Seite auswählen

164 học viên Việt Nam ‘mất tích ở Hàn Quốc’

Chính phủ Hàn Quốc đang điều tra vụ “mất tích” của 164 học viên Việt Nam theo học khóa tiếng Hàn tại Trung tâm tiếng Hàn Đại học Incheon. Đại học này cho hay 164 người đã biến mất, trong tổng số 1.900 học sinh Việt Nam đang học tại Trung tâm tiếng Hàn của trường. Trường vừa báo cáo cho cảnh sát Hàn Quốc hôm 10/12, sau khi những người này không đến lớp đã 15 ngày qua. Họ theo học một chương tình tiếng Hàn kéo dài một năm, và chương trình mới khai giảng 4 tháng trước.

Hồi năm ngoái, Hàn Quốc thông báo với Việt Nam về đề nghị tạm dừng tuyển chọn lao động đi làm việc tại Hàn Quốc. Theo thông báo này, Việt Nam có 107 quận/huyện của 12 tỉnh có tỷ lệ lao động hết hạn hợp đồng tại Hàn Quốc không về nước lớn hơn 30%. Khi đó, Hàn Quốc yêu cầu tạm dừng tuyển chọn lao động trong năm 2018 đối với 49 quận/huyện có số lượng lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc từ 60 người trở lên. Nghệ An, Thanh Hóa và Hà Tĩnh là 3 địa phương dẫn đầu về số quận, huyện bị cấm, trong đó cao nhất là tỉnh Nghệ An với 10 huyện/thành thị.

Hàn Quốc hiện là thị trường nhập khẩu lao động lớn thứ hai của Việt Nam và Việt Nam là nước xuất khẩu lao động lớn thứ hai sang Hàn Quốc. Hiện nay, Việt Nam có hơn 48.000 lao động đang làm việc tại Hàn Quốc. Ước tính có khoảng 200.000 người Việt đang sống ở Hàn Quốc. (BBC)

 

Bà Sanna Marin, 34 tuổi, sẽ là thủ tướng đương nhiệm trẻ nhất thế giới

Bà Sanna Marin, 34 tuổi, Bộ trưởng Giao thông Phần Lan, đã được đảng Dân chủ Xã hội chọn đề cử làm Thủ tướng sau khi lãnh đạo đảng này, ông Antti Rinne thôi chức. Bà sẽ là thủ tướng trẻ nhất trong số các thủ tướng đương chức hiện nay. Thủ tướng New Zealand, bà Jacinda Ardern, hiện 39 tuổi; còn Thủ tướng Ukraine Oleksiy Honcharuk năm nay 35 tuổi.

Bà Marin sẽ lãnh đạo một chính phủ liên minh trung tả với bốn đảng khác, tất cả đều do phụ nữ đứng đầu. Đặc biệt hơn, ba trong số bốn người này đều dưới 35 tuổi. (BBC)

 

Cơ Quan Chống Doping Thế Giới cấm Nga tham gia Olympic trong 4 năm

Ngày 09/12/2019, Cơ Quan Phòng Chống Doping Thế Giới (WADA/AMA) đã quyết định cấm Nga tham gia các kỳ Thế Vận Hội trong vòng 4 năm, cụ thể là Olympic mùa hè Tokyo-2020 và mùa đông Bắc Kinh-2022. Đây là biện pháp trừng phạt Nga về tội làm giả dữ liệu xét nghiệm kiểm tra doping mà Matxcơva cung cấp cho cơ quan này.

Trong số các biện pháp trừng phạt, có việc cấm trương cờ Nga tại các kỳ thế vận hội, cũng như tại tất cả các giải vô địch thế giới trong thời hạn 4 năm. …

Ngoài ra, Nga sẽ không được quyền tổ chức hoặc đăng cai tổ chức bất kỳ sự kiện thể thao lớn nào, và đối với các sự kiện đã được trao cho Nga tổ chức thì nên được chuyển đến một quốc gia khác. Nga cũng không được tranh quyền đăng cai Olympic và Paralympic 2032. (RFI)

 

Trung Quốc hủy đoàn thương mại vì Thụy Điển trao giải cho Quế Mẫn Hải

Trung Quốc đã hủy một chuyến công tác của phái đoàn thương mại nước họ dự kiến tới Thuỵ Điển vì giải Văn bút Quốc tế PEN Club trao cho ông Quế Mẫn Hải (Gui Minhai). Chính phủ Trung Quốc đã đe doạ “Thuỵ Điển sẽ hứng chịu hậu quả nghiêm trọng” sau khi bộ trưởng văn hoá Thuỵ Điển trao giải PEN International vắng mặt cho ông Quế Mẫn Hải, người Hong Kong có quốc tịch Thuỵ Điển, hiện bị giam ở Trung Quốc. Ông Quế là một trong số nhân viên một hiệu sách tự do ở Hong Kong bị mất tích hồi 2015. (BBC)

Xem thêm: China cancels trade visit to Sweden over detained bookseller Gui Minhai’s free speech prize (SCMP)

 

