân sau của chính họ.

RFI (11.11.2019)

Việt Nam có thể trở thành đồng minh mới của Hoa Kỳ để chống lại Trung cộng?

Kể từ tháng Bảy, tàu khảo sát Hải Dương 8 và một tàu tuần dương hộ tống của Trung cộng đã có mặt tại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam ở Biển Đông trong một thời gian dài. Khu vực tranh chấp, xung quanh 3 hòn đảo nhỏ mà Việt Nam chiếm đóng ở bãi Tư Chính, gần Việt Nam hơn bất cứ quốc gia nào khác và Việt Nam tuyên bố là nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Trung cộng tuyên bố khu vực này là lãnh thổ lịch sử, dựa vào cái gọi là đường chín đoạn mà Tòa án Trọng tài Thường trực tại The Hague năm 2016 đã phán quyết là không có cơ sở pháp lý.

Việt Nam đặc biệt bị sự xâm lược mới nhất này đe dọa và phải chống trả, như đã từng tự vệ nhiều lần trước kia và đã tổn thất lớn về nhân mạng trong trận chiến chống lại Trung cộng ở quần đảo Hoàng Sa (1974), cuộc chiến Việt-Trung (1979) và hải chiến Trường Sa (1988). Trong mỗi trường hợp, Trung cộng đều gây chiến trước và Việt Nam bị thiệt hại nhân mạng và lãnh thổ. Việt Nam đã có thể cải thiện an ninh rất nhiều nếu liên minh với Hoa Kỳ, quốc gia duy nhất trên thế giới có thể đánh bại Trung cộng một mình. Và Hoa Kỳ cũng được hưởng lợi từ việc liên minh bằng cách tăng cường ngăn chặn Trung cộng trong khu vực.

Nhưng mặc dù có nhiều lý do để tiến tới một liên minh và cải thiện tình hữu nghị trong hai thập niên qua, cả hai quốc gia đều bị những quan điểm sai lầm ngăn cản tư duy chiến lược về lợi ích quan trọng và chồng chéo của họ: Biển Đông. Việt Nam với chính sách “ba không”, chung quy là không liên minh với nước nào, không cho nước nào đặt căn cứ quân sự trên đất của mình. Chiến lược của Hoa Kỳ ở Biển Đông chỉ đặt trọng tâm vào tự do hàng hải. Lẽ ra, thêm vào đó, nên tìm cách làm giảm sức mạnh kinh tế và quân sự tương đối của Trung cộng, kể cả việc từ chối Trung cộng tiếp cận các nguồn dầu mới, khí đốt và hải sản, vốn sẽ giúp họ gia tăng sức mạnh kinh tế, rồi trao quyền cho quân đội chống lại Hoa Kỳ. Theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, những nguồn tài nguyên trong các vùng đặc quyền kinh tế không phải của Trung cộng là tài sản dành riêng cho các quốc gia ven biển gần đó, gồm cả bờ biển dài của Việt Nam, chứ không thuộc về Trung cộng thông qua đường chín đoạn bất hợp pháp.

Trung cộng nhạy cảm với mọi dấu hiệu chiến lược ngăn chặn, nhưng khi sức mạnh, ảnh hưởng và sự xâm lược lãnh thổ gia tăng, việc ngăn chặn ngày càng trở nên rõ ràng như một chiến lược phản công cần thiết của các nước. Ngăn chặn không phải là quay trở về cuộc Chiến Tranh Lạnh, mà là một nguyên tắc chiến lược phòng thủ không bao giờ lỗi thời và kéo dài ít nhất từ thời Hy Lạp cổ đại. Việc ngăn chặn Trung cộng sẽ được hỗ trợ qua việc Hoa Kỳ ủng hộ vật chất và yêu sách lãnh thổ của các quốc gia láng giềng Trung cộng, kể cả Việt Nam. Nó cũng được hỗ trợ qua việc Việt Nam hủy bỏ chính sách “ba không”, dứt khoát liên minh với Hoa Kỳ chống lại Trung cộng, chào đón các căn cứ quân sự Mỹ như là lực lượng thứ ba để làm nhụt chí nước láng giềng hung hăng phía bắc, như trường hợp Nam Hàn.

Chuyện mời Hoa Kỳ trở lại Việt Nam đặt căn cứ quân sự chắc chắn sẽ gây tranh cãi do xung đột lịch sử giữa hai quốc gia, nhưng giờ đây là lúc hãy gác lại quá khứ. Chúng ta có chung một kẻ thù mới ở Trung cộng và chúng ta nên tuyệt đối cởi mở trong tình bạn mới được hàn gắn, để tối đa hóa sự răn đe.

Hành động cứng rắn đó có xảy ra hay không, phần lớn còn tùy thuộc vào thái độ của Trung cộng trong việc bành trướng lãnh thổ, và nếu đúng như vậy, Trung cộng có thể tiếp tục gây ảnh hưởng chính trị quan trọng ở cả Hoa Kỳ lẫn Việt Nam, nhằm chống lại việc hai quốc gia này thân thiết với nhau hơn. Đặc biệt họ sẽ huy động các nhóm lợi ích, ở cả hai nước, vốn thường hay lấy lòng Trung cộng trước nguy cơ xung đột quân sự. Các nhóm lợi ích đó luôn tìm cách tác động Hoa Kỳ và Việt Nam dẹp bỏ chiến lược ngăn chặn, dành ưu tiên cho kinh doanh và thương mại hơn là an ninh quốc gia và do đó cho phép các mối quan hệ quyền lực tiếp tục phát triển theo hướng có lợi cho Trung cộng.

Vị trí của Việt Nam 

Nếu Trung cộng thành công trong việc tuyên bố Biển Đông là lãnh thổ của họ thông qua đường chín đoạn, như đã ghi rõ trong bản ghi chú năm 2009 gửi cho các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc, thì Việt Nam cùng các nước yêu sách khác sẽ mất quyền đánh bắt hải sản và khai thác dầu khí rất có giá trị trong vùng đặc quyền kinh tế của họ. Việt Nam sẽ trở thành một vùng đất bị khóa cửa hợp pháp khi Trung cộng tiếp tục gia tăng chiến thuật kiểm soát sự tiếp cận hàng hải vào nước này.

Các yếu tố trong chiến lược mới của Việt Nam nên bao gồm:

1. Liên minh với các quốc gia có khả năng ngăn chặn Trung cộng bằng vũ khí hạt nhân, ví dụ Hoa Kỳ, Pháp và Anh.

2. Liên minh với các quốc gia có đủ sức mạnh quân sự thông thường để răn đe Trung cộng, ví dụ Hoa Kỳ.

3. Chuyển tăng trưởng kinh tế sang chi tiêu quân sự để răn đe Trung cộng tại địa phương, ví dụ mua tàu ngầm, tên lửa chống tăng và tên lửa phòng không.

4. Dân chủ hóa và cải thiện nhân quyền sẽ khuyến khích việc liên minh kinh tế và quân sự với các quốc gia ít chịu ảnh hưởng của Trung cộng nhất, được chặt chẽ hơn.

Ấn Độ, Nga và Úc, các quốc gia mà Việt Nam đã kêu gọi hỗ trợ, sẽ là các đối tác chiến lược hữu ích nhưng không phải là đồng minh cốt lõi vì họ thiếu sức mạnh cần thiết để đánh bại Trung cộng một mình. Nga có ghế trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, và dù cả Nga và Ấn Độ đều là những cường quốc hạt nhân có sức mạnh quân sự thông thường đáng kể, họ vẫn không đủ mạnh về kinh tế và quân sự để đối đầu với Trung cộng một mình. Cả hai đều là thành viên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (Shanghai Cooperation Organization) do Trung cộng lãnh đạo trong thực tế, nên bị sức mạnh của Trung cộng chi phối. Vì vậy, họ không thể là đồng minh đáng tin cậy.

Úc là đồng minh tiềm năng đáng tin cậy nhưng không có vũ khí nguyên tử hay quy ước răn đe cần thiết để đối đầu với Trung cộng. Họ cũng không đặc biệt mạnh về mặt ngoại giao, quân đội yếu kém hơn Trung cộng, và chịu ảnh hưởng chính trị của Trung cộng nhiều hơn Hoa Kỳ, Pháp hoặc Vương Quốc Anh. Úc xuất khẩu khoảng 40,8% hàng hóa sang Trung cộng (gồm cả Hongkong). Điều này cho thấy mức độ ảnh hưởng của Trung cộng đối với các doanh nghiệp Úc lớn như thế nào và từ đó tác động đến chính trị Úc. Ngược lại, Hoa Kỳ, Pháp và Anh có ít hàng xuất khẩu tính theo phần trăm GDP sang Trung cộng hơn nên không chịu ảnh hưởng chính trị của Trung cộng nhiều. Họ cũng được lợi thế do có ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Mức độ che chở mà các tổ chức quốc tế dành cho Việt Nam gần như là con số không. Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) giúp đỡ Việt Nam rất ít, khi các quốc gia thành viên ngày càng chịu nhiều ảnh hưởng của Trung cộng và phủ quyết mọi chỉ trích về Trung cộng. Tổ chức này chuẩn bị và thực hiện rất ít các kế hoạch quân sự và kinh tế cần thiết để ngăn chặn Trung cộng theo đuổi chính sách bành trướng ở Biển Đông. Dù thắng vụ kiện tại The Hague, Phi Luật Tân, thành viên ASEAN, vẫn phải khuất phục trước ảnh hưởng của Trung cộng sau khi Trung cộng phớt lờ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Giờ đây, trong khối ASEAN, Việt Nam là quốc gia ương ngạnh nhất trong nỗ lực duy trì nền độc lập của mình. Tuy vậy, vì Trung cộng có ảnh hưởng đáng kể đến thượng tầng cơ cấu quyền lực Việt Nam và là đối tác thương mại lớn, một số mặt hàng Trung cộng được trung chuyển bất hợp pháp để tránh thuế quan của Hoa Kỳ. Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, với quyền phủ quyết của Trung cộng, không đủ để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Điều này cho thấy một liên minh hay thậm chí các mối quan hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ cũng sẽ giúp Việt Nam củng cố sức mạnh trong nước để chống lại Trung cộng và tăng cường ngăn chặn trong trường hợp xung đột quân sự xảy ra, thông qua một người bạn hùng mạnh.

Hoa Kỳ có tất cả các điều kiện cần thiết của một đồng minh cốt lõi đáng tin cậy và đủ để chống lại Trung cộng: một chính sách đối ngoại độc lập với ảnh hưởng của Trung cộng (so với các thành viên ASEAN và Nga), sức mạnh kinh tế cần thiết để trừng phạt Trung cộng, sức mạnh ngoại giao cần thiết để phủ quyết các nghị quyết của Trung cộng ở Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, khả năng quân sự cần thiết để tiến hành cuộc chiến tranh quy ước chống Trung cộng và vũ khí hạt nhân để răn đe và tự vệ trong trường hợp Trung cộng định trả đũa bằng vũ khí nguyên tử.

Không có Hoa Kỳ để đối trọng với Trung cộng, nền an ninh của Việt Nam không thể được bảo đảm. Sự tham gia của Hoa Kỳ là điều kiện thiết yếu đối với bất kỳ liên minh nào trên thế giới chống Trung cộng. Nhưng Hoa Kỳ dành đặc quyền cho những quốc gia tôn trọng giá trị dân chủ và nhân quyền. Vì vậy, để có được liên minh với Hoa Kỳ, Việt Nam tối thiểu cũng phải cải thiện từ từ nhưng vững chắc nền dân chủ và nhân quyền.        

Vị trí của Hoa Kỳ

Một liên minh Việt-Mỹ không chỉ lợi cho Việt Nam mà còn lợi cho cả Hoa Kỳ. Khi sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung cộng vượt qua Hoa Kỳ bằng một số biện pháp, bao gồm GDP tuyệt đối bằng sức mua tương đương, tăng trưởng GDP, gia tăng chi tiêu quân sự, tầm bắn của tên lửa chống hạm, quân số, số lượng tàu hải quân mới, tình báo nhân tạo và siêu máy tính, Hoa Kỳ và phần còn lại trên thế giới nên cân nhắc thật kỹ cách kiềm chế sức mạnh và ảnh hưởng của Trung cộng trước khi nó vượt các cấu trúc quyền lực cơ bản hiện hành như chủ nghĩa dân tộc, Liên Hiệp Quốc và G7. Ảnh hưởng chính trị toàn cầu của Trung cộng được sức mạnh kinh tế hỗ trợ đang gia tăng và một phần được phân phối cho giới tinh hoa nước ngoài, gồm cả giới tinh hoa Mỹ, nhằm đạt được lợi ích chính trị.

Một liên minh mới với Việt Nam sẽ đảo ngược làn sóng chiến thắng ngoại giao mới của Trung cộng và sẽ khiến Trung cộng phải chấm dứt khai thác dầu khí và đánh bắt hải sản trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Nó sẽ là một ví dụ giúp các quốc gia khác trong khu vực biết cách bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của họ và chống lại ảnh hưởng của Trung cộng. Nếu liên minh được mở rộng từ Việt Nam đến Indonesia và Ấn độ, những nước đang có chính sách không liên kết, dần dần Trung cộng sẽ bị đẩy vào sân sau của chính họ.

National Interest

Tác giả: Anders Corr

Dịch giả: Hoàng Thủy Ngữ