Seite auswählen

Ngoại trưởng Malaysia: Đường 9 đoạn Trung Quốc là yêu sách “lố bịch”

Tuyên bố của ngoại trưởng Malaysia được cho là nhằm đáp trả lời tố cáo hôm 16/12 của Bắc Kinh, theo đó Kuala Lumpur đã vi phạm chủ quyền “lịch sử” của Trung Quốc ở Biển Đông khi nộp đơn lên Liên Hiệp Quốc xin công nhận thềm lục địa mở rộng. Theo đài truyền hình Ả Rập Al Jazeera, ngoại trưởng Malaysia đã khẳng định rằng việc nước ông quyết định xin mở rộng vùng thềm lục địa ra ngoài phạm vi 200 hải lý ở Biển Đông nằm trong “quyền chủ quyền” của Malaysia. Vào ngày 12/12, Malaysia đã chính thức nộp đơn lên lên Ủy Ban Ranh Giới Thềm Lục Địa (CLCS) của Liên Hiệp Quốc xin công nhận vùng thềm lục địa ở phía bắc Biển Đông nằm ngoài phạm vi 200 hải lý tính từ đường cơ sở của nước này. Đây là yêu cầu của Malaysia đối với phần còn lại của thềm lục địa nước này, vì trước đó, vào năm 2009, Malaysia và Việt Nam đã cùng đệ trình phần thềm lục địa của hai nước ở phía nam Biển Đông.

 

Tình trạng hợp thức hóa cần sa ở Canada

Kể từ tháng 10 năm 2018, người Canada trưởng thành đã có thể mua và tiêu thụ cần sa, ngay cả khi nó không nhằm mục đích y tế mà là để hưởng thụ. Trồng trọt và bán hàng cũng hợp pháp ở một số tiểu bang của Hoa Kỳ và được dung thứ một phần ở các quốc gia như Hà Lan. Tuy nhiên, Canada là quốc gia công nghiệp hàng đầu trên trái đất hợp pháp hóa cần sa – và là quốc gia thứ hai sau Uruguay trên toàn thế giới.
Quá trình tự do hóa diễn ra trong một số giai đoạn: việc bán cây cần sa, dầu và hạt giống đã được cho phép ngay lập tức. Từ vài ngày trước, người Canada cũng đã có thể mua hợp pháp đồ uống và thực phẩm có chứa cần sa.
Trong quý 3 năm 2019, chưa đến ba trong mười người tiêu dùng Canada mua cần sa từ các nguồn hợp pháp, Phần còn lại tiếp tục mua trên thị trường chợ đen. Nhiều người trong số những người mua này có khả năng là trẻ vị thành niên. Trong năm đầu khoảng 620 triệu Euro được tiêu dùng trong thị trường hợp pháp. Trước đó người ta ước tính tiêu dùng ở thị trường đen là 5,5 tỷ Euro 1 năm. Vì giấy phép thì đắt và phải đợi lâu, hiện chỉ có khoảng 400 tiệm bán cần sa. (Spiegel)

 

Tổng thống Mỹ thông qua lệnh trừng phạt đường ống dẫn khí Nga-châu Âu

Ngày 20/12, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký phê chuẩn lệnh trừng phạt đối với các công ty tham gia dự án đường ống dẫn khí đốt “Dòng chảy Phương Bắc 2” (Nord Stream 2)Dự án này trị giá gần 11 tỷ USD và dự kiến tăng gấp đôi lượng khí tự nhiên từ Nga tới Đức, nền khi tế lớn nhất châu Âu. Trước đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã chỉ trích việc Mỹ quyết định áp trừng phạt đối với các công ty tham gia dự án đường ống dẫn khí đốt “Dòng chảy Phương Bắc 2.” Tuy nhiên, bà đồng thời nhấn mạnh Berlin sẽ không đáp trả hành động này của Washington. (MSN)

 

Hạ viện Anh chấp thuận dự luật Brexit

Ngày 20/12/2019 Hạ viện Anh bỏ phiếu về dự luật Brexit với 358 phiếu thuận, 234 phiếu chống, trong vòng một để dọn đường ra khỏi EU cuối tháng 1/2020. Luật Brexit mà Anh đang hoàn tất để có hiệu lực mới chỉ đề cập đến bước một ra để Anh ra khỏi EU. Sang năm 2020, Anh sẽ đàm phán với EU về các thỏa thuận tương lai điều chỉnh quan hệ kinh tế, thương mại, biên giới hai bên. Sau đó, nếu đạt được đồng thuận, quốc hội các nước thành viên EU còn phải thông qua hiệp ước về thỏa thuận với Anh, điều một số nhà quan sát nói, sẽ khó hoàn tất trước ngày cuối cùng của năm 2020. (BBC)

 