Greta Thunberg được tạp chí Mỹ “Time” chọn làm “Person des Jahres”.  Giải thưởng công nhận tính kiên trì. Vào tháng 8 năm 2018, Greta Thunberg đã ngừng đi học vào thứ Sáu. Thay vào đó, cô ngồi hàng tuần với một tấm bảng phản đối trước quốc hội Thụy Điển ở Stockholm. Cô đòi hỏi các đại biểu quốc hội  thực hiện ngay các mục tiêu bảo vệ khí hậu được quy định trong Thỏa thuận khí hậu Paris. Việc phản đối của cô dần được nhiều người ủng hộ và bắt chước. Sau một vài tuần, những học sinh khác cũng cùng ngồi xuống, sau vài tháng, các phong trào khí hậu cũng hình thành ở các quốc gia khác – “Thứ Sáu cho Tương lai” đã ra đời và Greta Thunberg được chọn là biểu tượng của phong trào thanh thiếu niên toàn cầu. (Bento)

 

Boris Johnson đắc thắng trong cuộc bầu cử ở Anh

Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm 13/12 nói rằng chiến thắng lớn của ông trong cuộc bầu cử đã trao cho ông nhiệm vụ đưa nước Anh ra khỏi Liên minh châu Âu vào ngày 31 tháng 1.  Đảng Bảo thủ của ông giành được 365 ghế. Đảng Lao động chỉ chiếm được 203 ghế.

Kết quả bầu cử được ca tụng là một chiến thắng cho chủ nghĩa dân tộc Anh, Scotland và Ireland – nhưng chiến thắng của ông Johnson đang khơi dậy những lo ngại về tương lai của Vương quốc Anh. Đảng Quốc gia Scotland (SNP) chủ trương chống Brexit, ủng hộ giải pháp độc lập, giành được 48 ghế (cũ 39) trong tổng cộng 59 ghế tại quốc hội Scotland, đánh bại cả đảng Bảo thủ lẫn Đảng Lao động. Bà Nicola Sturgeon, lãnh đạo của SNP nói: “Boris Johnson thứ nhất không có quyền đưa Scotland ra khỏi EU, và thứ hai cũng không có quyền để ngăn cản, nhân dân Scotland quyết định tương lai của chính mình.” 

Ở Bắc Ireland, lần đầu tiên từ năm 1921 khi Ireland bị chia đôi thành Bắc Ireland thuộc vương quốc Anh, và Cộng hòa Ireland ở miền Nam, cử tri ủng hộ giải pháp một nước Ireland thống nhất giành được nhiều ghế hơn so với cử tri muốn ở lại trong vương quốc Anh. (VOA)

Hoa Kỳ tăng cường chế tài Tổng Tư lệnh quân đội Myanmar

 Hoa Kỳ ngày 10/12 siết chặt chế tài hơn nữa đối với Tổng tư lệnh quân đội Myanmar về những vụ tàn sát tập thể người Rohingya. Vào tháng 7 năm nay, Hoa Kỳ cấm Tướng Tổng tư lệnh quân đội Myanmar Min Aung Hlaing không được đi thăm nước Mỹ, nhưng động thái ngày 10/12 đi xa hơn nữa bằng cách phong tỏa bất cứ tài sản nào của ông này tại Mỹ và hình sự hóa những giao dịch tài chánh của bất cứ người nào tại Mỹ đối với tướng Tổng tư lệnh quân đội Myanmar.

Quân đội Myanmar bị cáo buộc lãnh đạo một chiến dịch tàn bạo vào năm 2017 tại bang Rakhine chống lại người Rohingya, một sắc dân thiểu số phần lớn theo Hồi Giáo mà quốc gia đa số theo Phật giáo không xem những người này là công dân. Có khoảng 740.000 người Rohingya trốn sang nước láng giềng Bangladesh sau khi bị quân đội Myanmar đàn áp đẫm máu vào năm 2017 mà các nhà điều tra Liên hiệp quốc đã mô tả là diệt chủng.

Hoa Kỳ cũng có hành động chống lại một tổ chức dân quân nổi tiếng của nước Cộng hòa Dân chủ Congo là Liên minh các Lực lượng Dân chủ, bị cáo buộc tàn sát thường dân trong nỗ lực ngăn họ gia nhập quân đội. Bộ Tài chánh Mỹ áp đặt chế tài lên lãnh tụ của tổ chức là Musa Baluku, cũng như 5 người khác bị cáo buộc ủng hộ tổ chức này.

Hoa Kỳ cũng áp đặt chế tài lên 5 người khác về tội bạo hành tại Nam Sudan bị chiến tranh tàn phá, một chỉ huy cảnh sát Pakistan bị cáo buộc giết người trong những vụ đối đầu được dàn dựng, và một chỉ huy dân quân tại Libya.

Bộ Tài chánh Mỹ cũng chỉ định chế tài một doanh nhân châu Âu người Slovakia, Marian Kocner, về tội ra lệnh ám sát nhà báo điều tra Jan Kuciak vào năm 2018 trong lúc nhà báo này đang điều tra nạn hối lộ ở cấp cao. (VOA)

 

 

 

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen