Seite auswählen

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng, người giàu nhất Việt Nam với khối tài sản trị giá 9,1 tỷ USD, có tham vọng bán xe ô tô ‘Made-in-Vietnam’ vào thị trường Mỹ.

 

Tỷ phú giàu nhất Việt Nam, người đang làm nhiều người Việt tự hào với thương hiệu ô tô ‘Made-in-Vietnam’ đầu tiên, đang nhắm tới cái mà nhiều công ty của Trung Quốc chưa thể làm được: bán ô tô vào thị trường Mỹ.

Kế hoạch đầy tham vọng của ông Vượng, người tung ra dòng xe sản xuất trong nước đầu tiên ở Việt Nam hồi tháng 6 vừa qua, là làm cho VinFast trở thành thương hiệu toàn cầu với việc mở rộng bán hàng ra các thị trường thế giới trong đó có Mỹ.

Theo Bloomberg, hãng xe ô tô VinFast của ông Vượng sẽ bắt đầu bán ô tô ‘Made-in-Vietnam’ vào thị trường Mỹ vào năm 2021.

Không chỉ đơn thuần đưa xe ô tô Việt vào thị trường Mỹ, ông Vượng thậm chí nhắm mục tiêu bán xe ô tô chạy bằng điện – một dòng xe hoàn toàn mới đối với hãng xe Vinfast, hiện có giám đốc điều hành là cựu phó chủ tịch sản xuất toàn cầu của General Motors Co.

Giữa tháng 6 vừa qua, hãng ô tô 100% vốn Việt Nam Vinfast bắt đầu bàn giao những chiếc ô tô đầu tiên của họ cho khách hàng với kỳ vọng những sản phẩm ‘Made-in-Vietnam’ này sẽ có thể cạnh tranh với ô tô của Mỹ và Nhật.

Các dòng xe được Vinfast tung ra hồi tháng 6 là dòng xe đa dụng (crossover) Fadil, xe nhỏ sedan và xe gầm cao SUV.

Tuy nhiên sản phẩm ô tô chạy bằng điện mà ông Vượng sẽ đưa vào Mỹ là một dòng xe hoàn toàn riêng biệt, theo Bloomberg.

“Mục đích cuối cùng của chúng tôi là tạo ra một thương hiệu quốc tế”, tỷ phú 51 tuổi nói trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg tại trụ sở của tập đoàn Vingroup JSC ở Hà Nội. “Nó sẽ là một chặng đường rất khó khăn và chúng tôi sẽ phải cố gắng rất nhiều. Nhưng chỉ có một con đường ở phía trước.”

Tham vọng lớn

Xe ô tô của ông Vượng sẽ phải đối mặt với một sự cạnh tranh khốc liệt để có thể thành công ở một thị trường khó tính như Mỹ.

Các hãng xe như Automobile Quảng Đông của Trung Quốc, Tata Motors Ltd của Ấn Độ, hay Proton Holdings Bhd của Malaysia đã phải bỏ cuộc hoặc hoãn các kế hoạch bước vào thị trường Mỹ. Thậm chí một số hãng xe hơi tên tuổi của châu Âu như Citroen, Opel, Peugeot và Renault, từng có mặt ở thị trường Mỹ, đã phải trầy trật để đưa ô tô của họ trở lại thị trường này.

Đối với một thị trường khó tính như Mỹ, những công ty đó đã thất bại vì nhiều lý do, như các vấn đề về chất lượng, rào cản về quy định, kế hoạch không tốt, các điều kiện thị trường không thuận lợi và không được nhiều người Mỹ biết tới.

Dù có một buổi ra mắt ở Paris Motor Show với sự hiện diện của ngôi sao bóng đá Anh David Beckham hồi tháng 10 năm 2018, Vinfast vẫn là một hãng xe hoàn toàn mới trên thế giới.

Nhà máy sản xuất ô tô Vinfast, của tập đoàn Vingroup do ông Vượng sáng lập và làm chủ tịch, chỉ mới được khánh thành tại Hải Phòng hồi tháng 6 vừa qua, sau chỉ ‘vỏn vẹn’ 21 tháng xây dựng và hoàn thiện. Những chiếc xe đầu tiên của Vinfast được lăn bánh chỉ vài ngày sau đó.

2 tỷ USD

Tuy nhiên, để bù đắp vào sự thiếu hụt về kinh nghiệm và ít danh tiếng, ông Vượng, người được Bloomberg đánh giá là tỷ phú giàu nhất Việt Nam với 9,1 tỷ USD, sẽ sẵn sàng chi 2 tỷ USD từ tiền túi của ông vào Vinfast để sản xuất dòng xe mà ông sẽ bán vào thị trường Mỹ, châu Âu và Nga. Theo Bloomberg, các nguồn tiền khác sẽ đến từ các khoản vay, phát hành cổ phiếu và bán bớt cổ phần của Vingroup.

Ông Vượng sở hữu 49% cổ phần của Vinfast trong khi công ty mẹ, Vingroup, nắm giữ 51% cổ phần.

Ngoài ô tô, tập đoàn Vingroup còn sản xuất điện thọai thông minh. Các điện thoại “made in Vietnam” VinSmart được tung ra thị trường từ tháng 12 năm ngoái. Theo Reuters, VinGroup sẽ không dừng lại ở điện thoại thông minh mà sẽ lần lượt cho ra mắt các sản phẩm thông minh khác.

Vinfast phải vượt qua những rào cản lớn để có thể cạnh tranh bên ngoài Việt Nam, theo giám đốc điều hành của công ty tư vấn ô tô ZoZo Go LLC, Michael Dunne, nói với Bloomberg.

“Sẽ mất một thời gian để công ty này có thể cạnh tranh ở Mỹ – hiện vẫn là thị trường khốc liệt nhất thế giới”, ông Dunne nói. “Bạn cần phải có được một thương hiệu vững chắc”.

Nhiều người tiêu dùng thích các xe cũ của Honda hay Toyota hơn là một chiếc xe mới của một thương hiệu không tên tuổi, theo CEO của ZoZo Go LLC. Ông Dunne nói rằng nhà sản xuất xe hơi của Việt Nam, tức VinFast, sẽ cần phải sản xuất ít nhất 100.000 xe mỗi năm để có thể cạnh tranh về giá, phát triển một thương hiệu toàn cầu và thiết lập một mạng lưới dịch vụ và bảo trì.

Ngoài những sự hỗ trợ về kỹ thuật từ các nhà cung cấp chính như AVL, Bosch, Magna, Siemens và Pininfarina, VinFast đã thuê ông James DeLuca, người từng có “37 năm kinh nghiệm về ô tô tại tập đoàn General Motors của Mỹ” cũng như “từng quản lý hoạt động sản xuất trên khắp thế giới” làm tổng giám đốc.

Nói với VOA hồi tháng 2 năm ngoái, ông DeLuca cho biết ông tin vào khả năng thành công của xe hơi mang thương hiệu quốc gia Việt Nam.

VinFast cho biết rằng mục tiêu của công ty này là “trở thành nhà sản xuất ôtô hàng đầu Đông Nam Á với công suất thiết kế lên đến 500.000 xe/năm vào năm 2025, với sản phẩm chủ lực là ôtô động cơ đốt trong, ôtô sử dụng động cơ điện và xe máy điện thân thiện với môi trường”.

Ước mơ hay mơ ngủ

Khách Huyền Đao
 13.12.2019

Nói thẳng thì chỉ là trò lường gạt niềm tin để kiếm chút cổ phiếu của Vượng Vin.

Thị trường xe hơi của Mỹ hàng trăm năm nay, không phải muốn là có thể xâm nhập được.

Mỹ có 3 ông lớn. Đức cũng có 3 thương hiệu lớn. Nhật cũng 3 tay chơi. Phía Đại Hàn thì Huyndai phải chật vật mãi từ năm 1985 tới giờ mà chỉ mới có thể há mồm ngoạm một miếng nhỏ trong dòng xe Sedan. Anh thì bán lai rai được vài chiếc làm kiểu cho vui. Ngoài ra thì Ý (Alfa Romeo, Fiat), Pháp (Peugeot, Citroen, Renault) chưa hề lén phén chen chân nổi vào thị trường khó tính này. Thụy Điển cũng chấp nhận chầu rìa, cho dù SAAB có khả năng chế tạo phản lực cơ.

Tàu, với thế mạnh giá rẻ, cũng đành phải thúc thủ dù đã binh nhiều đường khác nhau, từ việc bỏ tiền mua lại một dòng xe đắc tiền của GMC (Hummer), cho đến mua lại nguyên một hãng của Thụy Điển (Volvo). Chú Sam vẫn một mực lắc đầu không cho phép bén mảng đến thị trường của mình. Cái hàng rào lớn nhất mà chú ba Thòong vấp phải là hàng rào khí thải và an toàn. Cú ngã xấp mặt này, xảy ra đâu khoảng chừng hơn chục năm về trước và cho đến giờ này thì giấc mộng đó coi như là phải xếp lại và cất vào viện bảo tàng.

Tesla của Elon Musk là một hãng xe của Mỹ 100%. Elon Musk là một thương gia kiêm tương lai học (Futurist) đặc sắc. Anh này đang thay đổi thế giới với các dự án mang tầm vóc thái dương hệ. Thành công của Elon Musk vượt xa nhiều người và nhiều công ty khác, Elon qua mặt Google với kế hoạch internet vệ tinh. Elon bỏ xa Blue Origin của Jeff Bezos với các thành công trong việc chế tạo hỏa tiễn tái sử dụng và các hợp đồng đưa hàng hóa vào không gian. Elon Musk đang hăm he chiếm toàn bộ thị trường năng lượng mặt trời. Tháng rồi, Tesla của Elon Musk đã ra mắt kiểu xe thứ 4 của công ty, chiếc bán tải Cybertruck.

Nhưng dù cho đã thành lập được 16 năm, dù đạt được những thành công vang dội, đã gầy dựng thương hiệu Tesla trở thành một thứ giáo phái, đã xây dựng và đưa vào hoạt động một nhà máy thuộc hạng “siêu” … Tesla vẫn chưa thể vượt qua được cái rào cản chua cay và khổng lồ nhất của thị trường xe hơi tại Mỹ, đó là NADA, tức National Automobile Dealers Association (Hiệp Hội Quốc Gia các Hệ Thống Phân Phối Xe Hơi). “Ông lớn” này mà không gật đầu thì sẽ chẳng có bất kỳ một chiếc xe nào được bày bán ở các địa điểm phân phối cả!

Cho nên mãi đến hiện giờ. Tesla vẫn chưa được phép có một cơ sở, một cửa hàng phân phối, một bãi bán xe để khách hàng có thể bước vào, sờ ngắm, lựa chọn và leo lên lái thử. Khách hàng của Tesla vẫn tiếp tục phải đặt hàng qua mạng internet. Dù cho đã xây dựng được hàng chục ngàn trụ sạc điện trên toàn thế giới, Tesla vẫn phải chấp nhận thu mình trong một vài cửa hàng trưng bày nhỏ bé ở chỉ một vài địa điểm lẻ loi trên toàn nước Mỹ và tình trạng bị cô lập này vẫn chưa hứa hẹn bất kỳ một dấu hiệu tiến bộ nào hơn trong vòng 10 năm tới đây.

Trung cộng té sấp mặt khi vừa chạm vào hàng rào tiêu chuẩn môi trường và an toàn của Mỹ. Bèn biết thân biết phận, quay về làm xe cho dân khoái xì dầu.

Vượng Vin đang ngủ, nửa đêm giật mình thức giấc, nghĩ ra cách vượt qua hàng rào tiêu chuẩn khí thải bằng cách làm xe điện. Còn rào cản an toàn và thằng khổng lồ NADA thì Vượng Vin không nhìn thấy trong giấc mơ của mình.

Anh Vượng tuổi gì và đang tính gạt ai đây khi tuyên bố bán xe sang Mỹ?

Bỏ đi Tám.

VietTin