Seite auswählen

Cách uống whisky Scotch chuẩn mùa lễ tết

Other

Rượu whisky Scotch thường được những người không sành thưởng thức thường coi là bí ẩn.

Ấn tượng đó một phần làm nên thành công vang dội của rượu whisky nhưng đồng thời cũng là trở ngại với loại thức uống này.

Cách uống vodka đúng điệu kiểu Nga

“Những gì tôi thích làm,” Blair Bowman nói, “là giải mã chuyện bí ẩn.”

Bowman là nhà tư vấn rượu whisky. Theo lời ông, việc của ông là cố gắng biến mọi người khắp nơi trên thế giới thành người hâm mộ rượu whisky, từng người một.

Nhưng ông không có chút kiên nhẫn nào trước những ý nghĩ cổ hủ như nên uống loại rượu này thế nào. Đây là loại thức uống lần đầu tiên được chưng cất ít nhất từ thế kỷ 15.

Quy tắc của người theo chủ nghĩa thuần túy như có nên thêm đá vào rượu không, nhiệt độ nào là lý tưởng, và loại whisky nào thì cao cấp hơn loại nào – tất cả những thứ này bạn có thể vứt hết qua một bên, ông nói.

“Bạn nên uống theo bất cứ kiểu gì bạn thích và không nên cho phép ai nói bạn nên uống kiểu gì,” Bowman hờ hững nói.

Chẳng hạn, một trong những cách phối mà ông thích là uống rượu whisky với bia gừng. Một sự phối hợp hoàn hảo – nhưng ở quầy bar người ta vẫn hỏi đi hỏi lại ông là “có được phép” pha chế như vậy không.

Getty ImagesGETTY IMAGES

Ít loại thức uống nào được tôn kính như rượu whisky Scotch.

Với một số người, đó là tinh chất của vùng đất Scotland, vừa độ và được rót vào ly uống. Thức uống này đậm đặc những câu chuyện lịch sử, tay nghề pha chế và văn hóa. Đó là sự thật về nó – Bowman vui vẻ đồng ý.

Nhưng còn có một mặt khác về rượu này.

Đó cũng là sản phẩm xuất khẩu bùng nổ, tràn đến và chiếm lĩnh một số thị trường nước ngoài.

Trong năm 2018, tổng giá trị xuất khẩu rượu whisky Scotch là 4,7 tỷ bảng Anh, tăng gần 8% so với năm 2017. Hơn một tỷ chai rượu được bán ra nước ngoài năm đó. Và số bán ra này chiếm đến 70% tổng sản lượng xuất khẩu sản phẩm đồ ăn thức uống tại Scotland, và tổng cộng chiếm 21% tổng sản lượng của Anh Quốc.

Sự thống trị của ngành thương mại trượu whisky trong nền kinh tế Scotland là ví dụ về một chuyên môn được đẩy lên tầm nghệ thuật. Nó vận hành theo hai cách: Ngành công nghiệp thực phẩm và thức uống của Scotland chuyên môn hóa với loại thức uống này, mặc dù bản thân rượu whisky được phân biệt dựa trên từng vùng cụ thể, với phương pháp chưng cất và sản xuất riêng.

Cho đến nay, chiến lược này đã thành công với rượu whisky Scotland, nhưng sự chuyên môn hóa cao độ này cũng đi kèm với rủi ro.

Đi kèm với sự chuyên môn hoá tăng cao là những nguy cơ dễ bị tổn thương. Khi những thị trường mới xuất hiện và cách thưởng thức thay đổi, những nhà sản xuất rượu whisky đã điều chế thức uống này nhiều thập niên qua rơi vào cuộc đua liên tục phải chạy theo nhu cầu khẩu vị mới.

BBC

Rượu whisky mạch nha đơn cất, loại rượu được sản xuất khép kín tại một xưởng chưng cất, đặc biệt nổi tiếng vì sự gắn bó chặt chẽ của nó với một vùng đất đặc thù.

Rượu đơn cất chỉ chiếm một phần nhỏ trong thị trường xuất khẩu rượu whisky Scotch so với loại rượu whisky pha trộn, nhưng sự nổi tiếng của rượu đơn cất đang tăng nhanh hơn hẳn. Doanh thu xuất khẩu toàn cầu của rượu đơn cất tăng hơn 11% trong năm 2018. Doanh thu xuất khẩu của rượu whisky pha chế tăng khoảng 3%.

Với người trong ngành, rượu đơn cất như tấm vé vàng. Rượu Scotch có danh tính rất đặc thù khiến nó nổi bật độc đáo. Chẳng hạn, người bán có thể liên kết với những nhà chưng cất rượu đặc biệt nằm ở Đảo Islay ở miền tây, nơi có nhiều rượu chưng cất từ than bùn, để chế tác khiến rượu có thêm hương khói độc đáo.

Không ngạc nhiên gì khi những nhà sản xuất rượu whisky muốn người thưởng thức nghĩ rằng loại thức uống đang chảy xuống ly rượu của họ có mối liên hệ không thể phai mờ với vùng đất nào đó. Người ta nghĩ cách này có lợi cho kinh doanh – người uống sẽ tìm mua đi mua lại cùng loại whisky.

BBC

 

Nhưng lợi ích thực sự lại nằm ở sự khác biệt giữa các loại rượu whisky.

Rượu whisky Scotch cực kỳ đa dạng, từ vị đặc và đậm hương than bùn đến vị trái cây dịu dàng – thậm chí có cả hương hoa phảng phất trong một số loại rượu đơn cất.

Các nhà chưng cất phát hiện ra rằng rượu whisky có thể trở nên cực kỳ hấp dẫn tại một thị trường nhất định, hơn hẳn so với một thị trường khác, và điều này đem lại lợi nhuận khủng khiếp với việc doanh số bán ra tăng cao.

Một xưởng chưng cất rượu whisky đã sử dụng cách tiếp cận này tên là Tamdhu, nằm giữa vùng Aberdeen và Inverness.

Cơ sở này đã được người chủ hiện tại mua lại từ năm 2012. Họ nghĩ rằng đây là một thương hiệu whisky có tiềm năng hồi sinh. Các loại sản phẩm bao gồm rượu whisky trong thùng gỗ, những thùng gỗ sồi khổng lồ mà rượu này được ủ trong nhiều năm. Điều này có nghĩa là những chai rượu whisky đóng chai có thể nhanh chóng được đưa lên kệ hàng ngay khi quá trình chưng cất vận hành trở lại.

Sandy McIntyre, giám đốc cơ sở chưng cất này, cho biết Tamdhu “đang tăng trưởng”. Và lý do lớn từ quá trình tăng trưởng chính là chiến lược bán hàng hướng về Châu Á.

Tamdhu nằm ở vùng Speyside, nơi truyền thống sản sinh ra loại rượu whisky ngọt hương vị trái cây.

Rất nhiều rượu whisky được điều chế nơi đây đã ủ nhiều năm trong thùng gỗ, như trong trường hợp của Tamdhu. Các thùng gỗ ban đầu được đổ đầy rượu nho trắng sherry và ủ trong thời gian từ 18 tháng đến hai năm. Bằng cách này, một phần hương vị được ngấm vào gỗ sồi để khi rượu whisky được đổ vào thùng gỗ sau đó, màu sắc và hương vị sẽ được chuyển qua rượu.

Rượu whisky ủ trong thùng gỗ sồi có phủ hương rượu sherry cực kỳ được chuộng ở Châu Á, khiến vùng này trở thành điểm đến xuất khẩu hoàn hảo cho Tamdhu.

“Khẩu vị ở khu vực đó có vẻ rất ưa chuộng hương trái cây, vị nho khô, vị chà là, bánh Giáng Sinh đi kèm với bất cứ loại rượu whisky nào được ủ bằng thùng ủ rượu sherry,” McIntyre cho biết.

Tamdhu đã có chiến lược quảng bá cực kỳ thành công đến thị trường Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Getty ImagesGETTY IMAGES

Được yêu thích ở nhiều thị trường

Giới thiệu một loại rượu whisky đến một thị trường xuất khẩu đặc thù ngày càng quan trọng với các nhà chưng cất rượu ở Scotland.

Rachel Barrie là chuyên gia pha chế tại Công ty Chưng cất BenRiach và đã có 30 năm kinh nghiệm trong ngành này. Bà cho biết ba loại whisky mà bà giúp sản xuất phù hợp với mong đợi của ba thị trường đặc thù.

Ví dụ, vị trầm đậm của BenRiach Peated được người dùng ưa thích ở bắc Âu. Và một thị trường đang nổi lên ở vùng này là Ba Lan.

“Thị trường này chỉ vừa bắt đầu bùng nổ – trước đây đó không hẳn là thị trường cho rượu whisky đơn cất,” bà giải thích.

Trong khi đó một loại rượu khác của Barrie, rượu Glendronach ngọt hơn hẳn, lại được khách hàng ở Đài Loan yêu thích. Các nhà sản xuất của hãng này nhớ lại là hồi năm 2009, 400 thùng rượu whisky đã nhanh chóng bán hết cho khách hàng Đài Loan chỉ trong 15 ngày.

Cuối cùng là sản phẩm Glenglassaugh, một dòng rượu whisky khá ngọt khác rất được ưa chuộng ở Úc.

Nhưng nguồn gốc của những hương vị khác biệt được ưa chuộng ở mức độ khác nhau ở các quốc gia là gì?

Barrie xuất thân từ ngành hóa học, cho biết yếu tố này do tuổi đời của thùng chứa. Những hợp chất khác nhau trong gỗ, như chất gỗ hay cellulose, bị phân rã từ từ khi rượu whisky và thùng gỗ tác động lẫn nhau. Quá trình này tạo ra hợp chất đặc thù tạo ra hương thơm và vị thức uống.

Chẳng hạn, BenRiach có hương vị “vườn táo” là nhờ hợp chất ethyl caprylate. Theo thời gian, lipid trong rượu, chất béo trong lúa mạch, phân rã trong quá trình ủ và tiết ra hợp chất này. Quá trình tiết ra hợp chất ethyl caprylate xảy ra rất phổ biến trong các thùng gỗ ở vùng Speyside so với thùng gỗ ở các khu vực khác, nhưng lý do vì sao như vậy vẫn còn nằm trong vòng bí ẩn.

Getty ImagesGETTY IMAGES

“Chúng tôi biết về hợp chất, chúng tôi biết điều đó xảy ra ở Speyside nhiều hơn bất cứ vùng nào khác,” Barrie cho biết. “Nhưng chúng tôi không biết chính xác vì sao.”

Chẳng hạn, có thể điều này có liên quan đến vi sinh vật trong khu vực có phản ứng với những hóa chất trong thùng hay với rượu lâu năm trong thùng. Nhưng dù là bằng cách nào thì sự bí ẩn vẫn còn đó – và tất nhiên đây là một phần tạo nên sự hấp dẫn.

Tại Tamdhu, toàn bộ thùng rượu whisky đều được nhập từ Tây Ban Nha. Gỗ sồi ở phía bắc được vận tải xuống miền nam ở Jerez, nơi người ta đóng thùng gỗ và sau đó xử lý qua bằng rượu sherry. Sau khi được ướp kỹ lưỡng, thùng gỗ được đưa đến Tamdhu ở Scotland và người ta đổ đầy rượu whisky vào thùng.

Thức uống toàn cầu

Scotland không phải là nơi duy nhất sản xuất rượu whisky.

Ireland, Hoa Kỳ, Nhật Bản đều có truyền thống sản xuất loại rượu này.

Nhưng một số quốc gia bạn không ngờ tới nhất giờ đây cũng đang sản xuất hàng thùng whisky, trong đó có Đan Mạch, Đảo Tasmania của Australia (nơi có một loại rượu whisky thượng hạng trên thế giới), Xứ Wales và thậm chí Xứ Anh (nơi hiện có đến 14 nhà sản xuất rượu whisky).

Nhưng rượu whisky Scotland vẫn rất khác biệt, không chỉ là hình ảnh mà còn về mặt pháp lý.

Loại rượu này được bảo hộ bởi một luật đưa vào áp dụng ở Anh Quốc năm 2009. Trong luật có đoạn viết, “không ai được phép sản xuất bất cứ loại rượu whisky nào khác ở Scotland ngoại trừ rượu Whisky Scotch” – chính xác thì rượu whisky Scotch may mắn được định nghĩa từng chi tiết. Ví dụ, rượu này phải được ủ hoàn toàn ở Scotland và có nồng độ cồn tối thiểu là 40%.

Thế nhưng làm kiểu Scotland tới mức nào thì mới là Scotch? Hầu hết tất cả những thành phần cần thiết cho sản xuất loại rượu này phải được cung ứng từ nguồn từ địa phương, Graeme Littlejohn từ Hiệp hội Rượu Scotch Whisky nói.

“Khoảng 97% những thành phần trong rượu Scotch whisky đến từ Anh Quốc,” ông giải thích. Nước, lúa mạch, thiết bị chưng cất – phần lớn sẽ được cung cấp bởi khu vực địa phương nơi đặt xưởng chưng cất. Đó là lý do Hiệp hội Rượu Scotch Whisky tự hào cho rằng rượu Scotch Whisky đóng góp nhiều nhất vào cán cân thương mại của Anh Quốc. Điều đó có nghĩa là trong hàng tỷ bảng Anh xuất khẩu chỉ có một phần nhỏ, khoảng vài trăm triệu bảng là chi cho nhập khẩu những nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất rượu Scotch whisky.

Nhưng có một thành tố trọng yếu thường đến từ nơi rất xa. Đó là những thùng gỗ nặng dùng để ủ rượu.

Rachel Barrie từ hãng BenRiach cho biết các nhà chưng cất mà bà có thể chứa số lượng thùng gỗ gây sửng sốt từ khắp nơi trên thế giới. Một số được xử lý bằng rượu vang từ Pháp hay Nam Phi. Một số thùng khác được xử lý bằng rượu bourbon ở Mỹ, Marsala ở Sicily (Ý), hoặc rượu sherry ở Tây Ban Nha.

“Chúng tôi có số lượng thùng gỗ đa dạng nhất trong ngành này ở vùng Speyside,” Barrie chia sẻ.

Đây là gương mặt toàn cầu khác của rượu Scotch – nó không chỉ là sản phẩm của người Scotland hi vọng chiếm lĩnh thị trường thế giới. Đó là sản phẩm của người Scotland phụ thuộc vào thị trường các sản phẩm thức uống khác trên toàn thế giới, đặc biệt là khi các thùng gỗ cực kỳ quan trọng này sẽ tạo ra hương vị của thức uống.

Getty ImagesGETTY IMAGES

Khi Blair Bowman thực hiện một trong những đợt nếm thử whisky, vốn là sự kiện ông thường tổ chức khắp thế giới, ông thích giải thích cho mọi người rằng có đủ loại hương vị rượu whisky vẫn đang chờ được nếm thử.

Nhưng cũng có rất nhiều cách khác nhau để trải nghiệm hương vị đó.

Hãy chọn loại rượu whisky bạn muốn và rót vào ly trong khi bạn mơ về cao nguyên ở Scotland – hoặc là hãy đổ nó vào một ly cocktail. Thậm chí, pha chế thức uống này với trà xanh đá lạnh. Hay nếm thử thức uống cùng chocolate. Ông không hề cảnh vẻ chút nào.

Nhưng ông cho biết một số nhóm người có thể rất thích thú với các chuyện bên lề và di sản của từng loại whisky. “Mỗi khi tôi thực hiện một sự kiện nếm thử rượu với khách Trung Quốc,” ông cho biết, “họ như muốn nuốt chửng tất cả thông tin.”

Getty ImagesGETTY IMAGES

Sự thích thú này có thể có lợi cho dân kinh doanh rượu whisky.

Trung Quốc được coi là thị trường cực kỳ tiềm năng cho rượu whisky. Đó là quốc gia đông dân nhất thế giới và là thị trường rượu lớn nhất thế giới.

Nhưng rượu Scotch whisky chỉ chiếm 0,1% thị phần rượu Trung Quốc, theo Littlejohn. Khai phá một thi trường lớn như Trung Quốc cũng là cách củng cố tương lai của loại rượu này.

Bowman, người vẫn kiên quyết cho rằng có “một loại rượu whisky dành cho mọi người”, và ông nghĩ rằng Scotch đã đến thời phát triển bùng nổ. Đây là điều tốt cho các nhà chưng cất – và tốt cho ông – nhưng ông cho biết ông luôn lo lắng sự sụp đổ có thể đang ở rất gần.

Sự bùng nổ phát triển và sụp đổ của rượu whisky đã từng xảy ra trước đây – đáng chú ý là trong giai đoạn chuyển giao thế kỷ vừa qua và một lần sau đó là khoảng thập niên 1980.

Việc thịnh suy là một phần tính chất của bất cứ ngành kinh doanh nào. Nhưng với sản phẩm ngày càng quan trọng với Scotland, sự sụp đổ có thể làm tổn thất sinh kế của rất nhiều người.

Hiệu ứng sẽ không chỉ xảy ra ở Scotland mà sẽ ảnh hưởng đến cả những vùng như Jerez nơi nghề đóng thùng chứa whisky là ngành nghề chính trong nền kinh tế địa phương.

Để đảm bảo thị trường toàn cầu cho rượu Scotch, Bowman cho rằng loại rượu này cần phát triển từ hình ảnh thuần túy cổ xưa và ý tưởng về “cách uống”, vốn có thể khiến những người không rành văn hóa truyền thống của rượu whisky ngần ngại.

Đồng thời, việc chối từ di sản cũng không giúp gì cho rượu Scotch whisky. Loại rượu mạnh này có liên hệ tới nơi sản xuất và nhà sản xuất, và hương vị độc đáo đến từ những yếu tố đó, cũng là phần tạo nên thành công của rượu whisky.

Cần có sự cân bằng giữa truyền thống cũ và nhu cầu ngày càng tăng ở các quốc gia còn mới mẻ với rượu whisky. Các nhà chưng chất cân bằng được điều này không chỉ kiếm được món hời lớn, mà họ còn củng cố tương lai bền vững của rượu Scotch – và đảm bảo rằng chúng ta vẫn tiếp tục bàn luận xem loại rượu này đã biến đổi ra sao trong hàng thập kỷ và thế kỷ sau này.

What is the proper way to drink whisky?

BY CHRIS BARANIUK

 

 

 Other

 

 

 

“What I like to do,” says Blair Bowman, “is cut through the myths.”

 

Bowman is a whisky consultant. Someone who, in his own words, is trying to convert people all over the world into whisky fans, one by one.

 

But he has no patience for fusty ideas about how the spirit, which has been distilled since at least the 1400s, should be consumed.

 

The purists’ cardinal rules over whether or not to add ice, what temperature is ideal and whether one category of whisky is superior to another – all can be dispensed with, he says.

“You should drink it however you want and not let anyone tell you otherwise,” says Bowman, with refreshing nonchalance.

One of his own mixtures of choice, for instance, is whisky with ginger beer. A fantastic combination – but he still gets asked in bars now and again if it should be “allowed”.

Getty Images

Few beverages have cultivated the reverence that Scotch whisky has.

For some, it’s the very essence of Scotland distilled, matured and poured into a glass. The drink is rich with history, craftsmanship and culture. There’s truth in that – Bowman happily agrees.

But there’s another side to Scotch.

It’s also a booming export product that is taking certain foreign markets by storm.

In 2018, Scotch whisky exports were worth £4.7bn in total, up nearly 8% on 2017. More than a billion bottles of Scotch were sent overseas that year. And these considerable sales made up 70% of Scotland’s food and drink exports, and 21% of the UK’s as a whole.

The dominance of the whisky trade in Scotland’s economy is an example of specialisation taken to a fine art. It runs two ways: Scotland’s food and drink industry specialises in the spirit, while whiskies themselves are differentiated depending on the particular region, method or distillery that produced them.

 

So far, this strategy has been successful for Scotch, but such a high degree of specialisation comes with its own risks.

With increasing specialisation, there is also vulnerability. As new markets emerge and tastes evolve, whisky-makers that have crafted a spirit over decades are in a constant race to keep up with the demands of new palates.

 

BBC

Single malt whisky, which is produced entirely at one distillery, is especially prized for its tight connection to a particular place.

 

Single malts make up a smaller share of the Scotch export market than the alternative, blended whisky, but its popularity is growing at a faster rate. The value of global single malt exports rose more than 11% in 2018. Blended whisky export sales also saw a rise, of about 3%.

 For those in the industry, single malt represents a golden ticket. Scotch with a strong sense of identity has, it seems, special appeal. Sellers can play on associations with specific distilleries such as those on the western Isle of Islay, for example, where some of the most peated malts are made, giving them a distinct smoky flavour.

It’s no surprise that Scotch whisky-makers want consumers to feel that the drink sloshing around in their glass has an indelible association with a particular place. It’s considered good for business – the drinker might look to buy the same whisky again and again.

 BBC

But the real interest lies in the differences between whiskies.

Scotch whisky is genuinely diverse, ranging from rich and dense peat to smooth fruit – even light floweriness in some malts.

Consequently, distilleries have found that their whisky may appeal to one emerging market over another, which can be extremely lucrative – if sales take off.

One distillery that has taken this approach is Tamdhu, between Aberdeen and Inverness.

 

The facility was purchased by its present owners in 2012. Here was a brand of whisky, they thought, that had potential for rejuvenation. The sale included whisky already sitting in casks, the great oak barrels in which the spirit is aged. That meant that newly bottled whisky could be quickly sent out to shop shelves as distillation got back up and running.

Sandy McIntyre, distillery manager, says Tamdhu is “on the up”. And a big reason for that is a new sales strategy that turns toward Asia.

Tamdhu is in the Speyside region, which has traditionally been associated with fruity, sweet whiskies.

 

Many of the whiskies distilled there are aged in sherry casks and such is the case at Tamdhu. The casks are initially filled with sherry and left to mature for 18 months to two years. That imparts a flavour to the oak itself so that when the casks are later filled with whisky, colour and flavour are in turn transferred into it.

 

Whiskies aged in sherry-seasoned casks are extremely popular in Asia, which makes the region a perfect export target for Tamdhu.

“The palate over there seems to very much go for the fruitiness, the sultanas, the dates, the Christmas cake that comes through in any sherry-matured whisky,” says McIntyre.

 

Tamdhu has had particular success marketing its whiskies to Taiwan, Japan and South Korea.

 

 Getty Images

 

Matching a whisky to a particular export market is increasingly important for Scotland’s distilleries. 

Rachel Barrie is master blender at the BenRiach Distillery Company and has nearly 30 years’ experience in the industry. She says that three of the whiskies she helps to produce fit the expectations of three distinct markets.

The rich tone of BenRiach Peated, for instance, appeals to consumers in northern Europe. And one emerging market there is Poland.

“It’s just starting to explode – that was not really a market before for malt whisky,” says Barrie.

Meanwhile, another of Barrie’s malts, the much sweeter Glendronach, is popular with consumers in Taiwan. Its producers noticed this back in 2009, when 400 cases of the whisky were sold to Taiwanese buyers in just 15 days.

 

Finally, Glenglassaugh, another fairly sweet whisky, has proved to be a hit in Australia. 

 

But what is the origin of these distinct flavours that have such varied appeal in different countries?

Barrie, whose background is in chemistry, says it has lots to do with cask-aging. Different substances in the wood, such as lignin or cellulose, get broken down gradually as the cask and whisky interact. This brings out specific compounds that impart aroma and flavour. 

For example, BenRiach has an “apple orchard” flavour that comes from the compound ethyl caprylate. Lipids in the spirit, fats from the barley, degrade during maturation to release this compound over time. It occurs commonly in Speyside casks more than in the casks of other regions, but why that is remains a bit of a mystery.

 

Getty Images

“We know the compound, we know that happens in Speyside rather than anywhere else,” says Barrie. “But we don’t know why exactly.”

It could, for example, be something to do with microbes in this area that act on the chemicals in the casks or the spirit ageing within them. But either way there’s a bit of an enigma here – which is of course part of the attraction. 

 

At Tamdhu, the whisky casks come exclusively from Spain. Oak from the north is transported south to Jerez, where the wood is made into barrels and then treated with sherry. Once properly seasoned, they’re shipped to Tamdhu in Scotland and filled with whisky.

 

Scotland is far from the only home of whisky-making.

Ireland, the US, Japan – all have long traditions of distilling the spirit. Plus, some countries you might not expect to make whisky are now producing case after case, including Denmark, Australia’s Tasmania – which has a world-beating whisky – Wales and even England, which today has 14 distilleries.

 

But Scotch whisky can set itself apart, not just in image, but legally.

 

It has special protections enshrined in a law that was introduced in the UK in 2009. The legislation includes the line, “A person must not manufacture any whisky in Scotland except Scotch Whisky” – exactly what makes a Scotch whisky is, mercifully, defined in detail. For example, it must be matured entirely in Scotland and have a minimum alcohol strength of 40%.

How Scottish is Scotch, though? Almost all of the things needed to make it are locally sourced, says Graeme Littlejohn, from the Scotch Whisky Association.

 

“About 97% of the inputs to Scotch whisky, if you like, come from the UK,” he explains. Water, barley, distillation equipment – much of it will come from a distillery’s local area. This is why the Scotch Whisky Association proudly proclaims that Scotch whisky is the UK’s best contributor to balance of trade. That means that those billions of pounds in exports are only offset by a small amount, a couple of hundred million, in imports that are needed to produce Scotch.

 

But there is one crucial element that often does arrive from further afield. Those are the hefty casks in which the spirit is matured.

 

BenRiach’s Rachel Barrie says that the distilleries she manages house a bewildering array of casks from around the world. Some are treated with wine from France or South Africa. Others with bourbon in the US. Marsala in Sicily. Sherry in Spain.

“We have the most diverse range of casks in the industry in Speyside,” says Barrie.

 

This is the other global side of Scotch – it isn’t just a Scottish product hoping to appeal to world markets. It’s a Scottish product that relies on the world market for other beverages, not least the all-important casks that shape the spirit’s flavour.

 Getty Images

 

When Blair Bowman does one of his tasting sessions, which he hosts all over the world, he likes to explain to people that there are all sorts of flavours waiting to be found in whisky.

 

But there are also lots of different ways to discover those flavours.

Take your whisky of choice and cradle it in a glass while you dream of the Scottish highlands – or, whack it in a cocktail. Mix it with ice cold green tea, even. Or try tasting it with chocolate. He’s no snob.

But he does say that some groups can be particularly interested in the backstory and heritage of individual whiskies. “Whenever I do a tasting for Chinese groups,” he says, “they want to absorb every nugget of information.”

Getty Images

This interest could be very much to the benefit of those in the whisky trade.

China is seen as an enormous potential market for Scotch whisky. It’s the most populous nation on Earth and the largest spirits market in the world.

But Scotch whisky only makes up 0.1% of the Chinese spirits market, according to Littlejohn. Breaking into a market like China’s would be one way to bolster the spirit’s future.

Bowman, who insists there is a “whisky out there for everyone”, thinks Scotch is already enjoying a boom period. It’s good for distilleries – and good for him – but he says he always worries a bust may be around the corner.

 

Whisky booms and busts have happened before – notably around the turn of the last century and again in the 1980s. That’s part of the nature of any business. But for a product of such increasing importance to Scotland, a bust could wipe out the livelihoods of many.

 

The effects would not be confined to Scotland, but would reach places like Jerez where casks for whisky are a staple of the local economy.

 

To secure a truly global market for Scotch, Bowman thinks the spirit needs to progress from a purely antiquated image and ideas about how you “should” drink it, which can be off-putting to people unfamiliar with traditional whisky culture.

 

At the same time, denying its heritage won’t do Scotch whisky much good. The spirit’s strong links to place and producers, and the unique taste that comes from that, has been largely responsible for whisky’s success.

There is a balance to be struck between old traditions and fast-growing demand from countries new to whisky-drinking. Distillers who get the balance right won’t only reap the financial dividends, they’ll shore up the future of Scotch itself – and ensure we’ll still be talking about how it is evolving decades or centuries from now.