Tony Blair: Đảng Lao động còn thua nếu cứ ảo tưởng về CHXH

Trả lời kênh CNN hôm 20/12/2019, đúng ngày Quốc hội Anh bỏ phiếu thông qua Brexit, ông Blair không tiếc lời phê phán ban lãnh đạo hiện thời của đảng Lao động mà ông từng nắm. Dưới sự lãnh đạo của ông Jeremy Corbyn, một nhà cựu Marxist, đảng Lao động thất cử đau đớn trong kỳ tổng tuyển cử 12/12 vừa qua. Trong nhiệm kỳ Quốc hội mới, Lao động chỉ còn 203 nghị sĩ trong Hạ viện Anh, kết quả tệ nhất từ năm 1935. Ông Blair, người theo Con đường Thứ Ba, một học thuyết trung dung, bỏ Marxism và chấp nhận kinh tế thị trường, cho rằng Lao động sẽ còn tiếp tục thất cử nếu “cứ vẫn sống trên hòn đảo ảo mộng”. Sinh năm 1953, ông Tony Blair làm thủ tướng Anh từ 1997 đến 2007. Còn ông Jeremy Corbyn, sinh năm 1949, là dân biểu lâu năm thuộc phái Marxist của Lao động. Một trong các sáng kiến của ông Jeremy Corbyn là quốc hữu hóa hỏa xa, điện nước ở Anh nếu thắng cử. Ông muốn lập các ủy ban để kiểm soát, chỉ đạo kinh tế trong 100 ngày đầu nếu cầm quyền. (BBC)

 

“Ở Trung Cộng hiện có một cuộc diệt chủng và tiêu diệt văn hóa”

Chính phủ Trung Quốc đang giam giữ hàng trăm ngàn người Duy Ngô Nhĩ trong các trại tập trung. Jewher Ilham, con gái của Ilham Tohti, một nhà hoạt động nhân quyền bị kết án chung thân, kêu gọi EU phải có hành động cứng rắn .  Jewher Ilham đến Hoa Kỳ một mình vào năm 2013 sau khi cha cô bị bắt. Ông giảng dạy tại Đại học Minzu ở Bắc Kinh cho đến đầu năm 2014 và là nhà hoạt động ôn hòa cuối cùng của người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi ở Trung Quốc. Kể từ khi ông bị bắt, Ilham đã nhận được một số giải thưởng cho cha cô, gần đây nhất là Giải thưởng Sakharov của Nghị viện châu Âu vào ngày 18.12.2019. Nghị viện châu Âu đã trao giải thưởng Sakharov từ năm 1988 cho những người hoặc tổ chức ủng hộ quyền con người và các quyền tự do cơ bản. (Spiegel)

 

Erdogan dọa Mỹ sẽ đóng cửa căn cứ Không quân chứa bom nguyên tử Incirlik

Erdogan dọa Mỹ là sẽ đóng cửa căn cứ Không quân chứa bom nguyên tử Incirlik cũng như trạm Radar Kürecik, vì thượng viện Mỹ thông qua việc công nhận vụ diệt chủng tộc người Armenia ở Đế quốc Ottoman 1915-1917, cũng như việc các thượng nghị sĩ Mỹ đòi trừng phạt Thổ vì họ đã mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga. Vì việc mua vũ khí này Mỹ không cho Thổ tham dự vào chương trình chiến đấu cơ phản lực F-35. Cho tới nay 32 nước đã công nhận vụ diệt chủng này bao gồm cả Đức, Ý, Tây Ban Nha nhưng không có Anh Quốc, Israel. (FAZ, Haaretz)

 

Hà Tĩnh có hơn 35.000 lao động ‘chui’ tại nước ngoài

Tại kỳ họp thứ 12, HĐND tỉnh Hà Tĩnh ngày 15/12, ông Nguyễn Trí Lạc, Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội cho biết, Hà Tĩnh có hơn 67.000 người đang làm việc tại nước ngoài, tập trung ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Angola và các nước châu Âu. Tuy nhiên trong số đó có hơn 35.000 người đang làm việc bất hợp pháp ở nước ngoài, bao gồm các trường hợp vi phạm hợp đồng cư trú, di cư tự do ra nước ngoài không có giấy phép lao động. (tienphong)

 

2 Hãng xe hơi PSA và Fiat Chrysler (FCA) sát nhập với nhau

Sau khi sát nhập với Fiat Chrysler, tập đoàn PSA (hãng mẹ của Opel) với 16 hiệu xe là tập đoàn xe hơi lớn thứ 4 sau VW, Toyota và Renault-Nissan. Mục đích chính của PSA là vào được thị trường Mỹ qua các hiệu xe như Chrysler, Jeep, Ram và Dodge.

 

Thủ hiến Scotland làm đơn xin trưng cầu dân ý ra khỏi Vương quốc Anh

Thủ hiến Nicolas Sturgeon đã chính thức làm đơn vào ngày 19.12 để được tổ chức trưng cầu dân ý ra khỏi Vương quốc Anh năm 2020. Năm 2014 Scotland cũng đã tổ chức trưng cầu dân ý nhưng 55% muốn ở lại. Tuy nhiên trong cuộc trưng cầu dân ý Brexit năm 2016, trong khi đa số suýt soát cử tri Vương quốc Anh muốn ra khỏi EU, thì 62% cử tri Scotland muốn ở lại. Trong cuộc bầu cử Quốc hội tuần rồi Đảng Quốc gia Scotland SNP đã dành được 48 trong số 58 ghế. Đảng này cho là nỗ lực của họ để dành độc lập cho Scotland được ủng hộ.(FAZ)

 

Ba Lan: Biểu tình tại cả trăm thành phố chống dự luật cải cách tư pháp

Hôm qua, 18/12/2019, dân chúng Ba Lan xuống đường đông đảo tại khoảng 100 thành phố, để phản đối một dự luật cải cách tư pháp, đang được Nghị Viện nước này xem xét. Tòa Án Tối Cao Ba Lan hôm trước đó đã đưa ra cảnh báo là dự án cải cách xâm phạm độc lập tư pháp này rất có thể sẽ khiến Ba Lan bị Liên Hiệp Châu Âu khai trừ. (RFI)

 

 

 

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen